intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 1555/QĐ-SCT

Chia sẻ: Lê Công Vượng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 1555/QĐ-SCT Về việc Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình. Để nắm chi tiết nội dung của quyết định mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 1555/QĐ-SCT

  1. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ CÔNG THƢƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:1555 /QĐ-SCT Quảng Bình, ngày16 tháng 12 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Về việc Ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án Cung cấp điện bằng năng lƣợng mặt trời tỉnh Quảng Bình GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƢƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH Căn cứ Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Công Thương Quảng Bình; Căn cứ Quyết định số 2560/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Ban hành phương án quản lý, vận hành hệ thống cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình; Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 16/4/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Ban hành phương án quản lý và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình; Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tại Công văn số 197/KC&XTTM ngày 22/11/2019 và Trưởng phòng Kỹ thuật Năng lượng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình. Điều 2. Giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại chủ trì, phối hợp với các phòng, ban của Sở, các địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này và hàng năm báo cáo Sở Công Thương kết quả thực hiện theo quy định. Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Quảng Bình, Chủ tịch UBND các xã có dự án triển khai thực hiện, Trưởng phòng các phòng ban, đơn vị thuộc Sở và Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC Sở Công thương 2019-12-16T15:26:45.8372399+07:00 - Như Điều 3, - UBND tỉnh (b/c); - UBND các huyện: BT, MH, QN, LT; - Công ty Điện Lực Quảng Bình; - Ban QLDA QBSC; - Lưu: VT, KTNL. Phan Văn Thƣờng
  2. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ CÔNG THƢƠNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Sở Công thương QUY2019-12-16T15:32:05.4645215+07:00 CHẾ Quản lý và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án Cung cấp điện bằng năng lƣợng mặt trời tỉnh Quảng Bình (Ban hành kèm theo Quyết định số1555 /QĐ-SCT ngày16 /12/2019 của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình) Chƣơng 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích, yêu cầu của việc ban hành Quy chế 1. Quy trình hóa các nội dung liên quan đến công tác tiếp nhận, quản lý, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình. 2. Quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình (Dự án QBSC). Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này được áp dụng đối với việc quản lý, sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án QBSC. 2. Đối tượng áp dụng bao gồm tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án QBSC. Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo dưỡng và thiết bị dự phòng của Dự án QBSC. Việc quản lý, bảo dưỡng và sử dụng thiết bị dự phòng của Dự án QBSC được thực hiện theo phương án đã được UBND tỉnh Quảng Bình Ban hành tại Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 16/4/2018. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thiết bị dự phòng là các vật tư, thiết bị được mua sắm nằm trong gói thầu của Dự án QBSC dùng để thay thế khi có sự cố kỹ thuật xảy ra ở các điểm cấp điện đã được lắp đặt tại các thôn bản sau khi hết thời hạn bảo hành hệ thống. 2. Đoàn công tác liên ngành là lực lượng liên ngành bao gồm đại diện các sở, ngành và Công ty Điện lực Quảng Bình do Sở Công Thương chủ trì, có nhiệm vụ hỗ trợ UBND các xã, Tổ quản lý vận hành và các đơn vị hưởng lợi tiến hành kiểm tra kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng công trình theo định kỳ. 3. Tổ công tác đột xuất là lực lượng bao gồm đại diện Sở Công Thương, Công ty Điện lực Quảng Bình do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương
  3. mại chủ trì có nhiệm vụ hỗ trợ UBND các xã, Tổ quản lý vận hành và các đơn vị hưởng lợi tiến hành xử lý thay thế các thiết bị hư hỏng khi có sự cố xảy ra. 4. Tổ quản lý, vận hành là các tổ chức, cá nhân do UBND xã quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ, có chức năng tham mưu UBND xã tiếp nhận, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống điện mặt trời của Dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời trên địa bàn xã đạt hiệu quả, ổn định, đảm bảo tính bền vững của hệ thống. 5. Đơn vị thụ hưởng là các tổ chức trực tiếp sử dụng hệ thống cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời của tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 2 TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, BẢO DƢỠNG VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DỰ PHÒNG Điều 5. Tiếp nhận và quản lý Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Trung tâm) tiếp nhận và quản lý thiết bị dự phòng của Dự án bàn giao từ Ban QLDA Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình (PMU). Trung tâm có trách nhiệm: a) Theo dõi kiểm đếm số lượng, kiểm tra chất lượng các thiết bị dự phòng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. b) Lập sổ theo dõi tài sản và thực hiện công tác quản lý theo quy định của pháp luật. Đối với các thiết bị dự phòng bị hư hỏng trong quá trình lưu kho và các thiết bị hư hỏng được thu hồi sau khi xử lý sự cố được lưu tại kho và chỉ được tiêu hủy sau khi có Quyết định của Sở Công Thương. Điều 6. Bảo dƣỡng, bảo trì thiết bị dự phòng 1. Bảo dưỡng, bảo trì thiết bị dự phòng bao gồm việc kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng các thiết bị và thực hiện các biện pháp duy tu, bảo dưỡng (nạp điện ắc quy, bảo dưỡng thiết bị…) để đảm bảo các thiết bị luôn ở tình trạng hoạt động bình thường. 2. Định kỳ 6 tháng 1 lần tổ chức kiểm kê, đánh giá tình trạng thiết bị dự phòng; 03 tháng 01 lần tổ chức kiểm tra thực tế các điểm sử dụng điện bằng năng lượng mặt trời theo hình thức luân phiên đảm bảo trong năm tất cả các điểm cấp điện đều được kiểm tra định kỳ. 3. Hàng năm căn cứ các yêu cầu tiêu chuẩn do nhà sản xuất quy định, Trung tâm xây dựng kế hoạch bảo dưỡng thiết bị dự phòng trình Sở Công thương phê duyệt để thực hiện.
  4. Điều 7. Quy trình kiểm tra sự cố và sử dụng thiết bị dự phòng 1. Trong quá trình vận hành hệ thống khi có sự cố xảy ra các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện đúng quy trình sau: Vận hành Hệ thống Khi xảy ra sự cố hư hỏng, người dùng thông báo với Tổ vận hành hoặc người trực tiếp được giao trách nhiệm quản lý Tổ quản lý vận hành kiểm tra hiện trường Lập biên bản kiểm tra hiện trường và báo cáo Sở Công Thương thông qua Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại. Trung tâm Khuyến công và XTTM báo cáo, xin ý kiến Sở Công Thương bằng văn bản và cử cán bộ phối hợp kiểm tra, xử lý sự cố tại hiện trường sau khi được chấp thuận. Kiểm tra, đánh giá sự cố Không thay thế Cần thay thế Trung tâm lập biên bản kiểm tra kỹ thuật có xác nhận Tổ quản lý vận hành và báo cáo; đề xuất lập Tổ công tác xử lý sự cố; xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dự phòng trình Sở Công Thương phê duyệt trước khi thực hiện. Xử lý được Xử lý sự cố, thay thế TB Không xử lý được Báo cáo Sở Công Thương đưa vào danh mục sửa chữa lớn hàng năm trình Đoàn liên ngành tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
  5. 2. Diễn giải quy trình a) Khi xảy ra sự cố: Đơn vị thụ hưởng có trách nhiệm giữ nguyên hiện trạng hệ thống và thông báo với Tổ quản lý, vận hành hoặc người được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống điện mặt trời tại địa phương, đơn vị. b) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin sự cố, Tổ quản lý, vận hành có trách nhiệm trực tiếp đến hiện trường kiểm tra hệ thống điện: - Đối với sự cố có thể xử lý trực tiếp thì tiến hành xử lý hoặc liên hệ với cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại để được hướng dẫn xử lý; ghi biên bản vụ việc vào sổ theo dõi và cho hệ thống vận hành trở lại. - Nếu không xử lý được, Tổ quản lý, vận hành tiến hành lập biên bản kiểm tra hiện trường trong đó: xác định rõ nguyên nhân sự cố; đề xuất phương án xử lý. Biên bản phải có chữ ký xác nhận của người trực tiếp sử dụng và của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi lắp đặt thiết bị gửi Sở Công Thương (thông qua Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại). c) Sau khi tiếp nhận thông tin sự cố, Trung tâm KC và XTTM cử cán bộ phối hợp với Tổ vận hành trực tiếp đến hiện trường kiểm tra thực tế, xác định rõ nguyên nhân và đánh giá sự cố: - Nếu sự cố không cần sử dụng thiết bị dự phòng để thay thế thì tiến hành xử lý, lập biên bản bàn giao để Tổ quản lý, vận hành tiếp tục đưa hệ thống vào sử dụng; - Nếu sự cố cần sử dụng thiết bị dự phòng để thay thế thì tiến hành lập biên bản kiểm tra kỹ thuật có xác nhận của Tổ quản lý, vận hành và báo cáo Sở Công Thương thành lập Tổ công tác xử lý sự cố; Trung tâm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí, đề xuất số lượng, chủng loại thiết bị dự phòng cần sử dụng xử lý sự cố trình Sở Công Thương phê duyệt để thực hiện. d) Tổ công tác xử lý sự cố có nhiệm vụ tham mưu Sở Công Thương kiểm tra, sử dụng thiết bị dự phòng để thay thế, xử lý sự cố; sau khi hoàn thành việc sử dụng thiết bị dự phòng để thay thế, xử lý sự cố; Tổ công tác làm biên bản bàn giao có xác nhận của UBND xã hoặc đơn vị nơi lắp đặt hệ thống báo cáo Sở Công Thương kết quả xử lý. Đối với các sự cố không có thiết bị dự phòng để thay thế hoặc không xử lý được, Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét cho ý kiến xử lý. Điều 8. Một số quy định khi sử dụng thiết bị dự phòng 1. Việc sử dụng thiết bị dự phòng thay thế chỉ thực hiện khi xác định rõ nguyên nhân sự cố đến từ các yếu tố khách quan. Trong trường hợp nguyên nhân sự cố do yếu tố chủ quan thì đơn vị chủ quản nơi lắp đặt thiết bị phải tự thay thế sửa chữa.
  6. 2. Sau khi thay thế thiết bị Dự phòng, Trung tâm có trách nhiệm thu hồi thiết bị hư hỏng về kho lưu của đơn vị để tiến hành trình cấp có thẩm quyền đánh giá tiêu hủy theo quy định. Chƣơng 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thƣơng mại 1. Là đầu mối tiếp nhận thông tin từ Tổ quản lý, vận hành hoặc người được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống tại địa phương, đơn vị khi có sự cố xảy ra. 2. Quản lý, duy tu, bảo dưỡng thiết bị dự phòng thuộc dự án QBSC. 3. Sử dụng thiết bị dự phòng để thay thế, sửa chữa hệ thống điện năng lượng mặt trời khi có sự cố xảy ra và được sự cho phép bằng văn bản của Sở Công Thương. 4. Quyết định thành lập Tổ quản lý và sử dụng thiết bị dự phòng dự án QBSC; các thành viên của Tổ thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định. 5. Hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện việc quản lý, sử dụng thiết bị dự phòng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và trực tiếp triển khai thực hiện; 6. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Công thương. Điều 10. Tổ công tác xử lý sự cố 1. Tổ công tác xử lý sự cố do Giám đốc Sở Công Thương quyết định thành lập, thành phần gồm: Tổ trưởng là Lãnh đạo Trung tâm; các thành viên gồm: 01 cán bộ của phòng Kỹ thuật Năng lượng Sở Công Thương; 01 cán bộ phòng Kỹ thuật của Công ty Điện lực Quảng Bình và 01 cán bộ đầu mối tiếp nhận thông tin sự cố thuộc Trung tâm. 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ công tác xử lý sự cố a) Tham mưu Sở Công Thương trong công tác kiểm tra, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố; trực tiếp xử lý sự cố hệ thống điện mặt trời. b) Được phép sử dụng các công cụ, dụng cụ để kiểm tra, xử lý sự cố; c) Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị sử dụng Hệ thống cung cấp các điều kiện nhân lực, vật lực để xử lý sự cố đối với hệ thống điện mặt trời của dự án được lắp đặt trên địa bàn; 3. Tổ công tác xử lý sự cố hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Điều 11. Đoàn công tác liên ngành 1. Đoàn công tác liên ngành do Giám đốc Sở Công Thương quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của các đơn vị có liên quan, thành phần gồm:
  7. - Đại diện Sở Công Thương: Lãnh đạo Sở, phòng Kỹ thuật Năng lượng, Trung tâm) - Đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư; - Đại diện Sở Tài chính; - Đại diện UBND huyện (nơi có dự án) - Đại diện Công ty Điện lực Quảng Bình. 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn công tác liên ngành - Tham mưu UBND tỉnh trong công tác hỗ trợ các địa phương, đơn vị kiểm tra kỹ thuật, duy tu bảo dưỡng công trình định kỳ; kiểm tra công tác quản lý, bảo dưỡng và sử dụng thiết bị dự phòng; cho ý kiến xử lý, tiêu hủy đối với các thiết bị hư hỏng trong quá trình bảo quản thiết bị dự phòng và bảo dưỡng công trình. 3. Đoàn công tác liên ngành hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Điều 12. Các Sở ngành, cơ quan, địa phƣơng, đơn vị có liên quan 1. Có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện quy chế này và cử cán bộ tham gia các Đoàn công tác liên ngành, Tổ công tác xử lý sự cố khi có quyết định thành lập của Sở Công Thương. 2. Các đơn vị hưởng lợi có trách nhiệm xây dựng Quy chế quản lý vận hành hệ thống cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời của địa phương, đơn vị; Nội quy sử dụng hệ thống và triển khai thực hiện theo đúng quy định, gửi Sở Công Thương 01 bản để theo dõi. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần bổ sung sửa đổi, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tham mưu Sở Công Thương sửa đổi, bổ sung quy chế cho phù hợp thực tế./. GIÁM ĐỐC Phan Văn Thƣờng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2