intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyền Hạn Của Bệnh Nhân

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

126
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một thắc mắc không lời giải đáp: -“Thế bác sĩ nói bà đau làm sao? -Ông ấy đâu có nói gì. Sau khi khám, ông ấy biên cho cái toa thuốc rồi bảo “cụ ăn không tiêu, cứ uống thuốc này một tuần lễ là hết”. Một phập phồng lo ngại không cần thiết suốt tuần: -“Bác sĩ nói tôi chớm bị tiểu đường. -Vậy bác sĩ có nói đường huyết cao bao nhiêu không? -Tôi có hỏi nhưng bà ấy chỉ bảo không cao lắm, để tuần sau đến đo lại”...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyền Hạn Của Bệnh Nhân

  1. Quyền Hạn Của Bệnh Nhân bác sĩ Nguyễn Ý - Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang) Một thắc mắc không lời giải đáp: -“Thế bác sĩ nói bà đau làm sao? -Ông ấy đâu có nói gì. Sau khi khám, ông ấy biên cho cái toa thuốc rồi bảo “cụ ăn không tiêu, cứ uống thuốc này một tuần lễ là hết”. Một phập phồng lo ngại không cần thiết suốt tuần: -“Bác sĩ nói tôi chớm bị tiểu đường. -Vậy bác sĩ có nói đường huyết cao bao nhiêu không? -Tôi có hỏi nhưng bà ấy chỉ bảo không cao lắm, để tuần sau đến đo lại” Vâng, đó là một vài trong nhiều trường hợp mà bệnh nhân cảm thấy ấm ức trong lòng, vì cứ nghĩ rằng mình bị đối xử khác biệt, coi thường. Thực tế ra thì mọi người bệnh đều có một số quyền hạn được luật pháp quốc gia bảo vệ. Ngoài ra, đa số các bệnh viện hoặc cơ sở y tế đứng đắn cũng có văn bản ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của người bệnh. Bệnh nhân cần hiểu rõ về các quyền hạn này để biết mình sẽ được đối xử, điều trị như thế nào, được đáp ứng những nhu cầu gì đồng thời cũng biết mình có những trách nhiệm gì trong khi tiếp nhận sự chăm sóc. Cũng nên lưu ý là ngày nay, không chỉ có các bác sĩ y khoa mới là người chăm sóc và điều trị mà còn các nhà chuyên môn khác. Đó là các điều dưỡng viên, tâm lý gia, chuyên viên xã hội, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng…Vì vậy bệnh nhân được coi như những “người tiếp nhận”(receiver), còn bác sĩ và các nhà chuyên môn khác là những người “cung cấp dịch vụ y tế” (provider). Tương quan “thầy thuốc-bệnh nhân” dường như bớt phần tình cảm phúc chủ lộc thầy đằm thắm trước đây mà là sòng phẳng trao trả. Thêm nữa, ngày xưa vị bác sĩ là người quyết định phác họa chương trình trị liệu, chứ bây giờ thì nào bảo hiểm, HMO, quản trị chăm sóc can thiệp vào. Vì thế nhiều quy luật được đặt ra, ảnh hưởng tới bệnh nhân và cả y giới. Cho nên biết về quyền hạn của người bệnh là điều cần thiết. Các quyền căn bản của người bệnh như: 1-Quyền được thông báo đầy đủ các chi tiết về bệnh trạng, về phương thức trị liệu, về các nhà cung cấp dịch vụ và về nơi điều trị. Các thông tin này phải hết sức chính xác và diễn tả với các ngôn từ dễ hiểu để người bệnh có thể nắm vững vấn đề. Bệnh nhân có quyền được thông báo về tình trạng bệnh của mình, các rủi ro và ích lợi của phương thức điều trị chính thống cũng như các trị liệu khác 2-Quyền lựa chọn bác sĩ - Quyền được thông báo tên và chức vụ của bác sĩ hoặc nhân viên khác sẽ chăm sóc cho mình. Bệnh nhân có quyền được thông báo khi nhân viên chăm sóc là những người đang được huấn luyện thực tập chuyên môn Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sĩ hoặc các nhân viên y tế thích hợp với nhu cầu trị bệnh của mình. Bệnh nhân có quyền tham khảo ý kiến với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế khác khi thấy cần. 3-Quyền được cấp cứu - Khi bệnh nhân bị đau đớn trầm trọng, bị thương tích hoặc lâm
  2. bệnh bất thình lình mà họ nghĩ rằng có hậu quả lớn tới sức khỏe, họ có quyền được nhận vào các cơ sở điều trị khẩn cấp ở bất cứ nơi nào để được khám nghiệm, chăm sóc. 4-Quyền góp ý kiến về các quyết định trị liệu -Bệnh nhân có quyền cũng như trách nhiệm tham gia vào các kế hoạch điều trị bệnh của mình. Nếu vì lý do nào đó mà họ không tự quyết thì họ có quyền đề cử cha mẹ, người giám hộ (guardian) hoặc thân nhân, bạn bè thay mặt. -Bệnh nhân có quyền từ chối phương thức điều trị dù là do bác sĩ đề nghị. Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ giải thích cho bệnh nhân các hậu quả về sự từ chối điều trị này. -Bệnh nhân có quyền từ chối tham dự vào chương trình nghiên cứu, thử nghiệm về các vấn đề y tế, bệnh tật. 5-Quyền được tôn trọng và không bị kỳ thị đối xử khác biệt -Người bệnh phải được các nhà cung cấp dịch vụ y tế luôn luôn tôn trọng và không phân biệt đối xử trong mọi trường hợp như chủng tộc, mầu da, tôn giáo, nguyên quán, tàn tật, khuynh hướng tình dục, nguồn gốc thanh toán y phí. -Quyền được khiếu nại than phiền về các dịch vụ y tế mà không sợ bị trả thù và được nhân viên hữu trách trả lời sự khiếu nại. -Nếu cơ sở điều trị không giải quyết, bệnh nhân có quyền chuyển những khiếu nại của mình tới nhà hữu trách tại địa phương -Quyền được thông báo chi tiết về chi phí trong các dịch vụ y tế -Bệnh nhân phải được tôn trọng sự riêng tư trong khi điều trị tại bệnh viện -Quyền được thân nhân thăm viếng trong khi điều trị tại bệnh viện -Sự tương kính giữa bệnh nhân và nhân viên y tế là điều kiện cần thiết cho việc cung cấp và tiếp nhận sự chăm sóc sức khỏe. 6-Quyền được giữ bí mật tình trạng sức khỏe của mình -Bệnh nhân có quyền thổ lộ cho người cung cấp dịch vụ y tế tất cả các chi tiết về bệnh trạng của mình. Các dữ kiện này phải được bảo vệ bí mật. -Bệnh nhân có quyền coi lại và làm bản sao hồ sơ bệnh lý của mình cũng như yêu cầu sửa đổi hồ sơ nếu thấy không chính xác, thích đáng hoặc không đầy đủ. 7-Quyền than phiền, khiếu nại - Bệnh nhân có quyền được giải quyết một cách công bằng, nhanh chóng và khách quan mọi than phiền của mình đối với cơ sở điều trị, phác đồ trị liệu, bác sĩ hoặc các người cung cấp dịch vụ y tế khác. Các than phiền này bao gồm thời gian chờ đợi quá lâu, giờ giấc không thích hợp, cách đối xử của nhân viên y tế, tiện nghi của cơ sở điều trị 8-Trách nhiệm của bệnh nhân - Khi bệnh nhân đòi hỏi những quyền hạn của mình thì cũng hợp lý nếu người bệnh dành cho hệ thống y tế một số trách nhiệm của mình. Bệnh nhân càng tích cực tham gia vào sự chăm sóc thì bệnh tình sẽ mau ổn định hơn đồng thời cũng giảm thiểu chi phí và góp phần cải thiện cơ sở. a- Trách nhiệm cung cấp các dữ kiện về tình trạng sức khỏe, bệnh tật cùa mình, như là: -Đầy đủ chi tiết về các bệnh hoặc thương tích, giải phẫu trong quá khứ. -Tên và địa chỉ các bác sĩ, bệnh viện, cơ sở đã nhận điều trị -Dị ứng với dược phẩm hoặc thực phẩm, hóa chất -Tên các dược phẩm, dược thảo, chất dùng thêm và chế độ dinh dưỡng đang theo. b- Trách nhiệm tìm hiểu, thảo luận về phương thức điều trị: -Tìm hiểu về sự hữu hiệu và rủi ro của các phương thức trị liệu -Tìm hiểu về trị liệu sẽ dùng có nằm trong một chương trình thử nghiệm, nghiên cứu nào đó.
  3. -Được thông báo các kết quả tức thì và hậu quả lâu dài của trị liệu. Bao lâu sẽ thấy kết quả và trong tương lai liệu có khó khăn gì không. -Được hướng dẫn các công việc mà người bệnh và thân nhân cần làm sau khi rời bệnh viện. -Trách nhiệm hỏi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc về các chữ chuyên môn y học và các hướng dẫn phương thức điều trị mà mình chưa hiểu rõ -Trách nhiệm tuân theo các điều lệ của cơ sở y tế. -Trách nhiệm tôn trọng các bệnh nhân khác và các nhân viên cung cấp dịch vụ y tế c- Trách nhiệm tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định, dinh dưỡng thích hợp với bệnh trạng, giữ hẹn tái khám và có nếp sống lành mạnh. Kết luận Kinh nghiệm cổ nhân là “biết người, biết mình, trăm trận đánh trăm trận thắng”. Biết quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc tiếp nhận chăm sóc điều trị là một đóng góp lớn trong việc chiến thắng bệnh hoạn và tiếp tục nếp sống bình an. Và cũng để khỏi ấm ức trong lòng, “họ ăn hiếp kỳ thị tôi” hoặc “ông ấy thế này, bà nọ thế kia”! Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức Texas-Hoa Kỳ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2