intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định 804/2019/QĐ-UBND tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Trần Văn Nan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định 804/2019/QĐ-UBND ban hành Đề án Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định 804/2019/QĐ-UBND tỉnh Gia Lai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH GIA LAI Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 804/QĐ­UBND Gia Lai, ngày 27 tháng 12 năm 2019   QUYẾT ĐỊNH V/V BAN HÀNH ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 362/QĐ­TTG NGÀY 03 THÁNG 4  NĂM 2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ “PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ  QUẢN LÝ BÁO CHÍ TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Quyết định số 362/QĐ­TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy  hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Căn cứ Kế hoạch số 1378/KH­BTTTT ngày 04/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông triển  khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến  năm 2025; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Thực hiện Quyết định số 362/QĐ­TTg ngày  03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn  quốc đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức triển  khai thực hiện Đề án này; kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Thông  tin và Truyền thông và UBND tỉnh. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng  các sở, ban, ngành, đơn vị, các cơ quan báo chí có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định  này./.   TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH ­ Bộ Thông tin và Truyền thông; Báo cáo ­ Thường trực Tỉnh ủy; Báo cáo PHÓ CHỦ TỊCH ­ Thường trực HĐND; Báo cáo ­ Ủy ban nhân dân tỉnh; ­ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
  2. ­ Như Điều 3; ­ Lưu: VT, KTTH, KGVX.h Đỗ Tiến Đông   ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 362/QĐ­TTG NGÀY 03 THÁNG 4 NĂM 2019 CỦA THỦ  TƯỚNG CHÍNH PHỦ "PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ  TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2025" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI. (Ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐ­UBND ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân   dân tỉnh Gia Lai) Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016; Căn cứ chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư tại các Văn bản số 10018­ CV/VPTW ngày 31/3/2015; số 26­KL/TW ngày 29/12/2017; số 8785­CV/VPTW ngày  01/02/2019; Căn cứ Quyết định số 362/QĐ­TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định “Phê  duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”; Căn cứ Kế hoạch số 1378/KH­BTTTT ngày 04/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông “Triển  khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến  năm 2025", Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng Đề án Thực hiện Quyết định số 362/QĐ­TTg ngày 03  tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí  toàn quốc đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với các nội dung như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 04 cơ quan báo chí địa phương được Bộ Thông tin và  Truyền thông cấp giấy phép hoạt động gồm: Báo Gia Lai (cơ quan chủ quản là Tỉnh ủy Gia  Lai), Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai (cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai),  Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường (cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ),  Tạp chí Văn nghệ Gia Lai (cơ quan chủ quản là Hội Văn học ­ Nghệ thuật tỉnh Gia Lai). Trong  đó Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai là cơ quan báo nói và báo hình (ngoài ra Đài Phát thanh ­  Truyền hình Gia Lai có trang thông tin điện tử tổng hợp tại địa chỉ gialaitv.vn); Báo Gia Lai là cơ  quan Báo in và Báo điện tử; Tạp chí Văn nghệ Gia Lai; Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi  trường Gia Lai là 02 cơ quan báo in. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN  TỈNH GIA LAI: 1. Báo Gia Lai: 1.1. Chức năng nhiệm vụ:
  3. Báo Gia Lai có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương chính sách  của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin về thành tựu kinh tế ­ xã hội của đất nước và của  tỉnh, góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân, bảo vệ  và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,  tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phản ánh và định hướng  dư luận xã hội, phát hiện nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, đấu tranh ngăn chặn các  hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội. 1.2. Cơ chế tài chính: Hiện nay Báo Gia Lai đang thực hiện theo cơ chế là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một  phần kinh phí (theo Nghị định số 16/2015/NĐ­CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ  chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) 1.3. Các loại ấn phẩm, các kỳ và số lượng xuất bản từng ấn phẩm: Số lượng xuất  Tổng số kỳ xuất  Số TT Tên ấn phẩm bản/kỳ bản/năm 01 Gia Lai hàng ngày 11.500 243 02 Gia Lai Cuối tuần 9.900 51 03 Gia Lai Xuân 10.400 01 04 Gia Lai Tân niên 10.550 01 05 Gia Lai Tất niên 10.570 01 06 Báo ảnh 3.000 50 07 Báo ảnh Xuân 2.000 01 TỔNG SỐ: TỔNG SỐ:57.920 348 kỳ Ngoài ra, Báo Gia Lai còn có Báo Gia Lai điện tử (GiaLaiOnline) tại địa chỉ  https://baogialai.com.vn, có lượng truy cập thường xuyên tương đối lớn. 1.4. Nội dung thông tin chính: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh;  Biểu dương, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các cơ quan trên địa bàn tỉnh trong  công tác phản biện xã hội; tích cực tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về chính trị,  kinh tế­ xã hội, an ninh quốc phòng và quảng bá hình ảnh của địa phương, con người, truyền  thống lịch sử và các giá trị văn hóa của tỉnh đến với bạn bè trong nước, thế giới. 1.5. Phạm vi phục vụ: Báo Gia Lai là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Gia Lai, tiếng nói của Đảng bộ,  chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên  chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. 1.6. Nguồn nhân lực:
  4. ­ Tổng số công chức, viên chức, người lao động: 61 người (gồm: 27 biên chế, 34 hợp đồng). ­ Trình độ chuyên môn: 47 người có trình độ đại học và trên đại học, 09 người có trình độ cao  đẳng, 02 người có trình độ trung cấp và 03 người có trình độ chuyên môn khác (bảo vệ, lái xe) 2. Đài Phát thanh ­ Truyền hình (PT­TH) Gia Lai: 2.1. Chức năng nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền  hình trên sóng phát thanh, truyền hình toàn tỉnh; tiếp phát lại các chương trình phát thanh, truyền  hình Quốc gia. 2.2. Cơ chế tài chính: Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ­CP ngày  25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ  chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, được quy định tại Nghị  định số 16/2015/NĐ­CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự  nghiệp công lập. 2.3. Các chương trình phát thanh, truyền hình: ­ Phát thanh: + Chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề, chương trình khoa giáo phổ biến kiến thức và  chương trình giải trí tiếng Việt, Jrai và Bahnar. + Thời lượng phát sóng chương trình tự sản xuất: 15 giờ 15 phút/ngày, chiếm tỷ lệ 87,6%. + Tiếp sóng chương trình thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam: 02 giờ 15 phút/ngày. ­ Truyền hình: + Nhóm chương trình thời sự chính trị; + Nhóm chương trình giải trí; + Nhóm chương trình khoa giáo; + Nhóm chương trình xã hội­ từ thiện. + Thời lượng phát sóng chương trình tự sản xuất: 11 giờ 12 phút/ngày, chiếm tỷ lệ 67,8% + Chương trình phim truyện, sân khấu, giải trí: 5 giờ 18 phút/ngày. + Tiếp sóng chương trình Đài Truyền hình Việt Nam: 45 phút/ngày. Ngoài ra, Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai còn có trang thông tin điện tử tổng hợp  (gialaitv.vn) tại địa chỉ: http://www.gialaitv.vn, có lượng truy cập thường xuyên tương đối lớn. 2.4. Nội dung thông tin chính: Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của  Đảng, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương.
  5. 2.5. Phạm vi phục vụ: Phục vụ trong toàn quốc (có đưa lên vệ tinh và truyền hình cáp Việt  Nam). Đặc biệt đến các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 2.6. Nguồn nhân lực: ­ Tổng số công chức, viên chức, người lao động: 126 người. Trong đó: 86 biên chế, 37 hợp đồng  dài hạn, 03 hợp đồng theo Nghị định 68). ­ Trình độ chuyên môn: 04 người có trình độ trên đại học, 95 có người trình độ đại học, 06  người có trình độ cao đẳng, 10 người có trình độ trung cấp, 11 người có trình độ sơ cấp, bồi  dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. 3. Tạp chí Văn nghệ Gia Lai: 3.1. Chức năng và nhiệm vụ: Là cơ quan ngôn luận của đội ngũ văn nghệ sĩ Gia Lai, trực thuộc Hội Văn học nghệ thuật Gia  Lai. Tạp chí có chức năng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phản ánh đời sống  văn hóa tinh thần của nhân dân bằng những tác phẩm văn học, nghệ thuật; nghiên cứu lý luận,  phê bình văn học nghệ thuật, qua đó cung cấp cho bạn đọc những thông tin có chất lượng tốt,  góp phần nâng cao đời sống tinh thần, định hướng thẩm mỹ cho công chúng và phát hiện, đào  tạo, bồi dưỡng lực lượng văn nghệ sĩ của tỉnh. 3.2. Cơ chế tài chính: Tạp chí hoạt động từ nguồn ngân sách được cấp hàng năm. Nguồn thu từ bán và quảng cáo trên  tạp chí là rất ít, không đáng kể. 3.3. Các loại ấn phẩm của tạp chí, kỳ xuất bản và số lượng bản/ năm: ­ Tên tạp chí: Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai ­ Khổ in: 16cm x24cm, số trang 120. ­ Xuất bản: 01 tháng/ kỳ (12 kỳ/ năm) ­ Số lượng xuất bản: 1.000 bản/ kỳ. 3.4. Nội dung thông tin chính: Đăng tải các sáng tác văn học nghệ thuật gồm các thể loại: văn xuôi (truyện ngắn, bút ký, ghi  chép, tùy bút); thơ; nhạc; hội họa; nhiếp ảnh; nghiên cứu lý luận phê bình văn học, văn hóa dân  tộc; giới thiệu các sáng tác văn học, nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội  của địa phương và trong nước; thông tin về các hoạt động văn học nghệ thuật của địa phương,  trong nước và cả thế giới; đăng tải các bài nghiên cứu, lý luận, phê bình nhằm định hướng sáng  tạo và thị hiếu thẩm mỹ. 3.5. Phạm vi phục vụ: Phục vụ hội viên, cộng tác viên, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.  (Tạp chí được phát hành đến tận tất cả các xã, phường trong toàn tỉnh)
  6. 3.6. Nguồn nhân lực: ­ Tổng số viên chức, nhân viên: 05 người. Bao gồm: 01 Lãnh đạo, 03 biên tập viên. ­ Trình độ chuyên môn: 01 người có trình độ thạc sỹ, 04 người có trình độ đại học. 4. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường: 4.1. Chức năng nhiệm vụ: Phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khoa học và công  nghệ. Đăng tải các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh. Đăng tải những  thành tựu khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển sản xuất đời sống. Phổ biến những mô  hình sản xuất giỏi, những điển hình tiên tiến cần nhân rộng trong toàn tỉnh. Phổ biến các quy  trình kỹ thuật về phát triển cây trồng, vật nuôi. Dự báo khí tượng thủy văn. Giới thiệu, quảng bá  những sản phẩm mới, công nghệ mới có khả năng áp dụng vào sản xuất. 4.2. Cơ chế tài chính: Ngân sách nhà nước cấp. 4.3. Các loại ấn phẩm của Tạp chí, kỳ xuất bản và số lượng bản/năm của từng ấn phẩm: ­ Tên tạp chí: Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường Gia Lai. ­ Khổ in: 19cm x 27cm, số trang: 52 trang ­ Xuất bản: 6 kỳ/ năm ­ Số lượng xuất bản: 1.000 bản/kỳ. 4.4. Nội dung thông tin chính: Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước  về khoa học và công nghệ; trao đổi, phổ biến kinh nghiệm quản lý và tổ chức hoạt động khoa  học và công nghệ; tuyên truyền các kết quả, thành tựu khoa học và công nghệ của tổ chức, cá  nhân trên địa bàn tỉnh; giới thiệu những kinh nghiệm quản lý, thành tựu khoa học và công nghệ  nổi bật của tỉnh, cả nước và thế giới; là diễn đàn của các nhà quản lý, nhà khoa học và công  nghệ về các vấn đề liên quan đến sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh. 4.5. Phạm vi phục vụ: Phục vụ trong toàn tỉnh. Đặc biệt đến các buôn làng vùng sâu, vùng xa,  vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 4.6. Nguồn nhân lực: ­ Tổng số viên chức, nhân viên: 05 người. Bao gồm: 01 trưởng ban, 04 thành viên. ­ Trình độ chuyên môn: 04 người có trình độ trên đại học, 01 người có trình đại học (03 thạc sỹ  và 01 kỹ sư). 4.7. Thời gian hoạt động:
  7. ­ Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép  hoạt động số 1699/GP­BTTTT ngày 17/10/2011 và giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực  trong 10 năm. ­ Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường hiện hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, sử  dụng con dấu của Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai nhiệm vụ nên việc dừng hoạt động  của Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường không ảnh hưởng đến việc hoạt động, nhân sự  của Tạp chí; ­ Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường làm thủ tục xin phép Bộ Thông tin và Truyền  thông kết thúc hoạt động trước tháng 01 năm 2020. III. SẮP XẾP CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2025: 1. Quan điểm, mục tiêu sắp xếp: ­ Sắp xếp hệ thống các cơ quan báo chí gắn với nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để  phát triển hệ thống báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, giúp các cơ quan báo chí hoạt động  hiệu quả, chất lượng, bảo đảm thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; phù hợp  theo quy hoạch toàn quốc. ­ Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng  yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới. 2. Mục tiêu cụ thể: ­ Đến năm 2020, tỉnh Gia Lai có 03 cơ quan báo chí gồm: Báo Gia Lai, Đài Phát thanh­ Truyền  hình Gia Lai, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. ­ Tập trung nâng cao chất lượng 02 cơ quan báo chí của tỉnh là Báo Gia Lai, Đài Phát thanh ­  Truyền hình Gia Lai. ­ Củng cố, xây dựng Báo Gia Lai trở thành tờ báo in, báo điện tử mạnh, chuyên nghiệp trên nền  tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ làm báo hiện đại, vận hành mô hình tòa soạn hội  tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. ­ Xây dựng Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai thành một đài phát triển ở khu vực Tây Nguyên,  trang bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức sản xuất  chương trình, kiểm duyệt thông tin, truyền dẫn ­ phát sóng; phát thanh, truyền hình trực tiếp các  sự kiện lớn của tỉnh. ­ Tiếp tục duy trì và phát triển về nội dung và hình thức của Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, phấn  đấu có tạp chí điện tử Văn nghệ Gia Lai. ­ Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường chấm dứt hoạt động trước tháng 01 năm 2020. 3. Định hướng, phương án sắp xếp và lộ trình thực hiện cụ thể như sau: 3.1. Đối với Báo Gia Lai:
  8. 3.1.1. Phương án sắp xếp: Tỉnh Gia Lai có 01 cơ quan báo in thuộc Đảng bộ cấp tỉnh là Báo Gia  Lai và có Báo Gia Lai điện tử hoạt động theo cơ chế trực thuộc Tòa soạn Báo Gia Lai. 3.1.2. Lộ trình thực hiện: ­ Báo Gia Lai: Từ năm 2020 đến năm 2025, trên cơ sở phương án tự chủ tài chính của Báo Gia  Lai, từng bước thực hiện tự chủ một phần tài chính trên cơ sở nhà nước thực hiện cơ chế đặt  hàng; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền  thiết yếu của tỉnh. ­ Báo Gia Lai điện tử: Từ năm 2020 đến năm 2025, nhà nước hỗ trợ đầu tư, phát triển đối với  Báo Gia Lai điện tử, từng bước thực hiện lộ trình tự chủ về tài chính theo lộ trình của Báo Gia  Lai. Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí thông qua việc đặt hàng phục vụ nhiệm vụ chính trị,  thông tin tuyên truyền thiết yếu, nhất là định hướng dư luận xã hội trước các sự kiện, vấn đề  quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối  ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài). 3.2. Đối với Tạp chí Văn nghệ Gia Lai: 3.2.1. Phương án sắp xếp: Tỉnh Gia Lai có 01 cơ quan tạp chí in thuộc Hội Văn học ­ Nghệ thuật tỉnh là Tạp chí Văn Nghệ  Gia Lai. 3.2.2. Lộ trình thực hiện: ­ Từ năm 2020 đến 2025, trên cơ sở phương án tự chủ tài chính của Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai,  từng bước thực hiện tự chủ một phần tài chính trên cơ sở nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng;  đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết  yếu của tỉnh. ­ Mục tiêu đến năm 2025: Phấn đấu có Tạp chí điện tử Văn nghệ Gia Lai; tạp chí điện tử phải  thể hiện đúng tính chất tạp chí, không được sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất  bản báo điện tử. 3.3. Đối với phát thanh, truyền hình: 3.3.1. Phương án sắp xếp: ­ Tỉnh Gia Lai có 01 đài phát thanh và truyền hình là Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai. ­ Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai thực hiện: 01 kênh phát thanh, 01 kênh truyền hình phục  vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. 3.3.2. Lộ trình thực hiện: ­ Đến năm 2020, Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính tự  đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ­CP và từng  bước được giao quyền tự chủ về tài chính, trên cơ sở nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng đối 
  9. với các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên  truyền thiết yếu. ­ Đến năm 2025, Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai đạt mục tiêu cụ thể về lộ trình tự chủ về  tài chính, trên cơ sở hoàn thiện cơ chế nhà nước hỗ trợ thông qua đặt hàng phục vụ nhiệm vụ  chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của tỉnh. 3.4. Việc cấp lại giấy phép đối với các cơ quan báo chí thực hiện như sau: Các cơ quan báo chí địa phương thuộc diện được sắp xếp, đổi tên (nếu có) có hồ sơ, thủ tục gửi  Bộ Thông tin và Truyền thông để cấp lại giấy phép, sửa đổi, bổ sung giấy phép để tiếp tục hoạt  động. Thủ tục hoàn thành chậm nhất đến ngày 30/6/2020. (Có Phụ lục nhiệm vụ thực hiện hàng năm của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh giai đoạn  2020­2025 kèm theo). IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Về thông tin, tuyên truyền: ­ Quán triệt quan điểm, chỉ đạo của Đảng đối với công tác báo chí và quy hoạch phát triển và  quản lý báo chí, tạo sự thống nhất cao trong triển khai thực hiện. ­ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin trên phương tiện báo in, báo  điện tử, hệ thống phát thanh­ truyền hình chính thống của tỉnh; Nâng cao chất lượng, độ lan tỏa  của thông tin, nhất là thông tin trên các báo, tạp chí điện tử nhằm định hướng dư luận trước sự  kiện, vấn đề quan trọng, nhạy cảm; nâng cao ý thức, khả năng tự bảo vệ của cán bộ, đảng viên,  nhân dân trước những thông tin sai trái, xấu, độc, thù địch, thông tin chưa được kiểm chứng trên  không gian mạng. 2. Về tổ chức bộ máy: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của các cơ quan báo chí địa phương; Xây dựng kế hoạch đào  tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành báo chí; Phát triển đội ngũ phóng viên,  biên tập viên của cơ quan báo chí, trong đó ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao,  thông thạo ngoại ngữ phục vụ cho nhu cầu và xu thế hội nhập, thông thạo các ngôn ngữ các dân  tộc thiểu số để nâng cao chất lượng phục vụ tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 3. Về nâng cao năng lực thực thi pháp luật: ­ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm của cơ quan, ấn phẩm báo chí, của  cá nhân người có trách nhiệm. Xử phạt, đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ  quan báo chí, ấn phẩm báo chí có sai phạm theo quy định. Rà soát, chấn chỉnh các hoạt động liên  kết, xuất bản ấn phẩm của cơ quan báo chí. Tăng cường công tác quản lý các trang thông tin  điện tử tổng hợp, mạng xã hội nhằm phát huy tác dụng của loại hình thông tin này trong công tác  tuyên truyền, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. ­ Chú trọng công tác phối hợp, nâng cao vai trò của Hội Nhà báo tỉnh trong công tác giám sát việc  tuân thủ pháp luật trong hoạt động báo chí, quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
  10. 4. Về tài chính: Các đơn vị từng bước thực hiện tự chủ một phần tài chính, tiến tới tự đảm bảo kinh phí hoạt  động thường xuyên theo lộ trình của Quyết định 362/QĐ­TTg ngày 03/04/2019 của Thủ tướng  Chính phủ. Tỉnh chỉ đầu tư, đảm bảo (đặt hàng) cho một số kênh, chuyên mục, chương trình  (đối với Đài Phát thanh ­ Truyền hình tỉnh) để phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên  truyền thiết yếu; các ấn phẩm, chuyên mục, chương trình phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính  trị cụ thể trong từng giai đoạn (Đối với Báo Gia Lai, Tạp chí Văn nghệ và báo điện tử, tạp chí  điện tử). ­ Tỉnh khuyến khích và có cơ chế, chính sách về tài chính đối các hoạt động liên kết, sản xuất  nội dung, chuyên mục, chương trình khoa học, phổ biến kiến thức, giải trí... chất lượng cao của  các cơ quan báo chí và Đài Phát thanh ­ Truyền hình tỉnh. 5. Về nguồn nhân lực: ­ Thực hiện nghiêm túc các quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và tiêu  chuẩn chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí về tuổi, trình độ, năng lực, kinh  nghiệm quản lý. ­ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý, kinh tế báo chí cho đối tượng lãnh  đạo cơ quan báo chí. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng báo chí. ­ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin trong các cơ quan nhà nước; tổ chức  bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, nhất là kiến thức, kỹ năng xử lý thông tin và sự cố thông tin. ­ Từng bước giao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy cho các cơ quan báo chí để bảo đảm nhiệm  vụ chính trị theo lộ trình thực hiện cơ chế đặt hàng, cấp kinh phí theo nhiệm vụ được giao. 6. Về khoa học, công nghệ: ­ Các cơ quan báo chí địa phương cần đầu tư, nâng cấp về khoa học công nghệ gắn với yêu cầu  hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ truyền thông tiên tiến và có cơ chế khuyến khích các cơ quan  báo chí tiếp cận công nghệ truyền thông tiên tiến. Đồng thời, đầu tư nghiên cứu, phát triển các  công cụ, giải pháp kỹ thuật để quản lý tốt báo chí điện tử, thông tin mạng. Tăng cường phối  hợp giữa các cơ quan, các chương trình, đề án, dự án bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng,  tăng diện bao phủ thông tin chính thống, đúng định hướng đồng thời ngăn chặn, hạn chế tác  động của thông tin độc hại, tiêu cực. 7. Về hợp tác trong nước, quốc tế, thông tin đối ngoại: Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan báo chí với cơ quan báo chí trong nước và khu vực; Đẩy  mạnh hoạt động thông tin đối ngoại nhằm trao đổi các tác phẩm báo chí đối với các cơ quan, tổ  chức báo chí trong nước và khu vực, tăng cường quảng bá hình ảnh đất và người Gia Lai đến  với bạn bè trong nước và quốc tế. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Sở Thông tin và Truyền thông:
  11. Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện quy hoạch; làm đầu mối,  phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí triển khai thực hiện  Quy hoạch. Xây dựng và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế, chính sách để hoạt động báo chí, phát  triển đúng pháp luật, đúng định hướng, góp phần tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương,  đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo người dân, đóng góp tích  cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế ­ xã hội, đảm bảo quốc phòng ­ an ninh của địa phương; Tổ  chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả tiến độ thực hiện. 2. Sở Nội vụ: Chủ trì, tham mưu, đề xuất về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật đối với các chức danh  lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định. 3. Sở Tài chính: Tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm cho việc triển khai thực  hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật. 4. Sở Khoa học và Công nghệ: Thực hiện nghiêm các nội dung Đề án, có kế hoạch cung cấp thông tin khoa học và công nghệ  cho các cơ quan báo chí địa phương và trung ương, tăng cường thông tin trên Trang thông tin điện  tử, các Cổng thông tin điện tử khởi nghiệp, Điểm kết nối cung cầu công nghệ, Điểm thông báo  hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục ngừng hoạt động đối với Tạp chí Khoa học công nghệ  và Môi trường trước tháng 01/2019 theo quy định tại Giấy phép hoạt động số 1699/GP­BTTTT  ngày 17/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 5. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý hoạt  động báo chí đối với hội viên theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; vận động hội viên tích  cực thực hiện đề án này. 6. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai: Tổ chức kiện toàn bộ máy hoạt động, nâng cao chất lượng các tác phẩm của Tạp chí Văn Nghệ  Gia Lai; Tiếp tục triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa, văn học, nghệ thuật và  các văn bản liên quan đến văn hóa, văn học, nghệ thuật cho cán bộ, hội viên; Tập trung tìm  kiếm, tập hợp các tài năng văn học, nghệ thuật; nâng cao chất lượng hoạt động các chi hội, câu  lạc bộ văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh, phát triển hội viên trẻ trong các trường học, đoàn  viên thanh niên, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng tài năng hoạt động lâu dài trong lĩnh vực văn học,  nghệ thuật của tỉnh; Thực hiện tốt các nguồn đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước theo quy định. Tích  cực tham mưu việc xây dựng và hoạt động Tạp chí điện tử Văn Nghệ Gia Lai. 7. Các cơ quan báo chí của tỉnh Gia Lai:
  12. Chủ động xây dựng kế hoạch xuất bản, phát sóng, đào tạo và sắp xếp tổ chức để thực hiện có  hiệu quả mục tiêu đề ra; Năm 2020 hoàn thành việc xây dựng lộ trình từng bước thực hiện tự  chủ về tài chính; đề xuất cụ thể phương án hỗ trợ của nhà nước thông qua cơ chế đặt hàng thực  hiện các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên địa bàn tỉnh./.   PHỤ LỤC LỘ TRÌNH NHIỆM VỤ THỰC HIỆN HÀNG NĂM CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TRÊN  ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NĂM 2020 ­ 2025 (Kèm theo Quyết định số 804/QĐ­UBND ngày 17/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai) THỜ CƠ QUAN  I  NHIỆM VỤ BÁO CHÍ GIAN Năm  ­ Thực hiện 01 kênh phát thanh, 01 kênh truyền hình phục vụ  2020 nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu: Thông tin, tuyên truyền chủ  trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,  của cấp ủy và chính quyền nhân dân tỉnh; Thông tin về tình hình  chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh của địa  phương và những vấn đề quan trọng của đất nước; Góp phần  nâng cao dân trí, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân  trong tỉnh. ­ Từng bước xây dựng Đài Phát thanh ­ Truyền hình Gia Lai thành  Đài Phát  một đài phát triển ở khu vực Tây Nguyên, trang bị kỹ thuật hiện  thanh ­  đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức sản xuất  Truyền hình  chương trình, kiểm duyệt thông tin, truyền dẫn ­ phát sóng; phát  Gia Lai thanh, truyền hình trực tiếp các sự kiện quan trọng của tỉnh. ­ Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động trang thông tin điện tử  tổng hợp: www.gialai.tv.vn. ­ Về cơ chế tài chính: Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính tự đảm  bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số  43/2006/NĐ­CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với  đơn vị sự nghiệp công lập. Báo Gia Lai ­ Xuất bản các ấn phẩm: Báo Gia Lai hàng ngày (12 trang nội  dung, xuất bản 04 kỳ/tuần), Báo Gia Lai cuối tuần (12 trang nội  dung, xuất bản 01 kỳ/tuần), Báo ảnh Gia Lai (04 trang nội dung,  xuất bản 01 kỳ/tuần). ­ Từng bước xây dựng Báo Gia Lai thành một tờ báo Đảng phát  triển ở khu vực Tây Nguyên.
  13. ­ Tiếp tục duy trì và phát triển Báo Gia Lai điện tử. ­ Cơ chế tài chính: Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị  định số 16/2015/NĐ­CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định  cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Tự chủ 3% kinh phí  (khoảng 800.000.000 đồng ) trong tổng chi phí dự kiến xuất bản  năm 2020 (30.932.000.000 đồng) ­ Xuất bản Tạp chí Văn nghệ Gia Lai: 12 kỳ xuất bản/năm; số  lượng xuất bản: 1.000 bản/kỳ.. ­ Nội dung thông tin: Đăng tải các sáng tác văn học nghệ thuật  gồm các thể loại: văn xuôi (truyện ngắn, bút ký, ghi chép, tùy bút);  thơ; nhạc; hội họa; nhiếp ảnh; nghiên cứu lý luận phê bình văn  học, văn hóa dân tộc; giới thiệu các sáng tác văn học, nghệ thuật  phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế xã hội của địa phương và  trong nước; thông tin về các hoạt động văn học nghệ thuật của địa  Tạp chí Văn  phương, trong nước và cả thế giới; đăng tải các bài nghiên cứu, lý  nghệ Gia Lai luận, phê bình nhằm định hướng sáng tạo và thị hiếu thẩm mỹ;  xây dựng một số chuyên mục mới. Tạp chí phát hiện thêm nhiều  tác giả trẻ cho phong trào văn học nghệ thuật của tỉnh thông qua  việc đăng tải các sáng tác mới. ­ Về cơ chế tài chính: Từng bước thực hiện tự chủ một phần tài  chính trên cơ sở nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng; đầu tư cơ sở  vật chất, trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin  tuyên truyền thiết yếu của tỉnh. ­ Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2020, riêng về tài chính: Khi Bộ  Thông tin và Truyền thông và các bộ ngành liên quan ban hành đầy  đủ các quy định và hướng dẫn về định mức kinh tế ­ kỹ thuật sản  Đài Phát  xuất chương trình phát thanh, chương trình, Đài Phát thanh ­  thanh ­  Truyền hình Gia Lai xây dựng cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn  Truyền hình vị sự nghiệp tự đảm bảo thường xuyên trên cơ sở nhà nước thực  Gia Lai hiện cơ chế đặt hàng đối với chương trình phát thanh, chương  trình truyền hình, tài liệu chuyên đề, phim truyện...phục vụ các  nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của địa  phương. Năm  ­ Xuất bản các ấn phẩm và Báo Gia Lai điện tử: tiếp tục thực hiện  2021 lộ trình năm 2020 ­ Cơ chế tài chính: Từng bước thực hiện tự chủ một phần tài  Báo Gia Lai chính trên cơ sở nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng; Đầu tư cơ  sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin  tuyên truyền thiết yếu của tỉnh; Tự chủ 3% kinh phí (khoảng  900.000.000 đồng) trong tổng chi phí dự kiến xuất bản năm 2021  (32.478.000.000 đồng) Tạp chí Văn  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2020 nghệ Gia Lai
  14. Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2021, riêng về tài chính: thực hiện  Đài Phát  cơ chế tự chủ về tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên trên cơ  thanh ­  sở nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng đối với các chương trình  Truyền hình phát thanh, chương trình truyền hình, tài liệu chuyên đề, phim  Gia Lai truyện...phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết  Năm  yếu của địa phương. 2022 Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2021; Tự chủ 3% kinh phí (khoảng  Báo Gia Lai 1.000.000.000 đồng) trong tổng chi phí dự kiến xuất bản năm 2022  (34.102.000.000 đồng) Tạp chí Văn  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2021 nghệ Gia Lai Đài Phát  thanh ­  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2022 Truyền hình  Gia Lai Năm  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2022; Tự chủ 3% kinh phí (khoảng  2023 Báo Gia Lai 1.100.000.000 đồng) trong tổng chi phí dự kiến xuất bản năm 2023  (35.807.000.000 đồng ) Tạp chí Văn Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2022 và xây dựng Đề án Tạp chí  nghệ Gia Lai điện tử Văn nghệ Gia Lai Đài Phát  thanh ­  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2023 Truyền hình  Gia Lai Năm  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2023; Tự chủ 3% kinh phí (khoảng  2024 Báo Gia Lai 1.200.000.000 đồng) trong tổng chi phí dự kiến xuất bản năm 2024  (37.590.000.000 đồng) Tạp chí Văn Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2020 đồng thời hoàn thiện và phát  nghệ Gia Lai triển hoạt động Tạp chí điện tử Văn nghệ Gia Lai. Đài Phát  thanh ­  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2024 Truyền hình  Gia Lai Năm  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2024; Tự chủ 3% kinh phí (khoảng  2025 Báo Gia Lai 1.300.000.000 đồng) trong tổng chi phí dự kiến xuất bản năm 2025  (39.465.000.000 đồng) Tạp chí Văn  Tiếp tục thực hiện lộ trình năm 2024. nghệ Gia Lai  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2