intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 3311/QĐ-UBND

Chia sẻ: Trang Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 3311/QĐ-UBND ban hành về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và an toàn thực phẩm - dinh dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 3311/QĐ-UBND

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 3311/QĐ­UBND Bình Thuận, ngày 17 tháng 11 năm 2017   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG  CÁC LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM ­ DINH DƯỠNG  THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;  Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ­CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ   tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ­CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung  một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT­BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn   việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát đánh giá thủ tục hành chính; Căn cứ Kế hoạch số 879/QĐ­UBND ngày 04 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phê  duyệt bổ sung Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017 của tỉnh Bình Thuận; Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 5469/TTr­VP ngày 08  tháng 11 năm 2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực khám bệnh,  chữa bệnh và an toàn thực phẩm ­ dinh dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế trên địa  bàn tỉnh (Phụ lục đính kèm). Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan dự thảo văn  bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm  quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế thông  qua. Điều 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành và  đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ quan,  đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.     CHỦ TỊCH Nơi nhận: ­ Như Điều 5; ­ Thủ tướng Chính Phủ; ­ Văn phòng Chính phủ; ­ Bộ Y tế; ­ Lưu: VT, KSTTHC (L          b) Nguyễn Ngọc Hai  
  2. PHỤ LỤC PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁM  BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM ­ DINH DƯỠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 3311 /QĐ­UBND ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chủ tịch Ủy   ban nhân dân tỉnh Bình Thuận) 1. Thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa” 1.1. Nội dung đơn giản hóa: a) Bổ sung quy định về những loại tài liệu trong thành phần hồ sơ quy định tại điểm e, khoản 1,  Điều 43 Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về cấp chứng chỉ hành  nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa  bệnh; đồng thời ban hành Mẫu những loại giấy tờ trong tài liệu này. Lý do: Trong thành phần hồ sơ tại điểm e, khoản 1, Điều 43 Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày  01/7/2016 của Chính phủ có quy định phải nộp: “Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa  bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi  hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị  định này” (gọi tắt là tài liệu chứng minh); Tuy nhiên, tại Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày  01/7/2016 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan không quy định tài liệu  chứng minh là những loại giấy tờ nào. Vì vậy, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ, không biết nộp tài liệu chứng minh là nộp các loại giấy  tờ gì, cách thức thực hiện như thế nào; các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, mỗi lúc và  mỗi cơ quan đưa ra các yêu cầu khác nhau về những loại giấy tờ đáp ứng theo quy định tại điểm  e, khoản 1, Điều 43 Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Từ đó, dẫn  đến sự không thống nhất và gia tăng chi phí thực hiện thủ tục hành chính; dễ dẫn đến việc tùy  tiện đặt ra các yêu cầu không cần thiết trong hồ sơ phải nộp; thiếu cơ sở pháp lý để tổ chức, cá  nhân thực hiện quyền giám sát đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà  nước. b) Bổ sung quy định về những giấy tờ thuộc tài liệu chứng minh phòng khám đa khoa đáp ứng  điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với phạm vi hoạt động  chuyên môn của phòng khám đa khoa trong Mẫu 1, ban hành kèm theo Phụ lục XI của Nghị định  số 109/2016/NĐ­CP của Chính phủ: “Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám  bệnh, chữa bệnh”. Lý do: Tại khoản 5 của Mẫu 1 “Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám  bệnh, chữa bệnh”, yêu cầu phải nộp “Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng  điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với phạm vi hoạt động  chuyên môn”; Tuy nhiên, tại Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và các  văn bản pháp luật khác có liên quan không quy định tài liệu chứng minh là những loại giấy tờ  nào. c) Bổ sung quy định về cách kê khai, mẫu kê khai tại các khoản 7, 8, 9, 10 Mục V của Mẫu 2  “Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”  ban hành kèm theo Phụ lục XI của Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Lý do: Tại các Khoản 7, 8, 9, 10 Mục V của Mẫu 02 “Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế,  tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Phụ lục XI của Nghị  định số 109/2016/NĐ­CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; quy định kê khai một số nội dung  nhưng không quy định phải kê khai như thế nào và gồm những giấy tờ gì: 1.2. Kiên nghi th ́ ̣ ực thi:
  3. Kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định bổ sung Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày 01/7/2016  của Chính phủ về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt  động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cụ thể bổ sung các nội dung: a) Quy định cụ thể về những loại tài liệu trong thành phần hồ sơ quy định tại điểm e, khoản 1,  Điều 43 Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. b) Quy định về những giấy tờ thuộc tài liệu chứng minh phòng khám đa khoa đáp ứng điều kiện  về cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn  của phòng khám đa khoa trong Mẫu 1 “Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở  khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Phụ lục XI của Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày  01/7/2016 của Chính phủ. c) Quy định về số lượng giấy tờ, cách kê khai, mẫu kê khai từng loại giấy tờ tại các Khoản 7, 8,  9, 10 Mục V của Mẫu 2 “Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở  khám bệnh, chữa bệnh” ban hành theo Phụ lục XI kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ­CP ngày  01/7/2016 của Chính phủ. 1.3. Lợi ich c ́ ủa phương án đơn giản hóa: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 77.465.000 đồng/năm. ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 61.715.000 đồng/năm. ­ Chi phí tiết kiệm: 15.750.000 đồng/năm. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,33 %. Ngoài ra, việc thực hiện phương án đơn giản hóa giúp cho tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong  việc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa; tạo sự thống nhất  trong giải quyết thủ tục hành chính và đảm bảo quyền giám sát của tổ chức, cá nhân đối với  việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước. 2. Thủ tục “Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở  kinh doanh dich v ̣ ụ ăn uống” 2.1. Nội dung đơn giản hóa: Bổ sung quy định về yêu cầu của từng loại giấy tờ, đồng thời ban hành Mẫu các loại giấy tờ  trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3, điều 1 của Thông tư số 47/2014/TT­BYT ngày  11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh  doanh dịch vụ ăn uống. Lý do: Trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3, điều 1 của Thông tư số 47/2014/TT­BYT  ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế; yêu cầu phải nộp: “3. Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm,  bao gồm: a) Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; b) Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống; c) Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở”. Tuy nhiên, Thông tư số 47/2014/TT­BYT ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn  bản pháp luật khác có liên quan không quy định Mẫu và cách thức thực hiện bản vẽ, sơ đồ và  bản kê như thế nào. Vì vậy, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ không biết phải thực hiện bản vẽ sơ đồ mặt bằng của  cơ sở, sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống như thế nào 
  4. (vẽ như thế nào là đầy đủ và đúng, những nội dung chính bắt buộc phải thể hiện trên bản vẽ,  hình thức bản vẽ như thế nào là đáp ứng yêu cầu, kích cỡ giấy, loại giấy) và đối với bản kê về  cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở thì hình thức và danh mục phải kê khai như thế  nào là đầy đủ. Từ đó, dẫn đến sự không thống nhất và làm tăng chi phí thực hiện thủ tục hành  chính; dễ dẫn đến việc tùy tiện đặt ra các yêu cầu không cần thiết trong hồ sơ phải nộp; thiếu  cơ sở pháp lý để tổ chức, cá nhân thực hiện quyền giám sát đối với việc giải quyết thủ tục hành  chính của các cơ quan nhà nước. 2.2. Kiên nghi th ́ ̣ ực thi: Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư số 47/2014/TT­ BYT ngày 11/12/2014  của Bộ trưởng Bộ Y tế theo hướng quy định rõ yêu cầu của từng loại giấy tờ (hình thức và nội  dung), đồng thời ban hành Mẫu các loại giấy tờ buộc phải có trong thành phần hồ sơ quy định  tại khoản 3, điều 1 của Thông tư số 47/2014/TT­BYT ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế;  gồm: a) Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; b) Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống; c) Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở. 2.3. Lợi ich c ́ ủa phương án đơn giản hóa: ­ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 546.450.000 đồng/năm. ­ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 306.450.000 đồng/năm. ­ Chi phí tiết kiệm: 240.000.000 đồng/năm. ­ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43,91 %. Ngoài ra, việc thực hiện phương án đơn giản hóa giúp cho tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong  việc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ  sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; tạo sự thống nhất trong giải quyết thủ tục hành chính và đảm  bảo quyền giám sát của tổ chức, cá nhân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ  quan nhà nước./.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2