YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 1626/2019/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam
10
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 1626/2019/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019.. Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 1626/2019/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam
- UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1626/QĐUBND Quảng Nam, ngày 03 tháng 6 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Quyết định số 1599/QĐUBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 2020, định hướng đến năm 2030”; Căn cứ Công văn số 161/VPĐPOCOP ngày 12/3/2019 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương về việc xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của các địa phương chỉ đạo điểm; Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 155/TTr SNN&PTNT ngày 27/5/2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019. Điều 2. Căn cứ Kế hoạch này, các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (Ban Chỉ đạo tỉnh); các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế, Thông tin và Truyền thông; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. TM.ỦY BAN NHÂN DÂN Nơi nhận: KT.CHỦ TỊCH Như Điều 3; Bộ Nông nghiệp và PTNT; PHÓ CHỦ TỊCH Văn phòng NTM TW; TTTU, HĐND, UBND tỉnh; Thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh; Các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục PTNT; CPVP; Lê Trí Thanh Lưu: VT, TH, KTTH, KTN (Tâm). KẾ HOẠCH
- TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1626/QĐUBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh về xây dựng nông thôn mới và cụ thể hóa Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 20182020, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1599/QĐUBND ngày 22/5/2018 (gọi tắt là Chương trình OCOP). Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và đạt hiệu quả cao. 2. Thống nhất quan điểm Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bám sát mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong việc triển khai Chương trình. Chủ động, phối hợp tốt giữa các ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện, nhằm đạt hiệu quả cao. Các địa phương cần ưu tiên đưa nội dung OCOP vào Chương trình công tác trọng tâm năm 2019 của đơn vị để chủ động thực hiện có hiệu quả Chương trình. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Đưa Chương trình OCOP trở thành một Chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh; từng bước phát triển các sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu xây dựng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP trở thành thương hiệu có uy tín, chất lượng; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ) là động lực quan trọng trong triển khai Chương trình OCOP theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương. 2. Mục tiêu cụ thể 100 % đơn vị cấp huyện củng cố, kiện toàn Bộ máy tổ chức OCOP cấp huyện, cấp xã và hình thành bộ máy tham mưu giúp việc Chương trình OCOP các cấp; 100% cán bộ OCOP cấp huyện, cấp xã được tham gia tập huấn các nội dung cơ bản của Chương trình, nhất là nội dung cụ thể của các bước trong chu trình OCOP. Về phát triển sản phẩm: Tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm đã tham gia Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018. Hỗ trợ phát triển/nâng cấp khoảng 120 sản phẩm mới/sản phẩm đã có (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo), phấn đấu trong năm 2019 có trên 80% số sản phẩm đã đăng ký tham gia đạt hạng 3 sao trở lên.Trong quá trình thực hiện tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung sản phẩm và ý tưởng phát triển sản phẩm cho phù hợp với điều kiện thực tế. Về phát triển tổ chức kinh tế: Hỗ trợ củng cố, nâng cấp/thành lập mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX) tham gia OCOP. 100 % chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác...đảm bảo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp được 4 6 điểm bán hàng OCOP, 23 Trung tâm OCOP cấp huyện. Tổ chức 0102 cuộc Hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh.
- Tham gia tích cực các sự kiện quốc gia theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20162020. Ngoài các mục tiêu trên, từ năm 20192020, với vai trò là tỉnh điểm được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn, tỉnh Quảng Nam quyết tâm thực hiện thêm một số mục tiêu cụ thể sau: Xây dựng 03 mô hình OCOP vùng đồng bào dân tộc thiểu số: 1) Mô hình liên kết chuỗi sản xuất, gắn với chế biến từ củ Đảng sâm huyện Tây Giang; 2) Mô hình liên kết chuỗi sản xuất, gắn với chế biến từ cây Quế huyện Bắc Trà My và huyện Nam Trà My; 3) Mô hình làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản phẩm thổ cẩm xã TaBhing, huyện Nam Giang; Xây dựng 01 mô hình làng du lịch cộng đồng (làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước); Xây dựng 01 mô hình Trung tâm OCOP cấp vùng tại thành phố Hội An và một số gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại các khách sạn lớn trên địa bàn Hội An. Các mô hình trên do UBND cấp huyện (nơi có mô hình) làm chủ đầu tư. III. NỘI DUNG, KINH PHÍ 1. Một số nội dung, nhiệm vụ chủ yếu 1.1. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi người hiểu được vai trò, ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của Chương trình; từ đó, khơi dậy ý chí tự tin, sáng tạo của người dân và cộng đồng khi tham gia OCOP. 1.2. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, cấp huyện để quản lý, điều hành Chương trình OCOP theo hướng chuyên nghiệp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; rà soát, bố trí cán bộ có năng lực tham mưu Chương trình OCOP các cấp; định kỳ hằng quý tổ chức họp, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các công việc để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; ban hành chính thức Bộ Tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 20182020, định hướng đến năm 2030; nghiên cứu, rà soát, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung, mức chi hỗ trợ các hoạt động thuộc Chương trình OCOP theo Quyết định số 2834/QĐUBND ngày 20/9/2018 của UBND tỉnh cho phù hợp với Thông tư 08/2019/TTBTC ngày 30/1/2019 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành. 1.3. Triển khai Chu trình OCOP thường niên: OCOP cấp huyện, cấp xã phát hành rộng rãi phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm cho cộng đồng dân cư (hồ sơ, thủ tục phải hết sức đơn giản), để các chủ thể nghiên cứu đề xuất sản phẩm tham gia Chương trình; nhận phiếu đăng ký và xét chọn sản phẩm tham gia; tập huấn, hướng dẫn cho các chủ thể sản xuất xây dựng phương án/kế hoạch kinh doanh, để triển khai phát triển sản xuất, chuẩn hoá sản phẩm; tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh và tổ chức trao Giấy công nhận cho chủ thể. 1.4. Củng cố, nâng cấp, thành lập mới các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP: Triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức và sản xuất kinh doanh. Phấn đấu nâng cấp (tái cơ cấu)/thành lập mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX) tham gia OCOP trong năm 2019. 1.5. Phát triển sản phẩm OCOP: Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm
- nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác; xây dựng câu chuyện sản phẩm; tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hoá... 1.6. Công tác xúc tiến thương mại: Hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đã được UBND tỉnh có Quyết định công nhận, nhằm quảng bá hình ảnh OCOP, kết nối tiêu thụ sản phẩm; tổ chức Hội nghị đối tác OCOP nhằm kết nối giữa các chủ thể tham gia Chương trình OCOP với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tư vấn, hợp tác, liên kết (các doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà tư vấn, các đầu mối tiêu thụ...) để phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện bao bì, tem nhãn, xây dựng thương hiệu. Xây dựng một số Trung tâm OCOP cấp huyện; phát triển/nâng cấp các điểm bán hàng OCOP; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại OCOP trong và ngoài tỉnh. Sở Công Thương phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức các Hội chợ nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương, trong đó có sản phẩm OCOP; Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc với thành phố Đà Nẵng để tiếp tục hợp tác, liên kết trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; UBND cấp huyện chỉ đạo việc kết nối các sản phẩm giữa các địa phương trong tỉnh, để mở các trung tâm, cửa hàng nhằm quảng bá và bán hàng OCOP. 1.7. Đào tạo, tập huấn: Tăng cường tập huấn và đào tạo nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất cho các chủ thể, cũng như cán bộ OCOP các cấp. 1.8. Học tập kinh nghiệm Chương trình OCOP: Tổ chức các Đoàn tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, nhằm vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai Chương trình OCOP tại tỉnh. 1.9. Tăng cường lồng ghép, nắn dòng các nguồn lực từ Chương trình nông thôn mới, khuyến công, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ... để ưu tiên hỗ trợ cho Chương trình OCOP năm 2019. 2. Nguồn kinh phí Nguồn vốn sự nghiệp nông thôn mới Trung ương năm 2019 được UBND tỉnh phân bổ tại Quyết định số 354/QĐUBND ngày 31/01/2019; nguồn ngân sách tỉnh được UBND tỉnh giao Quyết định 3678/QĐUBND ngày 07/12/2018 và các Quyết định có liên quan khác của UBND tỉnh; vốn của TW hỗ trợ đối với các tỉnh điểm và vốn các đơn vị, địa phương, chủ thể sản xuất. IV. TỔ CHỨC THỨC HIỆN 1. Sở Nông nghiệp và PTNT Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, điều phối và triển khai toàn diện các nội dung Chương trình OCOP năm 2019. Với vai trò là thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương tổ chức Tổ công tác liên ngành (bao gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hoáThể thao và Du lịch...) đến làm việc với từng huyện, thị xã, thành phố để kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP theo kế hoạch năm 2019; trong đó, lưu ý trực tiếp hướng dẫn cho các chủ thể các nội dung để chuẩn hoá, phát triển sản phẩm đã đăng ký và lựa chọn các ý tưởng phát triển sản phẩm mới để tư vấn, hỗ trợ đối với chủ thể. Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch được duyệt. Chủ trì, tham mưu sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung: Bộ Tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tham mưu UBND tỉnh làm việc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các đơn vị, địa phương có liên quan để triển khai xây dựng mô hình Trung tâm OCOP cấp vùng tại Hội An.
- 2. Sở Công Thương Chủ trì tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP (tổ chức hội chợ, tham gia triển lãm,...); triển khai các hoạt động khuyến công; thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP; thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo chức năng quản lý của ngành; tham mưu cơ chế hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP. Chuẩn bị tốt các điều kiện để định kỳ 06 tháng/lần tổ chức Hội chợ thương mại (ưu tiên các sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận) tại các trung tâm lớn như: Tam Kỳ, Hội An... 3. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, hỗ trợ thực hiện các hoạt động tiêu chuẩn hóa chất lượng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, ghi nhãn hàng hóa, sử dụng mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc theo quy định và các nhiệm vụ liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao đối với đơn vị. 4. Sở Y tế: Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn, hướng dẫn việc kiểm nghiệm sản phẩm và các nhiệm vụ liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. 5. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn; quảng bá, xúc tiến mở rộng các tour, tuyến du lịch kết nối với các trung tâm, các vùng sản xuất sản phẩm OCOP; hướng dẫn các huyện xây dựng các làng văn hoá du lịch; xây dựng câu chuyện sản phẩm; hướng dẫn nhóm sản phẩm du lịch trong Chương trình. 6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP, đặc biệt tuyên truyền, quảng bá những sản phẩm được UBND tỉnh công nhận, xếp hạng; những gương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo. 7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, các chủ thể sản xuất về thực hiện các quy định của Nhà nước đối với môi trường; hướng dẫn đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường theo đúng quy định hiện hành. 8. Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Tài chính: Tham mưu công tác phân bổ, bố trí nguồn vốn để thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn được giao theo đúng quy định. 9. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và các Ngành có liên quan sớm tham mưu điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2834/QĐ UBND ngày 20/9/2018 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1564/UBNDKTTH ngày 25/3/2019 về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20162020. Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan trong tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP gắn với Chương trình nông thôn mới; phối hợp tham mưu UBND tỉnh phân bổ, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Chương trình. 10. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Hội, Đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phối hợp với các Sở, ngành liên quan tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP. 11. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 (có thể tổ chức lồng ghép trong các Hội nghị có liên quan ở địa phương). Tiếp tục củng cố, kiện toàn Bộ máy chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Chương trình OCOP tại cấp huyện; bố trí cán bộ tham mưu, giúp việc theo hướng chuyên nghiệp. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP; triển khai các bước theo quy định của Chu trình OCOP; OCOP cấp huyện quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình; tránh trường hợp đăng ký tham gia, được chấp nhận, được hỗ trợ nhưng không lập hồ sơ và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP năm 2019 tại địa phương, chú ý phát triển vùng nguyên liệu để chủ động phục vụ sản xuất các sản phẩm OCOP theo chuỗi; tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện, lựa chọn các sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện tham gia, đánh giá, xếp hạng tại cấp tỉnh đảm bảo chất lượng, tiến độ. Đối với các địa phương có mô hình chỉ đạo điểm như đã nêu ở điểm 2, Mục II Kế hoạch này, cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai đạt hiệu quả. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện Chương trình; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh để theo dõi, chỉ đạo. Yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện./. PHỤ LỤC TỔNG HỢP DANH MỤC SẢN PHẨM, CHỦ THỂ SẢN XUẤT DỰ KIẾN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019 (Kèm theo Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019) TT Địa phương/Tên Dự kiến Chủ thể sản xuất Địa chỉ Chủ Ghi chú sản phẩm thể sản xuất Tổng I Huyện Đại Lộc 1 Gạo an toàn Ái HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa TT Ái Nghĩa Nghĩa 2 Nấm sò Đại Hiệp HTX Tân Phú Quý Xã Đại Hiệp 3 Hương trầm Kỳ THT Hương trầm Kỳ Nam Xã Đại Đồng Nam II Thành phố Hội An 4 Trà rừng Cù Lao Công ty TNHH sản xuất mỹ Phường Chàm phẩm thiên nhiên Việt Nam Thanh Hà 5 Tinh dầu tràm Công ty TNHH Khoa học Phường công nghệ tinh dầu Thảo Thanh Hà Nguyên 6 Đĩa Chùa Cầu Cơ sở sản xuất (CSSX) mộc Xã Cẩm Kim Kim Bồng Xuân Nguyên
- 7 Dầu gội thảo mộc Cơ sở Hoa Mẫn Vy Phường Cẩm Handmade Châu 8 Nước mắm Cơ sở nước mắm nhĩ truyền Xã Cẩm thống Tư Tài Thanh 9 Sợi mì cao lầu CSSX mì cao lầu Tô Văn Phường Sơn Bình Phong 10 Đèn lồng Hội An Công ty TNHH DV Hoa Nam Phường Sơn Sản phẩm (nâng cấp từ hạng 3 Phong năm 2018 sao) tiếp tục nâng cấp 11 Tương ớt mè (nâng Công ty TNHH Đại Chí Xã Cẩm Hà Sản phẩm cấp từ hạng 3 sao) Foods năm 2018 tiếp tục nâng cấp 12 Bánh đậu xanh CSSX và KD bánh đậu xanh Phường Sản phẩm Nguyễn Thị Bông Thanh Hà năm 2018 tiếp tục nâng cấp III Thị xã Điện Bàn 13 Đèn Nhật Nguyệt Công ty TNHH Gỗ nghệ Xã Điện thuật Âu Lạc Phong 14 Bộ sản phẩm thờ Công ty TNHH Nguyễn Văn Xã Điện Gia Tiên Tiếp Phương 15 Bảo chung đồng Công ty TNHH làng đúc Xã Điện đồng Phước Kiều Phương 16 Bột ngũ cốc dinh CSSX KD sản phẩm xanh Phường Vĩnh dưỡng Hương Bột Điện 17 Bánh tráng mè trắng CSSX KD bánh tráng Thanh Xã Điện Phú Triêm Xuân Phương 18 Mắm ruốc CSSX Trần Thị Thuận Phường Điện Dương 19 Nước mắm cá cơm CSSX Trần Thị Thuận Phường Điện Hà Quảng Dương IV Huyện Duy Xuyên 20 Hạt sen khô Mỹ HTX NN Duy Phú Xã Duy Phú Sơn 21 Sen sấy khô Trà Lý THT Sen Duy Sơn Xã Duy Sơn 22 Rau muống HTX rau sạch Nam Phước TT Nam Phước 23 Nước mắm Duy CSSX mắm Duy Trinh Xã Duy Hải Trinh 24 Chậu gốm trồng Công ty TNHH MTX gốm Xã Duy Hòa hoa kỹ nghệ Thu Trang 25 Khăn lụa Mã Châu Công ty TNHH Lụa Mã Châu TT Nam
- Phước 26 Chiếu cói Bàn HTX NN Duy Vinh Xã Duy Vinh Thạch 27 Chả lụa nguyên HTXDV KDTH Duy Đại Xã Duy Tân chất từ Thịt heo Sơn sạch 28 Lạp xưởng nguyên HTXDV KDTH Duy Đại Xã Duy Tân chất từ Thịt heo Sơn sạch 29 Quạt gỗ trang trí CSSX mộc mỹ nghệ TT Nam Nguyễn Văn Hạnh Phước 30 Nấm bào ngư HTX NN Thu Bồn Xã Duy Hòa 31 Trà lá sen HTX NN Thu Bồn Xã Duy Hòa Sản phẩm năm 2018 tiếp tục nâng cấp V Huyện Quế Sơn 32 Phở sắn Công ty TNHH Caromi TT Đông Phú 33 Thịt heo sạch Thảo HTX NN Sạch Quế Sơn Xã Quế Châu Mộc PIGECO 34 Kẹo Đậu phộng CSSX KD Đặng Ngọc Hải Xã Quế An Ngọc Hải 35 Gà tre Đèo Le HTX NN Quế Long Xã Quế Long 36 Nếp Đắng Lộc Đại HTX NN Quế Hiệp Xã Quế Hiệp 37 Khoai chà HTX NN An Xuân Sơn Xã Phú Thọ 38 Chuối ép làng HTX NN Hữu cơ Phú Mỹ Xã Quế Phú Hương Quế Vương VI HuyệnThăng Bình 39 Bánh đa nem CSSX KD Đặng Thị Hương Xã Bình Trị Hương Huệ 40 Nếp Hương Lân HTX NN Bình Đào Xã Bình Đào Trường Giang 41 Dầu mè đen nguyên HTX NN Bình Đào Xã Bình Đào chất Trường Giang 42 Tổ yến tinh chế sấy Cty TNHH MTV Yến sào Xã Bình Đào khô Đất Quảng 43 Bột ngũ cốc Cô CSSX KD Nguyễn Thị Tiến Xã Bình Định Một Bắc 44 Hương đốt Tấn CSSX KD Võ Tấn Hiếu TT Hà Lam Hiếu 45 Nước mắm Cửa Hộ sản xuất kinh doanh Xã Bình Sản phẩm Khe Hai Hiền Nguyễn Thị Hiền Dương năm 2018 (nâng cấp từ hạng 3 tiếp tục nâng sao) cấp
- 46 Cao chè vằng Miền Cơ sở sản xuất kinh doanh Xã Bình Phú Sản phẩm Trung (nâng cấp từ Nguyễn Viết Vinh năm 2018 hạng 3 sao) tiếp tục nâng cấp VII Thành phố Tam Kỳ 47 Dầu mè đen HTX sản xuất dầu thực vật Phường Tân nguyên chất Bảo Tâm Thạnh 48 Sản phẩm bột nấm HTX Nấm Đông trùng Hạ Xã Tam Phú Đông trùng Hạ thảo Thảo Quảng Nam 49 Sản phẩm Nấm lim Công ty TNHH MTV Nấm Phường An xanh Quảng Nam Linh chi Quảng Nam Mỹ Linasa 50 Nước mắm Tam HTX nước mắm Tam Thanh Xã Tam Thanh Thanh 51 Đèn gỗ Lamp Công ty TNHH SXTMDV Phường An Thịnh Nghi Sơn 52 Bánh dừa nướng CSSX Hiệu bánh Bảo Linh Phường Tân Thạnh 53 Bánh tráng gạo mè CSSX Huỳnh Mỹ Thọ Tân Xã Tam đen Thọ Tân Ngọc 54 Du lịch cộng đồng HTX cộng đồng Tam Thanh Xã Tam Tam Thanh Thanh 55 Rau húng lủi an toànHTX NN xanh Trường Xuân Phường Trường Xuân 56 Dầu phụng nguyên HTX sản xuất dầu thực vật Phường Tân Sản phẩm chất Bảo Tâm nguyên chất Bảo Tâm Thạnh năm 2018 (nâng cấp từ hạng 3 tiếp tục nâng sao) cấp VIII Huyện Phú Ninh 57 Bánh đậu xanh Mỹ CSSX bánh đậu xanh Mỹ Xã Tam Khánh Khánh Thành 58 Dầu đậu phộng Hộ sản xuất kinh doanh Xã Tam An nguyên chất Bích Nguyễn Nghệ Nghệ 59 Tinh bột nghệ Tánh Cơ sở chế biến tinh bột Xã Tam Thuận nghệ Tam Thành Thành 60 Mỳ khô Năm Nhơn Hộ kinh doanh Ngô Văn Lai Xã Tam Thành 61 Tiêu Phú Thịnh HTX sản xuất và KD tổng TT Phú Thịnh hợp thị trấn Phú Thịnh 62 Dưa hấu HTX Thực phẩm sạch Phú Xã Tam Thái Ninh IX Huyện Núi Thành
- 63 Virgin Sesame Oil Hộ kinh doanh Cơ sở SX Mè Xã Tam Hiệp (Dầu mè đen ép đen Việt sống) 64 Rau câu chỉ vàng HTX NN Tam Hòa Xã Tam Hòa 65 Nếp bầu Tam Mỹ HTX NN, DV du lịch Tam Xã Tam Mỹ Mỹ Tây Tây 66 Rau an toàn Dream HTX SX rau an toàn công Xã Tam Garden nghệ cao Dream Garden Nghĩa 67 Nấm linh chi HTX NN Hoàng Hải Tam Xã Tam Quang Quang X Huyện Tiên Phước 68 Bánh tráng lề Địch THT sản xuất Bánh tráng Xã Tiên Yên Địch Yên Phong 69 Nếp cái Hương HTX NN Tiên An Xã Tiên An Bầu Tiên An 70 Chuối ép Tiên Mỹ HTX NN Tiên Mỹ Xã Tiên Mỹ 71 Sữa chua nếp cẩm Hộ sản xuất kinh doanh Xã Tiên Mỹ Dương Thị Mỹ Dung 72 Rượu nếp THT Võ Linh Hoạt TT Tiên Kỳ 73 Bộ vòng đeo tay từ HTX Trầm hương Tiên TT Tiên Kỳ trầm hương Phước 74 Hương trầm HTX Trầm hương Tiên TT Tiên Kỳ (Hương nụ) Phước 75 Bưởi Thanh Trà HTX Thanh trà Tiên Hiệp Xã Tiên Hiệp Tiên Hiệp 76 Cam Giấy Tiên Hà HTX NN Phước Hà Xã Tiên Hà 77 Bánh thuẫn bột ngãi Cty TNHH MTV Thương Xã Tiên Châu Mại Dịch Vụ xứ Tiên 78 Tinh bột nghệ Tiên Công ty TNHH TM&DV Tân Xã Tiên Lập Phước Phước Hiệp 79 Tinh bột nghệ viên Công ty TNHH TM&DV Tân Xã Tiên Lập mật ong Phước Hiệp 80 Dầu mè nguyên THT Nguyễn Thanh Toàn Xã Tiên Cẩm chất 81 Dầu mè đenBaby THT Nguyễn Thanh Toàn Xã Tiên Cẩm 82 Dầu phộng nguyên THT Nguyễn Thanh Toàn Xã Tiên Cẩm chất XI Huyện Nông Sơn 83 Vòng tay, cổ từ CSSX Tâm An Thịnh Phát Xã Quế trầm hương Trung 84 Thị heo đồi Phước HTX NN và Dịch vụ Phước Xã Phước Ninh Ninh Ninh
- 85 Bánh tráng Quế HTX NN Quế Lâm Xã Quế Lâm Lâm XII Huyện Hiệp Đức 86 Tinh bột nghệ núi Công ty TNHH SX TMDV TT Tân An BHNONG Phương Nga 87 Kẹo đậu phộng CSSX Kẹo đậu Trịnh Thị TT Tân An Mỹ Phước 88 Rau sạch CSSX Lương Văn Hào Hiệp Thuận 89 Trà linh chi túi lọc HTX sản xuất chế biến và Xã Bình Lâm tiêu thụ Nấm Nhì Tây 90 Nấm bào ngư sấy, HTX sản xuất chế biến và Xã Bình Lâm Sản phẩm tẩm gia vị (sản tiêu thụ Nấm Nhì Tây năm 2018 phẩm năm 2018 tiếp tục nâng nâng cấp) cấp XIII Huyện Nam Trà My 91 Túi thơm hương Công ty TNHH Sâm SangLi Xã Trà Mai Quế Trà My 92 Chuối sấy dẻo CSSX Tuấn Quyên Xã Trà Mai 93 Mật ong rừng CSSX Đoàn Văn Hậu Xã Trà Mai 94 Chè dây Thanh CSSX chế biến & kinh Xã Trà Mai Tuyền doanh Thanh Tuyền 95 Bột quế gia vị CSSX Quế Trà My –Hoa Xã Trà Leng Quế 96 Măng ớt Quang Bảo CSSX Quang Bảo Xã Trà Tập 97 Thuyền buồm tre CSSX Chí Công Xã Trà Cang XIV Huyện Bắc Trà My 98 Dầu phụng nguyên HTX kinh doanh dịch vụ Xã Trà Đông chất Trà Đông nông lâm nghiệp Trường Lộc 99 Mía tím Bắc Trà MyHTX phát triển nông nghiệp Xã Trà Giang Thịnh Vượng 100 Thịt heo sạch Bắc Hộ sản xuất kinh doanh Xã Trà Tân Trà My Phạm Thị Tám 101 Rượu lúa rẫy Bắc Hộ sản xuất kinh doanh Xã Trà Tân Sản phẩm Trà My (sản phẩm Phạm Thị Tám năm 2018 năm 2018 nâng cấp) tiếp tục nâng cấp 102 Tinh dầu quế Trà CSSX Tinh dầu quế Trà My Xã Trà Giang Sản phẩm My (sản phẩm năm Minh Phúc năm 2018 2018 nâng cấp) tiếp tục nâng cấp XV Huyện Đông Giang
- 103 Ớt Ariêu HTX Nông lâm nghiệp xã Xã Mà Cooih Mà Cooih 104 Rượu KaKun CSSX rượu Hoàng Oanh TT Prao 105 Rượu KaKun CSSX rượu Thu Thảo TT Prao 106 Trà Xanh Quyết Công ty cổ phần Nông Lâm Xã Ba Thắng nghiệp Quyết Thắng XVI Huyện Tây Giang 107 Trà Đảng sâm HTX NN và dược liệu Tây Xã ATiêng Giang 108 Măng Điền Trúc HTX NN và dược liệu Tây Xã ATiêng sấy khô Giang 109 Cao Đảng sâm CSSX KD và chế biến Rượu Xã ATiêng Đức Huy 110 Rượu Đảng sâm CSSX KD và chế biến Rượu Xã ATiêng Sản phẩm (sản phẩm năm Đức Huy năm 2018 2018 nâng cấp, hoàn tiếp tục nâng thiện) cấp 111 Rượu Ba Kích (sản CSSX KD rượu Chính Châu Xã ATiêng Sản phẩm phẩm năm 2018 năm 2018 nâng cấp, hoàn tiếp tục nâng thiện) cấp XVII Huyện Nam Giang 112 Rượu Tà vạt Nam CSSX Rượu Tà vạt Nam Xã LaDêê Giang Giang 113 Muối Tiêu rừng HTX du lịch dựa vào cộng Xã Ta Bhing đồng Cơ Tu 114 Chuối rừng khô HTX sản xuất TM và DV Zơ Xã Đắc Pre Râm Bách 115 Sâm cau khô HTX sản xuất TM và DV Zơ Xã Đắc Pre Râm Bách XVIII Huyện Phước Sơn 116 Rau lủi Phước Sơn THT sản xuất nông nghiệp Xã Phước Sản phẩm thôn Nước Lang Xuân năm 2018 tiếp tục nâng cấp 117 Sâm cau Sấy khô Công ty TNHH Nông lâm Xã Phước Phước Sơn sản Phước Sơn Xuân 118 Sâm dây Phước Sơn Công ty TNHH Nông lâm Xã Phước sản Phước Sơn Xuân 119 Mật ong rừng THT sản xuất nông nghiệp Xã Phước Phước Lộc và Dịch vụ xã Phước Lộc Lộc 120 Chanh không hạt Hộ sản xuất kinh doanh Hồ Xã Phước Phước Mỹ Văn Thi Năng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn