intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyền lực: Từ 'hơi dở' đến 'dở hơi' Nếu ngày xưa phụ nữ về làm dâu nhà

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

183
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu ngày xưa phụ nữ về làm dâu nhà chồng với cả núi những lời răn tam tòng tứ đức, thì thời nay chuyện đó đã là xưa rồi Diễm. Các cô vợ hiện đại giờ đây bị ảm ảnh bởi chuyện khác: Làm sao để không bị chồng “bắt nạt”. Và các nàng ngộ ra rằng mình phải chủ động nắm giữ “quyền lực”. Nhưng liệu đây có phải là bí kíp vẹn toàn để các nàng hạnh phúc với cuộc sống hôn nhân của mình? 1. Quyền ăn chơi bình đẳng Trước ngày cưới, tôi đã bị lũ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyền lực: Từ 'hơi dở' đến 'dở hơi' Nếu ngày xưa phụ nữ về làm dâu nhà

  1. Quyền lực: Từ 'hơi dở' đến 'dở hơi' Nếu ngày xưa phụ nữ về làm dâu nhà chồng với cả núi những lời răn tam tòng tứ đức, thì thời nay chuyện đó đã là xưa rồi Diễm. Các cô vợ hiện đại giờ đây bị ảm ảnh bởi chuyện khác: Làm sao để không bị chồng “bắt nạt”. Và các nàng ngộ ra rằng mình phải chủ động nắm giữ “quyền lực”. Nhưng liệu đây có phải là bí kíp vẹn toàn để các nàng hạnh phúc với cuộc sống hôn nhân của mình? 1. Quyền ăn chơi bình đẳng Trước ngày cưới, tôi đã bị lũ bạn gái tôn sùng single-life hù dọa một trận về tác hại của việc “tự ngu ngốc cho tay vào còng” như thế nào. Mang theo nỗi ám ảnh đó, tôi nằng nặc nói với chàng rằng dù có theo chồng thì tôi vẫn… không bỏ cuộc chơi đâu nhé. Anh chồng tôi gật đầu cái rụp, nửa vì không muốn đôi co với phụ nữ, nửa mừng rỡ cho viễn cảnh tự do tự tại sắp tới. Thỏa thuận được đặt ra: Vợ chồng có quyền ăn chơi bình đẳng như nhau. Tức là nếu hôm nay chồng đi nhậu thì ngày mai vợ cũng đi sàn đến nửa đêm. Chồng lang thang cùng hội câu cá cả ngày Chủ Nhật thì cùng lúc đó vợ cũng đang vi vu bãi biển với mấy cô bạn thân. Tóm lại là, quyền được ăn chơi bình đẳng.
  2. Ban đầu mọi việc cực suôn sẻ, tôi còn tự nhủ rằng “hóa ra hôn nhân cũng chỉ có thế”. Nhưng dần dà, mức độ lạm dụng thỏa thuận của cả hai đều tăng lên. Chúng tôi bắt đầu so kè xem “ai tự do hơn ai”. Chồng tôi cằn nhằn về mớ ảnh vợ mình tay ôm chai bia tay cặp kè đám bạn cả trai cả gái trong bar. Còn tôi thì tức điên người vì mấy cái hóa đơn thanh toán karaoke với giá trên trời (mà 90% là có “tay vịn”!). Chưa kể, khi lũ bạn độc thân của tôi lần lượt đi lấy chồng, chẳng đứa nào chịu đi cùng nữa, tôi bắt đầu chán những cuộc la cà và thèm cái không khí ấm áp yên bình của vợ chồng son. Nhưng đâu có dễ, bởi chồng tôi thì đã quen thói đi bất kể giờ giấc mà chẳng bị ai quản lý rồi. Những ngày ngồi nhà, tôi nhận ra một sự thật là cái mà tôi đang có không phải là một mái ấm. Hình như đó chỉ là một mái hiên nhà trú tạm của hai chúng tôi…(Ánh Tuyết, 25t) Vợ chồng có quyền ăn chơi bình đẳng như nhau (Ảnh minh họa)
  3. Lời khuyên: Mình nghĩ rằng cách bạn đòi hỏi “quyền tự do” không hẳn là vì ham chơi, thích la cà. Bạn chỉ muốn khẳng định rằng cái tôi của bạn không bị mất đi dù bạn đã là vợ người ta. Nhưng cách thể hiện của bạn lại chưa khéo, và mình nghĩ rằng chồng bạn cũng từng cảm thấy thất vọng vì hình ảnh một người vợ không-có-ở nhà. Bạn nên ngồi lại và nói rõ với chồng cảm nghĩ của mình. Càng kéo dài tình trạng này thì tổ ẩm càng trở thành tổ lạnh thôi. Mỹ Hạnh (Biên Hòa – Đồng Nai): Tôi không ngại nói thẳng với bạn, đàn ông vốn rất ham vui và thích bay nhảy. Thậm chí, nhiều người kết hôn còn mong rằng vợ sẽ làm cái cương níu mình lại, giúp mình sống có trách nhiệm hơn. Đằng này, bạn lại tạo điều kiện quá tốt cho chồng mình trở thành người “có vợ độc thân”. Anh ta được phép quên đi trách nhiệm của một người làm chồng, mà như vậy chẳng khác nào được cho cái giấy phép “sống ngoài vòng pháp luật”. Nên anh ấy muốn làm gì thì làm, tận hưởng quyền tự do “thả ga” cũng là điều dễ hiểu. Bạn Nam Phong, chuyên viên máy tính. 2. Quyền ngồi cùng bàn với cánh đàn ông Công ty tôi có một cặp cực thú vị! Hai cô cậu đã đính hôn rồi, chỉ còn chờ ngày đẹp để cưới thôi nên suốt ngày tíu tít. Cặp này cái gì cũng được, chỉ trừ chuyện “nàng” bị ám ảnh bởi vụ nam nữ bình quyền. Này nhé, đi ăn liên hoan mà cô ấy cứ cụng ly lốp đốp với bọn tôi, chẳng tha tua nào. Mà chồng chưa cưới của cô ấy thì ngồi sát bên đấy nhé! Cậu chàng mặt mày nhăn nhó, chắc hẳn là muốn mắng muốn can lắm mà không dám. Cứ chục lần cơ quan ăn nhậu là đủ chục lần cô ấy mặt mày đỏ gay, quần áo xốc xếch để người yêu cõng về. Chẳng phải riêng chuyện ăn nhậu, chuyện gì cô ấy cũng đòi đua với lũ con trai chúng tôi. Teambuiding thì chuyên lăn lóc vào những trò bạo lực như đá banh, cướp cờ. Khỏi phải nói chúng tôi ngại thế nào. Đụng
  4. chạm cô nàng thì sợ tên kia nóng mặt, mà không cho tham gia thì lại bị xài xể là phân biệt đối xử! Cô ấy cứ cố ganh đua theo kiểu “tôi chẳng thua gì bọn con trai” (Ảnh minh họa) Đến việc ở công ty cô ấy cũng chẳng nhường bước chút nào. Tranh cãi thì toàn đập bàn đập ghế để giành phần hơn. Có lần nhóm tôi ở lại làm thêm vì dealine dí đế tận cổ, cô ấy cũng chẳng chịu về sớm cho. Một lũ đàn ông ngồi với nhau, thể nào cũng lôi chuyện mặn ra mà kể cho đỡ buồn ngủ. Chẳng những không ngượng, cô nàng còn góp vui bằng cả mớ chuyện mặn “thâm sâu” nghe xong đỏ mặt (phần lớn trong đó hai cô cậu là nhân vật chính mới chết). Cô ấy cứ cố ganh đua theo kiểu “tôi chẳng thua gì bọn con trai” mà vô tình làm mình trở nên kém duyên. Nhưng dù sao, người đáng thương nhất có lẽ là chồng chưa cưới của cô ấy. Có lần anh em tâm sự với nhau, cậu ấy bảo rằng mình mệt mỏi lắm rồi nhưng đành “đâm lao thì phải theo lao”. Chung quy nguồn gốc vụ nam nữ bình quyền cũng là do cô nàng sợ ngọt ngào, nữ tính quá sẽ phải phụ thuộc rồi bị chồng tương lai lấn lướt! Nghe lý do thì thấy cô ấy cũng tội nghiệp. Nhưng nói thật nhé, nếu là cậu ta thì tôi đã chạy mất dép từ lâu rồi. (Anh Quốc, 32 tuổi)
  5. Lời khuyên: Nói thật, nếu các cô tự tin vào mình thì sẽ không cần bộc lộ ra thành những hành động như thế đâu. Tôi tin rằng cô gái này “có vấn đề”, tức là quá bị ám ảnh và quá muốn thể hiện mình. Nếu là một người bạn bình thường, thì chắc tôi chỉ cảm thấy hơi khó chịu, hoặc thấy cô ấy kém duyên thôi. Còn nếu là người yêu tôi, chắc chắn rằng tôi sẽ “chấn chỉnh” ngay từ đầu.Công Hiếu, 25t. 3. Miễn trừ nghĩa vụ nàng dâu Trước khi về nhà chồng, tôi đã kịp cập nhật cả mớ bí kíp cho cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu. Cứ nghĩ đến cảnh ba mẹ nuôi cơm hơn hai chục năm, cưng như cưng trứng để mình đi làm osin nhà chồng là tôi thấy nghẹn! Yêu chồng cách mấy, tôi cũng quyết không làm nàng Mỵ “lùi lũi như con rùa nuôi ở xó cửa” nhà chồng. Tôi dùng đủ trò ỉ ôi nằn nỉ để chồng chấp nhận ra ở riêng, và rốt cuộc cũng được toại nguyện. Người phụ nữ nào cũng sợ chuyện mẹ chồng nàng dâu (Ảnh minh họa)
  6. Nỗi háo hức về một tổ ấm hai người mà không phải hát bài kiếp nàng dâu làm tôi quên bẵng đi mất chuyện… mình trước giờ chẳng động ngón tay đến việc nhà. Sau tháng đầu tiên, nhà chúng tôi bám một lớp bụi dày đến độ vẽ chữ lên được. Nồi niêu xoong chảo vẫn còn nguyên chưa được bóc tem. Quần áo đem ra gởi tiệm, ngày ba bữa hai vợ chồng sống nhờ hàng quán. Đến lúc đó, chồng kéo tôi về nhà ba mẹ để xem vợ của anh hai làm dâu thế nào. Nhà cửa thì sạch bong, sáng loáng. Tủ lạnh chất đầy trái cây và những món ngọt tự làm. Bữa ăn gia đình đơn giản nhưng chẳng tiệm nào sánh bằng. Mà chị dâu tôi thì tươi vui phơi phới, chẳng phải hình ảnh “thân phận nàng dâu” mà tôi hình dung. Thì ra chuyện nhà cửa bếp núc đều một tay mẹ chồng tôi quán xuyến. Mẹ chỉ phụ đạo cho chị vài món ruột và cách quản lý người giúp việc mà thôi. Sao mà tôi thấy tiếc “quyền làm dâu” của mình quá. Nếu chịu khó về nhà chồng vài năm để được mẹ chồng “đào tạo”, thì chắc chắn tôi không phải loay hoay khổ sở với căn nhà riêng siêu lộn xôn như bây giờ! Chồng tôi hấp háy mắt nhìn vợ, còn tôi thì xấu hổ đến độ chỉ muốn tìm hố mà trốn. (Ngọc Quỳnh, nhân viên marketing) Lời khuyên: Tôi cũng từng bị ám ảnh khi về làm dâu như bạn. Nhưng thực ra, mẹ chồng cũng là người, cũng muốn gia đình hạnh phúc vui vẻ mà thôi. Mẹ chồng tôi và tôi tuy có nhiều lúc không hài lòng với nhau, nhưng tôi cố gắng dung hòa và bỏ qua mọi việc. Rồi mọi việc cũng ổn thôi. Sau này có con bạn sẽ thấy, có mẹ chồng ở cạnh hướng dẫn giúp đỡ là may mắn như thế nào. Theo tôi, bạn nên dẹp bỏ nỗi lo lắng vô cớ này đi. Bích Loan, nhân viên kế toán.
  7. Nếu bạn đừng quá ích kỷ, rồi mọi chuyện sẽ ổn (Ảnh minh họa) Năm sau tôi kết hôn rồi. Nàng của tôi cũng hay lo lắng chuyện mẹ chồng-nàng dâu vì bị dọa nhiều quá. Chúng tôi không có điều kiện để ra ở riêng, nên tôi chọn cách cho nàng làm quen với gia đình tôi từ từ. Tôi đã nói chuyện với mẹ và mong mẹ “tâm lý” một chút, thông cảm một chút. Về phần tôi, tôi sẽ cố gắng để vợ không cảm thấy bị lạc lõng, bị bắt nạt trong nhà chồng. Cô ấy sẽ thoải mái hơn, và không cần “giương vuốt xù lông” để bảo vệ bản thân nữa. Đình Vinh.
  8. 4. Quyền… bà chủ Ba mẹ tôi là hình mẫu hoàn hảo cho kiểu “chồng chúa vợ tôi”. Từ nhỏ, tôi đã thấy cảnh mẹ cơm bưng nước rót, cúi đầu nói chuyện với chồng. Tôi tự nhủ, nếu kết hôn mà phải chịu lép như thế thì mình thà sống độc thân. May mắn thay, tôi “vớt” được một anh chàng hiền lành và hết sức tôn sùng phụ nữ. Và để kết hôn cùng tôi, chàng sẵn sàng chấp nhận yêu sách tôi đặt ra: trong nhà vợ là nhất! Điều này có nghĩa là vợ có quyền quyết định cuối cùng trong mọi việc. Vợ được phép phát triển sự nghiệp thay vì làm cái bóng của chồng. Và vợ là người quản lý chi tiêu cho cả hai. Qủa là cách mạng hôn nhân – nghĩ thầm. Một thời gian sau, tôi ngỡ ngàng nhận ra mình bị hố khi phải một thân một mình lo chen chúc ở nơi làm hồ sơ nhà đất rồi đến chỉ đạo chuyện lắp đặt thiết bị nội thất. Vì tôi là chủ gia đình, nên những chuyện lớn như mua đất cất nhà cũng đến phần tôi gánh vác. Vì tôi là người ra quyết định sau cùng, nên tôi “được quyền” lo từ A-Z chuyện cái tổ ấm của mình trông ra sao. Chồng tôi chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: làm xe ôm cho vợ và tranh thủ đi uống cà phê! À, còn nữa nhé. Vì tôi quản lý tất tần tật tiền bạc trong nhà, nên nếu muốn chi tiêu gì thì chồng cũng phải xin phép tôi. Thế là những lần chồng tôi cao hứng mời anh em ăn nhậu, đến cuối cùng tôi đều phải đến thanh toán hóa đơn cho chàng – một cách nhanh chóng và âm thầm (vì chàng thì sợ mất mặt còn tôi thì chẳng muốn buông chức CEO gia đình ra).
  9. Vợ chồng nên cùng nhau san sẻ công việc nhà (Ảnh minh họa) Tôi và chồng ai cũng có sự nghiệp cần lo, nhưng tôi thì càng ngày càng quá tải, còn chồng tôi thì càng ngày càng phơi phới. Cũng phải, anh chỉ việc ăn - làm việc - lãnh lương - nộp vợ thôi. Tất tần tật chuyện to chuyện nhỏ còn lại trong gia đình đều vào tay tôi. Rõ ràng là tôi làm bá chủ gia đình. Rõ ràng là chồng tôi tôn trọng tôi 100%. Nhưng tôi thì ngán đến tận cổ cái câu “Tùy ý em!” của chồng lắm rồi. Ách giữa đàng, tự dưng lại mang vào cổ. Tôi nhận rằng điều mình muốn là được tôn trọng và yêu thương, chứ chẳng phải quyền được làm… người đàn ông thứ hai trong gia đình. (Uyên My, HR manger) Lời khuyên: Mình cùng cảnh ngộ với bạn đây. Nhưng không phải vì cố sống cố chết giành quyền lợi đâu. Mà tại vì chồng mình thụ động quá đáng, nếu chờ anh ấy làm cho thì việc gì cũng chẳng xong. Nhiều lúc mình cũng cảm thấy mình là chồng, còn
  10. anh ấy là vợ (nhưng vợ này không biết cơm nước, lại hay la cà nhậu nhẹt thuốc lá nữa). Ức chế lắm chứ, nhưng chẳng lẽ … bỏ chồng. Hy vọng rằng bản chất của các anh chồng không phải là lười kinh niên, và có thể cải tạo được. Mình định sẽ đình công vài tháng (giả bệnh chẳng hạn), và cố gắng chờ tính trách nhiệm của chồng mình nổi lên…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2