YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định 3394/2019/QĐ-UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
10
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định 3394/2019/QĐ-UBND ban hành về việc phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí phòng, chống bệnh Dại ở động vật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định 3394/2019/QĐ-UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- UY BAN NHÂN DÂN ̉ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BA R ̀ ỊAVŨNG Độc lập Tự do Hạnh phúc TÀU Số: 3394/QĐUBND Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 11 tháng 12 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ PHONG, CH ̀ ỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU CHỦ TICH ̣ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RIA VŨNG TÀU ̣ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thú y; Căn cứ Quyết định số 193/QĐTTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 20172021”; Căn cứ Chỉ thị số 31/CTTTg ngày 06/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại; Căn cứ Thông tư số 07/2016/TTBNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Căn cứ Thông tư số 283/2016/TTBTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 347/TTrSNN ngày 11/11/2019 về việc đề nghị phê duyệt kế hoạch phòng, chống bệnh dại ở động vật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí phòng, chống bệnh Dại ở động vật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU C ̀ ẦU: 1. Mục đích:
- Khống chế bệnh Dại ở đàn chó nuôi và ở người nhằm tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức của người dân về bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở động vật; Nâng cao hiệu quả giám sát bệnh Dại ở động vật của ngành Thú y và chính quyên đ ̀ ịa phương; 2. Yêu cầu: Không để xảy ra trường hợp người tử vong do bệnh Dại. 80% đàn chó nuôi được quản lý. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin phải đạt 80% so với tổng đàn chó nuôi. Tiếp tục duy trì và xây dựng mới vùng, cơ sở an toàn bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp liên ngành Y tế Chăn nuôi Thú y trong công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dại trên người và động vật ở địa bàn tỉnh. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn: ̉ ức 03 lớp tập huấn phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật, các chính sách của Nhà Tô ch nước về phòng, chống bệnh Dại; quy định về nuôi chó, trách nhiệm của người nuôi chó và quản lý chó nuôi những kiến thức về phòng chống bệnh Dại; công tác quản lý đàn chó nuôi; công tác tiêm phòng bệnh Dại; công tác điều tra, giám sát, xử lý ổ dịch Dại ở động vật khi có dịch xảy ra cho học viên tham dự (là chủ hộ nuôi, trưởng khu phố, thôn ấp, thú y viên phường xã); Cấp 74 pa nô áp phích tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại cho các xã, phường, thị trấn chưa được trang bị. Qua đó, tăng cường tuyên truyền việc thực hiện 05 không: + Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với Chính quyền địa phương; + Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh Dại; + Không nuôi chó thả rong; + Không để chó cắn người; + Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường. 2. Tiêm phòng vắc xin Dại cho động vật: Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Chó, mèo nuôi trong diện tiêm trên địa bàn toàn tỉnh; Loại vắc xin sử dụng: vắc xin Rabisin (Boehringer);
- Số lượng vắc xin: 55.000 liều; Thời gian tiêm phòng: + Tiêm phòng đợt chính: Trong tháng 34 năm 2020; + Tiêm phòng bổ sung: Ngoài thời gian tiêm phòng đợt chính, trong các tháng còn lại, các địa phương tùy theo kế hoạch và tình hình của từng địa phương tổ chức tiêm phòng bổ sung cho số chó, mèo bỏ sót trong đợt tiêm chính, số đến tuổi tiêm phòng, số mới nuôi theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 3. Quản lý đàn chó nuôi: Trạm Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các xã, phường, thị trấn vận động chủ nuôi chó đăng ký số lượng chó nuôi với Trưởng thôn (ấp, khu phố); UBND cấp xã lập sổ quản lý đàn chó nuôi để thực hiện thống kê số lượng chó, số hộ nuôi chó và số lượng chó đã được tiêm phòng; Tuyên truyền, vận động chủ nuôi chó thực hiện nuôi nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; thực hiện nuôi nhốt, xích, không được thả rong nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư. Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. 4. Bắt chó thả rông: UBND cấp xã quy định cụ thể đối với việc bắt chó thả rông ở nơi công cộng và thành lập đội chuyên trách bắt chó thả rông trên địa bàn quản lý. (Theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống bệnh động vật trên cạn, tại Phụ lục số 15); Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông và bắt động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách các xã, phường, thị trấn khi có yêu cầu. Đồng thời, hỗ trợ ban đầu về: phương tiện chuyên dụng, địa điểm nhốt đối với chó thả rông bị bắt cho các địa phương chưa bố trí được. 5. Giám sát bệnh Dại và các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch: 5.1. Giám sát bệnh Dại: Giám sát lâm sàng là biện pháp chủ yếu nhằm phát hiện sớm các ca bệnh Dại ở động vật; Đối tượng giám sát chủ yếu là đàn chó nuôi ở vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao, địa bàn có chó nghi mắc bệnh Dại cắn người gây tử vong do lên cơn Dại; Chủ vật nuôi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát chó, mèo nuôi của gia đình, nếu phát hiện con vật vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.
- 5.2. Các biện pháp xử ly ô d ́ ̉ ịch, chống dịch: Thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch (nếu có xảy ra) theo hướng dẫn tại phụ lục số 15 Hướng dẫn phòng, chống bệnh Dại động vật ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TTBNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trong việc quản lý, giám sát tình hình dịch tễ bệnh Dại ở các địa phương; truy tìm nguồn gốc gây bệnh Dại từ động vật. 6. Tiêm ngừa sau phơi nhiễm cho lực lượng tham gia công tác tiêm phòng Dại và nhân viên Chi cục thường xuyên tiếp xúc với chó mèo: Tổ chức việc tiêm ngừa vắc xin hoặc kháng huyết thanh sau phơi nhiễm (bị chó, mèo căn, li ́ ếm, cào...) cho lực lượng Thú y viên, người dẫn đường trực tiếp tham gia trong công tác tiêm phòng vắc xin Dại; nhân viên tổ công tác bắt chó chạy rong và nhân viên thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo. 7. Xây dựng vùng cơ sở an toàn bệnh Dại ở động vật: Phối hợp UBND huyện Côn Đảo trong công tác phòng chống bệnh Dại, bảo vệ và duy trì vùng an toàn bệnh Dại ở động vật đã được công nhận; Phối hợp với UBND xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc) bảo vệ và duy trì cơ sở an toàn bệnh Dại ở động vật đã được công nhận; Phối hợp UBND thành phố Vũng Tàu trong công tác phòng chống bệnh Dại, bảo vệ và duy trì vùng an toàn bệnh Dại ở động vật đã được công nhận. 8. Giải pháp hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin Dại: Tiêm ngừa vắc xin hoặc kháng huyết thanh sau phơi nhiễm (bị cho, mèo c ́ ắn, liếm, cào...) cho lực lượng Thú y viên, người trực tiếp tham gia trong công tác tiêm phòng vắc xin Dại, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo và các theo quy định hiện hành khác có liên quan. III. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN: 1. Tổng dự toán kinh phí: 1.230.150.000 (Một tỷ, hai trăm ba mươi triệu, một trăm năm mươi ngàn đồng chẵn). 2. Nguồn kinh phí: 2.1. Nguồn ngân sách tỉnh: 438.150.000 đồng (Bôn trăm ba m ́ ươi tám triệu, một trăm năm mươi ngàn đồng), bao gồm: + Công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn: 261.672.000 đồng + Công tác kiểm tra, giám sát bệnh Dại, tiêm phòng: 23.408.000 đồng + Phối hợp với địa phương bắt chó thả rông: 121.070.000 đồng
- + Kinh phí tiêm ngừa cho người tiếp xúc chó, mèo: 10.400.000 đồng + Chi khác (in giấy chứng nhận TP): 21.600.000 đồng 2.2. Nguồn thu chi phí tiêm phòng do người nuôi chó, mèo tự chi trả: Mua vắc xin phòng bệnh Dại: 55.000 liều * 14.400 đồng = 792.000.000 đồng. Trong đó, chi phí tiêm phòng do người nuôi chó, mèo tự chi trả là 20.000 đồng/liều/con, bao gồm: + Công tiêm phòng vắc xin: 5.600 đồng/liều/con (theo Thông tư số 283/2016/TTBTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chinh); ́ + Chi phí vắc xin: Thu theo giá mua thực tế (dự trù là 14.400 đồng/liều). 2.3. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: Chi trả cho người tham gia phối hợp dẫn đường, ghi chép phục vụ công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo và động vật khác là 50.000 đồng/công, định mức tính 01 ngày công là 25 hộ chăn nuôi được tiêm phòng theo nội dung Quyết định số 973/QĐ.UBND ngày 12/5/2015 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu); Thành lập đội chuyên trách và tổ chức bắt chó thả rông, động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm điều hành chung: Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chông b ́ ệnh Dại ở động vật năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh; Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật năm 2020 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao; Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: + Phối hợp với các Cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại; xây dựng nội dung tuyên truyền, thiết kế bảng pa nô áp phích phổ biến về tính chất nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn, vận động người dân và Thú y viên nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các quy định của Thông tư số 07/2016/TTBNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; + Hướng dẫn các địa phương triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin dại cho đàn chó, mèo; theo dõi, tổng hợp số liệu thống kê chó, mèo, kết quả tiêm phòng chó, mèo trong đợt chính và các đợt tiêm bổ sung trong năm; + Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ năng bắt chó thả rông và bắt động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách; hỗ trợ ban đầu về: phương tiện chuyên dụng, địa điểm nhốt đối với chó thả rông bị bắt cho các địa phương chưa bố trí được.
- + Thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển chó, mèo theo quy định; + Tăng cường công tác giám sát bệnh Dại: Nhanh chóng kiểm tra, xác minh những thông tin về tình hình bệnh Dại để có biện pháp xử lý kịp thời; tham mưu cho chính quyền các cấp biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhanh và hiệu quả nhất; + Phối hợp thường xuyên cùng cơ quan Y tế trong việc quản lý, giám sát tinh hình d ̀ ịch tễ bệnh Dại ở các địa phương để sớm phát hiện và xử lý kịp thời; + Định kỳ báo cáo công tác phòng, chống bệnh Dại về Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y. 2. Sở Tài chính: Cấp phát kinh phí kịp thời để Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại ở động vật nhanh chóng và hiệu quả; Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí và thanh quyết toán nguồn kinh phí sử dụng theo các quy định hiện hành. 3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Bà RịaVung Tàu: ̃ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và mọi người dân biết để chủ động thực hiện. 4. Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp cùng Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện kịp thời và có kế hoạch xử lý nhanh những trường hợp rủi ro xảy ra đối với người tham gia phòng, chống bệnh Dại. 5. Công an tỉnh: Chỉ đạo phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc, công an các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ phường, xã, thị trấn thực hiện công tác bắt chó thả rong trên địa bàn tỉnh và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 6. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Chỉ đạo các Phòng, Ban phối hợp với ngành Thú y thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn: Huy động lực lượng phục vụ công tác phòng chống bệnh Dại, đặc biệt công tác tiêm phòng, tiêu hủy chó, mèo mắc bệnh Dại; Phê duyệt kế hoạch và sử dụng ngân sách địa phương cho công tác phòng chống bệnh Dại; Chỉ đạo phòng Văn hóa Thông tin phối hợp với UBND cấp xã và Trạm Chăn nuôi và Thú y bố trí địa điểm đặt bảng Pano tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh Dại ở động vật; thực
- hiện truyền thông lưu động về phòng chống bệnh dại trên địa bàn liên tục 01 tuần trước đợt tiêm phòng chính và trong thời gian triển khai tiêm phòng; Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế), Tài chính phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố: + Xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh Dại ở động vật năm 2020 thuộc địa bàn cấp xã theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; + Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng chống bệnh Dại tại địa bàn quản lý; báo cáo kịp thời nhu cầu về kinh phí, vật tư hóa chất cho UBND huyện (TP, TX) và Chi cục Chăn nuôi và Thú y; + Tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các UBND xã, phường, thị trấn thành lập đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; + Thực hiện quyết toán nhanh công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn theo qui định sau mỗi đợt triển khai tiêm phòng đê chi tr ̉ ả kịp thời cho người dẫn đường, nhân viên tiêm phòng... Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: + Xây dựng Kê ho ́ ạch phòng, chống bệnh Dại ở động vật năm 2020 thuộc địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y; + Trước đợt tiêm phòng tổ chức rà soát, thống kê, cập nhập thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn (có văn bản triển khai và báo cáo kết quả thực hiện); + Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để tổ chức đợt tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo trên địa bàn. Trong vòng 07 ngày trước đợt tiêm phòng và trong thời gian triển khai tiêm phòng, Uy ban nhân dân c ̉ ấp xã thông báo hằng ngày trên các phương tiện truyền thông cho cộng đồng dân cư trên địa bàn về địa điểm và ngày tiêm phòng. + Cử người tham gia phối hợp dẫn đường, ghi chép phục vụ công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật trên địa bàn quản lý; + Xây dựng kế hoạch và kinh phí thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt; + Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ năng bắt chó thả rông và các động vật mắc bệnh Dai hoăc có d ̣ ̣ ấu hiệu mắc bệnh Dại khác cho các thành viên của đội chuyên trách; + Tổ chức tiêm vắcxin phòng bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách bắt chó theo quy định của ngành y tế; + Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó nuôi, đặc biệt là khu vực nội thành, nội thị, nơi công cộng và các địa phương có những trường hợp người bị bệnh Dại chết do bị chó Dại cắn trước đây...; Đồng thời, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo thực hiện các quy định về khai báo, đăng ký nuôi và tiêm phòng...;
- + Chỉ đạo Thú y cấp xã và các Trưởng khu phố, thôn, ấp lập sổ quản lý đàn chó nuôi theo đơn vị khu phố, thôn, ấp để thống kê theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ có nuôi chó trên địa bàn, số chó đã được tiêm phòng; cấp phiếu đăng ký nuôi chó và vận động chủ vật nuôi thực hiện việc đăng ký nuôi chó với UBND cấp xã, chấp hành nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó nuôi; + Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ nuôi về hành vi không chấp hành tiêm phòng vắc xin bắt buộc cho chó, thả rong chó tại các khu vực công cộng theo Nghị định số 90/2017/NĐCP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành có liên quan triển khai thực hiện theo nội dung được phê duyệt tại điều 1; tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vốn theo đúng quy định hiện hành. Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Báo Bà Rịa Vũng Tàu, Đài Phát thanh truyền hình, Công an tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHU TICH ̉ ̣ Nơi nhận: PHO CHU TICH ́ ̉ ̣ Như Điều 3; Chủ tịch UBND Tinh (b/c); ̉ Lưu: VT, KTN. Lê Tuân Quôc ́ ́
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn