YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 41/2002/QĐ-UB
60
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'quyết định số 41/2002/qđ-ub', văn bản luật, bất động sản phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 41/2002/QĐ-UB
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ****** ******** Số: 41/2002/QĐ-UB Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC TÂY NAM HÀ NỘI - TỈ LỆ 1/2000 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND; Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được Chủ tịch nước ban hành số 01/2001/L-CTN ngày 11/1/2001; Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/94 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ Quản lý quy hoạch đô thị ; Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020; Căn cứ Công văn số 564/CP-KG ngày 22/6/2001 của Chính phủ về chủ trương xây dựng khu đô thị với mục đích giãn 1 số trường đại học tại khu Tây Nam và xă Đông Ngạc,Từ Liêm,Hà Nội ; Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị; Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố tại tờ trình số 80/2002/TTr-KTST ngày 26 tháng 2 năm 2002; QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị đại học Tây Nam Hà Nội - tỷ lệ 1/2000 do Trung tâm Phát triển Vùng SENA lập với các nội dung chính như sau: 1.Vị trí, phạm vi, ranh giới và quy mô. 1.1.Vị trí: Khu đô thị đại học Tây Nam Hà Nội thuộc địa bàn xã Tây Mỗ và Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 1.2. Phạm vi và ranh giới : -Phía Bắc giáp sông Cầu Ngà.
- -Phía Đông giáp sông Nhuệ và khu dân cư xã Đại Mỗ. -Phia Tây giáp với tỉnh Hà Tây. -Phía Nam giáp với nhánh sông của sông Nhuệ và khu dân cư xã Tây Mỗ. 1.3. Quy mô: -Tổng diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch là 580 ha ( bao gồm cả khu làng xóm tồn tại).Trong đó tổng diện tích khu đô thị đại học là 357,78 ha 2. Mục tiêu: - Cụ thể hoá chủ trương xây dựng khu đô thị các trường đại học tại khu Tây Nam Hà Nội của Thủ tướng Chính Phủ trong thông báo số 564/CP-KG ngày 22/6/2001 phù hợp với các định hướng phát triển đã được xác định trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm đã được phê duyệt. - Xây dựng Khu đô thị đại học đồng bộ, hiện đại bảo đảm sự phát triển lâu dài để giãn 1 số trường đại học đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo, nghiên cứu, phát triển nền kinh tế tri thức trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo mối quan hệ hữư cơ với các tỉnh lân cận và khu văn hoá thể thao Tây Nam Hà Nội, phù hợp với Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 3.Nội dung quy hoạch chi tiết 3.1 Định hướng phát triển không gian - Khu đô thị đại học được quy hoạch phù hợp với các định hướng phát triển đã được xác định trong điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm đã được phê duyệt. - Trong khu đô thị tổ chức 6 khu phát triển (kí hiệu ĐH1 đến ĐH6). Mỗi khu vực được tổ chức phân chia thành các đơn vị phát triển. Mỗi đơn vị phát triển (modun) được bố trí đồng bộ các công trình giảng dạy học tập, nghiên cứu khoa học và kí túc xá sinh viên. Ngoài các đơn vị phát triển dành cho trường đại học, viện nghiên cứu còn bố trí các khu vực công trình công cộng dịch vụ, công viên nghỉ ngơi giải trí, thể thao,...phục vụ chung cho các trường hình thành nên một khu đô thị hoàn chỉnh. - Trục không gian chính của khu đô thị đại học được tổ chức cao tầng hai bên đường Láng-Hoà Lạc kết hợp với các khoảng không gian mở ở các điểm giao cắt đường giao thông và khu công cộng khu đô thị. Trục không gian chính trong khu vực được nối từ công viên tại khu ĐH1đến công viên tại khu ĐH4. Dọc theo các trục này là hệ thống các không gian mở như quảng trường, vườn cảnh, vòi phun nước. Tổ chức hệ thống đường đi bộ ngầm vượt qua đường cao tốc để đảm bảo mối liên hệ an toàn cho việc đi lại giữa hai bên đường Láng-Hoà Lạc.
- - Tuỳ theo quy mô của từng trường mà một trường có thể được khai thác một hoặc vài đơn vị phát triển. Xác định nhu cầu xây dựng thông qua quy hoạch tổng mặt bằng và dự án khả thi. - Khu vực đô thị đại học được xây dựng với mật độ xây dựng chung từ 25 đến 30%. Không gian cây xanh trong các ô đất xây dựng trường đại học, viện nghiên cứu, được tổ chức gắn kết với hệ thống cây xanh, mặt nước chung tạo cho khu đô thị đại học có điều kiện môi trường cảnh quan của "công viên các trường đại học", phù hợp với một khu vực thuộc Công viên Văn hoá Thể thao Tây Nam Hà Nội . 3.2 Mối quan hệ giữa khu đô thị đại học với khu vực làng xóm xung quanh Khu vực quy hoạch có quy mô khoảng 580 ha, trong đó khu vực đô thị đại học được xác định khoảng 357,78 ha ngoài ra còn có khoảng 222 ha bao gồm đất đai của xã An Khánh (Hà Tây) khoảng 122 ha, khu vực làng xóm, dân cư và diện tích đất dự kiến để phát triển của thôn Tây Mỗ, Phú Thứ, xã Tây Mỗ và thôn Giao Quang, xã Đại Mỗ. Khu dân cư này có diện tích khoảng 100 ha với dân số dự kiến 1,2 vạn người (số dân cư hiện có là 1 vạn người), bình quân đất ở 85m2/người . Trong quy hoạch đã giành khoảng 15 ha để cho đất giãn dân, đất xây dựng các công trình hạ tầng xã hội phục vụ dân cư, công trình phục vụ mục đích chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và công trình hạ tầng kỹ thuật để đấu nối khu vực làng xóm với khu đô thị 3.3 Cơ cấu sử dụng đất BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC STT LOạI ĐấT DIệN TíCH Tỷ Lệ(%) (HA) 1 Đất công trình công cộng 26, 00 7,27 1.1 Đất công trình công cộng cấp đô thị 6,04 1,69 1.2 Đất công trình công cộng dịch vụ 19,96 5,58 2 Đất các trường đại học và cao đẳng 137,71 38,49 3 Đất ở (kí túc xá sinh viên ,dãn dân) 12,68 3,54 4 Đất công viên cây xanh 50,80 14,20 5 Đất giao thông 122,22 34,16 5.1 Đất giao thông đô thị và khu vực 68,02 19,01 5.2 Giao thông nội bộ 54,20 15,15 6 Trạm tăng áp sông Đà và trạm sử lý 8,37 2,34 nước thải
- Tổng cộng 357.58 100,00 3.4 Quy hoạch sử dụng đất 3.4.1 Khu vực công trình công cộng đô thị -(kí hiệu CCĐT). Công trình công cộng đô thị (theo quy hoạch điều chỉnh chung Thủ đô Hà Nội và quy hoạch xây dựng tại khu vực giao nhau giữa đường Láng -Hoà Lạc và đường 70, có diện tích 10,32 ha. Khu vực bố trí tổ hợp các công trình cao tầng có chức năng thương mại dịch vụ phục vụ cho khu đô thị đại học và các điểm dân cư lân cận cao trung bình 7 tầng, mât độ xây dựng 30% 3.4.2. Các khu vực phát triển. Gồm 6 khu vực phát triển có diện tích 279,44 ha (trong đồ án ký hiệu từ ĐH1 đến ĐH6).Với tiêu chuẩn trung bình 70-90 m2 /học sinh đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho khoảng 3 đến 3,5 vạn cán bộ giáo viên và sinh viên đến giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Số sinh viên ở các kí túc xá của trường dự kiến khoảng 1,5 van người 1) Khu vực ĐH1 nằm ở khu vực giữa đường Láng - Hoà Lạc, sông Nhuệ và sông Cầu Ngà, với diện tích 76,76 ha và chia thành 12 đơn vị phát triển, trong đó ngoài đất trường đại học với mật độ xây dựng đến 25%, tầng cao trung bình 4 tầng có dự kiến bố trí 1 khu vực công cộng dịch vụ phục vụ chung cho các trường (kí hiệu ĐH1.CC1 và ĐH1.CC2) với quy mô 4,21 ha, mật độ xây dựng 30%, cao trung bình 5 tầng. 2) Khu vực ĐH2 nằm ở phía Nam của đường Láng -Hoà Lạc và phía Đông của quốc lộ 70, có diện tích 42,99 ha và chia thành 8 đơn vị phát triển với mật độ xây dựng 5-10% cho khu công viên, vườn dạo và 25-30% cho khu các trường đại học và công cộng dịch vụ. Liên hệ giữa 2 khu vực ĐH1và ĐH2 bằng đường hầm đi bộ qua đường Láng - Hoà Lạc. 3)Khu vực ĐH3 nằm ở phía Nam của đường Láng - Hoà Lạc và phía Tây của quốc lộ 70, có diện tích 41,12 ha và chia thành 9 đơn vị phát triển. Đất các trường đại học có mật độ xây dựng 20-25%, tầng cao trung bình 3-4 tầng. Tại nơi giao nhau của đường Láng - Hoà Lạc và đường 70 có thể bố trí khách sạn, khu vực hội thảo, triển lãm nghiên cứu khoa học ... Khu vực này cùng với khu đất bố trí công trình công cộng của đô thị tại phía bắc tạo thành 1 điểm nhấn không gian cho cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội. 4) Khu vực ĐH4 nằm tại phía tây khu dân cư xã Tây Mỗ, có diện tích 43,47 ha và chia thành 12 đơn vị phát triển. Mật độ xây dựng các trường đại học và khu ở 25-30%, tầng cao trung bình 4-5 tầng 5) Khu vực ĐH5 nằm tiếp giáp với tỉnh Hà Tây có diện tích 59,92 ha với 9 đơn vị phát triển. Đất dành cho trường đại học và công cộng dịch vụ có mật độ xây dựng đến 30%, cao trung bình 4 tầng. Trong khu vực có ga Tây Mỗ đặt ở hướng Tây, nối trực tiếp với
- đường vành đai 4 với chức năng là ga trung chuyển. Liên hệ giữa đơn vị ĐH5 với các đơn vị phát triển khác bằng tuyến đường sắt. Tại đây có trạm bơm tăng cao áp sông Đà 6) Khu vực ĐH6 nằm tại phía Nam thôn Giao Quang, xã Đại Mỗ và có diện tích 15,18 ha với 8 đơn vị phát triển. Tại đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và dãn dân theo quy hoạch của dự án. 3.4.3 Đất giao thông đô thị và khu vực chiếm 68,02 ha 3.5. Qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng hiện đại và đi ngầm. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phục vụ nhu cầu sử dụng của khi đại học và đấu nối phù hợp với hạ tầng kỹ thuật chung của Thành phố. 3.5.1 Quy hoạch hệ thống giao thông. Hệ thống giao thông đường bộ : - Đường Láng - Hoà Lạc (đoạn vành đai 3 đến vành đai 4) theo qui hoạch có mặt cắt khoảng 70 - 80m. Hai bên đường có hàng lang bảo vệ mỗi bên rộng 30m. Trong khu vực qui hoạch có một nút giao thông lập thể, tại nơi giao cắt giữa đường Láng - Hoà Lạc và đường 70. Hai bên đường Láng - Hoà Lạc có tổ chức đường giao thông có mặt cắt ngang, rộng khoảng 23m. - Đường 70 có mặt cắt rộng 40m - Đường khu vực ranh giới giữa khu đô thị đại học và dân cư (có tính đến đất phát triển làng xóm) xã Đại Mỗ và Tây Mỗ có mặt cắt rộng 25 - 35m. - Đường phân khu vực và đường nhánh có các loại mặt cắt 30m; 25m; 21,25m; 17,5m và 13,5m. Các tuyến đường này liên kết và hỗ trợ cho hệ thống giao thông bên trong các điểm dân cư được đô thị hoá Đại Mỗ và Tây Mỗ. Tổng chiều dài hệ thống giao thông từ cấp đường 13,5m đến đường 40 (không kể đường giao thông cao tốc) là 31,23km với mật độ đường 8,73 km/km2 Trong khu vực đô thị để đảm bảo mối liên hệ giữa hai khu Bắc và Nam đường Láng - Hoà Lạc có tổ chức 3 tuyến đường ngầm tại các khu công cộng của khu vực phát triển. Giao thông đường sắt. Trong khu vực theo điều chỉnh qui hoạch chung Thủ đô Hà Nội có tuyến đường sắt và ga Tây Mỗ (phía Tây khu đô thị). Ga Tây Mỗ theo qui hoạch tổng thể có chức năng là ga trung chuyển. Hành lang bảo vệ đường sắt rộng 20m.
- Giao thông công cộng. - Tuyến đường sắt đô thị chạy dọc theo tuyến đường Láng - Hoà Lạc. Tại khu trung tâm công cộng có dự kiến bố trí ga hành khách. Tại vị trí ga Tây Mỗ dự kiến bố trí bến bãi để phục vụ chuyển tiếp hành khách từ đường sắt bằng xe buýt hoặc đường sắt đô thị. - Ngoài ra việc vận tải công cộng trong khu vực còn được đáp ứng bằng các tuyến xe buýt. Bãi đỗ xe : Trong từng khu vực chức năng đều có các bãi đỗ xe tập trung và phân tán đến trung tâm các đơn vị phát triển. Khuyến khích phát triển các công trình gara ngầm để tăng diện tích cây xanh và hạn chế ảnh hưởng đến cảnh quan của các bãi đỗ xe. 3.5.2. Qui hoạch hệ thống cấp nước. Nhu cầu cấp nước ; Qtb = 12.700 m3/ngày - đêm. Nước cấp cho khu vực đô thị được đấu nối với hệ thống cấp nước chung của Thành phố. Trong thời gian khai thác chưa đấu nối với hệ thống chung thì nguồn nước được lấy từ các trạm cấp nước và khu xử lý cục bộ bố trí trong khác khu hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị này. Dự kiến xây dựng đường ống F300 dọc theo đường cao tốc Láng Hoà Lạc để cấp nước cho khu vực qui hoạch. Mạng lưới đường ống gồm F100 đến F250, được thiết kế trên nguyên tắc mạng lưới vòng cấp nước đến từng ô đất xây dựng. 3.5.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và san nền. Hệ thống thoát nước mưa khu vực qui hoạch được thiết kế là hệ thống cống riêng. Toàn bộ khu vực qui hoạch theo qui hoạch tổng thể thuộc lưu vực tiêu nước sông Nhuệ và được chia thành 6 tiểu lưu vực thoát nước. Nước mưa trong khu vực qui hoạch và các điểm dân cư lân cận được thu gom vào các tuyến cống D800 đến D2500 đổ vào sông Cầu Ngà và nhánh sông Nhuệ và đấu nối với hệ thống chung của Thành phố. Tại nơi giao của nhánh sông này với sông Nhuệ bố trí hai trạm bơm để bơm vào sông Nhuệ khi mực nước sông dâng cao. Cao độ san nền trung bình của khu vực : 6 - 7m 3.5.4. Qui hoạch hệ thống thoát nước thải và thu gom rác thải. Hệ thống thoát nước thải trong khu qui hoạch được thiết kế là hệ thống cống riêng. Nhu cầu xử lý nước thải trong khu vực : 8.350 m3/ngày - đêm.
- Hệ thống cống thoát nước thải bao gồm các tuyến cống D300 - D500 xây dựng dọc theo các đường chính để đưa về trạm xử lý nước thải của khu vực công suất 10.000 m3/ngày đêm, nằm tại phía Nam khu vực ĐH4. Nhu cầu xử lý rác thải trong khu vực 105 m3/ngày đêm 3.5.5. Qui hoạch hệ thống cấp điện và thông tin bưu điện. Nhu cầu cấp điện cho khu vực : Stt = 31.560 KVA. Nguồn cấp điện : các trạm biến thế được cấp điện từ trạm bến thế 110/22 KV Thanh Xuân nằm cạnh đường vành đai 3 và đường cao tốc Láng Hoà Lạc. Từ trạm biến thế xuất ra 3 lộ cáp 22KV C1, C2, C3 bố trí dọc theo đường cao tốc Láng Hoà Lạc cấp điện cho 34 trạm hạ áp 22/0,4KV của các ô đất qui hoạch. Các trạm hạ áp có công suất 750 đến 1000KVA. Điện thoại thuê bao trong khu đô thị được xác định theo nhu cầu sử dụng và đấu nối với tổng đài Từ Liêm. Trong khu vực bố trí thêm một tổng đài 8000 số tại khu vực công trình công cộng của khu ĐH3. Điều 2: Kiến trúc sư trưởng Thành phố căn cứ Qui hoạch chi tiết khu đô thị đại học Tây Nam, Hà Nội tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt chịu trách nhệim kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ kèm theo; phối hợp với Ban quản lý dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo và ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo qui hoạch; chủ trì phối hợp với Chủ đầu tư và UBND huyện Từ Liêm tổ chức công bố công khai qui hoạch chi tiết được duyệt để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện, chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với đồ án qui hoạch chi tiết này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt theo qui định của pháp luật. - Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát xây dựng theo qui hoạch được duyệt và xử lý việc xây dựng sai qui hoạch theo thẩm quyền và qui định của pháp luật. - Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 3: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố, Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc các Sở : Xây dựng, Giao thông công chính, Kế hoạch và Đầu tư, Địa chính - Nhà đất, Tài chính - Vật giá, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học - Công nghệ - Môi truờng; Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các xã Tây Mỗ, Đại Mỗ; Giám đốc ban quản lý dự án Bộ giáo dục và đào tạo, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
- T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHỦ TỊCH Hoàng Văn Nghiên
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn