intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 1171/2019/QĐ-UBND tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Vi Nhã | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 1171/2019/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 1171/2019/QĐ-UBND tỉnh Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH SƠN LA Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 1171/QĐ­UBND Sơn La, ngày 22 tháng 5 năm 2019   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN  2019 ­ 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT­BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy  định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Căn cứ quyết định số 172/QĐ­TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt   “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019­2025”; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 211/TTr­ SNN ngày 15 tháng 5 năm 2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai  đoạn 2019­2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển  nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban  nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi  hành Quyết định này./.   TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH ­ Bộ NN&PTNT; ­ TT Tỉnh ủy; PHÓ CHỦ TỊCH ­ TT. HĐND tỉnh; ­ Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; ­ Cục Thú y; ­ Cổng TTĐT tỉnh; ­ Đài PT và TH tỉnh, Báo Sơn La; ­ Như điều 3; ­ Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
  2. ­ Lưu VT, Phú 15b. Lò Minh Hùng   KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019­2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN  LA (Kèm theo Quyết định số 1171/QĐ­UBND ngày 22/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Kiểm soát, khống chế không để dịch Cúm gia cầm (CGC) xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động  giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây  dựng thành công các vùng cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác  động tiêu cực của CGC đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và các hoạt động  thương mại của tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể ­ Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và  không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. ­ Ngăn chặn không để các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm và lây lan rộng trên địa bàn  tỉnh. ­ Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm. ­ Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người do nhiễm các chủng  vi rút cúm nguy hiểm H5 và H7. II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Phân vùng để có cơ sở kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC (theo Quyết định số  172/QĐ­TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ) 1.1. Huyện nguy cơ cao gồm các huyện: Sông Mã, Sốp Cộp, Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn và  Thành phố. 1.2. Huyện nguy cơ thấp gồm các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù  Yên, Vân Hồ. 2. Giám sát dịch bệnh 2.1. Giám sát tại các huyện nguy cơ cao ­ Giám sát bị động
  3. + Đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh CGC phải được lấy mẫu để xét nghiệm vi rút  CGC và chẩn đoán phân biệt. + Đàn gia cầm nghi có tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh CGC phải được giám sát, lấy mẫu  xét nghiệm vi rút CGC. + Chim hoang dã, động vật mẫn cảm với bệnh CGC bị ốm chết không rõ nguyên nhân phải  được gửi bệnh phẩm xét nghiệm vi rút CGC. + Kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu, chẩn đoán xét nghiệm được lấy từ nguồn ngân sách địa phương  cấp huyện ­ Giám sát chủ động Giám sát sau tiêm phòng và kinh phí giám sát lưu hành vi rút CGC do Chi cục Chăn nuôi và Thú y  tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ  chức thực hiện. 2.2. Giám sát tại huyện nguy cơ thấp ­ Tổ chức chủ động lấy mẫu giám sát ở các cơ sở chăn nuôi gia cầm; các cơ sở đã được cấp  giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh (nếu có). ­ Giám sát lưu hành vi rút CGC tại các cơ sở an toàn dịch bệnh. Do nguồn ngân sách tỉnh cấp  đảm đảm bảo việc thực hiện hoạt động giám sát này. ­ Giám sát lưu hành vi rút CGC tại cơ sở an toàn dịch bệnh. Doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi  gia cầm an toàn dịch bệnh chi trả kinh phí cho hoạt động giám sát này. 3. Xử lý ổ dịch Thực hiện việc xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành  Luật Thú y; Thông tư số 07/2016/TT­BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT  quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. 4. Tiêm vắc xin phòng bệnh 4.1. Đối với các huyện nguy cơ cao ­ Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin dự phòng và chỉ tiêm phòng bao vây ổ dịch CGC,  tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. ­ Đối với đàn gia cầm chăn nuôi theo hình thức trang trại và cơ sở an toàn dịch bệnh, chủ gia  cầm có trách nhiệm tự chi trả chi phí tiêm phòng vắc xin. Căn cứ tình hình thực tế của địa  phương Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề xuất kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ phù hợp. Tên  Năm TT 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 huyện I Huyện               
  4. Yên  Châu 1 Số  330.000 340.000 350.000 360.000 370.000 380.000 390.000 lượng  gia cầm  (con) 2 Số liều  660.000 680.000 700.000 720.000 740.000 760.000 780.000 vắc xin  (liều) II Huyện                Mai Sơn 1 Số  340.200 344.800 347.550 350.050 352.800 357.400 359.800 lượng  gia cầm  (con) 2 Số liều  680.400 689.600 695.100 700.100 705.600 714.800 719.600 vắc xin  (liều) IIIThành                phố 1 Số  440.000 450.000 460.000 470.000 480.000 490.000 500.000 lượng  gia cầm  (con) 2 Số liều  880.000 900.000 920.000 940.000 960.000 980.000 1.000.000 vắc xin  (liều) IV Huyện                Sông Mã 1 Số  62.000 63.000 64.000 65.000 66.000 67.000 68.000 lượng  gia cầm  (con) 2 Số liều  124.000 126.000 128.000 130.000 132.000 134.000 136.000 vắc xin  (liều) V Huyện                Sốp  Cộp 1 Số  140.000 150.000 160.000 170.000 180.000 190.000 200.000 lượng  gia cầm 
  5. (con) 2 Số liều  280.000 300.000 320.000 340.000 360.000 380.000 400.000 vắc xin  (liều) VI Huyện                Mộc  Châu 1 Số  500.000 520.000 540.000 560.000 580.000 600.000 620.000 lượng  gia cầm  (con) 2 Số liều  1.000.000 1.040.000 1.080.000 1.120.000 1.160.000 1.200.000 1.240.000 vắc xin  (liều) 4.2. Đối với các huyện nguy cơ thấp ­ Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin dự phòng và chỉ tiêm phòng bao vây ổ dịch CGC  hoặc khi có bằng chứng vi rút CGC lưu hành và có khả năng gây bệnh lây lan. ­ Chủ gia cầm tự chi trả kinh phí cho việc tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia cầm. 4.3. Vắc xin dự phòng Trung ương: Trong trường hợp dịch CGC xảy ra trên diện rộng trong  khi tỉnh không bố trí đủ số lượng vắc xin dự phòng, UBND tỉnh đề nghị bằng văn bản để Bộ  Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) xem xét, quyết định hỗ trợ vắc xin CGC chống dịch. 5. Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; quản lý, kiểm soát chợ buôn bán  gia cầm sống 5.1. Kiểm soát vận chuyển trong tỉnh, quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống ­ Thực hiện việc kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo  quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y; trong đó cần tăng  cường phối hợp với các ngành liên quan như Quản lý thị trường, Công an, kiểm lâm,... với chính  quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản  phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông cũng như tại các địa bàn cơ sở có  nguy cơ cao. ­ Quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống. ­ Những trường hợp vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, lấy mẫu và xử lý theo  quy định. 5.2. Kiểm soát buôn bán, vận chuyển qua biên giới ­ Tổ chức kiểm soát các hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các huyện có  đường biên giới.
  6. ­ Tất cả các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ phải  được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm CGC và xử lý theo quy định của pháp luật ­ Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác  hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,... do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản  phẩm gia cầm gây ra. 6. Kiểm soát giết mổ gia cầm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT­ BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát giết mổ  và kiểm tra vệ sinh thú y. 7. Kiểm soát ấp nở gia cầm: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chăn  nuôi và ấp nở gia cầm. 8. Vệ sinh tiêu độc khử trùng ­ Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp  chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt. ­ Đối với các hộ chăn nuôi, gia trại: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ  sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút CGC. ­ Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn  bán, giết mổ gia cầm và các sản phẩm của gia cầm bằng vôi bột hoặc hóa chất; thực hiện vệ  sinh, khử trùng, tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ gia cầm; vệ sinh, khử trùng, tiêu  độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi,  vệ sinh phòng dịch. ­ Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  phát động (khoảng 2­3 đợt/năm). Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế chủ động triển khai thực hiện  vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi. 9. Xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn bệnh CGC ­ Hằng năm, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch  bệnh CGC. ­ Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cơ sở an toàn dịch bệnh. ­ Định kỳ lấy mẫu giám sát ở các cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh. ­ Hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái an toàn dịch CGC đối với các cơ sở đã được công  nhận. 10. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi ­ Tiếp tục tuyên truyền về nguy cơ dịch tái phát trên diện rộng, nguy cơ lây truyền qua vận  chuyển gia cầm qua đường biên giới; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; không  sử dụng giống gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử  dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát 
  7. hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh CGC, giảm thiểu các hành vi làm dịch lây lan và  phát sinh dịch bệnh.... ­ Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng hệ thống  thông tin cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc viết thông điệp ngắn; xây dựng, in ấn tờ gấp  phân phát cho người chăn nuôi. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp khi được thành lập (theo Điều 2, Quyết  định số 16/2016/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ) là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt  động ứng phó khẩn cấp trong toàn tỉnh theo bản Kế hoạch này. Tùy theo tình hình thực tế và  diễn biến của dịch, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tham mưu, đề xuất với  UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp bổ sung  cho phù hợp. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ­ Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng,  chống bệnh Cúm gia cầm hàng năm phù hợp tình hình dịch bệnh từng vùng. Tổ chức thực hiện  giám sát chủ động, giám sát gia cầm nhập lậu. ­ Hàng năm phối hợp với các huyện, thành phố đánh giá phân loại vùng nguy cơ Cúm gia cầm,  A/H5, A/H7 của từng huyện, thành phố để có căn cứ xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Cúm  gia cầm cho năm tiếp theo. ­ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. ­ Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện kế hoạch. Chủ động phối hợp chặt  chẽ với Sở Y tế, Sở thông tin và Truyền thông xây dựng thông điệp truyền thông phòng, chống  CGC. ­ Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các huyện, thành phố trong việc chuẩn bị các điều kiện  cần thiết để ứng phó dịch như: xây dựng kế hoạch ứng phó, chuẩn bị kinh phí, vật tư, hóa chất,  nhân lực và các phương án cụ thể trong mỗi tình huống dịch. ­ Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý đàn gia cầm, tiêu  độc khử trùng và xử lý địa bàn khi phát hiện vi rút Cúm gia cầm, giết mổ và tiêu thụ gia cầm an  toàn. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Công thương, Sở Y tế và UBND huyện, thành  phố triển khai các biện pháp xử lý chợ gia cầm và các địa bàn khi có mẫu dương tính với CGC,  điều tra ổ dịch, giám sát và xử lý ổ dịch. 3. Sở Y tế ­ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT điều tra dịch tễ, giám sát dịch bệnh và triển khai các  hoạt động phòng, chống dịch trên người.
  8. ­ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông  tấn báo chí xây dựng thông điệp truyền thông, hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức tuyên truyền  phòng, chống dịch. ­ Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch theo Kế hoạch phòng, chống dịch cúm  trên người của Bộ Y tế. 4. Sở Tài chính: Có trách nhiệm tham mưu bố trí đủ nguồn kinh phí phục vụ cho công tác  phòng, chống dịch; chỉ đạo hướng dẫn các trình tự, thủ tục hồ sơ thanh quyết toán; kiểm tra  giám sát các chính sách tài chính phục vụ trong công tác phòng, chống dịch theo quy định. 5. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện kế  hoạch theo các quy định hiện hành. 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ­ Giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn, các Ban, ngành của huyện,  thành phố để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch CGC theo Kế hoạch của tỉnh  và huyện, thành phố đã phê duyệt. ­ Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, các Ban, ngành của huyện, thành phố, tăng cường kiểm  tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch CGC theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh  theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác phòng, chống dịch đặc biệt công tác giám sát,  phát hiện xử lý ổ dịch. ­ Bố trí nguồn kinh phí thuộc trách nhiệm của cấp huyện. ­ Tổ chức hướng dẫn xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng sản xuất các sản phẩm gia cầm an  toàn dịch bệnh. 7. Doanh nghiệp và người chăn nuôi: Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn  nuôi thú y, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan Trung ương và  địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch. IV. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 1. Ngân sách địa phương: Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của từng  địa phương bao gồm: Mua vắc xin CGC tiêm phòng định kỳ và tiêm phòng chống dịch; mua sắm  dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong tiêm phòng, công tiêm vắc xin; chủ động giám sát lưu hành  vi rút cúm, giám sát sau tiêm phòng; xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy  mẫu, xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, tiêu hủy gia cầm, tổng vệ  sinh, khử trùng, tiêu độc; thông tin tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động  kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng chống CGC của tỉnh; thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc,  khử trùng do Trung ương phát động; kinh phí mua hóa chất dự phòng chống dịch. 2. Kinh phí do người dân tự bảo đảm: Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi đảm bảo chi trả cho  tiêm phòng vắc xin CGC cho đàn gia cầm; lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; xử lý ổ dịch.
  9. Bản kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời tùy theo diễn biến  của tình hình dịch trong tỉnh và những thông tin khoa học cập nhật về vi rút CGC; đồng thời sẽ  được điều chỉnh cho phù hợp với quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch trên thực tế./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2