intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: An Lac Thuy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 10/2019/QĐ­UBND Bình Thuận, ngày 22 tháng 4 năm 2019   QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN  THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;  Căn cứ Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ­CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số  điều của Luật ATTP; Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ­CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số  quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y  tế; Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT­BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công thương Quy định về quản lý   an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương; Căn cứ Thông tư số 38/2018/TT­BNNPTNT ngày 25/12/2018 Quy định việc thẩm định, chứng  nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực  phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số  17/2018/TT­BNNPTNT ngày 31/10/2018 Quy định phương thức quản lý an toàn thực phẩm đối  với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở  đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 914/TTr­SYT ngày 20/3/2019 về việc đề nghị  ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn  tỉnh Bình Thuận, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban bành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về  an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 02/5/2019 và bãi bỏ Quyết định số 28/2017/QĐ­ UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý  nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát  triển nông thôn, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ  tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức,  cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN  CHỦ TỊCH
  2. Nguyễn Ngọc Hai   QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA  BÀN TỈNH BÌNH THUẬN (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2019/QĐ­UBND ngày 22/4/2019 của UBND tỉnh Bình   Thuận) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG  Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh  Bình Thuận. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, các tổ chức,  cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Nguyên tắc phân công và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm thực hiện theo Điều 3 Luật An toàn thực phẩm số  55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. 2. Nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phối hợp trong việc  thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm theo Điều 36, Điều 41 Nghị định số  15/2018/NĐ­CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật  An toàn thực phẩm và Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT­ BYTBNNPTNT­BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế ­ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ­  Bộ Công thương về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn  thực phẩm. Chương II PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN  THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Điều 4. Đối với lĩnh vực quản lý thuộc ngành Y tế 1. Trách nhiệm của Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm Kiểm soát  bệnh tật: a) Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước  về an toàn thực phẩm trên địa bàn, bao gồm: ­ Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng  hợp báo cáo của các sở quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện để báo cáo cho Ủy  ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Y tế theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và năm;
  3. ­ Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển,  xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm  quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này; ­ Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp của  quản lý thuộc ngành Y tế; ­ Chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối  với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác  khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực  phẩm tỉnh và của Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến  thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn có nguy cơ  gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận  thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của các Sở chuyên ngành; ­ Tổ chức hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; giải quyết  khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền. b) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị tiếp nhận, thực hiện kiểm nghiệm các mẫu bệnh  phẩm, thực phẩm để tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ  chuyên môn khác về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao; cử viên chức tham  gia công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Sở Y tế  hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. c) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan trực tiếp giúp Sở Y tế thực hiện chức năng  quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt  động công tác an toàn thực phẩm theo thẩm quyền được quy định tại Quyết định số 2046/QĐ­ UBND ngày 28/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định chức  năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế và mối quan hệ công tác của Chi cục an  toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm: ­ Thủ tục công bố sản phẩm và tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm: + Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối  với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh  dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. + Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm thực phẩm quy định tại Điều 4, Nghị định số  15/2018/NĐ­CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm được  quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này. ­ Quản lý các cơ sở thực phẩm, bao gồm: + Các bếp ăn tập thể công ty, nhà máy, xí nghiệp, bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, cụm  công nghiệp trên địa bàn tỉnh; + Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh  nghiệp; + Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng  liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bổ sung, thực  phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng  cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực  phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ  Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở quản lý theo quy  định (Ngoại trừ các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn 
  4. thực phẩm theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 15/2018/NĐ­CP ngày 02/02/2018 của Chính  phủ). Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc quản lý của ngành Y tế, bao gồm: Sản  phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng  cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Tổ chức điều tra ngộ độc thực phẩm theo phân cấp quản lý hoặc hỗ trợ tuyến dưới điều tra ngộ  độc thực phẩm khi cần thiết. ­ Tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn cho Cục An toàn thực phẩm, Sở Y  tế theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất. ­ Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử lý vi phạm đối với nhóm cơ sở quản  lý và phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo đề xuất của các cơ quan có liên  quan. ­ Thực hiện các hoạt động chuyên môn khác theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của huyện, thị xã,  thành phố. b) Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn  thực phẩm. c) Quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ  kinh doanh và các bếp ăn tập thể trong trường học, căn tin trường học, căn tin, bếp ăn tập thể  bệnh viện trên địa bàn. Quản lý an toàn thực phẩm tại Lễ, hội, hội chợ trên địa bàn. d) Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở quản lý theo quy  định (Ngoại trừ các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn  thực phẩm theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 15/2018/NĐ­ CP ngày 02/02/2018 của Chính  phủ). đ) Tổng hợp báo cáo tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên  ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc đột  xuất. e) Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo  phân cấp quản lý như tại Điểm c, Khoản 2, Điều 4 Quy định này. 3. Trách nhiệm của Phòng Y tế và Trung tâm Y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố: a) Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị  có liên quan ở địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế  hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát; tham mưu  tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; tham mưu Ủy ban  nhân dân huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn  thực phẩm; chủ trì lập kế hoạch và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản  xuất, kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý như tại Điểm c, Khoản 2, Điều 4 Quy định  này; đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố ban hành quyết định xử lý các hành vi  vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định và theo dõi việc thực hiện các quyết định  xử phạt. b) Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp tham mưu, xây dựng kế  hoạch về an toàn thực phẩm trên địa bàn, phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống  kê, báo cáo công tác an toàn thực phẩm; tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, phổ 
  5. biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cho cán bộ tuyến dưới và cộng đồng; tổ  chức điều tra ngộ độc thực phẩm theo phân cấp quản lý hoặc hỗ trợ tuyến dưới điều tra ngộ  độc thực phẩm khi cần thiết; tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cấp Giấy  chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các đối tượng theo quy định tại Điểm d, Khoản  2, Điều 4. Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở quản lý không  thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thành phố,  thị xã về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn: a)Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn. b) Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực  phẩm. c) Quản lý các hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố; các cơ sở không thuộc diện tỉnh,  huyện quản lý và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác không có Giấy chứng nhận đăng ký  kinh doanh. Hướng dẫn, tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở quản  lý. d) Tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn cho UBND cấp huyện, Phòng Y tế  cấp huyện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1năm hoặc đột xuất. đ) Chỉ đạo Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan thực hiện công tác an toàn  thực phẩm trên địa bàn; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện các quy  định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cộng đồng. Thực hiện công tác kiểm tra an toàn  thực phẩm đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của tuyến xã. Điều 5. Đối với lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc  thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn: a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về  quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; cơ quan đầu mối tham mưu, tổng  hợp là Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản Bình Thuận. b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên  địa bàn. c) Chỉ đạo các Chi cục trực thuộc Sở thực hiện quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh  doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, gồm: ­ Cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Khoản 1  Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ­CP của Chính phủ. ­ Cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. ­ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống  phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm  ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm  (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. d) Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, phối hợp đơn vị y tế điều tra nguyên nhân; cung cấp đầy đủ  hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và chủ trì trong việc  truy xuất nguồn gốc; xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Xây 
  6. dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, cơ  sở dữ liệu về công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. đ) Chỉ đạo các Chi cục trực thuộc Sở có liên quan: ­ Tổ chức thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp giấy xác nhận kiến thức  an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, tàu cá có chiều dài lớn  nhất từ 15 mét trở lên. ­ Tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, kiểm tra và xử lý vi phạm cam  kết đối với các cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư  nhưng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; tàu cá có chiều dài lớn nhất  từ 12 mét trở lên đến dưới 15 mét. e) Hướng dẫn các cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện  việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP do Chính phủ, Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. g) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan thực hiện nhiệm  vụ quản lý ATTP cấp huyện, cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra, quản lý ATTP nông lâm  thủy sản. h) Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ điều kiện  và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; các cơ sở sản  xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không chấp hành nội dung cam kết sản xuất, kinh doanh  thực phẩm an toàn thuộc phạm vi quản lý. i) Phúc kiểm việc thực hiện nhiệm vụ an toàn thực phẩm của các Chi cục chuyên ngành thuộc  Sở và các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp  huyện. k) Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, thẩm định, xếp loại các cơ  sở và các hoạt động quản lý ATTP khác thuộc phạm vi phân công quản lý. l) Hàng năm có trách nhiệm lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện công tác quản lý, kiểm  tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phân công, phân cấp theo Quy định này. m) Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và  Ủy ban nhân dân tỉnh theo chế độ báo cáo hiện hành. n) Giao Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Bình Thuận: ­ Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Phụ lục II ban hành  kèm theo Quy định này. ­ Kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. o) Thực hiện các hoạt động chuyên môn khác theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn  thực phẩm nông lâm thủy sản trên phạm vi địa bàn: a) Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân  tỉnh về an toàn thực phẩm. Cơ quan đầu mối tham mưu, tổng hợp là Phòng Kinh tế (đối với thị xã, thành phố), Phòng Kinh tế ­ Tài chính (huyện Phú Quý), Phòng  Nông nghiệp và PTNT (các huyện).
  7. b) Thực hiện quản lý an toàn thực phẩm, kiểm tra thực hiện sau cam kết sản xuất, kinh doanh  thực phẩm an toàn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (trừ các  cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư) nêu tại Điểm a,  b, c, d, đ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ­CP của Chính phủ; tàu cá có chiều dài lớn  nhất dưới 12 mét. c) Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn thực phẩm nông lâm  thủy sản theo phân công, phân cấp quản lý. d) Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện tổ chức tuyên tuyền, ký cam kết sản xuất kinh doanh thực  phẩm an toàn, phối hợp phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra thực hiện sau cam kết đối với  các cơ sở nêu tại điểm b khoản 2 Điều 5 Quy định này. đ) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra, thẩm định việc tuân  thủ các quy định về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với các cơ sở trên địa bàn cấp  huyện. e) Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất, kinh  doanh nông lâm thủy sản không chấp hành nội dung cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an  toàn; cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản vi phạm an toàn thực phẩm. g) Tổ chức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên  địa bàn quản lý; đồng thời gửi kết quả rà soát về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để  tổng hợp, theo dõi chung. Thực hiện định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu. h) Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên  truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm cho cán bộ cấp xã và các cơ sở trên  địa bàn; lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, cam kết, kiểm tra sau  cam kết và các hoạt động quản lý ATTP khác thuộc phạm vi phân công quản lý. i) Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, phối hợp đơn vị y tế điều tra nguyên nhân; cung cấp đầy đủ  hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và chủ trì trong việc  truy xuất nguồn gốc; xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc phân công quản lý. k) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa  bàn huyện định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất về Sở Nông nghiệp và  Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản). 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,  thành phố về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên phạm vi địa bàn: a) Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ủy ban nhân dân cấp  trên về an toàn thực phẩm. b) Hướng dẫn, thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phầm an toàn đối với các cơ sở  không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu tại Điểm b  Khoản 2 Điều 5 Quy định này. Đồng thời gửi kết quả ký cam kết cho UBND cấp huyện (qua  Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế ­ Tài chính) để tổng hợp báo  cáo và lập kế hoạch kiểm tra. c) Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, cam kết và các hoạt động  quản lý an toàn thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý. d) Báo cáo tình hình chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn cho phòng Nông nghiệp và  PTNT, phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế ­ Tài chính cấp huyện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6  tháng, 01 năm hoặc đột xuất.
  8. Điều 6. Đối với lĩnh vực Công thương 1. Trách nhiệm của Sở Công thương: Sở Công thương chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà  nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn: a) Quản lý an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ  sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình kinh doanh khác; Các sản phẩm thực phẩm  được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định này. b) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với  các đối tượng thuộc ngành công thương quản lý, cụ thể: + Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; + Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc ngành công thương quản lý (là cơ sở do  cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy  chứng nhận đầu tư theo quy định Pháp luật); + Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; + Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực  ngành công thương. c) Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng liên quan tổ chức thực hiện công tác thông  tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực  ngành Công thương. d) Tổ chức thanh tra, hậu kiểm việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm  thuộc lĩnh vực ngành công thương. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước  về an toàn thực phẩm đối với cấp huyện theo nhiệm vụ được phân công. đ) Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, phối hợp đơn vị y tế điều tra nguyên nhân; cung cấp đầy đủ  hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và chủ trì trong việc  truy xuất nguồn gốc; xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. e) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện  an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký  doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm: + Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm và cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một  địa điểm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 của  Thông tư số 43/2018/TT­BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương, cụ thể: ­ Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/ năm; ­ Bia: Dưới 50 triệu lít sản phẩm/ năm; ­ Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/ năm; ­ Sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/ năm; ­ Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/ năm; ­ Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/ năm; ­ Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/ năm;
  9. + Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên  địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi  có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật; + Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10  Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ­CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản  xuất nhỏ hơn các cơ sở quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 43/2018/TT­BCT  ngày 15/11/2018 của Bộ Công thương; g) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực  phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc Sở Công thương  quản lý được quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này. h) Định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo tình hình về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý  của ngành Công thương theo quy định. k) Cơ quan đầu mối tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm thực phẩm theo quy định tại  Phụ lục III ban hành kèm theo Quy định này. l) Tổ chức liên kết, kết nối tiêu thụ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và thực  hiện quảng bá sản phẩm an toàn. 2. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường: Cục Quản lý thị trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý an toàn thực  phẩm theo nhiệm vụ, gồm: a) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ  biến kiến thức pháp luật và công tác kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. b) Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất về kết quả triển khai thực  hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ được phân công, phân cấp, gửi về Sở Y  tế để tổng hợp báo cáo theo quy định. 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản  lý an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ, gồm: a) Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố  phân công, phân cấp và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý an toàn  thực phẩm đối với các cơ sở được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6 của Quy định này. b) Phối hợp với Sở Công thương trong công tác thẩm định để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ  điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định  tại điểm g Khoản 1 Điều 6 của Quy định này. c) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện  an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực ngành công  thương quản lý. d) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực  phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành công  thương quản lý trên địa bàn được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6. đ) Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên  truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở thực phẩm trên địa  bàn.
  10. e) Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, phối hợp đơn vị y tế điều tra nguyên nhân; cung cấp đầy đủ  hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và chủ trì trong việc  truy xuất nguồn gốc; xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. g) Tổ chức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Công  Thương trên địa bàn quản lý; đồng thời gửi kết quả rà soát về Sở Công Thương để tổng hợp,  theo dõi chung (Thực hiện định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu). h) Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở  sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý. k) Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất về kết quả thực hiện công tác quản lý  an toàn thực phẩm trên địa bàn, gửi về Sở Công Thương tổng hợp báo cáo theo quy định. Điều 7. Trách nhiệm của các Sở, Ngành liên quan 1. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu  cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức bộ máy và biên chế thực hiện công tác quản lý nhà nước an  toàn thực phẩm theo đúng quy định; hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, chế độ phụ cấp  ưu đãi theo nghề (nếu có) cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác an toàn thực phẩm theo  quy định hiện hành. 2. Công an tỉnh: a) Chủ động phát hiện, điều tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. b) Phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn thực phẩm. Kiểm  soát, ngăn chặn việc vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc trên địa  bàn. 3. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp các Sở, ngành liên quan, rà soát các quy định thực hiện việc chứng nhận, công bố hợp  chuẩn, hợp quy và các quy định liên quan đến đo lường, chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản  phẩm thực phẩm; khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong lĩnh vực an toàn  thực phẩm. 4. Sở Thông tin và Truyền thông: a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương, Ủy ban  nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình  truyền thông quốc gia về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. b) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp từ tỉnh đến địa  phương; các đội thông tin lưu động, hệ thống truyền thanh ở địa phương dành thời lượng thích  đáng, phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực  phẩm cho nhân dân. c) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện quảng cáo thực phẩm theo Luật Quảng cáo, Điều  43 của Luật An toàn thực phẩm về Quảng cáo thực phẩm và các văn bản hiện hành về xác nhận  nội dung quảng cáo thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công  Thương. Phối hợp các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố kiểm tra  giám sát việc chấp hành quy định về nội dung quảng cáo các sản phẩm thực phẩm đúng quy  định pháp luật. 5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
  11. a) Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình nhà hàng trong khách sạn, resort. b) Phối hợp với ngành y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) thanh tra, kiểm tra an toàn thực  phẩm đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực quản lý. c) Tuyên truyền, phổ biến các thông điệp an toàn thực phẩm tại các lễ hội, các cơ sở lưu trú du  lịch và các khu, điểm du lịch có dịch vụ ăn uống. 6. Sở Giáo dục và Đào tạo: a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục có dịch vụ ăn uống bảo đảm đủ điều kiện an toàn thực phẩm.  Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định cung ứng dịch vụ ăn uống cho  các cơ sở giáo dục. Triển khai các mô hình điểm bếp ăn bảo đảm an toàn thực phẩm ở các  trường học, cơ sở giáo dục. b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về an toàn thực phẩm trong trường học, huy động  giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh tham gia tích cực vào công tác bảo đảm an toàn thực  phẩm tại trường học. c) Quản lý an toàn thực phẩm các bếp ăn tập thể trường học. Phối hợp với ngành y tế (Phòng Y  tế, Trung tâm Y tế) thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các các bếp ăn tập thể trường  học. 7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn triển khai và cân đối đảm bảo kinh phí cho các hoạt động  trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; huy động các nguồn tài trợ, xã hội hóa của các tổ chức, cá  nhân đầu tư vào lĩnh vực an toàn thực phẩm của tỉnh. 8. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách và trên cơ sở đề nghị của các Sở, ban ngành, địa phương,  tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn  tỉnh theo phân cấp quản lý; hướng dẫn việc quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo  quy định tài chính hiện hành. 9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận: ­ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan truyền thông chỉ đạo các Đài  phát thanh các cấp huyện, cấp xã đưa thông tin về an toàn thực phẩm thành nội dung thường  xuyên của chương trình phát sóng. Dành thời lượng phát sóng các chương trình về bảo đảm an  toàn thực phẩm, các chuyên mục cố định, chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm. ­ Báo Bình Thuận tăng cường đưa tin bài ảnh, phóng sự về thực trạng tình hình an toàn thực  phẩm trên địa bàn, tuyên truyền phổ biến kiến thức, các quy định pháp luật về an toàn thực  phẩm. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện chức năng quản lý về môi trường, tài nguyên nước theo nhiệm vụ được phân công.  Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm trong việc giám sát tiêu  hủy sản phẩm thực phẩm. 11. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh: Đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các quy định về ATTP. Phối hợp thực hiện các hoạt động  bảo đảm ATTP tại các khu công nghiệp. 12. Các Sở, ngành cấp tỉnh:
  12. ­ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho cán bộ nhân viên, hội viên và gia đình,  nhân dân tham gia học tập, tìm hiểu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và gương mẫu  thực hiện Luật An toàn thực phẩm. ­ Chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong các đơn vị  trực thuộc. ­ Giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh  hàng thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm để có biện pháp xử lý kịp  thời. 13. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh: ­ Triển khai công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm đến các  tầng lớp nhân dân, đồng thời vận động nhân dân tham gia chấp hành các chính sách pháp luật có  liên quan về an toàn thực phẩm, phát động các phong trào bảo đảm an toàn thực phẩm gắn với  Cuộc vận động “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, nhằm thúc đẩy hình thành sản xuất,  chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng. ­ Thường xuyên phát động phong trào phụ nữ toàn tỉnh tham gia vào công tác bảo đảm an toàn  thực phẩm. Phối hợp các sở, ngành chức năng tổ chức các chương trình tập huấn, thông tin,  truyền thông về an toàn thực phẩm cho phụ nữ, đặc biệt là những người làm nội trợ, chị em  kinh doanh, sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ lẻ. ­ Phát động các phong trào sáng kiến, việc làm tốt về bảo đảm an toàn thực phẩm, tích cực đấu  tranh với các hành vi mất an toàn thực phẩm trong cộng đồng, làng xã. Phối hợp tổ chức hoạt  động tập huấn, hướng dẫn cho các hội viên về sản xuất thực phẩm an toàn, phương pháp chế  biến, bảo quản khoa học, sử dụng đúng cách các hóa chất bảo vệ thực vật và an toàn thức ăn  chăn nuôi, phân bón. Phối hợp các ban, ngành phổ biến, hướng dẫn giải pháp kỹ thuật tiên tiến  bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm. Chương III KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Quy định khen thưởng Các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm  thì được khen thưởng theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng. Điều 9. Xử lý vi phạm Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền  hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân hoặc bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về  an toàn thực phẩm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách  nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 10. Tổ chức thực hiện 1. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu và các quy định trong văn bản này được thay thế hoặc sửa  đổi bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung đó. 2. Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở  Công Thương tổ chức phổ biến, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung Quy  định này. 3. Các Sở, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân  các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để triển khai thực hiện các nội dung tại  Quy định này.
  13. 4. Hàng năm các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan,  đơn vị liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý nhà  nước về an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý gửi về Sở Y tế để tổng hợp theo quy  định. 5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu tổ chức, cá nhân kịp thời  phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý./.   PHỤ LỤC I DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC  THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH Y TẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2019/QĐ­UBND ngày 22 /4/2019 của Ủy ban nhân dân   tỉnh) TT Tên sản phẩm/ nhóm Ghi chú sản phẩm 1 Nước uống đóng chai, Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản  Nước khoáng thiên  phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của  nhiên, đá thực phẩm  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nước đá dùng liền và  nước đá dùng để chế  biến thực phẩm) 2 Thực phẩm chức năng   3 Các vi chất bổ sung    vào thực phẩm 4 Phụ gia, hương liệu,    chất hỗ trợ chế biến  thực phẩm 5 Dụng cụ, vật liệu bao Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng  gói, chứa đựng thực  tiếp xúc trực tiếp thực phẩm thuộc thẩm quyền  phẩm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn và Bộ Công thương được sản xuất trong cùng  một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực  phẩm của cơ sở đó 6 Các sản phẩm khác    không được quy định  tại danh mục của Bộ  Công Thương và Bộ  Nông nghiệp và Phát  triển nông thôn   PHỤ LỤC II DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC  THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2019/QĐ­UBND ngày 22/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh) TT Tên sản phẩm/ nhóm sản phẩm Ghi chú
  14. I Ngũ cốc   1 Ngũ cốc   2 Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (xay xát, cắt, tách vỏ, tách cám,  Trừ các  dạng mảnh, nảy mầm, xử lý nhiệt,…) sản phẩm  dạng bột,  tinh bột và  chế biến  từ bột,  tinh bột. II Thịt và các sản phẩm từ thịt   1 Thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh (nguyên con, pha    lọc, cắt lát, mảnh, xay, viên,…) 2 Phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm (nội tạng, xương,    chân, cổ, cánh, mỡ, máu,…) 3 Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia  Trừ thực  cầm (khô, hun khói, đồ hộp, xử lý nhiệt, ướp muối, collagen,  phẩm  gelatin…) chức năng  do Bộ Y  tế quản lý 4 Sản phẩm phối chế có chứa thịt (giò, chả, nem, lạp sườn,  Trừ sản  salami, xúc xích, Jăm bông, Pa tê, thịt bao bột, tẩm bột, tẩm  phẩm  bột, ngâm dầu, súp, nước ép, nước chiết,…) dạng bánh  do Bộ  Công  Thương  quản lý. III Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng    cư) 1 Thủy sản sống, tươi, ướp đá, bảo quản lạnh (dạng nguyên    con, sơ chế, fillet, xay, viên, cắt lát, bóc vỏ, cán mỏng,…) 2 Phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (da, vây, bóng, mỡ,    gan, trứng,… của các loài thủy sản) 3 Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản  Trừ thực  dùng làm thực phẩm (lên men, dạng mắm, gia nhiệt, xông khói,  phẩm  khô, ướp muối, ngâm nước muối, bao bột, ngâm dầu, dịch  chức năng  chiết, nước ép, gelatin, collagen… kể cả có sử dụng hóa chất,  do Bộ Y  phụ gia, chất hỗ trợ chế biến) tế quản lý 4 Mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa  Trừ thực  tinh chế dùng làm thực phẩm phẩm  chức năng,  dược  phẩm có  nguồn gốc  từ thủy  sản do Bộ  Y tế quản 
  15. lý. 5 Sản phẩm thủy sản phối trộn với bột, tinh bột, bao bột, sữa  Trừ sản  chế biến, dầu thực vật (bao gồm cả phồng tôm, cá, mực,…) phẩm  dạng bánh  do Bộ  Công  Thương  quản lý. 6 Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo  Trừ thực  dùng làm thực phẩm phẩm  chức năng  có nguồn  gốc từ  rong, tảo  do Bộ Y  tế quản lý. IV Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ, quả   1 Rau, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt, tách  Trừ các  múi, xay,…) loại rau,  củ, quả,  hạt làm  giống 2 Rau, củ, quả chế biến (lên men, làm khô, xử lý nhiệt, dạng bột,  Trừ các  đóng hộp, tẩm bột, ngâm dấm, ngâm dầu, ngâm đường, bao  sản phẩm  bột, dịch chiết, nước ép,...) dạng  bánh, mứt,  kẹo, ô mai  và nước  giải khát  do Bộ  Công  thương  quản lý. V Trứng và các sản phẩm từ trứng   1 Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư   2 Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã sơ chế, chế biến (bóc    vỏ, đóng bánh, đông lạnh, nghiền bột, xử lý nhiệt, muối, ngâm  ướp thảo dược,…) 3 Các loại thực phẩm phối chế có chứa trứng, bột trứng Trừ bánh  kẹo có  thành  phần là  trứng, bột  trứng do  Bộ Công  thương  quản lý.
  16. VI Sữa tươi nguyên liệu   VII Mật ong và các sản phẩm từ mật ong   1 Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng   2 Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có lẫn hoặc không có mật ong   3 Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong  Trừ bánh,  chúa mứt, kẹo,  đồ uống  có mật  ong làm  nước giải  khát do Bộ  Công  thương  quản lý.  Trừ thực  phẩm  chức năng,  dược  phẩm do  Bộ Y tế  quản lý. VIII Thực phẩm biến đổi gen   IX Muối   1 Muối biển, muối mỏ   2 Muối tinh chế, chế biến, phối trộn với các thành phần khác   X Gia vị   1 Gia vị đơn chất, hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực  Trừ gia vị  vật (bột hương liệu từ thịt, xương, dạng bột, dịch chiết, mù  đi kèm sản  tạt,…) phẩm chế  biến từ  bột, tinh  bột (mì ăn  liền, cháo  ăn liền,…)  do Bộ  Công  thương  quản lý 2 Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt   3 Tương, nước chấm   4 Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô,    xay hoặc nghiền XI Đường   1 Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về    mặt hoá học, ở thể rắn
  17. 2 Đường khác (kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và    fructoza, tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn; xirô đường  chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo  đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen) 3 Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường   XII Chè   1 Chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha hương liệu Trừ sản  phẩm đã  pha dạng  nước giải  khát; bánh,  mứt, kẹo  có chứa  chè do Bộ  Công  thương  quản lý. 2 Các sản phẩm trà từ thực vật khác Trừ sản  phẩm đã  pha dạng  nước giải  khát, do  Bộ Công  thương  quản lý. XIII Cà phê   1 Cà phê hạt tươi, khô, chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô    đặc từ cà phê 2 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca­phê­in;  Trừ sản  vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà  phẩm đã  phê theo tỷ lệ nào đó; dạng bột chiết có hoặc không có đường,  pha dạng  sữa, kem để pha uống liền, các sản phẩm chế biến có chứa cà  nước giải  phê khát; bánh  kẹo, mứt  có chứa cà  phê do Bộ  Công  thương  quản lý. XIV Ca cao   1 Hạt ca cao tươi, khô, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã    rang; Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác; Bột ca  cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo, Bơ ca cao, mỡ và dầu ca  cao; Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác 2 Các chế phẩm từ ca cao dạng bột đã rang xay, không rang xay,  Trừ sản  dạng đặc, lỏng, bột uống liền có hoặc không có đường, sữa,  phẩm  kem, chế phẩm khác có chứa ca cao uống dạng 
  18. nước giải  khát; bánh  kẹo, mứt  có chứa ca  cao do Bộ  Công  thương  quản lý. XV Hạt tiêu   1 Hạt tiêu (chi Piper) khô, tươi, hạt tiêu xay, nghiền   2 Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô,    xay hoặc nghiền XVI Điều   1 Hạt điều   2 Các sản phẩm chế biến từ hạt điều Trừ bánh,  mứt, kẹo  có chứa  hạt điều  do Bộ  Công  Thương  quản lý. XVII Nông sản thực phẩm khác   1 Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa    chế biến 2 Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm  Trừ đối  khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc  tượng  nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá,  được sử  thân, hoa ăn được của một số loại cây,…) dụng là  dược liệu,  thực phẩm  chức năng  do Bộ Y  tế quản lý 3 Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến Trừ đối  tượng  được sử  dụng là  dược liệu,  thực phẩm  chức năng  do Bộ Y  tế quản lý. 4 Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu    chấu, dế, nhộng tằm, …) XVIII Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá  
  19. trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh  vực được phân công quản lý XIX Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc    phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn.   PHỤ LỤC III DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC  THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2019/QĐ­UBND ngày 22/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh) TT Tên sản phẩm/nhóm sản  Ghi chú phẩm I Bia   1 Bia hơi   2 Bia chai   3 Bia lon   II Rượu, cồn và đồ uống có  Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ  cồn Y tế quản lý 1 Rượu vang   1.1 Rượu vang không có gas   1.2 Rượu vang có gas (vang nổ)   2 Rượu trái cây   3 Rượu mùi   4 Rượu cao độ   5 Rượu trắng, rượu vodka   6 Đồ uống có cồn khác   III Nước giải khát Không bao gồm nước khoáng, nước tinh  khiết do Bộ Y tế quản lý 1 Đồ uống đóng hộp, bao gồm    nước ép rau, quả 2 Nước giải khát cần pha loãng    trước khi dùng 3 Nước giải khát dùng ngay Không bao gồm nước khoáng, nước tinh  khiết do Bộ Y tế quản lý IV Sữa chế biến Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi  chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do  Bộ Y tế quản lý 1 Sữa dạng lỏng (bao gồm sữa    dạng lỏng được bổ sung  hương liệu hoặc các phụ gia  thực phẩm khác) 1.1 Các sản phẩm được thanh   
  20. trùng bằng phương pháp  Pasteur 1.2 Các sản phẩm được tiệt trùng    bằng phương pháp UHT hoặc  các phương pháp tiệt trùng  bằng nhiệt độ cao khác 2 Sữa lên men   2.1 Dạng lỏng   2.2 Dạng đặc   3 Sữa dạng bột   4 Sữa đặc   4.1 Có bổ sung đường   4.2 Không bổ sung đường   5 Kem sữa   5.1 Được tiệt trùng bằng phương    pháp Pasteur 5.2 Được tiệt trùng bằng phương    pháp UHT 6 Sữa đậu nành   7 Các sản phẩm khác từ sữa   7.1 Bơ   7.2 Pho mát   7.3 Các sản phẩm khác từ sữa chế   biến V Dầu thực vật Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi  chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do  Bộ Y tế quản lý 1 Dầu hạt vừng (mè)   2 Dầu cám gạo   3 Dầu đậu tương   4 Dầu lạc   5 Dầu ô liu   6 Dầu cọ   7 Dậu hạt hướng dương   8 Dầu cây rum   9 Dầu hạt bông   10 Dầu dừa   11 Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba­   ba­su 12 Dầu hạt cải hoặc dầu mù tạt   13 Dầu hạt lanh  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2