YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 1816/QĐ-UBND tỉnh Bình Định
26
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 1816/QĐ-UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 1816/QĐ-UBND tỉnh Bình Định
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1816/QĐUBND Bình Định, ngày 30 tháng 5 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29/3/2011; Căn cứ Quyết định số 2546/QĐTTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2015 2020; Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 1533/TTrCATPV11 ngày 28/4/2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn tỉnh. Điều 2. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./. TM.ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Cao Thắng KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1816/QĐUBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh) Thực hiện Kế hoạch số 15/KHBCĐ ngày 19/01/2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016 2020, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- 1. Tổ chức nghiên cứu, phổ biến và quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình phòng, chống mua bán người từ nay đến năm 2020 đến các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh để tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người và đề ra biện pháp tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về một cách hiệu quả. 2. Triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, thống nhất, toàn diện trong phòng, chống mua bán người; phát huy mọi khả năng để phòng ngừa, ngăn chặn, giữ vững mục tiêu là địa bàn không xảy ra tội phạm mua bán người. 3. Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh căn cứ vào nội dung Kế hoạch và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình xác định rõ trách nhiệm, quá trình thực hiện phải tập trung chỉ đạo, triển khai một cách quyết liệt, thiết thực và có hiệu hiệu quả. II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Công tác chỉ đạo triển khai Hàng năm, Công an tỉnh (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người của Ban Chỉ đạo 138/CP giai đoạn 2016 2020 đến các sở, ban, ngành liên quan; hàng năm xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình 130/CP. Định kỳ 6 tháng, một năm, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh tiến hành sơ, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công, những mặt đạt được, chưa đạt được, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả cho Ban Chỉ đạo 138/CP, đồng thời đề ra các chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo; góp phần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong cơ chế điều hành, chỉ đạo, thực hiện từ Trung ương đến địa phương trong phòng, chống tội phạm mua bán người. Thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, các địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án trong Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 2020 của Ban Chỉ đạo 138/CP. 2. Triển khai thực hiện các đề án của chương trình + Đề án 1: Truyền thông phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ tiêu 1: Đến năm 2017, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn (viết gọn là cấp xã) nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người. Chỉ tiêu 2: Đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm (Địa bàn có nhiều vụ việc xảy ra, có nhiều nạn nhân bị mua bán trở về hoặc có nhiều nguy cơ) có mô hình chuyên sâu về phòng ngừa mua bán người và 50% số xã trên toàn tỉnh có mô hình lồng ghép về phòng, chống mua bán người. Chỉ tiêu 3: Từ năm 2016, thông tin về phòng, chống mua bán người được đăng tải trên các báo chí cấp tỉnh ít nhất một tháng một lần. Chỉ tiêu 4: Đến năm 2020, đạt 75% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi từ 14 60 tuổi, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người.
- Các Tiểu đề án: Tiểu đề án 1: Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông. Tiểu đề án 2: Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh. + Đề án 2: Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh. Các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ tiêu 1: Hàng năm, 100% tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn. Chỉ tiêu 2: 100% thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại, xử lý và những trường hợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh theo luật định. Chỉ tiêu 3: Hàng năm, tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện. Chỉ tiêu 4: Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được truy tố trên tổng số vụ án do Viện Kiểm sát thụ lý. Chỉ tiêu 5: Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được giải quyết và xét xử trên tổng số vụ do Tòa án thụ lý. Các Tiểu đề án: Tiểu đề án 1: Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an tỉnh. Tiểu đề án 2: Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo. Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Tiểu đề án 3: Truy tố và xét xử tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh. + Đề án 3: Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Cơ quan chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ tiêu 1: 100% các trường hợp tiếp nhận được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Chỉ tiêu 2: 100% nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ chế độ theo quy định của pháp luật. Chỉ tiêu 3: 100% nạn nhân và người thân thích có nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật. Chỉ tiêu 4: Đến năm 2020, 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng được các mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán. Các Tiểu đề án: Tiểu đề án 1: Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an tỉnh. Tiểu đề án 2: Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- + Đề án 4: Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh. Các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ tiêu 1: 100% cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp tỉnh có kế hoạch triển khai và theo dõi thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), trong đó, có các quy định liên quan đến phòng, chống mua bán người và bảo vệ người bị hại trong vụ án mua bán người. Chỉ tiêu 2: 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người được theo dõi thi hành và đánh giá hiệu quả. + Đề án 5: Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh. Các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ tiêu 1: 100% các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai thực hiện. Chỉ tiêu 2: 100% các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được sơ kết, tổng kết theo định kỳ và có kế hoạch triển khai trong thời gian tiếp theo. Công an tỉnh tăng cường chỉ đạo việc thực hiện Chương trình 130/CP trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, địa bàn có nguy cơ xảy ra tội phạm mua bán người nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông phòng ngừa tội phạm; đấu tranh ngăn chặn làm giảm tội phạm mua bán người; tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Đồng thời tiếp tục tổ chức nghiên cứu, triển khai áp dụng Bộ chỉ số phục vụ công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện từng đề án và toàn bộ Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 2020; tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá vào đầu kỳ (năm 2016) và cuối kỳ (năm 2020). Tổ chức nghiên cứu, thảo luận, góp ý nâng cấp phần mềm “Quản lý công tác phòng, chống mua bán người”. Hàng năm, Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn liên ngành tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 130/CP tại một số địa phương trong tỉnh và báo cáo kết quả cho Ban Chỉ đạo 138/CP. 3. Công tác truyền thông phòng, chống mua bán người Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì: + Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh xây dựng, thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, ký sự, bài viết về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin về phương thức hoạt động của tội phạm mua bán người; các gương điển hình tiên tiến, mô hình về phòng, chống mua bán người hiệu quả. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình, kế hoạch hướng dẫn công tác phòng chống mua bán người tập trung vào việc cung cấp thông tin, giám sát, phát hiện và thông báo các trường hợp có dấu hiệu mua bán người, khuyến khích đưa vào áp dụng tại các đơn vị làm dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài hoặc đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan tăng cường tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống mua bán người tại cộng đồng, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, các địa bàn có nguy cơ xảy ra tội phạm mua bán người:
- + Tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên làm công tác tuyên truyền ở địa phương thực hiện Bộ tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người, góp phần đảm bảo cho mạng lưới làm công tác tuyên truyền đủ về số lượng và chất lượng. + Khảo sát, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa hiệu quả về mua bán người; tư vấn, hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em có nguy cơ cao, nạn nhân, gia đình, cộng đồng về phòng, chống mua bán người. + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, các phương thức, thủ đoạn và loại đối tượng mà bọn tội phạm mua bán người thường nhằm vào, lợi dụng và hoạt động. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao kỹ năng phòng, chống mua bán người tại cộng đồng và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng; giám sát, phản biện xã hội pháp luật về phòng, chống mua bán người. Sở Tư pháp là cơ quan phối hợp tổ chức các đợt phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là Luật Phòng, chống mua bán người, Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và người dân chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người. 4. Công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp thực hiện các nội dung sau: + Tăng cường tổ chức các hoạt động điều tra cơ bản, nắm tình hình các hoạt động liên quan đến tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, các địa bàn có nguy cơ xảy ra tội phạm mua bán người để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn một cách hiệu quả. + Tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, điều tra khám phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm có tổ chức, liên quan nước ngoài. Coi trọng các biện pháp phòng ngừa xã hội xác định các địa bàn trọng điểm, rà soát tình hình phụ nữ, trẻ em bị mua bán và số đối tượng có liên quan đến tội phạm mua bán người để xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh một cách hiệu quả. Phát hiện kịp thời, điều tra, xử lý triệt để tội phạm mua bán người xảy ra trên địa bàn tỉnh. Không để hình thành các đường dây, ổ nhóm tội phạm lớn về mua bán người. + Hàng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động tội phạm, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, các địa bàn có nguy cơ xảy ra tội phạm mua bán người; trao đổi thông tin, xác minh, điều tra, truy bắt tội phạm, giải cứu nạn nhân, truy nã tội phạm với các tổ chức Interpol, Aseanapol… Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ trong công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự các vụ án mua bán người khi xảy ra trên địa bàn, xét xử công khai, lưu động để phát huy mạnh mẽ phong trào quần chúng và răn đe tội phạm. Đồng thời, làm tốt công tác bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. 5. Công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp tiến hành các hoạt động điều tra, rà soát trên địa bàn toàn tỉnh những loại đối tượng mà bọn tội phạm mua bán người thường chú ý tới hoặc có khả năng là nạn nhân trong thời gian tới để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau: + Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định, thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo quy định của pháp luật. + Tổ chức thực hiện các quy chế phối hợp liên ngành; định kỳ tiến hành sơ, tổng kết, nghiên cứu, kịp thời đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, quy định về tiếp đón, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm giúp đỡ những nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện một số nội dung: + Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chuyển tuyến cho nạn nhân bị mua bán; hình thành mạng lưới hỗ trợ nạn nhân và thực hiện quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng theo hướng bình đẳng giới, đặc biệt chú trọng vào nhu cầu và đặc điểm của từng loại nạn nhân, nhất là trẻ em. + Thường xuyên kiểm tra, nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ của tỉnh; tổ chức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng đảm bảo đúng quy định của pháp luật. + Chủ động nghiên cứu, góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách hỗ trợ nạn nhân; quy định về điều kiện và trình tự thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội. Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án dân sự thường xuyên theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án hình sự và án dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực pháp luật đảm bảo đúng quy định pháp luật. 6. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân; tổ chức tập huấn chuyên sâu, kết hợp đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là những nội dung mới, những lĩnh vực nhạy cảm mà bọn tội phạm mua bán người thường lợi dụng hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người dân chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người; tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động của Luật Phòng, chống mua bán người, chủ động kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết, rà soát, góp ý cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo tính nhất quán và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mua bán người. 7. Hợp tác quốc tế Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến hiệp định song phương giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc về phòng, chống mua bán người trên toàn tỉnh, tập trung vào các hoạt động đã được các cơ quan chức năng hai nước thống nhất thông qua trong giai đoạn 2016 2020. Sở Ngoại vụ trong quá trình thực hiện các vấn đề hợp tác quốc tế với cơ quan chức năng nước ngoài, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện và thông báo các lực lượng chức năng giải cứu nạn nhân, bảo hộ quyền lợi hợp pháp và hồi hương công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán, sớm đưa họ về nước đoàn tụ gia đình; tiếp tục duy trì kênh thông tin chính thức với các nước để trao đổi chính xác, kịp thời về hỗ trợ và kết quả công tác phòng, chống mua bán người của Việt Nam.
- 8. Công tác đào tạo, nghiên cứu Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị nghiên cứu, tham khảo 02 bộ tài liệu tập huấn liên ngành về phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; hàng năm, bố trí cán bộ, nhân viên trong đơn vị tham gia các khóa tập huấn liên ngành, chuyên sâu theo từng chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người, nhất là các ngành, đoàn thể: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ,... Đồng thời, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học nghiên cứu về tình hình tội phạm mua bán người, để có cách nhìn tổng quan và chủ động đề ra các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát tội phạm mua bán người một cách hiệu quả trong thời gian tới. Các sở, ngành, hội đoàn thể tỉnh, các địa phương chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác giới thiệu việc làm, đi lao động tại nước ngoài,... nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động trên để mua bán người. 9. Công tác tổ chức và hậu cần đảm bảo Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan, các địa phương bố trí cán bộ, chiến sĩ trong biên chế của đơn vị đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người. Sở Tài chính tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí của tỉnh đảm bảo thực hiện các nội dung, chương trình về phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 2020 và các nội dung theo kế hoạch; đồng thời cũng tranh thủ các nguồn viện trợ khác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân góp phần phục vụ tốt cho quá trình thực hiện công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh; Hàng năm hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí, tổng hợp nhu cầu đề xuất bố trí nguồn kinh phí, báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ kế hoạch này và thực tiễn tình hình địa phương các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ: hàng quý, 6 tháng, một năm và đột xuất về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) để tập hợp báo cáo Ban Chỉ đạo 138/CP của Chính phủ. 2. Giao Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (Công an tỉnh) có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo 138 tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này, định kỳ có thông báo những đơn vị, địa phương thực hiện tốt và chưa tốt để rút kinh nghiệm chung và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian đến; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và sơ tổng kết định kỳ theo quy định. 3. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, hội đoàn thể tỉnh, các địa phương báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (qua Công an tỉnh, ĐT: 069.4349251, 069.4349566) để hướng dẫn thực hiện./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn