intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định 133/2002/QĐ-TTg

Chia sẻ: Mai Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

120
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định 133/2002/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và hải quan trong đấu tranh, phòng chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định 133/2002/QĐ-TTg

  1. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 133/2002/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 133/2002/QĐ-TTG NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2002 BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG CÔNG AN, BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, CẢNH SÁT BIỂN VÀ HẢI QUAN TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ TẠI ĐỊA BÀN BIÊN GIỚI, CỬA KHẨU VÀ TRÊN BIỂN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Phòng, chống ma tuý ngày 22 tháng 12 năm 2000; Căn cứ Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
  2. QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG CÔNG AN, BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, CẢNH SÁT BIỂN VÀ HẢI QUAN TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ TẠI ĐỊA BÀN BIÊN GIỚI, CỬA KHẨU VÀ TRÊN BIỂN (Ban hành kèm theo Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ) Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Trách nhiệm của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển: 1. Lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển. 2. Lực lượng Bộ đội Biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Hải quan và chính quyền địa phương khu vực biên giới thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới. 3. Lực lượng Cảnh sát biển thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý các tội phạm về ma tuý trên biển bao gồm địa bàn vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. 4. Lực lượng Hải quan thuộc Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại khu vực kiểm soát của Hải quan bao gồm các cửa khẩu quốc gia và quốc tế, cửa thông quan hàng hóa, kho ngoại quan ... Điều 2. Nguyên tắc phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan: 1. Hoạt động phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng lực lượng đã được pháp luật quy định, đảm bảo sự đoàn kết, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy sức
  3. mạnh và hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại các địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển. 2. Đảm bảo công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý thống nhất theo chuyên ngành, tránh sơ hở, chồng chéo, không cản trở lưu thông và các hoạt động hợp pháp qua biên giới, cửa khẩu và trên biển. 3. Việc trao đổi thông tin tội phạm, điều tra, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phải bảo đảm theo đúng chế độ bảo mật đã được quy định. 4. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an là nòng cốt và trung tâm phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trong công tác phòng, chống các tội phạm về ma tuý trên phạm vi toàn quốc kể cả địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển. Chương 2: NỘI DUNG PHỐI HỢP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ TẠI ĐỊA BÀN BIÊN GIỚI, CỬA KHẨU VÀ TRÊN BIỂN Điều 3. Chế độ trao đổi thông tin, tài liệu và xử lý tin báo, tố giác tội phạm về ma tuý giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan : 1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính trong phạm vi quyền hạn của mình thống nhất chỉ đạo lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý các cấp phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm tình hình và trao đổi thông tin liên quan đến tội phạm về ma tuý, để phối hợp đấu tranh phòng, chống ma tuý trên địa bàn và lĩnh vực được giao. Thực hiện chế độ giao ban định kỳ tháng, quý, năm. Trong tình huống đột xuất, các lực lượng chủ động thông báo cho nhau để phối hợp giải quyết. 2. Cơ quan phòng, chống các tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan các cấp khi tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý có trách nhiệm thông báo để đại diện các cơ quan cùng cấp nói trên tham gia. 3. Chế độ, nội dung và hình thức trao đổi thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác phòng, chống các tội phạm về ma tuý giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan các cấp quy định như sau : a) Các thông tin, tài liệu về tình hình và hoạt động của tội phạm ma tuý do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan thu thập được có liên quan đến nội địa, nếu cần có sự phối hợp của lực lượng công an thì đơn vị nhận được thông tin, tài liệu phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp của mình, đồng thời thông báo ngay cho lực lượng công an và các lực lượng có liên quan cùng cấp để phối hợp đấu tranh.
  4. Lực lượng công an khi có thông tin, tài liệu về hoạt động của tội phạm về ma tuý liên quan đến địa bàn biên giới, cửa khẩu, trên biển có trách nhiệm thông báo cho đơn vị trực tiếp của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan biết để phối hợp giải quyết. b) Bộ Công an có trách nhiệm thông báo cho Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính về tình hình đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý, những phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm ma tuý trong nước và quốc tế, tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý ... c) Hàng quý, lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan cấp tỉnh (tỉnh có biên giới) tổ chức giao ban để thống nhất đánh giá tình hình và công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý. Định kỳ hàng tháng, công an các huyện biên giới, các đồn Biên phòng, Chi cục Hải quan cửa khẩu và đơn vị Cảnh sát biển có trụ sở đóng quân trên địa bàn tổ chức giao ban trao đổi thông tin tình hình và thống nhất các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma tuý. Các cuộc giao ban này do lực lượng công an chủ trì. d) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động của tội phạm về ma tuý ở khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển và nội địa báo cáo lãnh đạo Bộ Công an thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp giải quyết trong từng giai đoạn. Điều 4. Chế độ phối hợp thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ : 1. Lực lượng Công an phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan các cấp trong việc tuyên truyền để nhân dân khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển nắm vững pháp luật về phòng, chống ma tuý, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ma tuý, hậu quả và tác hại do ma tuý gây ra đối với đời sống xã hội; trên cơ sở đó phát động phong trào quần chúng tích cực tham gia phòng ngừa phát hiện và tố giác tội phạm ma tuý. 2. Các đồn, tiểu khu biên phòng và phòng nghiệp vụ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, các đơn vị Cảnh sát biển, các Chi cục Hải quan cửa khẩu, biên giới và đơn vị nghiệp vụ của Hải quan cấp tỉnh phối hợp với lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an cùng cấp thực hiện toàn diện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản tại các địa bàn do lực lượng mình quản lý. Tại những địa bàn cơ sở trọng điểm, phức tạp, nếu thấy cần thiết thì lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an chủ trì, phối hợp các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan tập trung xử lý dứt điểm. 3. Khi lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an có yêu cầu thực hiện công tác nghiệp vụ trinh sát ở khu vực biên giới, khu vực ngoại biên, cửa khẩu hoặc trên biển thì lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan tạo điều kiện cung cấp thông tin và hỗ trợ triển khai.
  5. 4. Khi lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống ma túy thì lực lượng công an chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý có trách nhiệm trao đổi thông tin, tài liệu về tình hình và hoạt động của tội phạm ma tuý ở địa bàn nội địa liên quan đến địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển, đồng thời hỗ trợ các biện pháp nghiệp vụ cần thiết thuộc thẩm quyền được pháp luật quy định. Điều 5. Chế độ phối hợp điều tra, xử lý các vụ, việc cụ thể : 1. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan các cấp điều tra, xử lý những hành vi phạm tội về ma tuý được quy định tại Chương XVIII Bộ Luật Hình sự năm 1999, trong địa bàn quản lý của mình theo đúng thẩm quyền được quy định trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Pháp lệnh Cảnh sát biển và Luật Hải quan. Trong quá trình điều tra, nếu có yêu cầu thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan được gửi người bị tạm giữ ở nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam của lực lượng công an. 2. Lực lượng công an các cấp khi nhận được yêu cầu của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan cùng cấp về việc truy bắt đối tượng, phương tiện phạm pháp từ biên giới, cửa khẩu hoặc trên biển chạy vào nội địa có trách nhiệm triển khai lực lượng phối hợp truy tìm, bắt giữ, sau đó bàn giao lại cho Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan hoặc tiếp nhận hồ sơ, để tiếp tục điều tra, xử lý. Đối với các chuyên án ma tuý lớn do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phát hiện, xác lập đấu tranh có đối tượng liên quan đến địa bàn nội địa cần làm rõ thì chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý và cơ quan cảnh sát điều tra cùng cấp tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật (trừ các vụ án ma tuý thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra quân đội). Đối với các chuyên án, vụ án do lực lượng công an xác lập đấu tranh, có đối tượng liên quan đến địa bàn của lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan thì lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phối hợp, tạo điều kiện theo yêu cầu. 3. Đối với những vụ án ma tuý phức tạp, đối tượng có liên quan đến nhiều địa phương và nước ngoài cần phải thành lập Ban chuyên án bao gồm Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển thì lực lượng công an chủ trì. Trong trường hợp các chuyên án do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phát hiện thì điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có yêu cầu thì lực lượng công an có trách nhiệm hỗ trợ và phối hợp. 4. Trường hợp lực lượng công an có yêu cầu hoạt động nghiệp vụ, điều tra, trinh sát xác minh về tội phạm ma tuý ở khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển thì lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ lực lượng công an hoàn thành nhiệm vụ. Lực lượng Công an có trách nhiệm hỗ trợ lực lượng
  6. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan khi các lực lượng này có yêu cầu phối hợp trong địa bàn nội địa. 5. Sau khi hoàn thành điều tra, xử lý, các bên thông báo kết quả phối hợp và rút kinh nghiệm. Chương 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 6. Củng cố và kiện toàn lực lượng phòng, chống tội phạm về ma tuý : 1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính chủ động củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của ngành mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng và yêu cầu của từng tuyến, từng địa bàn. Cán bộ, chiến sĩ làm công tác phòng, chống ma tuý phải được tuyển chọn chặt chẽ; có phẩm chất tốt, lập trường vững vàng, kiên định; có trình độ nghiệp vụ, pháp luật và có năng lực; được ưu tiên trang bị phương tiện đi lại; phương tiện thông tin liên lạc và vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết, được bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống tội phạm ma tuý kể từ khi đang theo học tại các trường nghiệp vụ của mỗi ngành. 2. Trong trường hợp cần thiết lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có thể thành lập các đơn vị đặc nhiệm phòng, chống ma tuý liên ngành trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Các đơn vị này do lực lượng đề xuất chủ trì tổ chức, các lực lượng khác có trách nhiệm cử cán bộ tham gia. Điều 7. Tổ chức thực hiện. 1. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu cần bổ sung, sửa đổi thì Bộ Công an tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, tổ chức sơ kết và thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định. 2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này, báo cáo Chủ tịch ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm kết quả thực hiện theo định kỳ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2