intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 2267/2019/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Trần Văn San | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 2267/2019/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 2267/2019/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN  Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  HUẾ ­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­ Số: 2267/QĐ­UBND Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 9 năm 2019   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC  THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ­CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ   tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ­CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa  đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT­VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ  hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh Văn phòng UBND  tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm 15 thủ tục thuộc thẩm  quyền giải quyết của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục   đính kèm). Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở, ngành cấp tỉnh và  các đơn vị liên quan: 1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính  thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính  không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua. Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành,  đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
  2. Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ  tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu  trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   KT. CHỦ TỊCH Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH ­ Như Điều 5; ­ Cục Kiểm soát TTHC­VPCP; ­ Bộ NNPTNT; ­ CT và các PCT UBND tỉnh; ­ LĐVP UBND tỉnh; ­ Lưu: VT, KSVX. Phan Thiên Định   PHỤ LỤC PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2267/QĐ­UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy   ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) 1. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (B­ BNN­287824­TT) 2. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (B­BNN­ 287823­TT) * Nội dung đơn giản hóa (02 TTHC): a) Về thành phần hồ sơ ­ Đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ gồm: “Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên  môn về thuốc bảo vệ thực vật hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo  vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học. Vì nội dung này quy định tại Phụ Lục XVI “Mẫu bản   thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật”. Lý do: ­ Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thuận lợi trong việc tra cứu, tìm hiểu, tránh trường hợp  nộp hồ sơ thiếu sót do thành phần hồ sơ được nêu tại Tại Khoản 2 Điều 35 không thể hiện đầy  đủ về thông tin. ­ Tránh việc đi lại nhiều lần do không chuẩn bị đầy đủ các thành phần. b) Về mẫu đơn, tờ khai ­ Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bỏ các nội dung sau:
  3. + Bỏ dòng “Các giấy tờ kèm theo” tại Phụ lục XlV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT­ BNNPTNT ngày 08/6/2015. + Đổi tên Phụ lục XIV thành “Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,  buôn bán thuốc bảo vệ thực vật” để hợp nhất mẫu đơn của 02 thủ tục hành chính nêu trên. + Tại Phụ Lục XVI “Mẫu bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật” ban hành  kèm theo Thông tư số 21/2015/TT­BNNPTNT ngày 08/6/2015. Đề nghị bỏ Giấy chứng nhận sức  khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó là bản cam kết  đảm bảo sức khỏe của chủ cơ sở người sản xuất. Lý do: ­ Tránh phát sinh việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa thành phần hồ sơ nộp theo quy  định và các thành phần giấy tờ khác quy định tại mẫu đơn, tờ khai phải nộp kèm theo; ­ Việc quy định Giấy khám sức khỏe là không cần thiết, phát sinh thủ tục hành chính con khi  thực hiện 02 thủ tục hành chính nêu trên. Ngoài ra, giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06  tháng, việc quy định như vậy sẽ gây tốn kém cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. ­ Tạo sự công khai, minh bạch khi thực hiện thủ tục hành chính. c. Tên thủ tục hành chính ­ Đề nghị sửa tên thủ tục “Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực  vật” thành “Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Trường  hợp Giấy chứng nhận hết hạn, bị mất, hư hỏng thay đổi nội dung thông tin)”. ­ Đề nghị bổ sung thêm các thành phần hồ sơ đối với từng trường hợp cụ thể. * Lý do: Tránh việc đi lại nhiều lần do không chuẩn bị đầy đủ các thành phần. * Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung tại Phụ lục số XIV và Phụ lục số XVI; sửa đổi, bổ  sung Khoản 2 Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT­BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là: ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.412.000 đồng/năm ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.045.000 đồng/năm. ­ Chi phí tiết kiệm: 367.000 đồng/năm. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25.99% ­ Lợi ích khác: Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thuận lợi trong việc tra cứu, tìm hiểu, tránh  trường hợp nộp hồ sơ thiếu sót do thành phần hồ sơ;
  4. 3. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ  hoạt động đóng gói phân bón (BNN­TTH­288213) 4. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt  động đóng gói phân bón (BNN­TTH­288212) * Nội dung đơn giản hóa (02 TTHC): Về mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bỏ dòng “Hồ sơ gửi  kèm” tại mẫu đơn số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ­CP ngày  20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón. * Lý do: ­ Tránh phát sinh việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa thành phần hồ sơ nộp theo quy  định và các thành phần giấy tờ khác quy định tại mẫu đơn, tờ khai phải nộp kèm theo; ­ Tránh việc đi lại nhiều lần do không chuẩn bị đầy đủ các thành phần. * Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung tại mẫu đơn số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị  định số 108/2017/NĐ­CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: a) Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục Cấp lại là: ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.565.000 đồng/năm ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.440.000 đồng/năm. ­ Chi phí tiết kiệm: 125.000 đồng/năm. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7.99% b) Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục cấp mới là: ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.365.000 đồng/năm ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.240.000 đồng/năm. ­ Chi phí tiết kiệm: 125.000 đồng/năm. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3.71% c) Lợi ích khác: Tạo sự công khai, minh bạch khi thực hiện thủ tục hành chính. 5. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (BNN­TTH­288215) 6. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (BNN­TTH­288217)
  5. Về mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bỏ dòng “Hồ sơ gửi  kèm” tại mẫu đơn số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ­CP ngày  20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón. * Lý do: ­ Tránh phát sinh việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa thành phần hồ sơ nộp theo quy  định và các thành phần giấy tờ khác quy định tại mẫu đơn, tờ khai phải nộp kèm theo; ­ Tránh việc đi lại nhiều lần do không chuẩn bị đầy đủ các thành phần. * Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung tại mẫu đơn số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị  định số 108/2017/NĐ­CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: a) Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục Cấp mới là: ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 802.000 đồng/năm ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 677.000 đồng/năm. ­ Chi phí tiết kiệm: 135.000 đồng/năm. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16.83% b) Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục Cấp lại là: ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 481.000 đồng/năm ­ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 355.000 đồng/năm. ­ Chi phí tiết kiệm: 126.000 đồng/năm. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26.30% c) Lợi ích khác: Tạo sự công khai, minh bạch khi thực hiện thủ tục hành chính. 7. Thủ tục Công bố mở cảng cá loại 2 (BNN­TTH­288482) 8. Thủ tục Công bố mở cảng cá loại 3 (BNN­TTH­288488) * Nội dung đơn giản hóa (02 TTHC): a) Về trình tự thực hiện: Đề nghị quy định nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt cảng cá. * Lý do: Điểm a Khoản 2 Điều 61 Nghị định số 26/2019/NĐ­CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết  một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản quy định “tổ chức quản lý cảng cá gửi hồ sơ  theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá quy định 
  6. tại khoản 3 Điều 79 Luật Thủy sản” là chưa phù hợp. Bởi vì Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như  UBND cấp huyện có các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản  lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương. Vì vậy nếu quy định nộp tại Ủy ban nhân dân tỉnh  hoặc UBND cấp huyện cũng phải chuyển về chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực để  thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh, UBND huyện quyết định. b) Cách thức thực hiện: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp hồ sơ có thể nộp bản sao  mang bản chính để đối chiếu....” Lý do: ­ Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 26/2019/NĐ­CP quy định “Trường hợp nộp hồ sơ trực  tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực  hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở” là chưa phù hợp. ­ Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc  bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ); ­ Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm  chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu. ­ Cắt giảm việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực  bản sao”. * Kiến nghị thực thi: Sửa Điểm a Khoản 1 Điều 4 và sửa Điểm a Khoản 2 Điều 61 Nghị định  số 26/2019/NĐ­CP ngày 08/3/2019 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật  Thủy sản. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 428.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 303.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tiết kiệm được: 125.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29.21%. 9. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người  trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (BNN­TTH­288020) * Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo  quy định của pháp luật về phí và lệ phí (Biên lai thu lệ phí). * Lý do: ­ Công chức tiếp nhận hồ sơ có thể đối chiếu biên lai nộp lệ phí của cá nhân;
  7. ­ Hiện nay, các ngân hàng đều áp dụng biên lai điện tử thay thế cho biên lai nộp phí, lệ phí (biên  lai đỏ), nên quy định nộp biên lai đã nộp phí, lệ phí là không cần thiết. * Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ Điểm d Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 10 Thông tư  liên tịch 13/2014/TTLT­BYT­BNNPTNT­BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn  thực phẩm. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 228.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 186.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tiết kiệm được: 42.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18.42%. 10. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở  sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (BNN­TTH­ 288021) * Nội dung đơn giản hóa Về mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bỏ dòng “Hồ sơ gửi  kèm” của Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo mẫu tại Phụ lục  V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT­BNNPTNT cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm  đủ điều kiện an toàn thực phẩm. * Lý do: ­ Tránh phát sinh việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa thành phần hồ sơ nộp theo quy  định và các thành phần giấy tờ khác quy định tại mẫu đơn, tờ khai phải nộp kèm theo; ­ Tạo sự công khai, minh bạch khi thực hiện thủ tục hành chính; ­ Tránh việc đi lại nhiều lần do không chuẩn bị đầy đủ các thành phần. * Kiến nghị thực thi: Bỏ nội dung “Hồ sơ gửi kèm” của Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng  nhận cơ sở đủ điều kiện theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT­ BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc thẩm  định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an  toàn thực phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.044.000 đồng/1 lần thực hiện;
  8. ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 804.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tiết kiệm được: 240.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22.99% 11. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ  sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận vẫn còn thời  hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên  Giấy chứng nhận) (BNN­TTH­288023) 12. Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ  sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP hết hiệu  lực) (BNN­TTH­288022) * Nội dung đơn giản hóa (02 TTHC): Về mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bỏ dòng “Hồ sơ gửi  kèm” của Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo mẫu tại Phụ lục  V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2013/TT­BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực  phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. * Lý do: ­ Tránh phát sinh việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa thành phần hồ sơ nộp theo quy  định và các thành phần giấy tờ khác quy định tại mẫu đơn, tờ khai phải nộp kèm theo; ­ Tạo sự công khai, minh bạch khi thực hiện thủ tục hành chính; ­ Tránh việc đi lại nhiều lần do không chuẩn bị đầy đủ các thành phần. * Kiến nghị thực thi: Bỏ nội dung “Hồ sơ gửi kèm” của Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng  nhận cơ sở đủ điều kiện theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT­ BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc thẩm  định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an  toàn thực phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: a) Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục cấp lại trường hợp Giấy chứng nhận  vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông  tin trên Giấy chứng nhận là: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 929.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 804.000 đồng/1 lần thực hiện;
  9. ­ Chi phí tiết kiệm được: 125.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13.46% b) Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục trường hợp Giấy chứng nhận ATTP  hết hiệu lực là: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 981.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 856.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Chi phí tiết kiệm được: 125.000 đồng/1 lần thực hiện; ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12.74% 13. Thủ tục Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (BNN­TTH­288020) * Nội dung đơn giản hóa: Rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ từ 13 ngày làm việc xuống còn  10 ngày làm việc. * Lý do: Qua thực tế giải quyết đối với thủ tục hành chính này chỉ cần 10 ngày làm việc là hoàn  thành và có kết quả trả cho tổ chức, cá nhân. Nếu thực thi được nội dung này sẽ giúp cho cá  nhân, tổ chức giảm nhiều thời gian chờ đợi, đồng thời nhận được kết quả sớm hơn. * Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 11 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT­ BYT­BNNPTNT­BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế ­ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ­  Bộ Công thương: “Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp  lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. 14. Thủ tục Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:  Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương  tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai  thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND  tỉnh (BNN­TTH­288341) * Nội dung đơn giản hóa: Rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ từ 25 ngày làm việc xuống 23  ngày làm việc. * Lý do: Qua thực tế giải quyết đối với thủ tục hành chính, chỉ cần 23 ngày làm việc là hoàn  thành và có kết quả trả cho tổ chức, cá nhân. Nếu thực thi được nội dung này sẽ giúp cho cá  nhân, tổ chức giảm nhiều thời gian chờ đợi, đồng thời nhận được kết quả sớm hơn. * Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi bổ sung tại khoản 2, Điều 21, Nghị định số 67/2018/NĐ­ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của luật Thủy lợi:  “Trong thời hạn 23 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 15. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm  quyền giải quyết của cấp tỉnh) (BNN­TTH­287822)
  10. * Nội dung đơn giản hóa: Về thời gian thực hiện: Giảm thời gian giải quyết TTHC từ 10 ngày làm việc xuống còn 05 ngày  làm việc. Lý do: Sau khi tổ chức, công dân nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì Chi cục Trồng trọt và  BVTV không cần đến Cơ sở mà sẽ thẩm định, xem xét cấp hoặc không cấp giấy xác nhận nội  dung quảng cáo cho tổ chức, cá nhân tại nơi làm việc. ­ Mức phí và Lệ phí: Giảm mức thu phí từ 600.000 đồng xuống còn 500.000 đồng. Lý do: Giảm bớt chi phí cho tổ chức, công dân * Kiến nghị thực thi: ­ Sửa đổi Khoản 3, Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT­BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật. ­ Sửa đổi mục 3, phần I của Biểu phí trong lĩnh vực BVTV trong Thông tư số 231/2016/TT­BTC  ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí  trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. * Lợi ích phương án đơn giản hóa: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 600.000 đồng/hồ sơ ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 500.000 đồng/hồ sơ. ­ Chi phí tiết kiệm: 100.000 đồng/hồ sơ. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17 %/mỗi hồ sơ./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2