intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 999/2019/QĐ-UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: An Lac Thuy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 999/2019/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 999/2019/QĐ-UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÀ RỊA ­ VŨNG  Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  TÀU ­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­ Số: 999/QĐ­UBND Bà Rịa ­ Vũng Tàu, ngày 23 tháng 4 năm 2019   QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA  BÀN TỈNH BÀ RỊA ­ VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA ­ VŨNG TÀU Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ­CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp   hữu cơ; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 106/TTr­SNN  ngày 29 tháng 3 năm 2019 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ  trên địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2025, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ  trên địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2025. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi  trường, Tài chính, Công Thương, Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ  trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết  định này./.   KT. CHỦ TỊCH Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH ­ Như điều 3; ­ TTr. Tỉnh ủy (b/c); ­ TTr. HĐND tỉnh (b/c);
  2. ­ CT, các PCT UBND tỉnh (b/c); ­ Lưu: VT, KTN. Lê Tuấn Quốc   KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA ­ VŨNG  TÀU ĐẾN NĂM 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ­UBND ngày 23/4/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân   tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. MỤC TIÊU 1.1. Mục tiêu chung ­ Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn  tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu theo quy định tại Nghị định số 109/2018/NĐ­CP ngày 29/8/2018 của  Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và bộ tiêu chuẩn quốc gia có liên quan. ­ Tùy theo thực trạng sản xuất, nhu cầu thực tế của người sản xuất và đầu ra sản phẩm của  từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong từng giai đoạn, xây dựng lộ trình phát triển sản xuất  nông nghiệp hữu cơ phù hợp. 1.2. Mục tiêu cụ thể ­ Giai đoạn I: (Từ năm 2020­2022): + Xác định các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ trên một  số cây trồng gồm: Lúa, hồ tiêu, ca cao, rau các loại, cây ăn quả. + Thực hiện 05 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 03 loại cây trồng với  diện tích 1,9 ha, sản lượng khoảng 10 tấn/năm; làm cơ sở xây dựng, ban hành quy trình kỹ thuật  sản xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu; gồm: Rau (05 loại rau phổ biến), ca cao,  hồ tiêu. ­ Giai đoạn II: (Từ năm 2023­2025): + Thực hiện 10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 07 loại cây trồng,  vật nuôi, thủy sản với diện tích 52,2 ha, sản lượng khoảng 150 tấn/năm; làm cơ sở xây dựng,  ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, gồm: • Cây trồng: Lúa, bưởi, cây dược liệu (trồng dưới tán rừng); • Vật nuôi: Heo thịt, bò sữa, gà thịt; • Thủy sản: Tôm.
  3. + Thực hiện 01 mô hình áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS trên cây rau với diện  tích 01 ha. ­ Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ và mô  hình áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS. 2. YÊU CẦU ­ Rà soát, tổng hợp nhu cầu phát triển và điều kiện tự nhiên đáp ứng yêu cầu về sản xuất nông  nghiệp hữu cơ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch hàng năm theo quy định. ­ Từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị, chuỗi kết nối cung  cầu. II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. NỘI DUNG 1.1. Nội dung thực hiện giai đoạn I ­ Lựa chọn, xác định các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu  cơ; ­ Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông  nghiệp hữu cơ của tỉnh trong thời gian tới; tập huấn nông dân, người sản xuất trực tiếp trong  vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ các kiến thức về quy  định, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; ­ Xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ có kiểm soát  chặt chẽ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định; sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng  nhận theo quy định quốc gia (hoặc tương đương) về nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng:  Rau (05 loại rau phổ biến), ca cao và hồ tiêu; ­ Xây dựng, ban hành Quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên một số cây  trồng áp dụng tại địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, gồm: Rau (05 loại rau phổ biến), ca cao và hồ  tiêu; ­ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ; ­ Đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; ­ Tổ chức tổng kết giai đoạn để đánh giá kết quả và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện  trong giai đoạn II. 1.2. Nội dung thực hiện giai đoạn II ­ Xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ có kiểm soát  chặt chẽ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định; sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng  nhận theo quy định quốc gia (hoặc tương đương) về nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng,  vật nuôi, thủy sản: Lúa, bưởi, cây dược liệu (trồng dưới tán rừng), heo thịt, bò sữa, gà thịt, tôm;
  4. ­ Xây dựng, thực hiện mô hình áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS trên cây rau; ­ Xây dựng, ban hành Quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên một số cây  trồng, vật nuôi, thủy sản áp dụng tại địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, gồm: Lúa, bưởi, cây dược  liệu (trồng dưới tán rừng), heo thịt, bò sữa, gà thịt, tôm; ­ Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ; ­ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ; ­ Đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; ­ Tổ chức tổng kết giai đoạn để đánh giá kết quả và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện  trong giai đoạn tiếp theo. 2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Giải pháp thực hiện giai đoạn I 2.1.1. Lựa chọn, xác định vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức  hữu cơ ­ Lựa chọn, xác định các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ  đến năm 2025, gồm 17 vùng với tổng diện tích 120 ha. Bảng 1. Xác định vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ  đến năm 2025 Stt  Huyện/  Xã/phường Diện  Cây trồng Ghi chú vùng Thị xã / thị trấn tích (ha) Phước  1 Đã đạt chứng nhận đủ điều  Long Điền Hưng 3 kiện an toàn thực phẩm 2 Long Hải Rau các loại Đã đạt chứng nhận  3 Phú Mỹ Bàu Phượng 2 GlobalGAP, VietGAP, đủ điều  kiện an toàn thực phẩm 4 Đất Đỏ Long Mỹ 2 Đã đạt chứng nhận VietGAP 5 Long Điền An Nhứt 20 Đã đạt chứng nhận VietGAP Lúa Xuyên  Phước  Hiện người dân đang sản xuất  6 10 Mộc Thuận theo hướng hữu cơ 7 Bưởi Phú Mỹ Sông Xoài 12 Đã đạt chứng nhận VietGAP Xuyên  8 Nhãn Hòa Hiệp 6 Đã đạt chứng nhận VietGAP Mộc 9 Mãng cầu Đất Đỏ Láng Dài 5  
  5. 10 Xuyên  Đã đạt chứng nhận SAN,  Hòa Hiệp 15 GlobalGAP 11 Mộc Quảng  12 Thành Hồ tiêu Đã đạt chứng nhận SAN,  13 Bàu Chinh,  GlobalGAP Châu Đức 15 14 Kim Long Hiện người dân đang sản xuất  15 Xà Bang theo hướng hữu cơ 16 Xà Bang Cacao Châu Đức 30 Đã đạt chứng nhận Utz 17 Kim Long Tổng    cộng: 17  vùngTổ ng cộng:  Tổng cộng: 17 vùng 17  vùngTổ ng cộng:  17  vùng120 ­ Thành lập Ban vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tại 05  huyện, thị xã : 01 Ban vận động/huyện, thị xã; ­ Thực hiện vẽ bản đồ vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ. ­ Tổ chức 01 Hội nghị công bố vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức  hữu cơ tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2025. 2.1.2. Đào tạo, tập huấn ­ Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm phổ biến, cập nhật các quy định, tiêu chuẩn hiện hành đến  đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; nhằm nâng cao trình độ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát  triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh trong thời gian tới. ­ Tổ chức tập huấn về kỹ thuật, kỹ năng, nhận thức, hiểu biết về quy định, tiêu chuẩn nông  nghiệp hữu cơ đến 100% số hộ nông dân, chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp trong vùng sản  xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu. 2.1.3. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ ­ Điều kiện lựa chọn đối tượng tham gia mô hình: + Đối tượng: Doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất;
  6. + Có cam kết bố trí vốn đối ứng để thực hiện các hạng mục trong mô hình ngoài phần hỗ trợ  của ngân sách Nhà nước; + Có định hướng sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ và có điều kiện ổn định về sản xuất; ưu tiên  cơ sở có liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ; + Có địa điểm sản xuất phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình; + Chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách Nhà nước cho cùng một nội  dung của mô hình. ­ Lựa chọn đơn vị tư vấn để đánh giá, hướng dẫn thực hiện mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn  hữu cơ. ­ Trước khi thực hiện mô hình tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí tại các điểm  thực hiện mô hình theo quy định hiện hành, để có cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện mô hình. ­ Sau khi triển khai mô hình, tiến hành phân tích mẫu đất, mẫu nước; so sánh với kết quả trước  khi triển khai mô hình để đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường. ­ Sau khi triển khai mô hình, tiến hành phân tích mẫu sản phẩm theo quy định hiện hành để đánh  giá chất lượng sản phẩm, đánh giá hiệu quả của mô hình. ­ Tổ chức các lớp tập huấn trước và trong khi triển khai mô hình cho đối tượng cán bộ kỹ thuật  và cơ sở sản xuất tham gia mô hình các quy định hiện hành về nông nghiệp hữu cơ và hướng  dẫn cách thức phối hợp triển khai thực hiện các mô hình. ­ Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình. Ưu tiên:  Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định.  Doanh nghiệp ký cam kết với cơ sở sản xuất tham gia mô hình về việc cung cấp vật tư đảm  bảo chất lượng, thực hiện tư vấn hướng dẫn kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu  chuẩn hữu cơ. ­ Mời gọi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm có  chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm từ các mô hình. ­ Triển khai mô hình: + Loại cây trồng thực hiện mô hình: Rau (05 loại rau phổ biến), ca cao, hồ tiêu. + Địa điểm, số lượng điểm, quy mô và thời gian thực hiện mô hình: * Mô hình sản xuất rau ăn lá đạt chứng nhận hữu cơ: 02 điểm thuộc vùng sản xuất rau định  hướng phát triển theo hình thức hữu cơ; quy mô: 0,2 ha/điểm; thời gian thực hiện: 02 năm liên  tục. * Mô hình sản xuất ca cao đạt chứng nhận hữu cơ: 01 điểm thuộc vùng sản xuất ca cao định  hướng phát triển theo hình thức hữu cơ, vườn ca cao giai đoạn cho năng suất ổn định (tuổi vườn   ≥ 5 năm); quy mô: 0,5 ha/điểm thực hiện mô hình; thời gian thực hiện: 03 năm liên tục.
  7. * Mô hình sản xuất hồ tiêu đạt chứng nhận hữu cơ: 02 điểm thuộc vùng sản xuất hồ tiêu định  hướng phát triển theo hình thức hữu cơ, vườn hồ tiêu giai đoạn cho năng suất ổn định (tuổi  vườn ≥ 5 năm); quy mô: 0,5 ha/điểm; thời gian thực hiện: 03 năm liên tục; + Giải pháp thực hiện: Thực hiện cải tạo điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất và các yêu cầu  khác để phù hợp theo tiêu chuẩn: TCVN 11041­1:2017 và TCVN 11041­2:2017 (Tiêu chuẩn quốc   gia ­ Trồng trọt hữu cơ). ­ Thuê đơn vị chứng nhận để chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm mô hình. ­ Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hệ thống nhận diện sản phẩm, truy xuất  nguồn gốc cho sản phẩm trong mô hình. ­ Sau khi triển khai mô hình, tổ chức các Hội thảo để giới thiệu về quy trình sản xuất, báo cáo  đánh giá kết quả triển khai, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm và nhân rộng mô hình. 2.1.4. Xây dựng, ban hành Quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên một  số cây trồng áp dụng tại địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu Căn cứ kết quả thực hiện các mô hình, xây dựng Quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn  hữu cơ trên một số cây trồng và ban hành áp dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, làm căn  cứ để các cơ quan chuyên môn tập huấn, hướng dẫn nông dân. Cụ thể: ­ Quy trình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn hữu cơ đối với 05 loại rau phổ biến trên địa bàn tỉnh; ­ Quy trình sản xuất ca cao đạt tiêu chuẩn hữu cơ; ­ Quy trình sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ. 2.1.5. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ ­ Triển khai thực hiện các lớp tập huấn chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu  chuẩn hữu cơ đến nông dân, chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp trong vùng sản xuất nông  nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ của tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu. ­ Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng, người sản xuất đối với thực  phẩm hữu cơ, các thông tin về quy trình sản xuất và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đạt  chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh. ­ Liên hệ với các cơ sở kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh để kết nối thị trường cho các sản  phẩm nông nghiệp hữu cơ. ­ Tổ chức 01 Hội nghị kết nối cung cầu nhằm liên kết tiêu thụ sản phẩm và mở rộng, phát triển  sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu. ­ Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ tham gia Hội chợ, triển lãm  xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho  sản phẩm. ­ Cơ chế chính sách:
  8. + Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp  hữu cơ (điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí), chi  phí nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ, chi phí chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,  công tác đào tạo, tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hiện hành: Thực hiện  theo Điều 17, Nghị định 109/NĐ­CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; + Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc liên kết tiêu  thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (ký hợp đồng thu mua sản phẩm trên 36 tháng) và đáp ứng  điều kiện hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định 57/NĐ­CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về  cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp  xây dựng dự án trình Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị hỗ trợ theo Nghị định 57/NĐ­CP ngày  17/4/2018; + Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho  sản xuất hữu cơ: Thực hiện theo Điều 16, Nghị định 109/NĐ­CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ  về nông nghiệp hữu cơ; + Tuyên truyền, hướng dẫn nông hộ trong vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển  theo hình thức hữu cơ xây dựng dự án trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để được hỗ  trợ theo Nghị quyết số 05/2018/NQ­HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa ­Vũng Tàu về  chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu giai  đoạn 2018­2020 và Nghị quyết số 03/2018/NQ/HĐND ngày 29/3/2018 của Hội đồng nhân dân  tỉnh Bà Rịa­Vũng Tàu ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng phát triển sản xuất tại các xã  xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu giai đoạn 2018­2020 và các chính sách hiện hành  khác; + Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông,  đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y  thảo mộc. 2.1.6. Tổ chức Hội nghị tổng kết giai đoạn năm 2020­2022 Tổ chức 01 Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh  Bà Rịa ­ Vũng Tàu giai đoạn 2020­2022 để đánh giá kết quả và đề ra phương hướng, giải pháp  thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Giai đoạn II: 2.2.1. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ ­ Điều kiện lựa chọn đối tượng tham gia mô hình: + Đối tượng: Doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất; + Có cam kết bố trí vốn đối ứng để thực hiện các hạng mục trong mô hình ngoài phần hỗ trợ  của ngân sách Nhà nước; + Có định hướng sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ và có điều kiện ổn định về sản xuất; ưu tiên  cơ sở có liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ;
  9. + Có địa điểm sản xuất phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình; + Chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách Nhà nước cho cùng một nội  dung của mô hình. ­ Lựa chọn đơn vị tư vấn để đánh giá, hướng dẫn thực hiện mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn  hữu cơ. ­ Trước khi thực hiện mô hình tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí tại các điểm  thực hiện mô hình theo quy định hiện hành, để có cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện mô hình. ­ Sau khi triển khai mô hình, tiến hành phân tích mẫu đất, mẫu nước; so sánh với kết quả trước  khi triển khai mô hình để đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường. ­ Sau khi triển khai mô hình, tiến hành phân tích mẫu sản phẩm theo quy định hiện hành để đánh  giá chất lượng sản phẩm, đánh giá hiệu quả của mô hình. ­ Tổ chức các lớp tập huấn trước và trong khi triển khai mô hình cho đối tượng cán bộ kỹ thuật  và cơ sở sản xuất tham gia mô hình các quy định hiện hành về nông nghiệp hữu cơ và hướng  dẫn cách thức phối hợp triển khai thực hiện các mô hình. ­ Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình. Ưu tiên:  Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định.  Doanh nghiệp ký cam kết với cơ sở sản xuất tham gia mô hình về việc cung cấp vật tư đảm  bảo chất lượng, thực hiện tư vấn hướng dẫn kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu  chuẩn hữu cơ. ­ Mời gọi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm có  chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm từ các mô hình. ­ Triển khai mô hình: * Lĩnh vực trồng trọt: + Loại cây trồng thực hiện mô hình: Lúa, bưởi, cây dược liệu (03 loại dược liệu, trồng dưới tán  rừng). + Địa điểm, số lượng điểm, quy mô và thời gian thực hiện mô hình: * Mô hình sản lúa đạt chứng nhận hữu cơ: 02 điểm thuộc vùng sản xuất lúa định hướng phát  triển theo hình thức hữu cơ; quy mô: 0,5 ha/điểm; thời gian thực hiện: 02 năm liên tục. * Mô hình sản xuất bưởi đạt chứng nhận hữu cơ: 01 điểm thuộc vùng sản xuất bưởi định  hướng phát triển theo hình thức hữu cơ, vườn bưởi giai đoạn cho năng suất ổn định (tuổi vườn  ≥ 5 năm); quy mô: 0,2 ha/điểm; thời gian thực hiện: 03 năm liên tục. * Mô hình áp dụng Hệ thống bảo đảm cùng tham gia PGS (là hệ thống dựa vào sự cùng tham  gia của nông dân, người bán hàng, người tiêu dùng và những đối tượng khác có cùng quan tâm):  01 cụm mô hình gồm sự tham gia của 3­5 nông hộ sản xuất rau; quy mô: Khoảng 01 ha; thời  gian thực hiện: 02 năm liên tục.
  10. * Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đạt chứng nhận hữu cơ: 01 điểm với quy mô 01  ha; thời gian thực hiện: 02 năm liên tục. + Giải pháp thực hiện: Thực hiện cải tạo điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất và các yêu cầu  khác để phù hợp theo tiêu chuẩn: TCVN 11041­1:2017 và TCVN 11041­2:2017 (Tiêu chuẩn quốc   gia ­ Trồng trọt hữu cơ). Riêng mô hình áp dụng Hệ thống bảo đảm cùng tham gia PGS: Đảm  bảo các yêu cầu khác để phù hợp theo quy định của PGS. * Lĩnh vực chăn nuôi: + Loại vật nuôi thực hiện mô hình: Heo thịt, bò sữa, gà thịt. + Địa điểm, số lượng điểm, quy mô và thời gian thực hiện mô hình: * Mô hình chăn nuôi heo thịt đạt chứng nhận hữu cơ: 01 điểm dự kiến tại huyện Xuyên Mộc;  quy mô: Khoảng 500 con/ mô hình; thời gian thực hiện: 02 năm; * Mô hình chăn nuôi bò sữa đạt chứng nhận hữu cơ: 01 điểm dự kiến tại thị xã Phú Mỹ; quy mô:  Khoảng 10 con/ mô hình; thời gian thực hiện: 02 năm; * Mô hình chăn nuôi gà thịt đạt chứng nhận hữu cơ: 01 điểm dự kiến tại huyện Châu Đức; quy  mô: Khoảng 2.000 con/ mô hình; thời gian thực hiện: 02 năm. + Giải pháp thực hiện: ++ Thiết lập vùng trồng thức ăn chăn nuôi, cụ thể: * Mô hình chăn nuôi heo thịt theo hình thức hữu cơ: Diện tích 20 ha; * Mô hình chăn nuôi bò sữa theo hình thức hữu cơ: Diện tích 10 ha; * Mô hình chăn nuôi gà thịt theo hình thức hữu cơ: Diện tích 05 ha. ++ Thực hiện cải tạo điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất và các yêu cầu khác để phù hợp  theo tiêu chuẩn: TCVN 11041­1:2017 và TCVN 11041­3:2017 (Tiêu chuẩn quốc gia ­ Chăn nuôi  hữu cơ). * Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: + Loại thủy sản thực hiện mô hình: Tôm. + Địa điểm, số lượng điểm, quy mô và thời gian thực hiện mô hình: 03 cụm mô hình nuôi tôm  đạt chứng nhận hữu cơ (khoảng 3­5 hộ sản xuất/ cụm mô hình) dự kiến tại thành phố Bà Rịa và  huyện Long Điền; quy mô: 05 ha/cụm mô hình; thời gian thực hiện: 01 năm. + Giải pháp thực hiện: Thực hiện cải tạo điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất và các yêu cầu  khác để phù hợp theo tiêu chuẩn: TCVN 11041­1:2017 và TCVN 11041­8:2018 (Tiêu chuẩn quốc   gia ­ Tôm hữu cơ) ­ Thuê đơn vị chứng nhận để chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm mô hình.
  11. ­ Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hệ thống nhận diện sản phẩm, truy xuất  nguồn gốc cho sản phẩm trong mô hình. ­ Sau khi triển khai mô hình, tổ chức các Hội thảo để giới thiệu về quy trình sản xuất, báo cáo  đánh giá kết quả triển khai, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm và nhân rộng mô hình. 2.2.2. Xây dựng, ban hành Quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên một  số cây trồng, vật nuôi, thủy sản áp dụng tại địa bàn tỉnh Từ kết quả thực hiện các mô hình, nếu thực sự hiệu quả; xây dựng Quy trình sản xuất nông  nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản để áp dụng trên địa bàn  tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu. Cụ thể: ­ Quy trình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ; ­ Quy trình sản xuất bưởi đạt tiêu chuẩn hữu cơ; ­ Quy trình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn hữu cơ (3 loại dược liệu); ­ Quy trình chăn nuôi heo thịt đạt tiêu chuẩn hữu cơ; ­ Quy trình chăn nuôi bò sữa đạt tiêu chuẩn hữu cơ; ­ Quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn hữu cơ; ­ Quy trình nuôi tôm đạt tiêu chuẩn hữu cơ. 2.2.3. Công tác thanh, kiểm tra Tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các vấn  đề liên quan; kiểm tra, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hữu cơ; thanh tra, truy xuất nguồn gốc,  thu hồi, xử lý sản phẩm hữu cơ (bao gồm thực phẩm hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu  cơ và sản phẩm hữu cơ khác) không đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành. 2.2.4. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ ­ Triển khai các lớp tập huấn chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn  hữu cơ đến nông dân, chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp trong vùng sản xuất nông nghiệp  định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ của tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu. ­ Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng, người sản xuất đối với thực  phẩm hữu cơ, các thông tin về quy trình sản xuất và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đạt  chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh. ­ Liên hệ với các cơ sở kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh để kết nối thị trường cho các sản  phẩm nông nghiệp hữu cơ. ­ Tổ chức 01 Hội nghị kết nối cung cầu nhằm liên kết tiêu thụ sản phẩm và mở rộng, phát triển  sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu.
  12. ­ Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ tham gia Hội chợ, triển lãm  xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho  sản phẩm. ­ Cơ chế chính sách: + Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp  hữu cơ (điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí), chi  phí nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ, chi phí chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,  công tác đào tạo, tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hiện hành: Thực hiện  theo Điều 17, Nghị định 109/NĐ­CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; + Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc liên kết tiêu  thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (ký hợp đồng thu mua sản phẩm trên 36 tháng) và đáp ứng  điều kiện hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định 57/NĐ­CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về  cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp  xây dựng dự án trình Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị hỗ trợ theo Nghị định 57/NĐ­CP ngày  17/4/2018; + Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho  sản xuất hữu cơ: Thực hiện theo Điều 16, Nghị định 109/NĐ­CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ  về nông nghiệp hữu cơ; + Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông,  đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y  thảo mộc. 2.2.5. Tổ chức Hội nghị tổng kết kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bà   Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2025 Tổ chức 01 Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh  Bà Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2025 để đánh giá kết quả và đề ra phương hướng, giải pháp thực  hiện trong giai đoạn tiếp theo. III. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Năm 2020: ­ Thành lập Ban vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn  hữu cơ; ­ Thực hiện vẽ bản đồ vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ; ­ Tổ chức 01 Hội nghị công bố vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức  hữu cơ; ­ Tổ chức đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nông dân, chủ cơ sở,  người sản xuất trực tiếp trong vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo hình thức  hữu cơ;
  13. ­ Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 03 loại cây trồng:  Rau, ca cao, hồ tiêu; ­ Thuê tổ chức tư vấn thực hiện sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ tại các mô hình; ­ Lựa chọn, mời doanh nghiệp tham gia liên kết cung cấp vật tư đầu vào và doanh nghiệp tiêu  thụ sản phẩm tại các mô hình. 2. Năm 2021: ­ Tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất trồng trọt đạt chứng nhận hữu cơ trên trên 03 loại cây  trồng: Rau, ca cao, hồ tiêu; ­ Tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất rau đạt chứng nhận hữu cơ. 3. Năm 2022: ­ Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 02  loại cây trồng: Ca cao, hồ tiêu; ­ Xây dựng và ban hành quy trình sản xuất trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ áp dụng trên địa bàn  tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu trên các loại cây trồng: Rau (05 loại rau phổ biến), ca cao, hồ tiêu; ­ Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho 05 mô hình trên các loại cây trồng: Rau,  ca cao, hồ tiêu; ­ Hỗ trợ công tác thiết kế logo riêng cho từng cơ sở; ­ Hỗ trợ thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của từng cơ sở tham gia mô hình; ­ Tổ chức các Hội thảo mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các loại cây  trồng: Rau, ca cao, hồ tiêu; ­ Thực hiện các giải pháp phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo  hình thức hữu cơ; ­ Tổ chức Hội nghị tổng kết giai đoạn I; ­ Khảo sát, lựa chọn các cơ sở sản xuất tham gia các mô hình trong giai đoạn II. 4. Năm 2023: ­ Triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 07 loại cây trồng, vật  nuôi, thủy sản: Lúa, bưởi, cây dược liệu, heo thịt, bò sữa, gà thịt, tôm và mô hình áp dụng Hệ  thống đảm bảo cùng tham gia PGS; ­ Thuê tổ chức tư vấn thực hiện sản xuất đạt chứng nhận tại các mô hình; ­ Lựa chọn, mời doanh nghiệp tham gia liên kết cung cấp vật tư đầu vào và doanh nghiệp tiêu  thụ sản phẩm tại các mô hình.
  14. 5. Năm 2024: ­ Tiếp tục triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 07 loại cây  trồng, vật nuôi, thủy sản: Lúa, bưởi, cây dược liệu, heo thịt, bò sữa, gà thịt, tôm và mô hình áp  dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS; ­ Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho 01 mô hình nuôi tôm; ­ Tổ chức 01 Hội thảo mô hình nuôi tôm đạt chứng nhận hữu cơ. 6. Năm 2025: ­ Tiếp tục triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 05 loại cây  trồng, vật nuôi, thủy sản: Bưởi, heo thịt, bò sữa, gà thịt, tôm và mô hình áp dụng Hệ thống đảm  bảo cùng tham gia PGS; ­ Xây dựng và ban hành quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ áp dụng trên địa  bàn tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu trên các cây trồng, vật nuôi, thủy sản: Lúa, bưởi, cây dược liệu, heo  thịt, bò sữa, gà thịt, tôm; ­ Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho 08 mô hình trên các cây trồng: Lúa,  bưởi, cây dược liệu, heo thịt, bò sữa, gà thịt, tôm và chứng nhận PGS cho 01 mô hình áp dụng  Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS; ­ Hỗ trợ công tác thiết kế logo riêng cho từng cơ sở; ­ Hỗ trợ thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của từng cơ sở tham gia mô hình; ­ Tổ chức các Hội thảo mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các loại cây  trồng: Lúa, bưởi, cây dược liệu, heo thịt, bò sữa, gà thịt, tôm và mô hình áp dụng Hệ thống đảm  bảo cùng tham gia PGS; ­ Thực hiện các giải pháp phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo  hình thức hữu cơ; ­ Tổ chức 01 Hội nghị tổng kết Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bà Rịa ­  Vũng Tàu đến năm 2025. IV. DƯ TOÁN KINH PHÍ, PHÂN KỲ THỰC HIỆN 1. Dự toán tổng kinh phí: 18.953.000.000 đồng. (Mười tám tỷ, chín trăm năm mươi ba triệu  đồng). Trong đó: + Vốn Ngân sách: 9.453 triệu đồng; + Vốn đối ứng của cơ sở sản xuất: 9.500 triệu đồng. 2. Phân kỳ thực hiện: Chi tiết Phụ lục kèm theo. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  15. 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ­ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên  quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh  Bà Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2025 theo đúng quy định; ­ Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan thành lập Ban vận  động sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ; thực hiện vẽ bản đồ vùng sản xuất nông  nghiệp định hướng phát triển theo hình thức hữu cơ; ­ Phối hợp với Sở Công thương trong công tác lựa chọn, mời doanh nghiệp tham gia liên kết  cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm tại các mô hình; triển khai các nội dung thông tin,  tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ của tỉnh; ­ Hàng năm, căn cứ văn bản đề nghị và kết quả đánh giá nội bộ của các cơ sở (doanh nghiệp  nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất) trên địa bàn tỉnh, lựa chọn tổ chức  chứng nhận theo quy định của pháp luật về đấu thầu; làm căn cứ tổng hợp kinh phí hỗ trợ chi  phí chứng nhận theo quy định; ­ Hàng năm, căn cứ nhu cầu của các cơ sở (doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia  đình, nhóm hộ gia đình) trên địa bàn tỉnh về: Hỗ trợ kinh phí xác định vùng đủ điều kiện sản  xuất nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ; hỗ trợ nhân rộng mô hình  sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hiện hành, thực hiện tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ  kinh phí theo quy định hiện hành. ­ Hàng năm, căn cứ kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, xây dựng dự toán chi tiết  gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp thẩm quyền bố trí thực hiện. 2. Sở Tài chính Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí, tham mưu Ủy  ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định Luật Ngân  sách Nhà nước. 3. Sở Công thương ­ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác xúc tiến thương mại,  quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ thúc đẩy tiêu  thụ sản phẩm; ­ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác lựa chọn, mời doanh  nghiệp tham gia liên kết cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu  chuẩn hữu cơ tại các mô hình. 4. Sở Khoa học và Công nghệ Tăng cường triển khai Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng  suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu giai đoạn 2014­2020 (ban hành  tại Quyết định số 31/2014/QĐ­UBND ngày 10/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa ­ Vũng  Tàu) đối với các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
  16. 5. Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên  các phương tiện truyền thông đại chúng thông tin về các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận  hữu cơ, khuyến khích người dân sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn. 6. Sở Du lịch Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp  đạt chứng nhận hữu cơ tham gia các chương trình phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh. 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có liên quan ­ Phối hợp với các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa  chọn cơ sở tham gia mô hình tại địa bàn quản lý; ­ Đưa nội dung sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ vào ưu tiên xét duyệt các dự án  được hỗ trợ theo Nghị quyết số 05/2018/NQ­HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa ­Vũng  Tàu ban hành chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bà Rịa ­  Vũng Tàu giai đoạn 2018­2020 và Nghị quyết số 03/2018/NQ/HĐND ngày 29/3/2018 của Hội  đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa ­Vũng Tàu ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng phát triển sản  xuất tại các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu giai đoạn 2018­2020. ­ Chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các  mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn quản lý. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị  kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, nghiên cứu; tham mưu, đề  xuất Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.   PHỤ LỤC PHÂN KỲ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ  TỈNH BR­VT ĐẾN NĂM 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ­UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa ­ Vũng   Tàu) TT Nội dung thực  Tổng cộng Tổng cộngPhân kỳ theo các năm
  17.   hiện 2020 20202021 20212022 20222023 20232024 Số  Kinh  Số  Kinh  Số  Kinh  Số  Kinh  Số  Kinh  Số  Kinh  Số  Kinh  lượng phí  lượn phí  lượn phí  lượng phí  lượn phí  lượng phí  lượng phí  (triệ g (triệ g (triệ (triệ g (triệ (triệ (triệu  u  u  u  u  u  u  đồng) đồng đồng đồng đồng đồng đồng ) ) ) ) ) ) 1 Lựa chọn, xác  17  68 17  68                     định vùng sản  vùng vùng xuất nông  nghiệp định  hướng phát  triển theo hình  thức hữu cơ 2 Xây dựng mô  16 mô  5.200 05 mô 1.200 05  300 05 mô  400 09 mô 1.800 09 mô  600 08 mô  900 hình sản xuất  hình hình mô  hình  hình hình  hình  nông nghiệp đạt  hình  (tiếp  (08MH  (07MH  chứng nhận hữu  (tiếp  tục  tiếp tục  tiếp tục  cơ, chứng nhận  tục  thực  thực  thực  hữu cơ cho mô  thực  hiện) hiện, 01  hiện, 01  hình hiện) MH thực  MH thực  hiện  hiện  mới) mới) 3 Xây dựng, ban  10 quy  80         03 quy  24         07 quy  56 hành quy trình  trình trình trình kỹ thuật sản  xuất đạt tiêu  chuẩn hữu cơ 4 Xây dựng hệ    245         05 cơ  75         11 cơ sở 170 thống nhận diện  sở sản phẩm 5 Công tác thông    160       20   50   20   20   50 tin, tuyên  truyền, quảng  bá sản phẩm 6 Hội nghị   200                           Hội nghị khách  02 Hội  170         01 Hội  85         01 Hội  85 hàng nghị nghị nghị   Hội nghị tổng  02 Hội  30         01 Hội  15         01 Hội  15 kết nghị nghị nghị 7 Dự kiến kinh    3.500       300   400   800   1.000   1.000 phí hỗ trợ xác  định vùng đủ  điều kiện sản  xuất nông  nghiệp hữu cơ,  chi phí nhân  rộng mô hình và  chi phí chứng  nhận nông  nghiệp hữu cơ Tổng cộng Tổng    1.268   620   1.049   2.620   1.620   2.276 cộng Tổng  cộng 9.453  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0