intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyền hiến tạng của tử tù tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp kiến nghị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

64
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, nhóm tác giả thông qua việc phân tích quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề hiến tạng và việc thi hành án tử hình trên cơ sở phân tích so sánh với pháp luật một số quốc gia từ đó tìm ra những nguyên nhân và khuyến nghị một số giải pháp khắc phục thực trạng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyền hiến tạng của tử tù tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp kiến nghị

  1. QUYỀN HIẾN TẠNG CỦA TỬ TÙ TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ Lê Nguyễn Gia Thiện Ngô Minh Tín TÓM TẮT: Hiến tạng1 là một trong những quyền cơ bản của con người đã được pháp luật thế giới bảo hộ từ rất sớm. Tại Việt Nam, quyền được hiến và nhận tạng cũng đã được hiến định và cụ thể hoá trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006. Tuy nhiên, trong khi việc hiến và nhận tạng giữa những người không bị kết án tử hình được tiến hành thuận lợi và hiệu quả thì việc hiến tạng của tử tù2 lại đang gặp nhiều khó khăn dẫn đến không thể thực thi được trên thực tế. Mặc dù quy định pháp luật Việt Nam3 hiện hành không cấm hay cản trợ việc hiến tạng của tử tù nhưng thực tế rất nhiều trường hợp tử tù trước khi thi hành án đã có nguyện vọng được hiến tạng cứu người không thể thực hiện4. Việc làm này chẳng những là một nghĩa cử cao đẹp mà còn là quyền con người được pháp luật bảo vệ vì vậy cần phải được tôn trọng và bảo hộ. Từ những vấn đề trên, trong bài viết này, nhóm tác giả thông qua việc phân tích quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề hiến tạng và việc thi hành án tử hình trên cơ sở phân tích so sánh với pháp luật một số quốc gia từ đó tìm ra những nguyên nhân và khuyến nghị một số giải pháp khắc phục thực trạng này. Từ khoá: Hiến tạng, hiến mô, hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, quyền hiến tạng, tử tù. ABSTRACT:Organ donation is one of the basic human rights protected by international law very early. In Vietnam, the right to donate and receive organs is also enshrined in the Constitution and described in the Law on donation, removal and transplantation of human tissues and parts body donation and donation and recovery of  TS, Phó Trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế - Luật, VNU-HCM; Email: thienlng@uel.edu.vn  ThS, NCS, Giảng viên Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế - Luật, VNU-HCM 1 Hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác. 2 Trong bài viết này, “tử tù” là thuật ngữ chỉ về các cá nhân bị kết án tử hình, bản án đã có hiệu lực, không thuộc trường hợp miễn thi hành, không được ân xá và các trường hợp khác đang chờ thi hành án. 3 Bao gồm cả pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự. 4 Tiền lệ đầu tiên mà tử tù làm đơn xin được hiến xác để cứu người chính là Nguyễn Phước Đỉnh sau khi bị tuyên án tử hình vì hai tội giết người và sử dụng trái phép vũ khí, quân dụng. 501
  2. cadavers in 2006. However, while organ donation and receipt among people who are not sentenced to death is conducted smoothly and effectively, organ donation by death row prisoner is facing many difficulties that make it impossible to implement in practice. Although the current Viet Nam law does not prohibit or prevent organ donation by death row prisoners, in fact, wish to donate organs of many death row inmates before execution cannot be performed. This action is not only a noble gesture but also a basic human right protected by law. As from the above issues, in this article, the authors analyze the provisions of the Vietnamese law on organ donation and the execution of the death is conducted based on comparative analysis with the law of some other countries, then find out the causes and suggest some solutions for this situation. Keywords: organ donation, tissue donation, parts body donation, cadaver donation, organ donation rights, death row prisoners. Đặt vấn đề Hiện nay, với sự phát triển của y học, nhiều căn bệnh trước đây được xem là nan y nhưng đã được chữa trị hiệu quả thông qua kỹ thuật cấy, ghép các bộ phận từ cơ thể người khác hiến tặng5. Tuy nhiên, trong khi số lượng người mang bệnh đang chờ được cấy, ghép tạng rất lớn và ngày càng tăng, thì nguồn tạng được hiến tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất hạn chế.6, 7, 8, 9 Ở chiều ngược lại, kể từ khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006 ra đời đến nay đã có không ít trường hợp tử tù có nguyện vọng được hiến tạng vì mục đích nhân đạo. Trường hợp tử tù Nguyễn Phước Đỉnh ở huyện Gò Công, Tiền Giang bị kết án tử hình cho tội Giết người và sử dụng vũ khí quân dụng trái phép với hành vi dùng súng bắn 13 viên đạn vào người bà Nguyễn Thị Thiêu và 3 phát đạn vào đầu, người, ngực của em Nguyễn Khắc Vũ (con trai bà Thiêu, lúc này nạn nhân chỉ mới 15 tuổi) làm đơn 5 Sau đây, trong bài viết này, tác giả gọi chung là hiến tạng. 6 T.H, “Hơn 2.500 người bệnh đăng ký chờ ghép tạng”, truy cập ngày 14/5/2021. 7 Mai Nguyễn, “Hội thảo “Thực trạng, nhu cầu và giải pháp tăng cường nguồn tạng hiến tặng tại Việt Nam” ” , truy cập ngày 14/5/2021. 8 PV, “Nhu cầu ghép tạng trên thế mới đáp ứng được 10%”, truy cập ngày 14/5/2021. 9 Duy Hiển, Thanh Hằng, “Đừng để thân xác mình thành vô nghĩa”, truy cập ngày 14/5/2021. 502
  3. xin hiến xác để cứu người vào ngày 25/10/2007 có lẽ là trường hợp đầu tiên được ghi nhận.10 Liên tục nhiều năm sau đó, hàng loạt tử tù khác cũng có chung nguyện vọng hiến tạng để cứu người vì nhiều lý do khác nhau như Nguyễn Hải Dương, Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn Hữu Tình, … nhưng đều bị khước từ nguyện vọng. 1. Pháp luật Việt Nam về quyền hiến tạng của tử tù Hiện nay, tại Việt Nam quyền hiến tạng và tử tù được quy định trong những văn bản pháp luật khác nhau. Trong khi, quyền hiến tạng được Hiến Pháp năm 2013, Bộ Luật Dân Sự 2015 11 và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 200612 ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ thì quy định về hình phạt, tử tù cũng như thi hành án tử hình lại được quy định trong pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. Cụ thể, khoản 3 Điều 20 Hiến pháp quy định “mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật, …”13. Bên cạnh đó, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã quy định chi tiết về quyền cung như điều kiện và quy trình hiến tạng tại Việt Nam. Theo đó, bất kỳ người nào từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác14. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là tử tù. Tuy nhiên, như đã trình bày, trong bài viết này “tử tù” được thống nhất hiểu là những người mà bản án đã có hiệu lực phải chịu hình phạt tử hình do tội phạm mình gây ra, không thuộc trường hợp miễn thi hành, không được ân xá và các trường hợp khác đang chờ thi hành án hình sự. Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 15 quy định, “hình phạt” là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Mặc khác, Bộ luật này đã liệt kê các hình phạt hình sự mà phạm nhân có thể phải chịu đối với tội phạm mình gây ra 10 L.Hà. 2018. Tại sao tử tù xin được hiến xác lại bị từ chối, truy cập ngày 14/5/2021. 11 Bộ Luật dân sự 2015, Điều 35. 12 Điều 6 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. 13 Hiến pháp 2013, Điều 20, khoản 3. 14 Điều 5, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 15 Sau đây trong bài viết này gọi là BLHS 503
  4. nếu bị kết tội chỉ giới hạn gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cụ thể, hình phạt chính chỉ gồm “Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình”, Hình phạt bổ sung chỉ gồm “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính”. Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử sẽ cân nhắc trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.16 Như vậy, với quy định pháp luật hiện tại, mặc dù pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào trực tiếp điều chỉnh hành vi hiến tạng của tử tù, tuy nhiên, thông qua các quy định của pháp luật hình sự, dân sự và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì bất kỳ người nào từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có nguyện vọng hiến tạng sau khi chết đều phải được pháp luật tôn trọng và tạo điều kiện thực hiện và tử tù hoàn toàn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện này. Thật vậy, theo quy định của BLHS, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người khi phạm tội đã đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể kết luận, tử tử hình là hình phạt nặng nhất mà cá nhân phải chịu trách nhiêmh cho hành vi phạm tội của mình gây ra, tuy nhiên, tử tù hoàn toàn có quyền và đủ điều kiện để được hiến tạng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại và phải được bảo hộ thực hiện hiệu quả. 2. Thực trạng và nguyên nhân tử tù tại Việt Nam chưa thể hiến tạng Tại Việt Nam những năm vừa qua rất nhiều trường hợp tử tù xin được hiến tạng, xác sau khi chết tuy nhiên đến hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào được chấp nhận mặc dù đây là quyền đã được hiến định của họ và không có bất kỳ điều luật nào cấm ngăn. Vấn đề đặt ra là, tại sao tử tù đã đáp ứng mọi điều kiện để được hiến tạng theo quy định của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và không bị bất kỳ quy định nào cấm thực hiện nhưng vẫn không thể thực hiện được nguyện vọng. Thực trạng này tồn tại do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính: một là, hình thức thi hành án hiện tại làm cho tạng của tử tù sau khi được thi hành án bị nhiễm độc không đáp ứng đủ điều kiện; hai là, quy trình lấy 16 Điều 32, BLHS. 504
  5. tạng người hiến không linh động dẫn đến khó áp dụng đối với tử tù; ba là, tâm lý lo ngại tiêu cực khi lấy và nhận tạng của tử tù. Cụ thể: Thứ nhất, việc lấy tạng sau khi thi hành án hiện nay tuân theo Luật thi hành án hình sự 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Theo đó, tại Việt Nam hiện tại chỉ chấp nhận một hình thức tử hình duy nhất là tiêm thuốc độc. Cụ thể, quá trình thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc gồm 3 bước tiêm với các loại gồm: thuốc làm mất tri giác, thuốc làm liệt hệ vận động, và thuốc làm ngừng hoạt động của tim.1718 Quá trình tiêm phải tuân thủ 2 giai đoạn với cái Bước sau19: - Giai đoạn chuẩn bị: Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; - Giai đoạn thực hiện tiêm: đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng; Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; 17 Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng. Thông thường ba loại phổ biến nhất được sử dụng tương ứng là Sodium thiopental, Pancuronium bromide, Potassium chloride. 18 Điều 4 Nghị định 43/2020 19 Điều 6 Nghị định 43/2020 505
  6. Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. Với quy định hiện tại, việc thi hành án chỉ kết thúc 10 phút sau khi thực hiện mũi tiêm cuối và tim của tử tù đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, dưới góc độ y học, ngưng tim còn gọi là ngừng tim phổi hoặc ngừng tuần hoàn là chấm dứt sự lưu thông bình thường của máu do tim ngừng đập, hiện tượng cơ tim ngừng co bóp kéo dài ít nhất 60 giây làm cho tuần hoàn bị tê liệt. Do hệ tuần hoàn ngừng hoạt động dẫn đến ngừng cung cấp oxy cho cơ thể.20 Khi ngừng thở do ngưng tim đột ngột, cơ thể sẽ thiếu oxy, và cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng là hệ thần kinh trung ương, não bộ. Nói chung, tổn thương thường bắt đầu sau 1 phút bị hết oxy và càng lúc càng nặng dần: Từ 30-180 giây thiếu oxy sẽ mất ý thức; sau 1 phút, tế bào não bắt đầu chết; sau 3 ba phút, nơ-ron bị tổn thương nhiều hơn, và sẽ có di chứng; sau 5 phút, cái chết sắp xảy ra; sau 10 phút, hôn mê và chắc chắn có di chứng tổn thương não lâu dài, sau 15 phút, không thể nào cứu sống.21 Như vậy, với cách thi hành án tử hình như hiện tại, sau khi thi hành án tạng của tử tù sẽ khó đáp ứng được điều kiện để cấy, ghép cho người bởi vì tạng đã bị tổn thương do chất độc và tổn hại nghiêm trọng khó phục hồi do quá trình ngưng tim kéo dài. Thứ hai, Việt Nam hiện tại chấp nhận 2 hình thức lấy tạng người hiến. Một là, lấy tạng người còn sống; hai, là lấy tạng người đã chết não. Tuy nhiên, pháp luật hiện tại đòi hỏi điều kiện tiến hành rất phức tạp liên quan đến cơ sở vật chất, kỹ thuật mà Phòng thi hành án 20 J, J., 2005, Harrison's principles of internal medicine, New York: McGraw-Hill Medical Publishing Division, truy cập ngày 14/5/2021. 21 Bệnh viện, T., 2018. Con người có thể nhịn thở và ăn uống trong bao lâu?, truy cập: https://benhvienthucuc.vn/con-nguoi-co-the-nhin-tho-an-uong-bao- lau/?fbclid=IwAR3dIvNFbjkSktoWqesYJRZnQt7bI83zzK5IcXc7AzWoaLSdPnvpg7OBFIY, truy cập ngày 14/5/2021. 506
  7. tử hình khó có thể đáp ứng được như có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép; Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặc người được ghép; Có đơn vị ghép thực nghiệm; Có phòng xét nghiệm; Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận; Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép; Có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép. Với quy trình này, việc lấy tạng của tử tù không thể được tiến hành tại địa điểm thi hành án được vì không đáp ứng các điều kiện. Tuy nhiên, địa điểm thi hành án là nơi hợp pháp duy nhất được Luật Thi hành án hình sự quy định thi hành án tử hình. Điều này làm cho việc lấy tạng của tử tù có nguyện vọng hiến gần như không thể thực hiện được. Trong khi đó, việc mổ lấy các nội tạng không ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự sống của tử tù như thận, gan thì sau khi tử tù hiến tạng, tử tù sẽ được chăm sóc, phục hồi sức khỏe22, sau đó mới bắt đầu bị thi hành án tử hình. Quy trình này không những tạo tâm lý áp lực, đau đớn dài hạn cho tử tù mà còn gây khó khăn, tạo thêm gánh nặng cho đội ngũ y bác sĩ, bởi lẽ không ai dám đảm bảo rằng tử tù sẽ sớm phục hồi, phục hồi hẳn hoặc có thể chết hay không. Việc này có thể vô tình làm cho bác sĩ vi phạm lời thề Hippocrates đã tuyên thệ khi vào ngành. Vì vậy, quy trình này cũng không thể thực hiện được theo pháp luật hiện hành. Thứ ba, Việc nhận tạng từ tử tù không chỉ đơn thuần dưới góc độ pháp luật mà còn phải tính đến yếu tố văn hóa, xã hội và niềm tin của người Việt Nam. Theo đó, dựa trên nền tảng “thuyết phạm tội thừa kế” được nhiều người tin tưởng và ủng hộ. Cha đẻ của thuyết này, Richard Louis Dugdale đã nghiên cứu dòng họ Ada Jukes, và trong số gần 1200 thành viên của dòng họ này thì có tới: 7 người phạm tội giết người, 60 người phạm tội trộm cắp tài sản, 50 người hành nghề mại dâm, 90 người phạm các tội khác. Theo học thuyết này, có rất 22 Điều 17, Luật hiến, lấy mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 507
  8. nhiều người trở thành người phạm tội chỉ bởi vì họ nhận một bộ gen di truyền xấu, một đặc điểm thoái hóa từ dòng họ của mình từ đời này sang đời khác.23 Bên cạnh đó, một số bệnh nhân sau khi được ghép tạng, họ cảm thấy mình giống như đang “sống chung với một linh hồn khác trong cùng một cơ thể”. Họ dường như mang theo ký ức, thói quen, tính cách, tình cảm,… của người được hiến tạng, những điều này đã được hồ sơ y khoa thế giới ghi nhận. 24 Tờ Telegraph của Anh từng đưa tin về Kevin Mashford, người được ghép tim từ một người đàn ông chơi xe đạp thể thao bị chết trong một vụ tai nạn, và từ đó Kevin cũng đam mê đạp xe. Trước khi phẫu thuật, Kevin hầu như không hề chơi đạp xe đạp trong suốt 38 năm cuộc đời của mình.25 Tương tự ở Việt Nam có anh Dương Văn Nhiệm (37 tuổi, Tam Dương, Vĩnh Phúc), người được bệnh viện Việt Đức thực hiện ca phẫu thuật ghép tim thành công vào năm 2012. Anh kể lại rằng: “Nhiều hôm vừa chợp mắt ngủ trưa tôi cũng mơ, tôi mơ thấy mình sống ở một ngôi nhà xa lạ, gặp gỡ những người mà tôi chưa từng quen biết bao giờ.” 26 Từ những hiện tượng bất thường được ghi nhận, nhóm chuyên gia tâm lý từ Đại học Arizona đã cho ra đời thuyết “ký ức tế bào”, theo đó mỗi một tế bào, mỗi một mô sống đều chứa những năng lượng và ký ức riêng của cơ thể mà nó sinh ra. Chỉ cần tế bào đó còn sống thì những ký ức đó còn được duy trì, dù là tế bào mang nó được cấy ghép vào cơ thể khác. Như vậy, ký ức của một con người nằm ở mọi bộ phận trong cơ thể: trái tim, giác mạc, da, xương… Chính những bộ phận này sau khi được hiến tặng sẽ mang theo những ký ức của người hiến đến người được hiến, thậm chí còn thay đổi cả tính cách, thói quen, tình cảm,... của họ.27 23 “Trên cơ sở nghiên cứu một học thuyết giải thích về nguyên nhân của Tội phạm”, https://luatquanghuy.vn/tren-co-so-nghien-cuu-mot-hoc-thuyet-giai-thich-ve-nguyen-nhan-cua-toi-pham/ truy cập ngày 14/5/2021. 24 “Ghép tạng và những bí ẩn ghê người về “linh hồn người hiến“: Có một thứ gọi là “Ký ức tế bào”, 22/09/2018, , truy cập ngày 14/5/2021. 25 “The life-saving operations that change personalities”, Telegraph.co.uk, 06/02/2015, https://www.telegraph.co.uk/news/health/news/11393771/The-life-saving-operations-that-change- personalities.html truy cập ngày 14/5/2021. 26 Nguyên Phong, “Chuyện chưa từng tiết lộ của những người được thay tim”, https://giadinh.net.vn/, 29/03/2012 27 Triệu Vũ, “Điều bác sĩ ít tiết lộ: Ghép tạng, ghép cả linh hồn?”, 27/08/2016, https://trithucvn.org/suc-khoe/dieu-bac-si-tiet-lo-ghep-tang-ghep-ca-linh-hon.html, truy cập ngày 14/5/2021. 508
  9. Mặc dù những lý thuyết sinh học như trên vẫn còn bị tranh cãi, tuy nhiên không thể phủ nhận giá trị của chúng trong việc giải thích những nguyên nhân của tội phạm. Tại Việt Nam, nơi phần lớn người dân theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà, Phật giáo, rất nhiều người tin rằng việc nhận tạng từ tử tù sẽ khiến cho bản thân mình thừa kế “gen ác” và những tính cách của người phạm tội. Họ không đồng tình cũng như không sẵn lòng với việc tiếp nhận nội tạng của tử tù. Vì vậy, giả sử việc hiến tạng của tử tù được chấp nhận, thì rào cản tiếp theo là liệu những người đang chờ hiến tạng tại Việt Nam có chấp nhận được ghép tạng từ tử tù không là vấn đề cần phải được giải quyết. 3. Thực trạng tử tù hiến tạng tại Hoa Kỳ và Singapore Tương tự Việt Nam, các quốc gia trên thế giới cũng có 2 xu hướng chính: một là ủng hộ việc hiến tạng của tử tù và luật hoá các quy trình kỹ thuật trong khi các quốc gia còn lại vẫn chưa tìm được cách để chấp nhận nguyện vọng này. Hoa Kỳ và Singapore là điển hình cho 2 xu hướng đó: Tại Hoa Kỳ, quốc gia này cũng đang phải “đau đầu” để đưa ra một quyết định cụ thể trong quy định về quyền hiến tạng của tử tù. Mối quan ngại này xuất phát từ lá thư trần tình với nguyện vọng được hiến tạng của tên sát nhân ở bang Oregon 28. Mất một thời gian dài để ban quản lý nhà tù đưa ra quyết định từ chối nguyện vọng đó. Và tính đến hiện tại, Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận bất kỳ nguyện vọng hiến tạng nào của tử tù. Lawrence O.Gostin, Giám đốc Viện Luật y tế Quốc gia và Quốc tế O’Neill (Mỹ), bày tỏ lo ngại về tỷ lệ nhiễm các bệnh truyền nhiễm rất cao trong nhóm đối tượng tù nhân và cho rằng đây là nguồn hiến tạng không an toàn. Có thể nhận thấy, Hoa Kỳ còn “bối rối” trong việc đối mặt với vấn đề này. Trong khi đó, tại Singapore, quyền hiến tạng của tử tù đã được hợp thức hóa từ những năm cuối thế kỷ 20. Hiện tại, quốc gia này chọn hình thức tử hình treo cổ. Việc lấy tạng của tử tù phải được thực hiện nhanh chóng ngay sau khi thi hành án tại phòng phẫu thuật của khu phức hợp nhà tù và đảm bảo sau khi tuyên bố tử tù đã chết tim vì treo cổ 29. Theo lời kể 28 Trung Nhân, Tử tù hiến xác: Nước Mỹ cũng đau đầu, từ < https://plo.vn/van-hoa/ho-so-phong-su/tu-tu- hien-xac-nuoc-my-cung-dau-dau-661271.html >. truy cập ngày 14/5/2021. 29 Death Penalty News, Singapore: Harvesting organs from death row "donors", từ < https://deathpenaltynews.blogspot.com/2009/01/singapore-harvesting-organs-from-death.html >, truy cập ngày 14/5/2021. 509
  10. của một bác sĩ Singapore thường lấy tạng của tử tù trên tờ The Portraits Times 2009 thì thận là bộ phận được lấy đầu tiên, sau đó là đến nhãn cầu, da, cuối cùng là những đoạn xương chân chứa nhiều tủy. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp tử hình treo cổ gặp phải nhiều chỉ trích từ dư luận thế giới.30 4. Giải pháp kiến nghị Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, trên cơ sở kinh nghiệm từ một số nước, tác giả cho rằng với ý nghĩa thiêng liêng của việc hiến tạng cứu người cũng như dưới góc độ bảo đảm quyền được hiến tạng đã được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ, Việt Nam chúng ta nên thừa nhận và bảo vệ quyền được hiến tạng của tử tù. Tuy nhiên, với thực trạng và những khó khăn đã được phân tích, để đảm bảo quyền được hiến tạng của tử tù được thực hiện hiệu quả trên thực tế, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, Việt Nam nên thay đổi cách tiếp cận về hình thức thi hành án tử hình theo hướng vừa đảm bảo được tính nhân văn, nhân đạo trong việc thi hành, vừa đảm bảo thực hiện được nguyện vọng hiến tạng sau khi chết. Để đảm bảo thực hiện được cả 2 mục tiêu trên, tác giả đề xuất Luật thi hành án hình sự nên điều chỉnh theo hai cách: Cách 1: thay đổi hình thức tử hình khác phù hợp hơn. Đối với cách này, chúng ta có thể tham khảo mô hình của Singapore, áp dụng hình thức treo cổ. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hình thức này có thể dẫn đến sự phản ứng của những nhà hoạt động nhân quyền. Cách 2: cho phép cơ quan thi hành án hình sự được quyền lựa chọn nhiều hơn 2 hình thức tử hình. Theo đó, ngoài hình thức tử hình tiêm thuốc độc như hiện tại, luật nên quy định theo hướng trao quyền cho cơ quan thi hành án được lựa chọn thêm ít nhất 1 hình thức tử hình khác theo nguyện vọng của tử tù đáp ứng yêu cầu hiến tạng sau khi chết của chính họ. Cách này cho phép chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc nhân đạo vì hình thức tử hình mặc định vẫn là tiêm thuốc. Trong khi đó, các hình thức tử hình khác được cho là ít nhân văn hơn sẽ chỉ sử dụng theo nguyện vọng của tử tù vì vậy chúng ta chỉ việc chấp thuận. Thứ hai, về nơi thi hành án tử hình. Trước thực trạng việc thi hành án tử hình chỉ được thực hiện tại Phòng thi hành án dẫn đến khó khăn về mặt thiết bị hỗ trợ cho việc lấy và 30 Thục Minh, Luật thu nội tạng ở Singapore, Báo thanh niên, từ < https://thanhnien.vn/the-gioi/luat-thu-noi- tang-o-singapore-475085.html >, truy cập ngày 14/5/2021. 510
  11. bảo quản tạng. Tác giả đề xuất nên thay đổi luật thi hành án tử hình theo hướng cho phép thực hiện việc thi hành án tử hình tại nơi khác theo quyết định của cơ quan thi hành án. Địa điểm này chỉ cần đáp ứng các điều kiện về địa điểm thi hành án tử hình theo luật định. Thật vậy, việc thi hành án tử hình tại nhiều địa điểm khác nhau cũng không phải là chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Trước đây, khi hình thức tử hình được áp dụng là bắn, trong một số trường hợp cần giáo dục cộng đồng, cơ quan thi hành án có thể cho tử hình công khai tại các địa điểm sinh hoạt công đồng như sân bóng, sân đình,… Thứ ba, tích cực tuyên truyền rộng rãi đến người dân về tầm quan trọng của việc cấy, ghép tạng để cứu người đồng thời tăng cường sự hiểu biết của người dân về tính xác thực của các học thuyết về sự kế thừa ký ức của người hiến tạng và người nhận tạng. Thật vậy, trên thực tế chưa có bất kỳ cơ sở khoa học nào đủ thuyết phục và khẳng định được ký ức của người hiến tạng có thể ảnh hưởng và lưu lại trên người nhận tạng. Vì vậy, chúng ta không nên quá trọng vào kết quả của nghiên cứu này. 5. Kết luận Việc thực thi quyền hiến tạng của tử tù không làm mất đi bản chất của hình phạt, hơn nữa, nó còn thể hiện giá trị đạo đức mà xã hội mong muốn hướng đến. Mục đích của hình phạt tử hình là trừng trị cái xấu, loại bỏ họ ra khỏi xã hội từ đó giúp người dân hiểu biết pháp luật, thấy được sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật cũng như ý nghĩa xã hội của hình phạt.31 Trong khi đó, nguyện vọng hiến tạng của tử tù đã thể hiện sự nhận tội, đồng tình với phán quyết của Tòa án về tội trạng của mình mà còn thể hiện sự ăn năn, mong muốn chuộc một phần lỗi lầm bằng cách cứu sống nhiều người khác. Đây chính là tính giá trị đạo đức nhân văn mà xã hội đều hướng đến khi tử tù vừa muốn cứu người, vừa nhận thức được lỗi lầm của mình mà vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt tử hình. Vì vậy, để bảo về quyền được hiến tạng của tử tù đã được hiến định đồng thời đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo trong văn hoá người Việt, tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam nên tiếp cận một cách tích cực hơn về vấn đề hiến tạng của tử tù theo hướng chấp nhận và tạo điều kiện để tử tù thực hiện được nguyện vọng và quyền con người của mình. 31 https://luatminhkhue.vn/muc-dich-cua-hinh-phat-la-gi---quy-dinh-phap-luat-ve-muc-dich-hinh-phat.asp truy cập ngày 14/5/2021. 511
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật 1. Hiến pháp 2013. 2. Bộ luật Dân sự 2015. 3. Bộ luật Hình sự 2015, 2017. 4. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. 5. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006. 6. Luật Thi hành án hình sự 2019. 7. Nghị định 43/2020/NĐ-CP. II. Tài liệu khác 1. Bệnh viện, T., 2018. Con người có thể nhịn thở và ăn uống trong bao lâu?, truy cập: https://benhvienthucuc.vn/con-nguoi-co-the-nhin-tho-an-uong-bao- lau/?fbclid=IwAR3dIvNFbjkSktoWqesYJRZnQt7bI83zzK5IcXc7AzWoaLSdPnvpg7OBFI Y, truy cập ngày 14/5/2021. 2. Death Penalty News, Singapore: Harvesting organs from death row "donors", từ , truy cập ngày 14/5/2021. 3. Ghép tạng và những bí ẩn ghê người về “linh hồn người hiến“: Có một thứ gọi là “Ký ức tế bào, 22/09/2018, , truy cập ngày 14/5/2021. 4. L. Hà. 2018, Tại sao tử tù xin được hiến xác lại bị từ chối, . truy cập ngày 14/5/2021. 5. J, J., 2005, Harrison's principles of internal medicine, New York: McGraw-Hill Medical Publishing Division, truy cập ngày 14/5/2021. 6. Duy Hiển, Thanh Hằng, “Đừng để thân xác mình thành vô nghĩa”, truy cập ngày 14/5/2021. 512
  13. 7. Mai Nguyễn, “Hội thảo “Thực trạng, nhu cầu và giải pháp tăng cường nguồn tạng hiến tặng tại Việt Nam” ” , truy cập ngày 14/5/2021. 8. Thục Minh, Luật thu nội tạng ở Singapore, Báo thanh niên, từ , truy cập ngày 14/5/2021. 9. Trung Nhân, Tử tù hiến xác: Nước Mỹ cũng đau đầu, từ < https://plo.vn/van- hoa/ho-so-phong-su/tu-tu-hien-xac-nuoc-my-cung-dau-dau-661271.html>. truy cập ngày 14/5/2021. 10. https://luatminhkhue.vn/muc-dich-cua-hinh-phat-la-gi---quy-dinh-phap-luat-ve- muc-dich-hinh-phat.asp truy cập ngày 14/5/2021. 11. Nguyên Phong, “Chuyện chưa từng tiết lộ của những người được thay tim”, https://giadinh.net.vn/, truy cập ngày 14/5/2021. 12. PV, “Nhu cầu ghép tạng trên thế mới đáp ứng được 10%”, truy cập ngày 14/5/2021. 13. T.H, “Hơn 2.500 người bệnh đăng ký chờ ghép tạng”, truy cập ngày 14/5/2021. 14. The life-saving operations that change personalities, Telegraph.co.uk, 06/02/2015, https://www.telegraph.co.uk/news/health/news/11393771/The-life-saving-operations-that- change-personalities.html truy cập ngày 14/5/2021. 15. Trên cơ sở nghiên cứu một học thuyết giải thích về nguyên nhân của Tội phạm, https://luatquanghuy.vn/tren-co-so-nghien-cuu-mot-hoc-thuyet-giai-thich-ve-nguyen-nhan- cua-toi-pham/ truy cập ngày 14/5/2021. 16. Triệu Vũ, “Điều bác sĩ ít tiết lộ: Ghép tạng, ghép cả linh hồn?”, https://trithucvn.org/suc-khoe/dieu-bac-si-tiet-lo-ghep-tang-ghep-ca-linh-hon.html, truy cập ngày 14/5/2021. 513
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2