intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyến rũ xứ sở hoa Chămpa, Lào

Chia sẻ: D D | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đặt chân đặt chân xuống Thủ đô Viêng Chăn, trước mắt chúng ta sẽ hiện ra những ngôi chùa dát màu vàng trông thật lóng lánh, lung linh. Nơi đầu tiên chúng ta đến thăm là ngôi chùa Thạt Luổng. Được xây dựng từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt theo mô hình một nậm rượu trên phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ XIII, Thạt Luổng có tháp chính cao 45 mét, bao quanh là các tháp phụ, tất cả đều được sơn son thếp vàng rực rỡ, uy nghiêm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyến rũ xứ sở hoa Chămpa, Lào

  1. Quyến rũ xứ sở hoa Chăm- pa, Lào
  2. Khi đặt chân đặt chân xuống Thủ đô Viêng Chăn, trước mắt chúng ta sẽ hiện ra những ngôi chùa dát màu vàng trông thật lóng lánh, lung linh. Nơi đầu tiên chúng ta đến thăm là ngôi chùa Thạt Luổng. Được xây dựng từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt theo mô hình một nậm rượu trên phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ XIII, Thạt Luổng có tháp chính cao 45 mét, bao quanh là các tháp phụ, tất cả đều được sơn son thếp vàng rực rỡ, uy nghiêm. Ngôi chùa này là biểu tượng thiêng liêng của quốc gia Lào. Hình ảnh chùa Thạt Luổng được in trên quốc huy và trên mặt tiền giấy của Nhà nước Lào. Mỗi lần người Lào xa quê, nhìn thấy Thạt Luổng là nhìn thấy “quốc hồn” của dân tộc mình”. Vào thăm chùa Phra Keo, chúng ta như lạc vào “thế giới nghệ thuật” bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ và hiện vật quý hiếm đều dát bằng vàng, bạc, ngọc thạch lung linh sắc màu. Chùa Phra Keo không chỉ thờ tượng, phật, mà đây còn là một bảo tàng trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo Lào. Không “choáng ngợp” như chùa Phra Keo, bước vào chùa Wat Sisaket, chúng ta sẽ cảm thấy tâm hồn như lắng đọng hơn bởi nét đẹp cổ kính của ngôi chùa này. Khuôn viên chùa thoáng đãng với những cây Chăm-pa cổ thụ đang độ mùa đơm hoa tỏa hương thơm ngát, mái chùa được lợp bằng những viên ngói đậm màu nâu đỏ cùng những bức chạm trổ cổ kính khiến bất cứ du khách nào vào thăm nơi đây cũng có một tâm trạng hoài cổ. Lưu giữ hơn 10.000 bức tượng phật lớn, nhỏ và là thư viện chứa nhiều sách cổ viết bằng tay trên lá cọ, chùa Wat Sisaket cùng với Thạt Luổng và Phra
  3. Keo là ba ngôi chùa cổ có kiến trúc đẹp và nổi tiếng nhất ở đất nước Lào. Rời Viêng Chăn, chúng tãe đến tham quan cố đô Luông Phra-băng- Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO vinh danh từ năm 1995. Luông Phra-băng từng là kinh đô của quốc gia Lạn Xạng (Vương quốc Triệu Voi) từ thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XX. Nằm trên núi rừng hùng vĩ, Luông Phra-băng hấp dẫn du khách bởi không gian thanh bình và vẻ đẹp thơ mộng của phong cảnh sơn thủy hữu tình được hòa quyện với vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy của 40 ngôi chùa cổ do bàn tay tài hoa của các thế hệ nghệ nhân Lào làm nên. Chùa Wat Xieng Thong được xây dựng từ giữa thế kỷ XVI dưới thời vua Say Se-thát-si-rat đến nay vẫn giữ được dáng hình nguyên thủy với kiến trúc vừa mang phong cách các ngôi chùa thờ Phật ở Ấn Độ, vừa có những nét độc đáo của Phật tiểu thừa ở Lào. Theo con đường nhỏ về phía đông bắc, chúng ta rẽ vào thăm chùa Wat Phousi, nơi có tượng Phật Di Lặc Kackayana và chùa Phra Bat Nua có dấu vết bàn chân Phật khổng lồ. Vượt qua hơn 300 bậc thang, chúng ta đứng lên đỉnh đồi Phousi, địa điểm lý tưởng nhất để được ngắm toàn cảnh kinh đô cổ bên bờ sông Mê-kông hiền hòa. Từ đỉnh tháp That Chom-si với tuổi đời hơn 1 thế kỷ nhìn xuống, cố đô Luông Phra-băng hiện ra như một bức tranh tráng lệ, huy hoàng. Lào là xứ sở của Phật tiểu thừa và 90% dân số theo đạo Phật. Du nhập từ thế kỷ VII, đến thế kỷ XIV Phật giáo mới trở thành quốc đạo của nước Lào. Cả nước hiện nay có hơn 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ. Với số dân gần 6 triệu người, nước Lào có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới nếu tính theo đầu người. Đối với dân tộc Lào, chùa gắn liền với trường học, gắn cả với đời nên sư sãi ăn uống bình thường như dân dã. Yêu chùa, yêu những giá trị nhân đức cao cả của nhà Phật, người Lào rất đỗi hiền hậu, mến khách và luôn coi trọng chữ “hòa”, chữ “hiếu” với bạn bè. Tính cách đó thể hiện rõ trong phong tục buộc chỉ cổ tay. Trong buổi giao lưu tại Tỉnh đội
  4. Luông Phra-băng, chúng ta sẽ được các bạn buộc vào cổ tay mình rất nhiều sợi chỉ trắng với một quan niệm: Chỉ quấn trên cổ tay ai càng nhiều thì càng gặp bao điều may mắn, tốt lành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2