YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 1625/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận
9
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 1625/2019/QĐ-UBND ban hành Quy trình rà soát, phân loại, xử lý người lang thang ăn xin trên địa bàn tỉnh. Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 1625/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1625 /QĐUBND Bình Thuận, ngày 28 tháng 6 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY TRÌNH RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI VÀ TẬP TRUNG, XỬ LÝ NGƯỜI LANG THANG ĂN XIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Chinh quyên đia ph ́ ̀ ̣ ương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghi đinh s ̣ ̣ ố 136/2013/NĐCP ngày 21/10/2013 của Chinh ph ́ ủ quy đinh chinh sách tr ̣ ́ ợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Căn cứ Nghi đinh s ̣ ̣ ố 103/2017/NĐCP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy đinh vê thành l ̣ ̀ ập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; Căn cứ Nghi đinh s ̣ ̣ ố 140/2018/NĐCP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các ̣ ̣ Nghi đinh liên quan đến điêu ki ̀ ện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; ̣ ủa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 66/TTrSLĐTBXH ngày 06 Theo đê nghi c ̀ tháng 6 năm 2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết đinh này Quy trình rà soát, phân lo ̣ ại, xử lý người lang thang ̣ ăn xin trên đia bàn tỉnh. Điều 2. Quyết đinh này có hi ̣ ệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lich, ̣ Giám đốc Sở Thông tin Truyên thông, Ch ̀ ủ tich ̣ Ủy ban nhân dân các huyện, thi xã, thành ph ̣ ố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết đinh thi hành./. ̣ KT. CHỦ TỊCH Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH Như Điêu 3; ̀ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; Chủ tich, PCT UBND t ̣ ỉnh (Đ/c Hòa); Mặt trận và các đoàn thể tỉnh; Các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Lưu: VT, KGVXNV. Bích. Nguyễn Đức Hòa QUY TRÌNH RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI VÀ TẬP TRUNG, XỬ LÝ NGƯỜI LANG THANG ĂN XIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Kèm theo Quyết định số 1625 /QĐUBND ngày 28 /6/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận) I. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
- 1. Đối tượng áp dụng Trẻ em, người lang thang ăn xin; Trẻ em, người tâm thần lang thang; Trẻ em, người lang thang ăn xin sống nơi công cộng. 2. Giải thích từ ngữ a) Trẻ em, người lang thang ăn xin: Là những người trực tiếp đi ăn xin; người vừa kết hợp làm việc khác với việc ăn xin như: đánh giày, bán báo, bán vé số, bán hàng rong hoặc giả danh nhà sư đi khất thực, giả danh đi tìm người thân, bị mất cắp trên đường, nhỡ tàu xe để ăn xin. b) Trẻ em, người tâm thần lang thang: Là những người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần đi lang thang, có biểu hiện hành vi gây nguy hiểm cho người khác, gây mất trật tự xã hội nơi công cộng. c) Trẻ em, người lang thang ăn xin sống nơi công cộng: Là những người bị cơ nhỡ do tàu xe, bị mất cắp tạm thời phải ăn xin ở những nơi công cộng; những người có nơi cư trú nhưng đi lang thang kiếm sống và ăn xin, ở tại những nơi công cộng như: vỉa hè, chợ, bến xe, nhà ga, công viên. 3. Phương thức thực hiện a) Mở các đợt cao điểm đồng loạt tiến hành rà soát, phân loại và tập trung xử lý người lang thang ăn xin vào dịp lễ, tết trên toàn tỉnh. b) Đột xuất tổ chức rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin tại những nơi diễn ra lễ hội, điểm du lịch phát hiện có số đông người lang thang đến ăn xin. c) Thường xuyên thực hiện rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin tại các địa bàn xã, phường, thị trấn khi phát hiện có người lang thang ăn xin. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Nghị định số 136/2013/NĐCP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Nghị định số 103/2017/NĐCP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. 3. Nghị định số 140/2018/NĐCP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 4. Quyết định số 74/2015/QĐUBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận quy định mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. 5. Quyết định số 54/2016/QĐUBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 74/2015/QĐ UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận quy định mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. 6. Quyết định số 2022/QĐUBND ngày 18/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bình Thuận III. QUY TRÌNH RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI VÀ TẬP TRUNG, XỬ LÝ NGƯỜI LANG THANG ĂN XIN 1. Công tác chỉ đạo, triển khai
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện đợt cao điểm rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin tại địa phương; quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành gồm: Đại diện Lãnh đạo các phòng Lao động Thương binh và Xã hội (tổ trưởng), Văn hóa Thông tin, Y tế, Công an và UBND các xã, phường, thị trấn làm thành viên. Nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành: tham mưu cho UBND cấp huyện chỉ đạo triển khai các đợt cao điểm rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin; phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn triển khai rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin; lập hồ sơ và đưa đối tượng vào Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh quản lý tạm thời theo quy định. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành (Đại diện lãnh đạo UBND làm tổ trưởng, công chức lao động Thương binh và Xã hội, Công an, nhân viên y tế, cán bộ thôn/khu phố và dân phòng hoặc bảo vệ dân phố làm thành viên), Tổ công tác liên ngành chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND, có nhiệm vụ: Thực hiện rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin; lập hồ sơ ban đầu cho từng người lang thang ăn xin; tham mưu cho UBND chuyển giao đối tượng về gia đình hoặc đưa vào quản lý tạm thời tại Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. 2. Trình tự các bước tiến hành rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin Bước 1: Tổ chức rà soát, lập danh sách người lang thang ăn xin Tổ công tác liên ngành phối hợp với Tổ trưởng tổ dân phố, tổ tự quản rà soát, thu thập thông tin và lập danh sách người lang thang ăn xin tại địa bàn (Biểu số 1). Bước 2: Phân loại, lập hồ sơ ban đầu cho từng người lang thang ăn xin Căn cứ danh sách người lang thang ăn xin qua rà soát, Tổ công tác liên ngành tiến hành phân loại đối tượng theo các nhóm: Nhóm đối tượng cư trú tại địa phương; Nhóm đối tượng cư trú tại xã, phường, thị trấn khác nhưng cùng huyện, thị xã, thành phố; Nhóm đối tượng không có nơi cư trú ổn định (người ngoài huyện, thị xã, thành phố và ngoài tỉnh). Trong nhóm này xác định rõ đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh tật có hoàn cảnh khó khăn cần được bảo vệ khẩn cấp thì tiến hành lập biên bản (Biểu số 2). Thời hạn quản lý đối tượng, thu thập thông tin, phân loại, lập hồ sơ ban đầu không quá 24 giờ kể từ khi tập trung đối tượng. Bước 3. Xử lý người lang thang ăn xin Căn cứ kết quả rà soát, phân loại, công chức Lao động Thương và xã hội cấp xã tham mưu cho UBND xử lý người lang thang ăn xin theo hướng: a) Đối với các trường hợp là người của địa phương đi lang thang ăn xin với mục đích kiếm tiền hoặc kết hợp với việc bán hàng rong, đánh giày để đeo bám, chèo kéo khách du lịch để ăn xin thì bàn giao đối tượng cho gia đình quản lý, có biện pháp giáo dục, răn đe và cam kết không để đối tượng tái diễn việc lang thang ăn xin. b) Đối với các trường hợp là người của địa phương khác nhưng cùng huyện, thị xã, thành phố thì thông báo và bàn giao đối tượng cho UBND nơi đối tượng cư trú quản lý chuyển giao cho gia đình giáo dục, răn đe và cam kết không để đối tượng tái diễn đi lang thang ăn xin. c) Đối với các trường hợp lang thang ăn xin là trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh tật có hoàn cảnh khó khăn, mà không có nơi cư trú ổn định và người tâm thần
- (không phân biệt nơi cư trú) cần được bảo vệ khẩn cấp, đưa đối tượng vào quản lý tạm thời trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú. Việc quản lý tạm thời đối tượng này thực hiện như sau: Trường hợp quản lý tạm thời đối tượng tại cộng đồng (đối với xã, phường, thị trấn có điều kiện hoặc huyện, thị xã, thành phố có cơ sở tạm giữ): Công chức Lao động Thương và Xã hội cấp xã tham mưu cho UBND có công văn gửi UBND huyện, thị xã, thành phố (qua Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Tổ Công tác liên ngành) để thông báo và yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn nơi đối tượng lang thang ăn xin cư trú đến tiếp nhận đối tượng về địa phương và giao cho gia đình đối tượng quản lý, giáo dục và cam kết không để đối tượng tái diễn việc lang thang ăn xin. Thời gian quản lý tạm thời tối đa không quá 03 tháng theo quy định tại khoản 3, Điều 18 Nghị định số 136/2013/NĐCP ngày 21/10/2013 của Chính phủ. Trường hợp đưa đối tượng vào quản lý tạm thời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. UBND cấp xã phải hoàn tất hồ sơ ban đầu của từng đối tượng kèm theo công văn và danh sách các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gửi ngay cho Tổ Công tác liên ngành của huyện, thị xã, thành phố để thông báo Trung tâm biết và hoàn tất hồ sơ đối tượng đưa vào Trung tâm theo quy định tại khoản 3, Điều 40 Nghị định số 103/2017/NĐCP ngày 12/9/2017 của Chính phủ. Cụ thể: + Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (Biểu số 3); + Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có); + Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng (biểu số 2). + Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp; + Văn bản đề nghị của UBND cấp huyện gửi Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. d) Đối với đối tượng là người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc nghi tâm thần thì UBND cấp xã thông báo ngay cho Tổ Công tác liên ngành của huyện, thị xã, thành phố để thông báo cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh biết đến tiếp nhận đối tượng. Tổ Công tác liên ngành phải lập biên bản bàn giao đối tượng theo biểu số 4 và hoàn tất hồ sơ đối tượng gửi cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp trong vòng 7 ngày kể từ ngày bàn giao đối tượng cho Trung tâm. Sau khi tiếp nhận, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh có trách nhiệm đưa đối tượng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị và kết luận; nếu đối tượng không phải là người tâm thần mãn tính thì Bệnh viện tỉnh có trách nhiệm điều trị; nếu là người tâm thần mãn tính thì Bệnh viện tỉnh thông báo cho Trung tâm để phối hợp với thân nhân gia đình đối tượng có biện pháp quản lý tại gia đình hoặc đưa vào quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp (nếu đối tượng không có thân nhân hoặc bị gia đình từ bỏ). 3. Công tác tiếp nhận, quản lý và giải quyết người lang thang ăn xin tại Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh 3.1. Thủ tục tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh: Khi tiếp nhận đối tượng là người lang thang ăn xin vào quản lý tạm thời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ của đối tượng, Giám đốc Trung tâm ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm. Hồ sơ đối tượng do địa phương bàn giao quy định tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm c, bước 3 mục 2 nêu trên. 3.2. Thủ tục giải quyết người lang thang:
- Trong thời gian quản lý đối tượng, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh có trách nhiệm thông báo và liên hệ với các xã, phường, thị trấn trong và ngoài tỉnh (nơi đối tượng cư trú) để xác minh, làm rõ thân nhân của đối tượng và hoàn chỉnh hồ sơ đối tượng theo quy định. Giám đốc Trung tâm xem xét, quyết định đưa đối tượng về gia đình hoặc đưa vào nuôi dưỡng tập trung lâu dài tại Trung tâm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày tiếp nhận đối tượng. 3.3. Chế độ, chính sách thực hiện công tác tiếp nhận người lang thang ăn xin a) Chế độ, chính sách đối với người lang thang ăn xin trong thời gian tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp chờ đưa về nơi cư trú, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐCP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. b) Một số chế độ chi cho công tác tập trung, xử lý các đối tượng là người lang thang ăn xin thực hiện theo quy định hiện hành tại Trung tâm. Cụ thể: Chế độ trực ngoài giờ cho cán bộ, viên chức Trung tâm: Áp dụng theo Công văn số 2666/UBNDTH ngày 10/6/2011 của UBND tỉnh về việc chế độ trực ngoài giờ của Trung tâm Bảo trợ xã hội và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm BTXH tổng hợp. Các chế độ phụ cấp đối với viên chức, lao động làm công tác tiếp nhận người tâm thần mới tập trung chưa xử lý bao gồm: + Phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Nghị định số 26/2016/NĐCP ngày 06/4/2016 của Chính phủ và Công văn số 4313/UBNDNC ngày 10/10/1018 của UBND tỉnh Bình Thuận. + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Công văn số 1018/SNV TC ngày 09/5/2013 của Sở Nội vụ. Chế độ bảo hộ lao động: Áp dụng theo quy định tại Công văn số 2926/UBNDTH ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh chế độ bảo hộ lao động cho cán bộ, viên chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm BTXH tổng hợp. Chi cho công tác kiểm tra sức khỏe ban đầu cho đối tượng mới tiếp nhận: Theo phiếu thu của cơ sở y tế. Chi phí đưa đối tượng về lại nơi cư trú (chỉ áp dụng cho những trường hợp không có thân nhân hoặc chính quyền địa phương nơi đối tượng cư trú đến nhận), gồm: Chi hỗ trợ tiền tàu, xe cho đối tượng trở về địa phương nơi cư trú theo giá vé và phương tiện thông thường; chi hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng theo ngày thực tế đi đường cho từng loại đối tượng áp dụng theo điểm b, c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐCP. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí chi cho công tác rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin tại cộng đồng thực hiện theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách, Luật Tài chính kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Kinh phí chi cho công tác tiếp nhận quản lý tạm thời và phân loại, xử lý tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh, sử dụng nguồn kinh phí trong kế hoạch hàng năm cân đối cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nạn lang thang ăn xin trên địa bàn tỉnh. b) Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc tiếp nhận, quản lý tạm thời và giải quyết đưa đối tượng hòa nhập cộng đồng hoặc xem xét ra quyết định tiếp nhận các đối tượng đủ điều kiện vào chăm sóc, nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm theo quy định. c) Chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt chế độ được hỗ trợ, cứu trợ xã hội quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐCP. d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành và các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của quy trình này. 2. Công an tỉnh a) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp thực hiện thường xuyên việc rà soát, phân loại và xử lý các đối tượng lang thang ăn xin, bảo đảm đúng trình tự, hồ sơ, thủ tục quy định. b) Thực hiện việc xác định danh tính đối tượng (lai lịch, chụp ảnh, lấy vân tay) cho các đối tượng không có giấy tờ tùy thân. 3. Sở Y tế Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc tiếp nhận đối tượng có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc nghi tâm thần do Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp chuyển giao để tiến hành kiểm tra, kết luận, phân loại và xử lý theo quy trình. 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch không để người lang thang ăn xin hoạt động trong phạm vi quản lý của mình; khi phát hiện có người lang thang ăn xin thì phải thông báo kịp thời cho công an xã, phường, thị trấn tại địa bàn đó biết để thực hiện tập trung, xử lý theo quy định. 5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nội dung Quy trình này để nhân dân biết, hưởng ứng, ủng hộ. Tuyên truyền, vận động nhân dân không cho tiền, quà trực tiếp đối với người ăn xin. Kịp thời nêu gương điển hình, biểu dương những địa phương, đơn vị thực hiện tốt và phê phán những địa phương, đơn vị làm chưa tốt, còn để xảy ra tình trạng người lang thang ăn xin xuất hiện nhiều tại địa bàn quản lý, nhất là vào dịp lễ, tết. 6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn thể tỉnh Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức vận động, cảm hóa, giáo dục, phát động toàn dân tham gia phòng ngừa và giải quyết tốt vấn đề người lang thang ăn xin. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, vận động xã hội giúp đỡ người lang thang ăn xin là người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các đối tượng ổn định cuộc sống. 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp tốt với mặt trận, đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về tác động xã hội của việc đi lang thang ăn xin gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa”, vận động nhân dân không cho tiền, quà trực tiếp đối với người ăn xin. Trường hợp tổ
- chức, cá nhân có nhu cầu làm việc thiện thì địa phương chọn và giới thiệu để tổ chức, cá nhân trực tiếp trao tiền, quà cho đối tượng có hoàn cảnh thực sự khó khăn. b) Tổ chức các đợt cao điểm rà soát, phân loại và tập trung, xứ lý người lang thang ăn xin; đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức rà soát, phân loại và tập trung, xứ lý người lang thang ăn xin theo nội dung Quy trình này trên địa bàn. c) Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh có liên quan trong việc tổ chức các đợt cao điểm rà soát, phân loại và tập trung xử lý người lang thang ăn xin; thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, hỗ trợ học nghề, việc làm,... tạo điền kiện cho người lang thang ăn xin sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. d) Thành lập Tổ công tác liên ngành cấp huyện (Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an địa phương, UBND cấp xã, Trưởng thôn, Khu phố) thường xuyên thực hiện rà soát, phân loại và tập trung xử lý người lang thang ăn xin tại địa bàn. đ) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: Tổ chức triển khai rà soát, phân loại, xử lý người lang thang ăn xin theo quy trình này. Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành do đại diện lãnh đạo UBND làm tổ trưởng, công chức lao động Thương binh và xã hội, Công an, nhân viên y tế, cán bộ thôn/khu phố và dân phòng hoặc bảo vệ dân phố làm thành viên. Tổ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Tổ chức tiếp nhận đối tượng của địa phương mình do Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp chuyển giao để có kế hoạch quản lý, giáo dục, hỗ trợ họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Có trách nhiệm quản lý người thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên và thực hiện việc trợ cấp theo đúng chế độ chính sách hiện hành. Những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xem xét, lập hồ sơ báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố có công văn gửi cơ quan chức năng đưa họ vào các cơ sở bảo trợ xã hội. Tuyệt đối không để người thuộc diện trợ giúp xã hội tại địa phương mình đi lang thang ăn xin./. Biểu số 1 UBND HUYỆN, TX, TP....... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM UBND Xã, phường, thi Độc lập Tự do Hạnh phúc trấn,..... DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG LANG THANG ĂN XIN QUA RÀ SOÁT Số TT Họ và tên Năm sinh Năm Ngày Nơi Người thân sinhH Đối đến ộ tượng lang khẩu đi lang thang thườn thang g trú
- Họ Nơi ở Quan Nam Nữ và hiện hệ tên nay (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng: Người lập biểu Ngày ...... tháng ..... năm......... UBND................................. (Ký tên, đóng dấu) Biểu số 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN Họp Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn……………………. 1. Thời gian (Ghi thời gian, ngày, tháng, năm).................................................. 2. Địa điểm ……………………………………………………………………… 3. Thành phần 3.1. Thành viên Hội đồng co măt ́ ̣ (Ghi họ tên, chức danh): …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.2. Thành viên Hội đồng vắng măt ̣ (Ghi họ tên, chức danh): …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.3. Đại biểu dự khác (Nếu có): …………………………………………………. 4. Nội dung họp:
- …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Tóm tắt diễn biến buổi họp (Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu, thảo luận) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 6. Kết luận của Hội đồng (Ghi cụ thể các trường hợp xét duyệt đủ điều kiện, không đủ điều kiện hưởng chính sách, lý do): …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Biên bản kết thúc hồi .. . giờ . . . phút, ngày . . . tháng . . . năm ……Biên bản này được lập thành … bản, gửi kèm hồ sơ đối tượng…. bản và lưu …. bản. …., Ngày ..... tháng ..... năm 20… THƯ KÝ CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu) Biểu số 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀO CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)................................... Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bình Thuận Họ và tên (tên đối tượng hoặc người giám hộ): ................................. Ngày/tháng/năm sinh: …../…../ …… Giới tính: …….. Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số …. Cấp ngày …./…/…. Nơi cấp:…. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn (khu phố) .......................................... Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP)..................... Tỉnh................................................ Hiện nay, tôi............................................................................................................. .................................................................................................................................. Vậy tôi làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận hoặc trình cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận (Họ và tên đối tượng):................
- (Đối với người giám hộ viết đơn thì phải khai bổ sung các thông tin sau: Họ và tên đối tượng: ................................... Nam, nữ....... Sinh ngày ...................tháng ..................năm .............................. Giấy CMND số …. Cấp ngày …./…/…. Nơi cấp:…. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn (khu phố) .......................................... Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP)..................... Tỉnh................................................ vào chăm sóc, nuôi dưỡng/sử dụng dịch vụ tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định. Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội quy, quy định của cơ sở trợ giúp xã hội. ......., Ngày...... tháng.....năm........ Đối tượng hoặc người giám hộ (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN Bàn giao đối tượng Hôm nay, vào lúc giờ ..... ngày ...... tháng ...... năm ........... tại .......................... ..................................................................... thống nhất bàn giao đối tượng là người lang thang ăn xin vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh với thành phần như sau: 1. Đại diện bên giao Ông (Bà): .............................................................................. Chức vụ.......................... Ông (Bà): .............................................................................. Chức vụ.......................... Ông (Bà): .............................................................................. Chức vụ.......................... 2. Đại diện bên nhận Ông (Bà): .............................................................................. Chức vụ.......................... Ông (Bà): .............................................................................. Chức vụ.......................... Ông (Bà): ................................................ Chức vụ ................................... Hai bên thống nhất bàn giao đối tượng và hồ sơ có liên quan gồm: a) Đối tượng Họ và tên là: ...................................... ....................... .Sinh ngày .... tháng .... năm 20... Nơi thường trú hiện nay:.............................................................................................. Là đối tượng:.............................................................................................................. Tình trạng sức khỏe hiện tại (xác định theo cảm tính):....................................................
- b/ Hồ sơ bàn giao:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Biên bản kết thúc vào lúc ...... giờ..... cùng ngày, được đọc lại cho tất cả những người có mặt cùng nghe và nhất trí ký tên dưới đây. Biên bản được lập thành ..................................... bản có giá trị như nhau, giao mỗi bên có liên quan trong biên bản này giữ một bản./. BÊN GIAO ĐỐI TƯỢNG BÊN NHẬN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn