YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 713/2019/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc
21
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 713/2019/QĐ-UBND ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 713/2019/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH VĨNH PHÚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 713/QĐUBND Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 03 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 29/11/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐCP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Căn cứ Chỉ thị số 03/CTTTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 723/TTrTNMT ngày 27/12/2018, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (có Phương án kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản, sử dụng đất và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Khước PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 713/QĐUBND ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
- Nhằm đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Khoáng sản, Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐCP ngày 28/11/2013 của Chính phủ, Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 19/11/2016 của Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, như sau: I. SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC 1. Sự cần thiết Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, tạo chuyển biến tích cực rõ nét. Hoạt động khoáng sản đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế chung của tỉnh, đáp ứng nguyên vật liệu phục vụ các dự án công trình trọng điểm, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới, phục vụ dân sinh, góp phần tăng ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được các cơ quan chức năng, UBND các cấp quan tâm thực hiện, nên tình trạng khai thác khoáng sản trái phép cơ bản từng bước được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đối với một số loại khoáng sản (đất san lấp, cát sỏi xây dựng lòng sông, suối...) ở một số khu vực vẫn tái diễn và tiềm ẩn nguy cơ tái phát; một số cấp ủy đảng chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt trong công tác bảo vệ khoáng sản. Việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CTTTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành, các địa phương và cả hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh để triển khai thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; kịp thời ngăn chặn dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; 2. Quan điểm: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao; Thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Coi trọng công tác phòng ngừa thông qua tuyên truyền, giáo dục nhận thức thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Quy định rõ trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật; Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản khi đã được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh) cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản. Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã không được thoả thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật dưới mọi hình thức. Không cho
- phép bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng việc triển khai Dự án đầu tư khác hoặc lợi dụng việc được phép sử dụng đất để thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật. Phương án được lập nhằm thực hiện nghiêm các chiến lược, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về tăng cường bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. 3. Mục tiêu Bảo vệ và quản lý chặt chẽ khoáng sản chưa khai thác, khu vực đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản; Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật. Xây dựng cơ chế phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép. Phát huy trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương các cấp, bảo vệ tốt tiềm năng khoáng sản cả trước mắt và lâu dài nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và quốc gia. 4. Căn cứ pháp lý để xây dựng Phương án Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 102/2014/NĐCP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Quyết định số 2427/QĐTTg ngày 22/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 03/CTTTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Quyết định số 3232/QĐUBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị số 03/2013/CTUBND ngày 14/3/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 07/2013/QĐUBND ngày 14/3/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ thị số 11/CTUBND ngày 08/9/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Các khu vực khoáng sản đã được quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.
- Văn bản số 6510/UBNDNN4 ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xây dựng Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. II. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH PHÚC Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chưa được điều tra một cách có hệ thống và có một số ít mỏ được thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu bước đầu của các nhà địa chất cho thấy, so với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du, trữ lượng khoáng sản Vĩnh Phúc khá phong phú, bao gồm: nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm kim loại, nhóm phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than đá, than nâu tạo thành những giải hẹp và thấu kính ở các xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo), Bạch Lưu, Đồng Thịnh (huyện Sông Lô). Ngoài ra, trên đất Vĩnh Phúc có số lượng đáng kể than bùn, tập trung ở vùng Văn Quán (Lập Thạch) và Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương). Than bùn Văn Quán là than Humit chưa phân huỷ hết. Địa tầng chứa than là cát kết và bột của trầm tích đệ tứ hệ tầng Hà Nội. Nhóm khoảng sản kim loại gồm các điểm dọc theo đứt gãy sườn Tây Nam dãy Tam Đảo. Đáng chú ý có barit dưới dạng tảng lăn ở vùng Đạo Trù, huyện Tam Đảo. Barit ở đây thường đi liền với chì, kẽm. Đồng có tại các điểm khoáng ở Suối Son, Đồng Giềng thuộc xã Đạo Trù, Đồng Bùa xã Tam Quan, Hợp Châu và Bản Long xã Minh Quang (huyện Tao Đảo). Đồng ở đây thường đi kèm với pirit, pirotin. Vàng được xác định có khả năng tập trung dọc theo đứt gãy tây nam Tam Đảo, vì ở đây có nhiều mạch thạch anh được xác định cùng tuổi với khoáng hoá vàng. Vàng sa khoáng cũng được phát hiện tại các vành phân tán ở Đạo Trù, Minh Quang, Thanh Lanh, Thanh Lộc. Khoáng sản thiếc được phát hiện trong sa khoáng ở xóm Giềng xã Đạo Trù, suối Đền Cả xã Đại Đình và ở cả Thanh Lanh. Hàm lượng thiếc ở đây không thật phong phú, song nó vô cùng quan trọng để chế tạo hợp kim đồng thau. Sắt là khoáng sản khá phong phú ở Vĩnh Phúc, chủ yếu tập trung thành 2 giải: Giải quặng sắt Bàn Giản (huyện Lập Thạch). Manhetit ở đây thuộc loại sắt từ để sản xuất sắt từ tính. Giải sắt Khai Quang ở Vĩnh Yên dài hàng chục km nhưng không liên tục từ Đạo Tú, Thanh Vân thuộc Tam Dương qua Định Trung về Khai Quang. Quặng sắt ở đây chủ yếu là hematit và manhetic, hàm lượng đạt tới 4050%. Trước đây, người xưa đã mở lò luyện sắt ở Thanh Vân Đạo Tú, để lại hàng vạn tấn xỉ lò và đất đá thải. Ở Hư ơng Ngọc xã Hương Sơn cũng có một khu quặng và luyện sắt như vậy. Ngoài ra ở Đồng Bùa huyện Tam Dương cũng phát hiện được quặng sắt. Chắc hẳn những khoáng sản kim loại này đã góp phần đưa cư dân trên đất Vĩnh Phúc xưa sớm bước vào thời đại đồng thau. Nhóm khoáng sản phi kim loại có Cao lanh, phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch. Cao lanh ở Vĩnh Phúc có nguồn gốc phong hoá từ đá alumosilicat như granit, plagio granit và các mạch đá aplit, sierit. Có trữ lượng lớn hơn cả và chất lượng cao là mỏ Cao lanh ở Định Trung (Vĩnh Yên), kéo dài, không liên tục, tạo thành chuỗi. Cao lanh Định Trung gồm hai loại: cao lanh có nguồn gốc đá granit phong hóa và cao lanh do đá mạch kiềm Pecmatit, sierit được phong hoá triệt để từ các đá thuần fenspat. Cao lanh Định Trung có thể dùng để sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa. Ngoài cao lanh, ở Vĩnh Phúc còn có mica ở Lập Thạch, Vĩnh Yên, Keramzit ở Lập Thạch. Nhóm vật liệu xây dựng bao gồm đất sét làm gạch ngói, đá xây dựng, cuội cát sỏi. Ở Vĩnh Phúc có các mỏ đất sét lớn như Đầm Vạc, Quất Lưu, Bá Hiến. Sét đồng bằng có nguồn gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, có độ mịn cao, dẻo dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm. Ở chân các gò đồi trung du chạy dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Phúc Yên có nhiều vỉa cội quarzit là nguyên liệu rất tốt để chế tạo công cụ bằng đá của người nguyên thuỷ. Trong những năm gần đây tốc độ xây dựng công nghiệp, đô thị, đường giao thông, hạ tầng phát triển khá mạnh nên nhu cầu khai thác khoáng sản VLXD thông thường là rất lớn đặc biệt là đất san lấp phục vụ thi công san nền. Các hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu phục vụ cho nhu
- cầu của địa phương và các công trình trọng điểm của Nhà nước trên địa bàn tỉnh (Dự án đường Cao tốc Nội Bài Lào Cai, Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đê Sông Hồng, Sông Lô kết hợp giao thông…). Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản địa bàn tỉnh là các Công ty cổ phần, Công ty TNHH được thành lập theo Luật doanh nghiệp và có đủ các điều kiện khai thác theo quy định của Luật khoáng sản, chu yêu là các Doanh nghi ̉ ́ ệp vừa và nhỏ, quy mô đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản không lớn do đặc điểm các mỏ, điểm mỏ khoáng sản địa bàn tỉnh phân tán nhỏ lẻ không tập trung. Các hoạt động khai thác khoáng sản (chủ yếu là đất san lấp phục vụ thi công san nền các công trình xây dựng) phục vụ cho nhu cầu của địa phương tỉnh, hoạt động khoáng sản đã gắn liền với bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn lao động, sử dụng khoáng sản tiết kiệm và có hiệu quả. Trong những năm qua thực hiện theo quy định của pháp luật khoáng sản và pháp luật bảo vệ môi trường. Việc cấp phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật khoáng sản. Song song với việc cấp phép và trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản, công tác bảo vệ môi trường luôn được UBND tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo. Công tác bảo vệ môi trường của các đơn vị được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép khai thác khoáng sản thực hiện dần đi vào nề nếp. Nhìn chung, các tổ chức được cấp phép hoạt động khoáng sản đã chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản và các pháp luật khác có liên quan. Các hoạt động khoáng sản đã cơ bản đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và sử dụng khoáng sản, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHOÁNG SẢN 1. Đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trong thời gian qua đã được thực hiện tốt và cơ bản đã đi vào nề nếp. UBND tỉnh đã đã chỉ đạo rà soát, tham mưu hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý về khoáng sản để phù hợp với quy định mới của Luật Khoáng sản năm 2010 và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nay, theo thẩm quyền UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản. a) Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Ngay sau khi Luật khoáng sản năm 2010 có hiệu lực, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền đến người dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh, cổng thông tin điện tử); giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức các hội nghị tập huấn hàng năm để tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường, đất đai trong đó có pháp luật khoáng sản, đến các chủ doanh nghiệp, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường địa bàn tỉnh; ban hành nhiều văn bản tuyên truyền hướng dẫn thực hiện luật đến các xã, phường trong tỉnh, thông báo về thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp trong công tác bảo vệ và quản lý hoạt động khoáng sản ở địa phương. b) Về quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản: Công tác Quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh giao Sở Xây dựng (khoáng sản làm VLXDTT) và Sở Công Thương (Than Bùn và khoáng sản còn lại) chủ trì, lập hồ sơ, thủ tục lấy ý kiến các cấp ngành liên quan trên cơ sở đó trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Đến thời điểm hiện nay UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại các Quyết định sau:
- Quyết định 2065/QĐUBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ́ ịnh sô 156/QĐUBND ngày 22/01/2013 Phê duy Quyêt đ ́ ệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các Quyết định bổ sung Quy hoạch (Quyết định số 2192/QĐUBND ngày 14/8/2014; Quyết định số 903/QĐUBND ngày 15/4/2015; Quyết định số 2240/QĐUBND ngày 18/8/2015; Quyết định số 2287/QĐUBND ngày 25/8/2015; Quyết định 2866/QĐUBND ngày 16/10/2015; Quyết định số 1225/QĐUBND ngày 04/4/2016; Quyết định số 1965/QĐUBND ngày 14/6/2016; Quyết định số 2489/QĐUBND ngày 01/8/2016 về việc Phê duyệt bổ sung và khoanh định các điểm mỏ thăm dò cát, sỏi trên địa bàn tỉnh (không đấu giá) vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; ́ ịnh sô 134/QĐUBND ngày 15/01/2014 Phê duy Quyêt đ ́ ệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm kaolin felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2014 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định 2788/QĐCT ngày 12/10/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1195/QĐUBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quy hoạch khoáng sản của tỉnh về cơ bản bảo đảm phù hợp với quy hoạch khoáng sản của cả nước và quy hoạch vùng, lĩnh vực; c) Công tác khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: Nhiệm vụ khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành sau khi xin ý kiến đóng góp của các Sở, Ban; ngành; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và xin ý kiến đóng góp của 09 Bộ, ngành Trung ương. Sau khi nghiêm túc tiếp thu, bổ sung hoàn thiện Báo cáo, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 09/3/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 349/TTgCN về việc đồng ý kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản 686/BTNMTĐCKS ngày 22/02/2017 và ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt, công bố khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản theo đúng quy định. Ngày 20/11/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tại Quyết định số 3232/QĐ UBND, tổng diện tích khu vực cấm hoạt động khoáng sản là 372.927.702,96 m2 (37.292,77ha), với tổng số 1.676 danh mục cấm hoạt động khoáng sản (gồm 268 danh mục dạng vùng, 1382 danh mục dạng điểm và 26 danh mục dạng tuyến). ̉ ̣ d) Công tác thâm đinh, câp phép ho ́ ạt động khoáng sản: Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản đối với các loại khoáng sản theo thẩm quyền của UBND tỉnh được thực hiện phù hợp với quy hoạch và đúng quy định của pháp luật khoáng sản và pháp luật có liên quan. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản theo hướng cải cách thủ tục hành chính đã từng bước bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp
- luật về khoáng sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản. Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh chu yêu là các Doanh ̉ ́ nghiệp vừa và nhỏ, quy mô đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản không lớn do đặc điểm các mỏ, điểm mỏ khoáng sản địa bàn tỉnh phân tán nhỏ lẻ không tập trung. Các hoạt động khai thác khoáng sản (chủ yếu là cát, sỏi, đất san lấp phục vụ thi công san nền các công trình xây dựng phục vụ cho nhu cầu của địa phương tỉnh), hoạt động khoáng sản đã gắn liền với bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn lao động, sử dụng khoáng sản tiết kiệm và có hiệu quả. e) Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát khoáng sản đã được tăng cường. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã nâng cao hơn trách nhiệm của các cấp chính quyền. UBND cấp huyện, xã đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn. Các hoạt động khoáng sản trái phép đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý. UBND tỉnh thành lập nhiều đoàn thanh tra liên ngành kiêm tra viêc châp hanh phap luât cua cac ̉ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̉ ưc, ca nhân trong hoat đông khai thac, vân chuyên, kinh doanh cat, soi trên tuyên Sông Hông; tô ch ́ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̉ ́ ̀ thanh tra liên ngành tình hình khai thác đất san lấp trên địa bàn huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, tp Vĩnh Yên và thành phố Phúc Yên… qua các cuộc thanh tra đã giải quyêt được hàng chục vụ vi phạm về hoạt động khoáng sản và giải quyết nhiều các đơn thư kiên nghị. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường trong những năm qua đã tập trung giải quyết những vấn đề đơn thư kỉến nghị, khiếu kiện, khai thác trái phép và thanh tra việc chấp hành các quy định trong giấy phép hoạt động khoáng sản của các đơn vị. UBND tỉnh giao Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan và chủ động lập kế hoạch kiểm tra xử lý những vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Từ năm 2011 đến hết năm 2016, Công an tỉnh đã phát hiện bắt giữ 528 vụ, với 669 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 9.528.615.000đ (Chín tỷ năm trăm hai mươi tám triệu sáu trăm mười năm nghìn đồng). Cụ thể: + Năm 2011, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 32 cuộc thanh tra về lĩnh vực khoáng sản. Qua thanh tra, đã phát hiện các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 tổ chức khai thác khoáng sản trái phép và 35 cá nhân khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép. Công an tỉnh phát hiện bắt giữ 75 vụ, 91 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 899.000.000đ (Tám trăm chín mươi chín triệu đồng). + Năm 2012, Tiến hành 45 cuộc thanh tra về lĩnh vực khoáng sản. Qua thanh tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 tổ chức vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản và 13 cá nhân vi phạm hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép. Lực lượng Công an phát hiện bắt giữ 78 vụ, 104 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 773.750.000đ (Bảy trăm bảy mươi ba triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng). + Năm 2013, thực hiện Chỉ thị số 03/CTUBND ngày 14/03/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành lập 05 cuộc thanh tra đối với 37 đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh và một số cuộc thanh tra đột xuất về tình trạng khai thác đất đá, cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh, kiểm tra tình trạng khai thác đất trái phép trên địa bàn các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình xuyên, Vĩnh Tường, thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, kiểm tra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, kiểm tra việc sử dụng đất làm bến bãi tập kết cát sỏi của một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Dương. Phát hiện bắt giữ 64 vụ, 104 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 908.850.000đ (Chín trăm linh tám triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng).
- + Năm 2014 phát hiện bắt giữ vụ 76 vụ, 93 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1.072.000.000đ (Một tỷ không trăm bảy mươi hai triệu đồng). + Năm 2015: Phát hiện, xử lý 115 vụ, 127 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 4.419.000.000đ (Bốn tỷ bốn trăm mười chín triệu đồng). + Năm 2016: thanh tra Sở TNMT tiến hành thanh tra đối với 06 đơn vị chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường đối với các đơn vị khai thác cát, sỏi trên tuyến Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm đối các đơn vị khai thác khoáng sản: 06 đơn vị (03 mỏ đất san lấp, 03 mỏ khai thác đá xây dựng); kiểm tra thực địa các điểm mỏ hết hiệu lực thực hiện việc đóng cửa mỏ theo quy định trên địa bàn huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dương 10 điểm mỏ. Phát hiện, xử lý 120 vụ, 150 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1.456.015.000đ (Một tỷ bốn trăm năm mươi sáu triệu không trăm mười lăm nghìn đồng). Công tác thanh tra đã đã góp phần thúc đẩy hoạt động khoáng sản trên địa bàn đúng quy định, ngăn ngừa các vi phạm trong hoạt động khoáng sản, làm ổn định hoạt động khoáng sản trên địa bàn, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các đơn vị được phép hoạt động khoáng sản và nhân dân địa phương nơi có hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, công tác Quản lý nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do còn thiếu trang thiết bị, phương tiện, nhân lực. Đặc biệt công tác thanh tra khai thác cát sỏi thuộc địa bàn sông nước và nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh rất khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng khai thác trái phép; Trước năm 2012, tình hình ANTT liên quan đến việc khai thác cát trên các tuyến sông diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt là tuyến sông Lô. Các đối tượng hoạt động khai thác cát sỏi trên sông chủ yếu có thành phần phức tạp, tập trung nhiều đối tượng cộm cán, giang hồ. Từ năm 2012 đến nay do có sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an trong đó có cả Công an tỉnh và Bộ Công an, tình hình khai thác cát sỏi trên Sông Lô có chiều hướng ổn định. Tuy nhiên, tranh chấp khai thác cát sỏi trên các tuyến Sông luôn tiềm ẩn, bùng phát bất cứ lúc nào, khai thác trái phép luôn diễn ra khi có cơ hội, đòi hỏi các cơ quan quản lý và các cấp, ngành nói chung và lực lượng Công an nói riêng tiếp tục vào cuộc quyết liệt hơn nữa thì tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, các vi phạm pháp luật về khai thác cát sỏi mới được ngăn chặn và ổn định. f) Về công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Thực hiện Nghị định 203/2013/NĐCP ngày 28/11/2013 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thẩm định hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tính đến 30/9/2018 đã thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt tổng cộng 126 hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (trong đó bao gồm các dự án khai thác khoáng sản; dự án khác (khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình) có thu hồi sử dụng khoáng sản; dự án nạo vét lường ĐTNĐ có thu hồi khoáng sản và hạ cốt đất thổ cư có khai thác vận chuyển đất san lấp ra ngoài đến các công trình khác dể sử dụng), với tổng số tiền phê duyệt là: 106.292.388.287 đồng (Một trăm linh sáu tỷ, hai trăm chín mươi hai triệu, ba trăm tám mươi tám ngàn, hai trăm tám mươi bảy đồng) trong đó bao gồm cả số tiền nhà nước chưa thu của giai đoạn luật khoáng sản có hiệu lực (01/7/2011) đến ngày Nghị định 203/2013/NĐCP có hiệu lực (20/01/2014), cụ thể: + Đất san lấp (bao gồm cả hồ sơ khai thác đất dự án): 81 hồ sơ + Cát sỏi: 29 hồ sơ; + Đá xây dựng: 11 hồ sơ; + Nạo vét luồng đường thuỷ nội địa có thu hồi sản phẩm: 05 hồ sơ
- ́ ̃ ̃ ̉ ̣ ̣ g) Công tac ky quy cai tao, phuc hôi môi tr ̀ ường: Trong giai đoạn 20072017, tỉnh đã tổ chức thẩm định, phê duyệt 32 báo cáo đánh giá tác động môi trường; 01 đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản; 25 phương án cải tạo phục hồi môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xác nhận 10 Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, 15 kế hoạch bảo vệ môi trường, UBND cấp huyện xác nhận 56 Bản cam kết bảo vệ môi trường (đa số trong đó có xác nhận nhiều bản cam kết đối với các dự án hạ cốt, tận thu trong quá trình thực hiện dự án ...) và 58 dự án cải tạo phục hồi môi trường; ́ ̃ ̃ ̉ ̣ ̣ Công tac ky quy cai tao, phuc hôi môi tr ̀ ường được thực hiên theo ̣ Quyết định số 71/2008/QĐ TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Quyết định số 18/2013/QĐTTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thông tư số 34/2009/TTBTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thông tư số 38/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Từ khi quyêt đinh s ́ ̣ ố 71/2008/QĐTTg ngày 29/5/2008 co hiêu l ́ ̣ ực cac đ ́ ơn vi hoat đông khoang ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ̉ ̣ ́ ̃ ̉ ̣ ̣ san trên đia ban tinh luôn châp hanh viêc ky quy cai tao, phuc hôi môi tr ́ ̀ ̀ ường, tổng số tiền ký quỹ tính đến 31/12/2017 được nộp tại Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc là 10.109.458.811 (Mười tỷ một trăm linh chín triệu, bốn trăm năm mươi tám ngàn, tám trăm mười một đồng). 2. Đối với hoạt động khoáng sản. Trong giai đoạn 2007 đến nay (9/2018), UBND tỉnh đã cấp (bao gồm cả giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có Dự án đầu tư xây dựng công trình): 11 điểm mỏ khai thác đá xây dựng; 86 điểm mỏ khai thác đất làm vật liệu san nền; 25 điểm mỏ khai thác cát sỏi; 07 điểm khai thác tận thu đá có hàm lượng felspat và 01 điểm tận thu than bùn. Trong số điểm mỏ đã cấp phép thì có 08 điểm mỏ không tiến hành khai thác, có 80 điểm mỏ đã hết hạn (thực hiện đóng cửa mỏ hoặc được chủ dự án kết thúc khai thác bàn giao lại cho các chủ hộ sử dụng đất sử dụng). Các điểm mỏ này chủ yếu là đất san lấp hiện nay đã được giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý (đất 49 năm). Nhìn chung, các điểm mỏ đất san lấp và đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và phân tán; Các điểm mỏ này cung cấp vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc như các dự án phát triển khu công nghiệp, đô thị, hạ tầng giao thông... và dự án đường cao tốc Nội Bài Lào Cai. Các điểm mỏ trước khi cấp phép khai thác đã được phê duyệt quy hoạch địa điểm, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh; có hồ sơ về môi trường được phê duyệt (đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) và đã được quản lý hoạt động theo quy định của pháp luật. Về cơ bản cac t ́ ổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đa ch̃ ấp hành các quy định của pháp luật khoáng sản và các quy định khác có liên quan. Hiện nay, có 50 điểm mỏ có giấy phép còn hiệu lực do UBND tỉnh cấp, không có Giấy phép nào của các Bộ, ngành, Trung ương cấp. Trong đó chủ yếu là Giấy phép khai thác đất san lấp phục vụ san nền thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh (có biểu mẫu danh sách kèm theo). 3. Đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/2013/CTUBND ngày 14/3/2013 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết
- định số 07/2013/QĐUBND ngày 14/3/2013 Ban hành Quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian qua, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được các ngành, địa phương thực hiện thường xuyên kiểm tra, giải tỏa các khu vực khai thác khoáng sản trái phép. UBND tỉnh đã rất quyết liệt chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn và kiên quyết xử lý vi phạm để hạn chế việc khai thác khoáng sản trái phép, vì vậy tình trạng khai thác trái phép đất san lấp trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương. Thông báo đến các Chủ đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn cấp huyện quản lý có nhu cầu về đất san lấp, yêu cầu các nhà thầu, thi công phải sử dụng nguyên vật liệu san lấp có nguồn gốc hợp pháp (được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác) để thi công công trình, trường hợp sử dụng nguồn vật liệu san lấp không có nguồn gốc hợp pháp thì không quyết toán được khối lượng công trình. Chỉ đạo và yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý, có biện pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Nghiêm cấm việc lợi dụng tính cấp thiết của công trình để thực hiện việc mua bán, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép vi phạm pháp luật. Mặc dù vậy vẫn còn một số dự án, các đơn vị thi công không xin cấp phép khai thác, không lấy đất san nền ở các mỏ đã được cấp phép mà mua của nhân dân dẫn đến trình trạng khai thác trái phép nhỏ lẻ vẫn xảy ra. 4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: a) Những tồn tại, hạn chế: Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được tăng cường xong việc tổ chức thực hiện chủ yếu theo sự chỉ đạo, các hoạt động còn mang tính hình thức, phong trào theo thời điểm, chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo được thói quen duy trì thường xuyên, chưa thực sự đồng đều ở các huyện. Các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý khoáng sản. Nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của một số cấp ủy chính quyền địa phương cấp xã và các tổ chức, cá nhân vẫn còn hạn chế; một số cấp ủy chính quyền địa phương cấp xã chưa chủ động phát hiện và ngăn chặn kịp thời khai thác khoáng sản trái phép hoặc việc triển khai còn chậm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thời gian qua công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn bộc lộ tồn tại, hạn chế. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là khai thác cát sỏi lòng sông và đất đồi làm vật liệu san lấp). Hoạt động khai thác trái phép không xảy ra thường xuyên, liên tục tại một vị trí mà xảy ra nhiều lần, nhưng vào các thời điểm khác nhau. Mức độ khai thác trái phép có quy mô nhỏ lẻ, nhưng đã làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương. Một số địa phương đã để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Cụ thể như sau: (1) Tình trạng khai thác đất san lấp trái phép: Chủ yếu xảy ra trên địa bàn các xã, phường, thị trấn sau: Đồng Thịnh, xã Tứ Yên… thuộc huyện Sông Lô; Văn Quán, Đồng Ích, Xuân Lôi, Tử Du, Liễn Sơn, Bàn Giản, Liên Hòa… thuộc huyện Lập Thạch; Hợp Hòa, xã Kim Long, Hướng
- Đạo, Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh, Đạo Tú... thuộc huyện Tam Dương; Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, Bồ Lý, Đạo Trù, Yên Dương… thuộc huyện Tam Đảo; Sơn Lôi, Trung Mỹ… thuộc Huyện Bình Xuyên; Định Trung, Khai Quang, Liên Bảo… thuộc thành phố Vĩnh Yên. (2) Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép: Chủ yếu xảy ra trên địa bàn các xã, phường, thị trấn sau: Đức Bác, Phương Khoan, Đôn Nhân… thuộc huyện Sông Lô; Trung Hà, Hồng Châu, Đại Tự, Trung Kiên… huyện Yên Lạc; Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh… thuộc huyện Vĩnh Tường. b) Nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan: Chính sách, pháp luật về khoáng sản còn có những bất cập, chưa phù hợp với thực tế, thiếu hoặc chậm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc chậm được bổ sung, sửa đổi gây khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện, như: thiếu các chế tài, cơ chế chính sách hoặc chế tài xử lý vi phạm chưa phù hợp với hành vi, đối tượng hoặc chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe; Nhu cầu đất san lấp, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng quá lớn, nhu cầu khối lượng khoáng sản trên thực tế cao hơn khối lượng được cấp phép khai thác khoáng sản là nguyên nhân của việc khai thác trái phép diễn ra tại một số nơi trên địa bàn. Cơ quan thuế thực hiện thu thuế, phí trên cơ sở số liệu kê khai của các doanh nghiệp, không có đủ công cụ pháp lý để kiểm tra, xác định số liệu kê khai của doanh nghiệp. Hoạt động khai thác cát, sỏi diễn ra trên sông nước, trong khi đó hầu hết các cơ quan quản lý không có phương tiện di chuyển trên sông. Mặt khác, các tuyến sông này (sông Lô, sông Hồng) lại nằm giữa hai tỉnh nên việc quản lý, giám sát gặp rất nhiều khó khăn, trong khi việc phối hợp giữa các địa phương còn chưa chặt chẽ. * Nguyên nhân chủ quan: Công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật về khoáng sản chủ yếu tập trung vào đối tượng là cán bộ quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, chưa tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục đến mọi người dân. Công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép đã được tăng cường, nhưng việc xử lý sau kiểm tra chưa triệt để. Các cấp, ngành chưa có cơ chế đồng bộ quản lý về quản lý tài nguyên khoáng sản gắn với quản lý đất đai, sự phối hợp của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nhiều khi không kịp thời. Hình thức xử lý vi phạm chưa nghiêm. Một số tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật hoặc lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để tiến hành khai thác khoáng sản trái phép; Lực lượng cán bộ lam công tac qu ̀ ́ ản lý, can bô thanh tra chuyên nganh còn quá m ́ ̣ ̀ ỏng; Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm được giao trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; chưa quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đối với công tác quan ly b ̉ ́ ảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; chưa kịp thời phát hiện, tổ chức lực lượng kiên quyết ngăn chặn đứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; việc xử lý đối với các hành vi vi phạm còn chưa nghiêm; có nơi còn buông lỏng quản lý, không ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện, chủ yếu đùn đẩy lên các cơ quan của tỉnh, nhiều địa phương khi được thanh tra, kiểm tra thì báo cáo là không biết, không phát hiện (Thực tiễn cho thấy, địa phương nào cấp ủy chính quyền quan tâm thực hiện quyết liệt, thì ở đó không có tình trạng khai thác khoáng sản trái phép). Ngoài ra, trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác các địa phương còn một số khó khăn như: Kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chưa được xác định cụ thể; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế; công tác phối
- hợp, trao đổi thông tin liên quan đến công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép giữa các địa phương giáp ranh còn hạn chế. IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN 1. Đối tượng khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ a) Các khu vực đã cấp phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa khai thác: Có 19 điểm mỏ (Phụ lục 1 kèm theo). b) Các khu vực khai thác khoáng sản đã hết hạn, trả lại và đóng cửa mỏ Tính đến tháng 9/2018 có 80 điểm mỏ đã hết hạn (thực hiện đóng cửa mỏ hoặc được chủ dự án kết thúc khai thác bàn giao lại cho các chủ hộ sử dụng đất sử dụng). Các điểm mỏ này chủ yếu là khai thác đất san lấp, kể từ khi giấy phép hết hạn các doanh nghiệp đã dừng hoạt động khai thác. (Phụ lục 2 kèm theo) Một số mỏ hết hạn giấy phép đã hoàn thành việc đóng cửa mỏ, có Quyết định đóng cửa mỏ được giao lại cho các chủ hộ sử dụng đất sử dụng, chính quyền địa phương quản lý, có kế hoạch sử dụng đất vào các mục đích khác theo quy hoạch. Một số mỏ hết hạn khai thác nhưng chưa hoàn thành việc đóng cửa mỏ (đang thực hiện đóng cửa mỏ) Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu và UBND tỉnh đã có văn bản 5470/UBNDNN4 ngày 25/7/2018 về việc đóng cửa mỏ của các mỏ khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực giấy phép, khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ, Sở Tài nguyên và Môi trương đang phối hợp cùng UBND các huyện và đơn vị liên qua triển khai thạc hiện. c) Các khu vực khai thác khoáng sản còn hiệu lực: Có 50 điểm mỏ có giấy phép còn hiệu lực, trong đó có 02 điểm mỏ không khai thác (Phụ lục 3 kèm theo). d) Các khu vực nằm trong các quy hoạch khoáng sản của địa phương và Trung ương Các khu vực mỏ thuộc Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của cơ quan Trung ương. Các khu vực khoáng sản đã được quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc khoanh định và ban hành tại Quyết định số 2662/QĐUBND ngày 05/10/2017. e) Các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 3232/QĐUBND ngày 20/11/2017. 2. Các giải pháp thực hiện a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp và nhân dân về hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 81 Luật khoáng sản; Điều 17, Điều 20 Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; các Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản tại các khu vực giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các các tỉnh giáp ranh và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đa dạng hóa, đa hình thức trong công tác tuyên truyền, sự nỗ lực của các ngành, các cấp làm chuyển biến nhận thức và sự hiểu biết cho tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, từ đó tích cực đấu tranh với các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép. b) Quản lý quy hoạch khoáng sản và công khai bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Công khai quy hoạch khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, khu vực cấm và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực cấp phép và khu vực chưa cấp phép hoạt động khoáng sản; Tham mưu kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các khu vực có khoáng sản mới phát hiện; khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường làm nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng, san lấp công trình hạ tầng kỹ thuật và các dự án thu hút đầu tư; khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, làm căn cứ để thực hiện công tác quản lý cấp phép theo quy định của pháp luật khoáng sản hiện hành; Khuyến khích các đơn vị được cấp mỏ đầu tư chế biến sâu; đối với đơn vị không được cấp mỏ chỉ cho phép đầu tư chế biến sâu khi chủ động được nguồn nguyên liệu hợp pháp; các đơn vị đầu tư mới cơ sở chế biến sâu khoáng sản phải bằng công nghệ, thiết bị hiện đại để đảm bảo phát triển bền vững (chất lượng sản phẩm cao, tiết kiệm tài nguyên và ít tác động xấu đến môi trường); Nâng cao hiệu quả việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để tạo nhiều việc làm mới cho người lao động đặc biệt là lao động địa phương; góp phần tăng thu ngân sách địa phương phục vụ tái đầu tư phát triển kinh tế và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản. c) Kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động khoáng sản trái phép Thành lập tổ công tác liên ngành để nắm bắt thông tin, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, thành phần tổ công tác gồm các thành viên thuộc các cơ quan Công an, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải, UBND cấp huyện, thành phố và UBND các xã phường thị trấn, trong đó lực lượng nòng cốt là Công an tỉnh. Tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép; thường xuyên giám sát các khu vực khoáng sản có nguy cơ xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; công khai đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh từ cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tái diễn trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. d) Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp các giữa tỉnh, các sở ngành với UBND cấp huyện và UBND cấp xã Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo lĩnh vực và địa bàn quản lý. Thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản đối với các địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh: Phú Thọ, thành phố Hà Nội, Tuyên Quang. Phát huy chức năng giám sát, quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa cấp phép trên địa bàn của các tổ chức chính trị xã hội. e) Bố trí kinh phí hợp lý thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Đối với UBND tỉnh: Bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, cân đối từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐCP ngày 28/11/2013 của Chính phủ về
- phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đảm bảo để các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; Đối với các Sở, ban, ngành liên quan: Định kỳ hàng năm (cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước), lập dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt; Đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã: Định kỳ hàng năm (cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước), cơ quan Tài nguyên môi trường cấp huyện, UBND cấp xã lập dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, gửi cơ quan Tài chính cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt; Kinh phí thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác bao gồm cả việc mua sắm thiết bị, phương tiện cần thiết tối thiểu phục vụ cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Tùy trường hợp cụ thể hoặc đột xuất cần thiết phải bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động xử lý vi phạm pháp luật khoáng sản hoặc bổ sung phương tiện chuyên dùng, công cụ hỗ trợ thì các Sở ngành chức năng, UBND cấp huyện theo tình hình thực tế của địa phương để đề xuất, gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định. V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP 1. Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn toàn tỉnh. Cung cấp các thông tin, tài liệu về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, quy hoạch khoáng sản, khu vực cấp phép hoạt động khoáng sản cho các đơn vị liên quan và các lực lượng chức năng để thực hiện công tác quản lý. Giám sát, theo dõi các hoạt động điều tra cơ bản địa chất khoáng sản, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chủ trì, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các địa bàn thường xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép hoặc có nguy cơ xảy ra khai thác khoáng sản trái phép. Lực lượng nòng cốt là Thanh tra chuyên ngành, Phòng Khoáng sản, Chi cục Quản lý đất đai, Chi cục Bảo vệ môi trường; lực lượng chức năng tại địa phương nơi có hoạt động khoáng sản trái phép; các sở ngành chức năng và Công an tỉnh được huy động tham gia phối hợp để xử lý vụ việc có tính chất phức tạp. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành được giao nhiệm vụ trong Phương án này; phối hợp với Sở Nội vụ làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để xảy ra sai phạm; định kỳ hàng tháng, tổng hợp báo cáo kết quả công tác quản lý bảo vệ khoáng sản trên địa bàn về UBND tỉnh. Định kỳ hàng năm, tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản cho các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp xã và tổ chức, cá nhân đang hoạt động khoáng sản và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản cho các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan. 2. Sở Công Thương
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản, kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để thực hiện công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng khoáng sản phù hợp với tình hình thực tiễn; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường); Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.. Chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động vận chuyển, tàng trữ, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; đấu tranh phòng chống gian lận thương mại trong lĩnh vực khoáng sản; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. 3. Sở Xây dựng Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu bổ sung khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường làm nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng, san lấp công trình hạ tầng kỹ thuật, các dự án, công trình dân sinh vào Phương án khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh; Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan lập và triển khai thực hiện phương án phát triển vật liệu xây dựng (trong quy hoạch tỉnh), đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoáng sản. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; không được tự ý khai thác khoáng sản trong diện tích đất đang sử dụng (khoản 2 Điều 17 Luật khoáng sản); Chỉ đạo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Kiểm lâm, các Ban Quản lý trực thuộc Sở ngoài chức năng nhiệm vụ được giao phải có biện pháp phát hiện, ngăn chặn ngay các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, tập kết khoáng sản trong phạm vi bảo vệ của các công trình thủy lợi, đê điều, các công trình kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước do đơn vị đang quản lý theo quy định và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 5. Sở Giao thông Vận tải Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý bảo vệ của công trình kết cấu hạ tầng giao thông; Rà soát các tổ chức, cá nhân hoạt động bến thủy nội địa, hoạt động kinh doanh, vận chuyển, bến bãi tập kết vật liệu xây dựng nhưng không được cấp phép hoạt động bến thủy nội địa để đề xuất xử lý theo quy định. Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh có biện pháp quản lý các phương tiện khai thác cát trên sông theo quy định của pháp luật (về an toàn vận tải đường thủy nội địa; việc đăng ký, đăng kiểm
- phương tiện khai thác, vận chuyển cát trên lòng sông; việc đăng ký số lượng, chủng loại, thiết bị và gắn biển hiệu các phương tiện khai thác cát...). Chủ trì chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý, phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vận chuyển, lưu hành xe ôtô chở khoáng sản quá tải trọng, quá khổ giới hạn làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường do Sở GTVT quản lý; Chủ trì kiểm tra, giám sát hoạt động và nghiệm thu đối với các dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy, tận thu khoáng sản được duyệt trên các tuyến đường thủy theo phân cấp quản lý. 6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý về di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực quản lý bảo vệ, phải kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng biết để phối hợp xử lý. 7. Sở Tài chính Tổng hợp kinh phí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các cấp, các ngành; hướng dẫn việc xây dựng dự toán kinh phí và thẩm định dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định. Chịu trách nhiệ tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐCP ngày 28/11/2013 của Chính phủ. Tăng cường kiểm tra công tác thanh, quyết toán công trình và kiên quyết không cho thanh quyết toán đối với việc sử dụng nguyên vật liệu, khoáng sản không có nguồn gốc, khai thác trái phép… 8. Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân nắm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản và theo Phương án này; Kịp thời thông tin về việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong các khu vực đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình thông tin liên lạc, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản. 9. Công an tỉnh Chỉ đạo tổ chức thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác khoáng sản có tác động xấu đến môi trường, gây sạt lở đất đai, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, tàng trữ và vận chuyển khoáng sản trái phép. Chỉ đạo thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực thuộc đất dành riêng cho an ninh, các khu vực quy hoạch đất an ninh. Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành có liên quan thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
- Phối hợp chặt chẽ với Công an các tỉnh, thành phố bạn trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là khoáng sản cát sỏi lòng sông) khu vực giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành phố. Phối hợp bố trí lực lượng để giải tỏa, xử lý các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh khi có chỉ đạo của UBND tỉnh. 10. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện; phát hiện, đấu tranh và phối hợp xử lý nghiêm hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép tại khu vực có liên quan thuộc phạm vi quản lý; Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng hoặc hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; Phối hợp bố trí lực lượng để giải tỏa, xử lý các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh khi có chỉ đạo của UBND tỉnh. 11. Cục Thuế tỉnh Tăng cường công tác quản lý thu thuế; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Tham mưu UBND tỉnh xử lý về thuế đối với hành vi khai thác, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép theo quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Công an tỉnh trong xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như: Trốn thuế, mua bán hóa đơn… 12. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Phúc Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác bằng nhiều hình thức và phương pháp phù hợp. Kịp thời biểu dương trên phương tiện truyền thông đối với các tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt và hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; đồng thời phản ánh trung thực, khách quan đối với những địa phương thực hiện không có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản thuộc phạm vi quản lý. 13. UBND các huyện, thành phố Tăng cường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản trên địa bàn quản lý, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Triển khai, quy định rõ trách nhiệm của các Phòng, ban, đơn vị có liên quan, đặc biệt UBND cấp xã trong việc thực hiện Phương án này. Có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý và tổ chức thực hiện đúng các quy định tại: Khoản 2, Điều 18 của Luật Khoáng sản và Khoản 2, Điều 17 của Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 19/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản (Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; tổ chức lực lượng tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo; kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; định kỳ trước
- ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi UBND tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương...) Thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn xã, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện; Tổ chức ký quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản đối với vùng giáp ranh thuộc địa giới hành chính từ 02 huyện trở lên (đối với khu vực có khoáng sản), làm cơ sở để phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý khoáng sản; Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cụ thể tại địa phương, đồng thời lập dự toán chi cho các nhiệm vụ theo kế hoạch cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp xã; tăng cường kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền đối với các đơn vị được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; xử lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; Chỉ đạo phòng ban chuyên môn rà soát, bổ sung biển báo, tổ chức giao thông phù hợp với tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình khai thác vận chuyển khoáng sản trên địa bàn; Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản xác định vị trí, khu vực quy hoạch bến bãi tập kết vật liệu, sản phẩm sau khai thác; tiến hành rà soát, báo cáo, đề xuất gửi Sở Xây dựng xem xét đưa vào quy hoạch. Có trách nhiệm tổng hợp các khoáng sản mới phát hiện báo cáo UBND tỉnh để bổ sung vào phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Sở, ngành liên quan trong quá trình các Sở ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn hoặc các nhiệm vụ định kỳ, đột xuất UBND tỉnh giao. Thực hiện triển khai một số biện pháp ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép: + Khi phát hiện hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép phải chủ động huy động, tổ chức ngay lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền (xử lý hành vi thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Nghị định số 33/2017/NĐCP ngày 03/4/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các quy định khác có liên quan), trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý hành chính, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định. + Đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể. UBND cấp huyện nếu để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng
- sản trái phép; thỏa thuận, cho phép tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài hoặc nhận được thông tin phản ánh về khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra, nhưng không có biện pháp giải quyết hoặc cố tình chậm trễ trong việc kiểm tra xử lý. 14. UBND các xã, phường, thị trấn Có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý và tổ chức thực hiện đúng các quy định tại: Khoản 3, Điều 18 của Luật Khoáng sản và Khoản 3, Điều 17 của Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 19/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản (Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản đến thôn, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh hoặc khi nhận được thông tin chỉ đạo từ cơ quan cấp trên; trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa và xử lý; định kỳ 06 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho UBND cấp huyện...) Thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách từng khu vực, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; Ký quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản đối với vùng giáp ranh thuộc địa giới hành chính từ 02 xã trở lên (đối với khu vực có khoáng sản), làm cơ sở để phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý khoáng sản; Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi: tạo dựng bến bãi, lán, trại phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; tập kết khoáng sản và xây dựng cơ sở tuyển quặng trái phép; sử dụng công cụ, phương tiện máy móc hoặc vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản trái phép; Trong quá trình giải tỏa khai thác khoáng sản trái phép nếu phát hiện khoáng sản mới thì phải thông báo cho UBND cấp huyện để tổng hợp, bổ sung vào phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; UBND cấp xã nếu để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND huyện khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài hoặc nhận được thông tin phản ánh về khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra, nhưng không có biện pháp giải quyết hoặc cố tình chậm trễ trong việc kiểm tra xử lý. 15. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/ Bộ Tài nguyên và Môi trường tùy theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản về các vấn đề liên quan đến khoáng sản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Khi trình phê
- duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. 16. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản Khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được cấp phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản đã thu hồi được. Chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về khoáng sản; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo hạn chế, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường; tiết kiệm tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng; thực hiện cam kết theo quy định tại Điều 5 Luật khoáng sản. Cắm mốc giới các điểm góc khu vực khai thác và ranh giới đất được thuê tại thực địa để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, tổ chức công bố công khai. Có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; phối hợp với chính quyền địa phương quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích được giao quản lý. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo báo ngay cho UBND cấp huyện, xã để xử lý. 17. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng (kể cả khoáng sản trong lòng đất). Không được tự ý khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác. Nếu tổ chức cá nhân sử dụng đất để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng (tự ý khai thác, thông đồng, cấu kết với các tổ chức cá nhân khác) thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về khoáng sản, đồng thời sẽ đề xuất nhà nước thu hồi đất, thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND tỉnh Vĩnh Phúc. V. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG VIỆC CUNG CẤP XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP 1. Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin, số liệu liên quan về hoạt động khoáng sản cho UBND huyện, thành phố khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm phối hợp với Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh để giải quyết đối với đề xuất, kiến nghị của UBND huyện, thành phố trong công tác quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. 2. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được giao quản lý bảo vệ, phải kịp thời ngăn chặn, xử lý giải tỏa theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo kịp thời cho UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi khai thác khoáng sản trái phép biết; tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. 3. Khi phát hiện việc khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn, UBND xã, phường, thị trấn phải chỉ đạo lực lượng chức năng đến hiện trường kiểm tra
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn