intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 1110/QĐ-UBND 2013

Chia sẻ: Bb Vcxvcsdv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 1110/QĐ-UBND ban hành kế hoạch tổng thể triển khai chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 1110/QĐ-UBND 2013

  1. Quyết định số 1110/QĐ-UBND 2013
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TỈNH THỪA THIÊN NAM HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 1110/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 6 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”;
  3. Căn cứ Quyết định số 2320/QĐ-BTP ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 83/TTr-STP ngày 26 tháng 4 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Tư pháp, Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Đoàn Luật sư tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
  4. Ngô Hòa KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1110/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích 1.1. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
  5. Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. 1.2. Xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện Chiến lược, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các giải pháp của Chiến lược. 2. Yêu cầu 2.1. Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời những nội dung đã được quy định trong Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. 2.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đến năm 2020 bảo đảm về số lượng, chất lượng, vững vàng về bản chất chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 2.3. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên cơ sở thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý nhà nước kết hợp với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư, đề cao trách nhiệm của luật sư cũng như đảm bảo cơ chế để các luật sư thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề.
  6. 2.4. Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư; 2.5. Đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Tư pháp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. Giai đoạn 2013 - 2015 1.1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế và các chính sách về luật sư và hành nghề luật sư a) Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Luật sư. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. b) Rà soát các quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật có liên quan về vị trí, vai trò của luật sư, tổ chức và hoạt động của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp,
  7. đặc biệt là cải cách mô hình cơ quan tố tụng, quy trình tố tụng; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng có liên quan đến quy trình, thủ tục tham gia tố tụng, vị trí, vai trò, hoạt động hành nghề của luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. c) Xây dựng Đề án thu hút các luật sư có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức để tạo nguồn tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp và các vị trí khác trong cơ quan nhà nước. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh, Sở Nội vụ, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. 1.2. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội
  8. a) Nghiên cứu, xây dựng Hệ tiêu chí đánh giá, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ (Ban Thi đua khen thưởng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, các tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. b) Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. 1.3. Phát triển số lượng luật sư Xây dựng và thực hiện Đề án phát triển nghề luật sư tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đảm bảo phát triển số lượng luật sư từ nay đến năm 2015 có khoảng 45 luật sư, đáp ứng
  9. yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, phục vụ công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 có 2 đến 3 luật sư được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. b) Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội luật gia tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan. c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. 1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư a) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015.
  10. b) Tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc đối với luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư, các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. c) Xây dựng Kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng hành nghề và đạo đức ứng xử nghề nghiệp cho luật sư, bảo đảm đến năm 2015 có ít nhất 50% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề luật sư và cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. 1.5. Phát triển tổ chức hành nghề luật sư a) Nghiên cứu, khảo sát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng chính sách phát triển tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu của xã hội về dịch vụ
  11. pháp lý, phát triển tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài trên địa bàn tỉnh (nếu có). - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. b) Xây dựng chính sách phát triển tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý, phát triển tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2015 có từ 20 đến 25 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 01 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp - Cơ quan phối hợp: Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh, Sở Nội vụ, Đoàn Luật sư, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
  12. - Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015. 1.6. Phát triển hoạt động hành nghề luật sư; phát huy vai trò của luật sư trong đổi mới hoạt động tố tụng, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp a) Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư trong các giao dịch, dự án, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước, hiệp hội ngành hàng,… tìm kiếm, nghiên cứu về các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng chính sách để phát triển thị trường dịch vụ pháp lý của luật sư, hoạt động hành nghề luật sư. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đoàn Luật sư tỉnh, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an tỉnh, các tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. b) Xây dựng Kế hoạch tăng cường sự tham gia của luật sư vào các dự án công. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
  13. - Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: 2013 - 2014. c) Xây dựng Đề án tăng cường sự tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách của luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. 1.7. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư; nâng cao tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư a) Đổi mới, kiện toàn, nâng cao năng lực, nhân lực của đội ngũ cán bộ tư pháp, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
  14. - Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. c) Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. d) Xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
  15. tổ chức, hoạt động luật sư; thực hiện việc thành lập tổ chức đảng trong của Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Ban tổ chức Tỉnh ủy, Đảng ủy khối cơ quan tỉnh, Đảng ủy Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. đ) Tăng cường hợp tác quốc tế, hội nhập về luật sư và hành nghề luật sư. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư, các Sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: 2013 - 2015. e) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình triển khai Chiến lược; báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
  16. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015. 2. Giai đoạn 2016 - 2020 2.1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế và chính sách về luật sư và hành nghề luật sư a) Tổng kết 10 năm thi hành Luật Luật sư năm 2006 và 05 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; đề xuất kiến nghị những giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2016. b) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, cơ chế, chính sách… liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư đã được xây dựng và ban hành trong giai đoạn năm 2013 - 2015; thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược; báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình triển khai Chiến lược.
  17. - Cơ quan chủ trì: Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2020. 2.2. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội a) Sơ kết việc thực hiện Hệ tiêu chí đánh giá, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ (Ban thi đua khen thưởng), Văn phòng UBND tỉnh, tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2016. b) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
  18. - Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan thông tấn, báo chí. - Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2020. 2.3. Phát triển số lượng luật sư Tiếp tục triển khai Đề án phát triển hành nghề luật sư, bảo đảm đến năm 2020 có 45 đến 70 luật sư, trong đó có 5 đến 7 luật sư được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, có một số đạt tiêu chuẩn luật sư quốc tế; có ít nhất 02 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại và 01 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. b) Cơ quan phối hợp: Đoàn luật sư tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. c) Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2020. 2.4. Nâng cao chất lượng luật sư
  19. a) Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng bắt buộc; thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư, đảm bảo đến năm 2020, 100% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2020. b) Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh. - Cơ quan phối hợp: Tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2020. 2.5. Phát triển tổ chức hành nghề luật sư Thực hiện chính sách phát triển tổ chức hành nghề luật sư, bảo đảm đến năm 2020, phát triển được ít nhất 01 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô từ 7 đến 10 luật sư
  20. và có luật sư hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. b) Cơ quan phối hợp: Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Đoàn Luật sư tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. c) Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2020. 2.6. Phát triển hoạt động hành nghề luật sư; phát huy vai trò của luật sư trong đổi mới hoạt động tố tụng, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp a) Đánh giá về việc thực hiện Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc tham gia tố tụng của luật sư; đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch hướng dẫn việc tham gia tố tụng của luật sư và văn bản pháp luật có liên quan nhằm tăng cường sự tham gia của luật sư trong các vụ án hình sự, đảm bảo đến năm 2020 trên 50% các vụ án hình sự do Tòa án xét xử có luật sư tham gia theo Đề án nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của luật sư. - Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2