intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống tối ưu chi phí thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống tối ưu chi phí thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay" sẽ nghiên cứu về cách thức thực hiện của các DN thông qua rà soát việc tuân thủ quy định về thuế, điều chỉnh những sai sót trong quá trình xác định, kê khai thuế, từ đó hạn chế rủi ro và tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống tối ưu chi phí thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

  1. RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỐI ƯU CHI PHÍ THUẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY TS. Nguyễn Hồng Nga1 ThS. Trần Thị Thuỳ ThS. Lê Thị Thương Tóm tắt Doanh nghiệp là đối tượng đóng góp nguồn lực chủ yếu cho Nhà nước thông qua nghĩa vụ nộp thuế. Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là làm thế nào để có thể tối ưu hóa chi phí thuế mà vẫn tuân thủ đúng quy định của cơ quan nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi bản thân doanh nghiệp cần nắm vững cách xác định, kê khai các khoản thuế phải nộp theo đúng quy định của nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều DN xảy ra sai sót trong quá trình triển khai thực hiện, điều này xuất phát từ những lỗ hổng trong khâu quản lý, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đối với các khoản thuế trong DN như thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN, vì vậy, sẽ dẫn đến những rủi ro xảy ra đối với DN trong suốt quá trình thực hiện kê khai, quyết toán và nộp thuế. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát được những rủi ro này là công việc vô cùng cấp thiết nhằm giúp cho DN tối ưu chi phí thuế phải nộp, đồng thời thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước. Bài viết sau sẽ nghiên cứu về cách thức thực hiện của các DN thông qua rà soát việc tuân thủ quy định về thuế, điều chỉnh những sai sót trong quá trình xác định, kê khai thuế, từ đó hạn chế rủi ro và tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp. Từ khoá: chi phí thuế, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, sai sót, tối ưu 1. Giới thiệu Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong các năm 2020, 2021 cơ quan thuế đã điều chỉnh kế hoạch và cách thức thanh tra, kiểm tra cho phù hợp, việc tiến hành kiểm tra chủ yếu tập trung tại trụ sở cơ quan thuế. Hoạt động thanh kiểm tra tập trung chủ yếu vào việc rà soát rủi ro trong việc phát hiện dấu hiệu chuyển giá, hoàn thuế, hưởng ưu đãi thuế, các hoạt động chuyển nhượng vốn, thu thuế từ các hoạt động thương mại điện tử. Thực tế cho thấy, những sai phạm mà DN mắc phải thì trách nhiệm đứng đầu thuộc về lãnh đạo vì họ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công ty. Do đó, đối với doanh nghiệp, việc tuân thủ đúng quy định của cơ quan thuế đồng thời vẫn tối ưu hóa chi phí thuế là một trong những mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thuế, đưa ra các kế hoạch kiểm soát nội bộ, cách thức sử dụng nhân sự để 1 Khoa Kế toán kiểm toán – Trường Đại học Thương Mại, Email: hongngakttc@tmu.edu.vn, Số điện thoại: 0981.589916 646
  2. tránh những rủi ro về thuế và tối ưu chi phí thuế trong doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ tiến hành phân tích, rà soát và đánh giá những sai sót của DN trong quá trình kê khai, quyết toán, từ đó tiến hành đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh và quản trị những rủi ro phát sinh từ quá trình kiểm soát nội bộ đến quá trình thực hiện với mục tiêu là nhằm tối ưu chi phí thuế phát sinh trong DN, giúp DN có cơ sở hoạch định và quản lý tốt thực hiện công tác kê khai, tính toán và hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2. Cơ sở lý thuyết Theo uỷ ban kiểm toán quốc tế, quản trị rủi ro thuế cấp độ công ty bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin liên lạc và hoạt động giám sát. Môi trường kiểm soát thể hiện quan điểm của lãnh đạo cấp cao về mức độ quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh hay cả về hệ thống quản lý về thuế trong DN, trên cơ sở đó sẽ có biện pháp phân công cho các bộ phận khác để đánh giá rủi ro, xác định đâu là vùng rủi ro cao, thấp, trung bình. Các biện pháp làm giảm rủi ro là thuộc hoạt động kiểm soát. Bên cạnh đó, cần thông tin liên lạc giữa các hồ sơ, chứng từ luân chuyển để cung cấp cơ quan thuế và có các hệ thống giám sát nội bộ tốt để soát xét rủi ro, từ đó có các biện pháp kiểm soát tốt hơn. Nhận diện các sai sót thường gặp: - Sai sót ở cấp độ DN/chủ DN: chủ DN không quan tâm đến xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, không coi trọng công tác kế toán (chỉ chú trọng đến bán hàng), không tuân thủ pháp luật, chỉ quan tâm đến việc trốn thuế thông qua mua bán hoá đơn chứng từ, không tách biệt giữa công ty và chủ DN, hệ thống 2 sổ kế toán, đặt hết niềm tin vào kế toán thuế, không sử dụng luật sư hay sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn thuế. Sai sót ở cấp độ phòng ban: phân công quy trình chưa phù hợp, thiếu cán bộ chuyên trách về kế toán thuế, kiến thức nghiệp vụ yếu, thiếu cập nhật kiến thức, thiếu kỹ năng, bố trí người chưa có kinh nghiệm làm việc giải trình với cơ quan thuế, thiếu trao đổi với các bộ phận phòng ban khác. * Rà soát các quy định về chi phí liên quan đến Covid-19 và quy định hệ thống chính sách thuế TNDN, thuế TNCN - Chi phí phòng chống dịch: Thuế TNCN: Khoản chi mua khẩu trang, nước sát khuẩn tay, một số phụ kiện bảo hộ và chi xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm cho nhân viên để phòng ngừa lây nhiễm virut thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên, vì đây là khoản phúc lợi dành cho người lao động. Thuế TNDN: Các khoản chi trên là khoản chi trực tiếp cho người lao động và xác định là chi phí được trừ khi tính TNDN nếu đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC (Công văn 6629/CT-TTHT ngày 16/7/2020 – Cục thuế Hà Nội). 647
  3. - Hỗ trợ nhân viên khi ngừng việc: Nếu khoản chi này là khoản chi có tính chất phúc lợi thì được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Tổng chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN). Nếu khoản chi này là chi tiền lương ngừng việc đáp ứng các quy định tại Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 và Nghị định số 12/2015 thì được tính toàn bộ vào chi phí tiền lương, tiền công và được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. ( Công văn 4073/TCT-C5 ngày 28/9/2020) - Chi phí tiền lương trong giai đoạn giãn cách: Khoản tiền lương tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công cho người lao động nghỉ trong thời gian giãn cách xã hội, thời gian chờ việc do ảnh hưởng của dịch Covid được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. (Công văn số 89924/CT-TTHT ngày 9/10/2020 của cục thuế Hà Nội). - Chi phí “3 tại chỗ”: Thuế TNDN: Chi phí theo mô hình “3 tại chỗ” (nhân viên sinh hoạt và làm việc tại Công ty) được xem là các khoản chi phúc lợi cho nhân viên và được tính vào chi phí được trừ thuế TNDN nhưng không được vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế. Thuế TNCN: Phụ cấp bằng tiền cho nhân viên thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Chi phí khác nếu chi cho tập thể người lao động thì không chịu thuế TNCN. (Công văn 1883/CTBNI-TTHT ngày 29/6/2021 do cục thuế tỉnh Bắc Ninh. - Thuế TNDN: Chi phí cách ly: DN ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do DN trả cho người lao động thì chi phí trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thanh toán theo quy định. Chi xét nghiệm, tiêm vacxin được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động – chi phí phúc lợi không quá 1tháng lương. Thuế TNCN: Công ty trong đợt dịch Covid-19 có phát sinh các khoản chi phí phòng chống dịch Covid-19 theo quy định của pháp luật nếu các khoản chi này nội dung ghi tên cá nhân hưởng thì được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN (CV 31557/CTHN-TTHT ngày 13/8/2021 do cục thuế hà nội). - Chi phí khấu hao TSCĐ: DN gặp khó khăn do Covid-19 phải tạm dừng hoạt động một số TSCĐ dưới 9 tháng trong kỳ tính thuế TNDN năm 2020, sau đó TSCĐ được tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đây là khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. - Tiền lương NLĐ nước ngoài sau cách ly và trước khi được cấp giấy phép lao động: Trường hợp DN có thuê lao động nước ngoài nhưng chưa được cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động thì tiền lương chưa đủ cơ sở tính vào chi phí được trừ khi xác 648
  4. định thu nhập chịu thuế TNDN và chưa đủ cơ sở khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí DN chi trả cho người lao động (CV 357/TCT-C5 ngày 30/1/2019). - Chi phí cách ly chuyên gia: Nếu hợp đồng lao động có quy định trách nhiệm công ty chi trả chi phí nhà ở cho chuyên gia thì khoản chi trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thanh toán theo quy định. Về thuế TNCN: Nếu khoản chi ghi rõ đối tượng được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Về thuế GTGT: Nếu khoản chi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hợp pháp thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tiền thuê khách sạn cho người lao động (Hỗ trợ quyết toán 2020 của TCT ngày 11/3-18/3/2021). - Thuế TNCN đối với các khoản chi cho người lao động liên quan đến Covid: Theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg (QĐ 23) Chính phủ đã cho phép giảm mức đóng góp 0,5% của DN vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc quỹ BHXH trong thời gian 12 tháng (1/7/2021 đến 30/6/2022). Mức đóng của DN sẽ chỉ còn là 0% và DN sẽ hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào quỹ BHTNLĐ BNN cho người lao động phòng và chống Covid-19. Theo Công văn 4102/TCT-DNNCN ngày 25/10/2021, các khoản hỗ trợ bằng tiền cho NLĐ từ việc sử dụng quỹ hỗ trợ này không được coi là lợi ích chịu thuế của NLĐ và do vậy không chịu thuế TNCN. CV 4102 được hiểu sẽ áp dụng từ 1/7/2021, thời điểm việc giảm mức đóng vào quỹ BHTNLĐ BNN có hiệu lực. - Quy định về làm thêm giờ: Theo Điều 107-Bộ luật lao động 2019, số giờ làm thêm không quá 200 giờ hoặc 300 giờ trong 1 năm. Chỉ một số ngành nghề được áp dụng số giờ làm thêm quá 300 giờ trong 1 năm. Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, DN cần thông báo cho sở lao động khi tổ chức làm thêm giờ từ 200-300 giờ trong năm. Theo Nghị quyết 155/NQ-CP ngày 8/12/2021, trong bối cảnh phục hồi kinh tế trong đại dịch Covid, tăng thời gian làm thêm giờ nhưng không quá 300 giờ/năm. Theo Công văn 4641/TCT-DNNCN ngày 12/11/2019, tiền công do làm thêm giờ được trả cao hơn so với mức tiền lương tiền công tính theo ngày làm việc bình thường cho số giờ làm thêm không vượt quá mức quy định của Bộ luật lao động được miễn thuế TNCN. * Rà soát các quy định về hệ thống chính sách thuế GTGT: - Khi bán hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng. - Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh 649
  5. doanh thương mại. - Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, hai bên kê khai thuế theo quy định. - Đối với hàng hóa đã bán/dịch vụ đã hoàn thành việc cung cấp trước ngày 01/2/2022 thì không được áp dụng thuế suất 8% (bao gồm cả trường hợp sang tháng 2/2022 người nộp thuế mới lập hoá đơn cho hàng hóa, dịch vụ đã bán/cung cấp trước 01/2/2022) - Đối với các hoá đơn đã lập trước ngày 01/2/2022 nhưng kể từ ngày 01/2/2022 mới phát hiện sai sót, người nộp thuế lập hoá đơn điều chỉnh/ thay thế thì vẫn áp dụng thuế suất tại thời điểm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do hàng hóa dịch vụ được bán/ cung ứng trước ngày 01/2/2022. - Đối với các cơ sở kinh doanh lập hóa đơn sai mức thuế suất mà người nộp thuế không thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh/ thay thế thì khi cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện sẽ xử lý theo quy định. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu * Quản trị rủi ro đối với thuế TNDN: làm sao quản lý chi phí thuế TNDN ở mức độ phù hợp, tránh được rủi ro về hạch toán, kê khai thuế và những sai sót thường gặp - Sai sót về đối tượng áp dụng (đối tượng nộp thuế TNDN): DN không kê khai tính thuế đối với giao dịch chuyển nhượng vốn của công ty mẹ phát sinh ở nước ngoài. Ví dụ công ty nước ngoài phát sinh bán vốn lẫn nhau (BigC, Metro…), công ty con ở VN không hề biết là công ty mẹ của mình không còn tồn tại, tức phát sinh chuyển nhượng vốn ngoài lãnh thổ VN. Theo quy định, đối tượng khai thuế là các DN Việt Nam, bên cạnh đó cần xem xét hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Sai sót khi DN không kê khai nộp thuế đối với 1 số tổ chức cung cấp hàng hoá, dịch vụ vì họ cho rằng họ là tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì lợi nhuận như là các tổ chức trung tâm khoa học công nghệ, nhưng cơ quan thuế cho rằng hàng hoá, dịch vụ mà đơn vị cung cấp phải tuân thủ quy định hiện hành của nước sở tại. - Sai sót về doanh thu tính thuế TNDN: khoản sai sót này ít phổ biến hơn chi phí vì hồ sơ tài liệu đã rõ ràng. Các sai sót thường gặp như bỏ sót doanh thu (DN cung cấp hàng hoá, dịch vụ xây dựng đã nhận được tiền của khách hàng nhưng quên không xuất hoá đơn), sai thời điểm xác định thu nhập chịu thuế (ảnh hưởng nghĩa vụ thuế từng năm nhất là DN được ưu đãi, doanh thu ghi nhận sai kỳ như hàng hoá, dịch vụ lắp đặt đã xuất hoá đơn những chưa ghi doanh thu vì hàng hoá vẫn đang ở trong kho hay hàng đang đi đường 650
  6. chưa xuất hoá đơn chưa ghi doanh thu), sai sót đối với doanh thu dịch vụ nhận trước (khách hàng yêu cầu xuất hoá đơn khi khách hàng giao tiền dù là DN chưa cung cấp dịch vụ như là tư vấn thiết kế, cung cấp hạng mục công trình, cho dù chưa cung cấp công trình chưa ghi nhận doanh thu nhưng DN vẫn cứ xuất hoá đơn hoặc đơn vị có hồ sơ nghiệm thu giữa khách hàng và chủ đầu tư những DN vẫn chưa xuất hoá đơn, cơ quan thuế rà soát các khoản phát sinh chi phí và phát hiện nhiều sai phạm của DN). Sai sót khi ghi nhận doanh thu đối với hàng biếu tặng (liên quan đến thuế GTGT, đây là chi phí bán hàng không liên quan đến thuế TNDN, không phải doanh thu của mình), hoặc doanh thu đối với hàng xuất tiêu dùng nội bộ (không được ghi nhận doanh thu của DN). - Sai sót về chi phí được trừ: Chi phí được trừ là chi phí có chứng từ hồ sơ pháp lý rõ ràng và liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản chi không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì không đảm bảo đủ điều kiện là chi phí được trừ như chi phí thuê đất trong giai đoạn đầu tư ngoài mục đích làm văn phòng, nhà xưởng ra thì không dùng để làm gì thì đây là chi phí không được trừ. Chi không có chứng từ hợp lý hợp pháp như các khoản chi có hoá đơn thanh toán qua ngân hàng nhưng không có chứng từ bàn giao, biên bản thanh lý, hồ sơ bàn giao thì cũng không là chi phí được trừ. Hay những rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ như DN có chi phí xăng xe, xăng dầu rất nhiều, vài nghìn lít/tháng, mà cả công ty có 1 cái xe vận chuyển, vậy chi phí xăng xe liệu có thật hay DN đi mua hoá đơn. - Tổn thất, thiệt hại do Covid-19: Thông tư 78/2021/TT-BTC nêu rõ các khoản tổn thất không bao gồm khoản được bảo hiểm, bên thứ 3 bồi hoàn bao gồm chi phí tổn thất hàng quá date do dịch bệnh covid-19 được ghi nhận là chi phí được trừ, và chi phí hoạt động dưới công suất trong giai đoạn dịch bệnh. Do ảnh hưởng bởi covid-19 mà các khoản định phí vẫn phải chi trả như lương bộ phận sản xuất quản lý, chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí thuê nhà…. và tính vào chi phí ngừng sản xuất do ảnh hưởng covid-19 (tính toán vào giá vốn hàng bán, không tính vào giá thành của DN), với khía cạnh người nộp thuế thì đây vẫn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không tạo ra sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm thấp so với công suất bình thường thì các khoản chi phí này vẫn được xác định là chi phí được trừ. Đối với chi phí khấu hao của tài sản hết thời gian sử dụng hay giá trị ô tô trên 1,6 tỷ hoặc DN quên không đăng ký phương pháp khấu hao với cơ quan thuế thì không được tính là chi phí được trừ. - Các khoản sai sót về tiền lương tiền công phúc lợi: Các khoản chi thưởng thiếu hồ sơ (khoản chi sau 31/3 thì doanh thu chi phí không khớp nhau), trích trước lương thưởng chưa chi (đến hạn quyết toán mà chưa chi thì không tính là chi phí được trừ), trích lập 17% quỹ tiền lương thực hiện (thời hạn tính vào chi phí được trừ là 30/6 hằng năm), 651
  7. chi phúc lợi trong giai đoạn covid, chi tiền lương nghỉ phép trích trước (phải phù hợp với pháp luật lao động), chi làm thêm vượt mức quy định (quy định không quá 300 giờ/năm, vượt quá thì không là chi phí hợp lý), chi lương người nước ngoài trước khi có giấy phép lao động, chi trợ cấp mất việc làm (vẫn tính vào chi phí được trừ), chi mua bảo hiểm tự nguyện (loại chi phí mua bảo hiểm nhân thọ, xem mức độ tuân thủ các khoản bảo hiểm khác), tiền lương tiền công của DN tư nhân, DN một thành viên do cá nhân làm chủ (chi phí này không phải chi phí được trừ), chi phí liên quan đến học phí cho con người nước ngoài (chỉ tiền học phí mới tính chi phí được trừ, còn chi phí đưa đón, sinh hoạt, ăn uống…thì không phải chi phí được trừ). Chi phí tiền lương của người nước ngoài cũng không phải chi phí được trừ. - Chi phí đặc thù khác: Lỗ CLTGHĐ chưa thực hiện của các khoản phát sinh bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền, phải thu và tài sản thì mới bị loại ra khỏi chi phí được trừ, vì đây là chênh lệch cuối năm so với đầu năm. Chi phí liên quan đến lợi ích của chủ sở hữu như M&A, thuê tư vấn, kiểm toán thì cơ quan thuế loại chi phí này ra, không tính là chi phí được trừ. Phần thuế trả thay cho người lao động/nhà thầu nước ngoài, nhiều hợp đồng không ghi rõ là nhà thầu nước ngoài thì nghĩa vụ thuế do ai trả thì xác định đây không phải chi phí được trừ, kể cả DN VN có trả hộ (do đó cần quy định rất chặt chẽ trong hợp đồng ký với người nước ngoài). - Sai sót về áp dụng ưu đãi thuế TNDN: áp dụng ưu đãi thuế không đúng đối tượng (không được áp dụng các dự án đầu tư), do đó phải kiểm tra nguồn gốc hình thành tài sản dự án đầu tư vì các khoản ưu đãi thuế rất phức tạp, gây nhiều tranh cãi; DN không tách riêng hoặc tách sai thu nhập của các hoạt động, DN không tận dụng các ưu đãi thuế TNDN như hoạt động đầu tư mở rộng, công nghiệp hỗ trợ da giày xe máy, ưu đãi DN công nghệ cao hoặc start up…. * Quản trị rủi ro đối với thuế TNCN: Theo thống kê, Nhà nước thu từ thuế TNCN năm 2021 không giảm (hơn 120.000 tỷ đồng), con số này còn cao hơn so với giai đoạn trước khi có dịch. Vậy những rủi ro mà các DN gặp phải có thể là: - Tình trạng cư trú (ảnh hưởng nghĩa vụ và cách tính thuế TNCN): Các lỗi sai sót thường gặp của DN là hiểu lơ mơ về tình hình cư trú của người lao động, chưa hiểu rõ ràng về các chi phí phát sinh liên quan đến covid tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, xác định chưa đúng về kỳ tính thuế. DN thường dựa trên các hợp đồng thuê nhà và nơi cư trú để xác định tình trạng cư trú mà không quan tâm ngày có mặt tại Việt Nam. Đây là lỗi thường gặp của cơ quan tư vấn thuế và kiểm toán, họ cho rằng cứ trên 6 tháng tức 183 ngày trên hợp đồng thuê nhà là được, họ quên mất rằng đó phải là số ngày các cá nhân lao động phải có mặt tại VN. 652
  8. Theo quy định thì cá nhân cư trú phải đảm bảo điều kiện là thời gian có mặt là trên 183 ngày và có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam (chứng minh có hợp đồng thuê nhà). Đối với người nước ngoài nếu nhỏ hơn 183 ngày cần xem xét hỏi thêm công ty mẹ ở nước ngoài (có xác nhận cư trú của bên nước ngoài) về cấp chứng từ cá nhân khấu trừ thuế ở nước ngoài hay không. Có thể thông qua passport cá nhân cư trú bên nước ngoài để khẳng định không phải cư trú ở Việt Nam, do đó tính thuế trên cơ sở 20%, nếu không chứng minh cư trú ở đâu thì xác định là cư trú ở VN. Do đó, các DN thường xuyên thu thập đủ hộ chiếu và các hợp đồng thuê nhà của người lao động là người nước ngoài. Về kỳ tính thuế đối với người nước ngoài, theo quy định là theo năm dương lịch, đối với các nước ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với VN thì kỳ tính thuế là tính từ tháng họ đến cho đến cuối năm, còn đối với các nước chưa ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với VN thì kỳ tính thuế là tính từ đầu năm. - Sai sót về thu nhập chịu thuế TNCN: DN quên tính thuế của chuyên gia nước ngoài: các chuyên gia nước ngoài sang VN thì lương do công ty mẹ trả, còn công ty con ở VN trả thay tiền thuê nhà cộng các chi phí khác như chi phí đưa đón, chi phí đi lại, các khoản phụ cấp nhỏ….Theo quy định, bên nào trả lương thì bên đó phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN. Công ty con trả các khoản chi phí nhỏ như công tác phí, chi phí máy bay, thanh toán các khoản bảo hiểm ở VN thì cũng vẫn tính thuế TNCN cho các chuyên gia. Người nước ngoài là cá nhân cư trú nếu thu nhập ở hai nơi thì tự động kê khai và nộp thuế cho các cơ quan thuế, nộp theo quý đối với phần thu nhập ở công ty mẹ và thu nhập tại công ty con ở VN, đây là khoản kê khai thu nhập toàn cầu. Đối với các chuyên gia nước ngoài là cá nhân không cư trú thì không nhận bất cứ khoản thu nhập nào ở Việt Nam thì cơ quan thuế vẫn truy thu. Về nguyên tắc nếu cá nhân không cư trú (có phát sinh thu nhập tại Việt Nam) hoặc các chuyên gia dù không có thu nhập ở VN dù có điều hành hay phục vụ công việc ở Việt nam như việc DN có thuê người quản lý, sếp là người nước ngoài (họ có sang VN vài lần) thì cần phải xin xác nhận thu nhập toàn cầu ở công ty mẹ, sau đó phân bổ để tính thu nhập. Nhiều DN tránh rủi ro bằng cách làm hợp đồng lao động với mức lương nhất định. Xác định sai tiền nhà ở, điện nước chịu thuế: DN thuê cho người lao động (khống chế 15% thu nhập chịu thuế). Giả dụ công ty A và công ty B trả lương cho ông C, thì công ty A trả tiền thuê nhà (khống chế 15% thu nhập chịu thuế của công ty A, không cần kê của công ty B) bởi nếu cộng cả phần trả công ty B thì ảnh hưởng thuế TNCN của người lao động. Do đó, cần quy đổi mức thu nhập chịu thuế TNCN hàng tháng và cộng lại theo năm. Xử lý sai chi phí không được trừ: Nếu không đủ hồ sơ chứng từ, đã loại trừ khỏi thuế TNDN rồi, thì vẫn tính vào lợi ích TNCN vì bản chất hai sắc thuế là khác nhau. Giả 653
  9. dụ, chi tạm ứng cho sếp vài tỷ để đi tiếp khách, khi đã chi rồi mà không có chứng từ, DN tính vào chi phí thì sẽ xảy ra rủi ro cao khi xử lý như vậy. - Sai sót về thu nhập không chịu thuế TNCN: Đối với các khoản khoán chi: Việc khoán chi cho người lao động như tiền điện thoại 2tr/tháng, tiền công tác phí….theo quy định đây là khoản thu nhập không chịu thuế. Thực tế cho thấy các DN rất tham, số tiền khoán chi rất lớn như tiền điện thoại 5tr/người/tháng, cơ quan thuế xem xét quy mô bản chất của DN xem khoản chi này và thấy không hề phù hợp. Vé máy bay cho người nước ngoài: đối với người nước ngoài làm việc tại VN mỗi năm về phép 1 lần, nếu không phải từ VN đến nơi họ cư trú thì đây được xác định như mục đích đi du lịch, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận những khoản vé máy bay này. Tiền học phí cho con người nước ngoài: không bao gồm chi phí đi lại, ăn uống mà chỉ tính tiền học phí cho con người nước ngoài thì không tính là thu nhập và được miễn thuế TNCN. Tiền lương thêm giờ: theo bộ luật lao động thì 200 giờ/năm là mức tối đa của người lao động, nhiều DN sử dụng 300 giờ//năm để tăng thu nhập cho người lao động, nếu DN nào làm như này thì không được tính phần tăng thêm đó là thu nhập miễn thuế của cá nhân. Các khoản trợ cấp mất việc làm hoặc thôi việc: Người lao động bị nghỉ việc do người sử dụng lao động cho nghỉ việc chứ không phải họ tự nguyện, thì người sử dụng lao động sẽ thanh toán trợ cấp mất việc làm, để đảm bảo mức chi trả cho phù hợp với quy định pháp luật. Theo quy định, 1 năm làm việc được trả ½ tháng lương để trợ cấp mất việc làm, phần cao hơn khoản đó thì không được miễn thuế TNCN, DN nào trả cao hơn thì phần cao hơn đó sẽ phải tính vào TN chịu thuế. - Sai sót về khấu trừ thuế TNCN: Bảo hiểm nhân thọ mua ở nước ngoài: Đối với các công ty quốc tế khi mua bảo hiểm nhân thọ ở công ty nước ngoài thì sẽ phải khấu trừ thuế TNCN, công ty VN mua bảo hiểm nhân thọ thì không phải khấu trừ thuế TNCN vì khoản đó đẩy cho cơ quan bảo hiểm phụ trách, và được phản ánh trên khoản tích luỹ quỹ hưu trí tự nguyện. Sai thời điểm khấu trừ thuế TNCN: Việc chi thưởng, như thưởng 2/9 cho bằng tiền mặt 3tr/người hoặc bằng 1 tháng lương, với những khoản chi như vậy chưa đến mức khấu trừ thuế. Giả dụ lương 10tr đã nhận, nhận được thêm 3tr tiền 2/9, nếu quên không khấu trừ lần trả sau sẽ trả nhiều thuế hơn. DN tính 1 lần trên thu nhập tháng đó là đang tính thiếu, nếu DN đợi cuối năm mới khấu trừ như chi phí lao động nghỉ việc thì chi phí đó công ty phải chịu. Các khoản thưởng không chạy vào lương, ví dụ chi lương tháng 12 là 30tr, chi lương tháng 13 sau tháng 12 khoảng 2 tuần, theo quy định là tính riêng cho từng tháng, chứ không được phép giảm trừ gia cảnh cho tháng 13. 654
  10. Chuyển nhượng vốn góp cổ phần: Đối với đầu tư chứng khoán thì quy định phải nộp thuế TNCN của chủ sở hữu tính trên 0.1% giá trị chuyển nhượng tại các công ty cổ phần. Do đó, các công ty cần lưu trữ hồ sơ này trên hệ thống của các cổ đông, tính toán đủ để tránh bị các công ty thuế truy thu 1% nếu thiếu hồ sơ giấy tờ. Sử dụng thu nhập thấp: Với người lao động có thu nhập thấp dưới 12 triệu/tháng thì cần có giấy cam kết là thu nhập thấp để công ty không khấu trừ (chỉ làm được khi cá nhân có một nguồn thu nhập và áp dụng với hợp đồng lao động dưới 3 tháng và thu nhập vãng lai, còn nếu trên 3 tháng thì không áp dụng quy định này, với người lao động có thu nhập nhỏ hơn 132tr/năm thì vẫn tính thuế bình thường). Nếu DN đã có cam kết vậy thì phải chịu trách nhiệm, nếu vi phạm sẽ bị cơ quan thuế truy thu cả DN và cá nhân người lao động. Một số khoản chi của cá nhân kinh doanh DN không cập nhật theo đúng quy định: Ví dụ chi thưởng khuyến mãi, chiết khấu thương mại cho cá nhân kinh doanh thì DN tự khấu trừ 1% thuế TNCN để cho cá nhân kinh doanh tự đi nộp thuế (theo quy định của Nghị định 126 về quản lý thuế hiệu lực 5/12/2020 và thông tư 40 áp dụng ngày 4/8/2021 đối với các khoản hỗ trợ cho cá nhân kinh doanh. - Sai sót về giảm trừ, tính thuế TNCN: Khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài: người lao động có khoản thu nhập toàn cầu, mà đã có khoản thuế nộp ở nước ngoài, cần xác định nghĩa vụ phải nộp cho cơ quan ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay một số DN quên nghĩa vụ nộp cuối cùng (tức quên việc giảm trừ thuế đã nộp ở cơ quan nước ngoài), do đó cần theo dõi hồ sơ của người lao động xem họ đã nộp ở nước ngoài chưa để khấu trừ cho người ta. Các vấn đề khác: Áp dụng hiệp định, thuế đối với lãnh đạo, thu nhập của người nước ngoài theo quy định của hiệp định là được hưởng ưu đãi. Các ưu đãi có thể là không phải nộp thuế, mức thuế phải nộp thấp, và trừ phần đã nộp ở nước ngoài còn lại nộp ở Việt Nam….thì sẽ được trừ toàn bộ, không quan tâm thuế suất ở VN là như nào. Ví dụ các công ty tập đoàn lớn như Samsung, LG, tập đoàn có nhiều chuyên gia nước ngoài, tiền lương tiền công là đánh thuế ở nước ngoài dù họ có cơ sở cư trú và là đối tượng cư trú ở nước ngoài thì nghĩa vụ thuế của họ tính theo nước ngoài (tận dụng hiệp định để miễn thuế). Trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc trả thưởng bằng cổ phiếu thay vì tăng lương: thời điểm tính thuế là khi thực nhận bằng tiền, các DN đang tận dụng về mặt thời gian khi xác định thời điểm nhận cổ phiếu hay bán cổ phiếu vì các khoản thu nhập từ đầu tư vốn (áp dụng thuế suất 5%) và chuyển nhượng vốn (1%) so với mức thuế TNCN là 35% thì cần cân nhắc để tối ưu. Như vậy quyết định chia cổ phiếu cho nhân viên thì công ty phải khấu trừ phần đó theo tiền lương tiền công 35% hoặc theo đầu tư vốn 5%, nếu không rõ kế hoạch tính toán thì khi nhân viên nghỉ việc rất khó truy thu. 655
  11. * Quản trị rủi ro đối với thuế GTGT: Nghị định 15/2022/NĐ-CP về giảm thuế GTGT từ 10% về mức 8%, thì áp dụng với các ngành nghề trừ một số ngành hàng đang phát triển (như viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, xăng dầu, kinh doanh vàng bạc, khai khoáng…..) và ngành hàng không khuyến khích tiêu dùng (ô tô, xe máy, bài lá, kinh doanh casino, trò chơi có thưởng, đánh golf…….). Theo đó các mặt hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh covid đều được giảm thuế như dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch, sản xuất……. - Sai sót về đối tượng chịu thuế GTGT (đối tượng áp dụng thuế GTGT): DN quên tính thuế hoặc quên nộp thuế đối với một số tổ chức hoạt động phi chính phủ, bởi việc nộp thuế GTGT khi DN mua hàng hoá dịch vụ nước ngoài là dưới dạng thuế nhà thầu hoặc tổ chức dự án. DN quên nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà thầu nước ngoài, ví dụ dịch vụ quảng cáo trên các kênh thương mại điện tử như facebook, youtube….khi các bên facebook, youtube không thành lập công ty ở Việt Nam nhưng lại có thu nhập trên lãnh thổ VN thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào đơn vị chi trả (tức bên VN) mà truy hồi nếu không có hoá đơn khấu trừ thuế TNDN,GTGT. Một số DN lách bằng cách thuê cá nhân chi trả tiền cho các dịch vụ quảng cáo như facebook, youtube…DN sẽ chi trả tiền cho cá nhân này, do đó cơ quan thuế sẽ tính thuế TNCN nếu khoản chi trả là trên 2tr/tháng. Nếu DN không biết là quảng cáo trên các kênh TMĐT là tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì các DN mua hoá đơn dịch vụ quảng cáo 20% còn cao hơn so với mức thuế nhà thầu nước ngoài phải nộp. Do đó, thà DN nộp tối đa 5% thuế TNDN thì mức thuế GTGT ảnh hưởng là 5% vẫn được khấu trừ, sẽ giúp DN tránh phải đi mua hoá đơn. Nhận tiền hỗ trợ: Đơn vị thương mại phân phối nhận được khoản hỗ trợ bằng tiền. Ví dụ, phát triển đại lý, trưng bày quảng cáo từ cơ sở đại lý (có ràng buộc nghĩa vụ với các bên liên quan) thì bên nhận hỗ trợ phải xuất hoá đơn 10% Hàng biếu tặng khuyến mãi: Khi cung cấp hàng biếu tặng (không tính tiền) thì tính thêm thuế GTGT đối với hàng đó (5% hoặc 10%), tránh bị cơ quan thuế truy thu. Đối với hàng khuyến mãi, giá trị của hàng khuyến mãi dưới 100 triệu thì xác định khoản khuyến mãi đúng quy định, hàng khuyến mãi không thu tiền, không tính thuế GTGT những vẫn phải xuất hoá đơn. - Sai sót về thuế suất thuế GTGT áp dụng: DN chưa hiểu rõ mình đang kinh doanh gì: DN cần đối chiếu danh mục hàng hoá của mình trong hệ thống danh mục vật tư, để xem có được hưởng hỗ trợ gì không. Ví dụ, lĩnh vực y tế, đào tạo, giáo dục, trung tâm thiết kế hoặc tư vấn xây dựng được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%. Do đó, DN cần xem xét giấy phép kinh doanh, có văn bản 656
  12. thuế hoặc cơ quan thuế xác nhận hoặc cơ quan liên quan (bộ GD&ĐT, bộ LĐTBXH) để xác định cho mặt hàng của mình. Ví dụ, kinh doanh thương mại hàng nông sản thì vẫn tính thuế GTGT bình thường, nhưng đối với bán nông sản cho các hộ kinh doanh chưa qua chế biến, bán cho các hộ khác không thuộc diện kê khai thì vẫn tính thuế GTGT 5%, do đó các DN cần kiểm tra lại kỹ danh mục hàng hoá được giảm theo quy định. Dịch vụ xuất khẩu 0% không đúng quy định: Một số DN đang dịch vụ cho bên nước ngoài có được áp dụng 0% hay không là phải đáp ứng điều kiện thanh toán qua ngân hàng và tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt nam. Vậy cần xác định ai là người tiêu dùng cuối cùng, nếu là người VN thì không được áp dụng thuế suất 0%. Một số DN lợi dụng liên quan đến môi giới nhận tiền hoa hồng, ví dụ công ty nước ngoài môi giới để VN bán hàng ra nước ngoài, khi nhận khoản môi giới đó thì được áp dụng thuế xuất 0%. - Sai sót về thời điểm tính thuế GTGT Bán hàng thì xác định thời điểm chuyển giao rủi ro và quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá cho người mua là thời điểm xuất hoá đơn Đối với hoạt động xây dựng lắp đặt thì thời điểm nghiệm thu là thời điểm xuất hoá đơn, có nhiều DN không xuất hoá đơn hoặc xuất hoá đơn không đúng thời điểm (như việc đợi thanh toán mới xuất hoá đơn là sai). Hoặc DN căn cứ lý do là khách hàng chưa thanh toán tiền bảo hành công trình (3-5% giá trị nghiệm thu) nên công ty xây dựng chưa xuất hoá đơn, chưa ghi doanh thu bảo hành, làm như vậy là ghi nhận thiếu đối với thuế GTGT và thuế TNDN. Đối với lĩnh vực dịch vụ như tư vấn thuế, kiểm toán, định giá….được nhà nước ưu đãi, nếu nhận dịch vụ mang tính chất tạm ứng/đặt cọc đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng thì chưa phải xuất hoá đơn, theo nghị định 126 khi nào thực hiện dịch vụ mới phải xuất hoá đơn; còn các ngành nghề khác vẫn phải xuất hoá đơn và tính thuế GTGT trên cơ sở nhận trước. Như vậy, thuế TNDN tính trên cơ sở hoàn thành dịch vụ, còn thuế GTGT tại thời điểm nhận tiền trước thì phải tính thuế GTGT khi nhận được tiền. - Sai sót về khấu trừ thuế GTGT Tiền thuê nhà của người nước ngoài: VAT dựa trên cơ sở có ký hợp đồng lao động không, nếu ký hợp đồng lao động thì VAT không được trừ, còn nếu không ký hợp đồng lao động (mà theo hợp đồng phái cử) thì VAT của tiền thuê nhà được khấu trừ Tiền VAT của thuê nhà nộp thay cho cá nhân kinh doanh: khoản VAT này không được trừ vì đây không phải khoản VAT trên hoá đơn GTGT mà là VAT trên hoá đơn thuê nhà, được tính vào chi phí được trừ nếu DN trả thay cho cá nhân. Đối với các khoản VAT nhà thầu nước ngoài thường hay bị sai sót khi tính sai về mặt thời điểm. Ví dụ, nộp tiền họ đã tính VAT là sai, chỉ khi nào nộp thuế cho nhà thầu nước ngoài thì mới tính 657
  13. VAT được khấu trừ, mới phát sinh nghĩa vụ phải trả mà chậm trả thì không phải khấu trừ. - Sai sót trong khâu Kiểm soát nội bộ thuế GTGT trong DN DN không kiểm soát hoá đơn đầu vào: Khi quyết toán nhiều hoá đơn GTGT của các cơ sở phát hành bỏ trốn hoặc bất hợp pháp, dù giao dịch đó là có thật. Khi phát sinh những giao dịch này, nếu DN kiểm soát hoá đơn đầu vào, kiểm tra trên hệ thống thuế thì sẽ tránh được nhiều rủi ro. Việc xử lý những hoá đơn bất hợp pháp là rất cao, theo Nghị định 126, yêu cầu đến địa chỉ phát hành hoá đơn thì phát hiện ra đó không phải là cơ sở kinh doanh, như vậy sẽ quy cho DN là đi mua hoá đơn, rủi ro DN sẽ gánh chịu. Không đối chiếu so sánh với tờ khai: các DN Nhật thường xuyên so sánh từng tháng về những phần hành quản lý thuế của họ, họ tách riêng phần nào đã hạch toán chưa kê khai hay đã kê khai chưa hạch toán, hoạt động kiểm soát nội bộ rất tốt. Do đó, DN cần theo dõi các khoản doanh thu chịu thuế/không chịu thuế để quản lý cho tốt, quản lý tốt hệ thống kiểm soát nội bộ làm cơ sở phân bổ VAT. 4. Thảo luận và kiến nghị * Một số lưu ý đối với quản trị thuế TNDN Các khoản chi biếu tặng không có hoá đơn chứng từ, như chi tiếp khách bằng thẻ ngân hàng sẽ bị trừ vào thuế TNCN. Khoản cho vay, cho mượn, biếu tặng phải xuất hoá đơn, nếu không cơ quan thuế sẽ loại trừ ra khỏi chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Chi phí đánh golf của chủ DN không được xác định là chi phí được trừ Chênh lệch TGHĐ phát sinh do thanh toán tiền thuê đất 50 năm thì không được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN, khoản chênh lệch lãi/lỗ TGHĐ chưa thực hiện thì không tính vào thu nhập/chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, chỉ có khoản chênh lệch TGHĐ thực hiện thì tính vào thu nhập/chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Đối với CLTGHĐ khi chưa phát sinh doanh thu thì phần lãi do CLTGHĐ chịu thuế TNDN, còn lỗ do CLTGHĐ sẽ được trừ. Lãi/lỗ CLTGHĐ trong giai đoạn đầu tư: Nếu là DN mới thành lập có hoạt động đầu tư XDCB, khoản lãi/lỗ CLTGHĐ trong giai đoạn đầu tư không tính vào thu nhập chịu thuế mà phân bổ trong 5 năm, DN không phải mới thành lập (đầu tư mở rộng) thì khoản lãi CLTGHĐ trong giai đoạn đầu tư tính vào thu nhập khác để tính thuế TNDN, lỗ đẩy vào báo cáo lãi lỗ. Quy định tạm nộp 75% thuế TNDN theo Nghị định 126, nếu 3 quý đầu không nộp đủ 75% do bị lỗ, đến quý 4 thì có lãi mà cả năm lãi thì vẫn bị phạt do nộp chưa đủ. Công ty chạy quảng cáo facebook, goolgle mà không có hợp đồng thì công ty nộp thuế thay và vẫn tính chi phí được trừ, vì DN không thể ký từng hợp đồng với từng cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ được. 658
  14. Thời gian lao động trên 300 giờ/năm, nếu được phép chấp thuận là hỗ trợ người dân có thêm thu nhập do ảnh hưởng covid thì tiền lương tiền công đó ghi nhận là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. * Một số lưu ý đối với quản trị thuế TNCN: Cá nhân nước ngoài ở tại VN dưới 183 ngày nhưng công ty VN thuê nhà 1 năm thì có được coi là cư trú: Dù hợp đồng thuê nhà 1 năm, nhưng xem xét người này có hồ sơ cư trú ở nước khác không, nếu chỉ có 1 tháng ở VN còn lại thời gian ở nước ngoài thì không phải cá nhân cư trú ở Việt Nam. Chi phí thuê nhà thầu nước ngoài: Nhà thầu nước ngoài được chi trả thu nhập phải kê khai thuế TNCN ở Việt Nam vì liên quan đến những rủi ro khi trốn thuế hoặc xuất cảnh khỏi VN. Theo đó, cơ quan quản lý phải khai báo khoản thu nhập của các chuyên gia nước ngoài (trong vòng 7 ngày) và chuyên gia Việt Nam (kê khai và khấu trừ tại nguồn, đối với cá nhân không kinh doanh thì khấu trừ thuế, cá nhân kinh doanh thì phải mua hoá đơn của cơ quan thuế công ty không khấu trừ tại nguồn). Nhận quà tặng theo chính sách công ty giống các đối tác khác thì không tính thuế TNCN, chỉ khi nào quà tặng trên 10 triệu thì mới tính thuế TNCN. Mua quà tặng cho khách hàng, tặng cho nhân viên: khoản quà tặng có tính chất tiền lương tiền công (tức trả hiện vật thay lương) thì tính vào thuế TNCN từ tiền lương tiền công, còn tặng quà cho nhân viên như quà tặng khách hàng (trừ một số loại quà tặng có tính thuế như xe máy, tàu thuyền) thì không phải tính thuế TNCN. Đối với đào tạo nghề cho học viên, trả họ chi phí là 2 triệu/tháng (lợi ích bằng tiền) và kèm hỗ trợ chi phí ăn ở (lợi ích không bằng tiền) thì khấu trừ 10% tại nguồn và cân nhắc ở biểu lũy tiến. Tiền lương làm thêm giờ (trên 200 giờ) thì không được miễn thuế TNCN vì việc làm thêm giờ là không đúng quy định luật lao động. Do đó, các điều khoản miễn thuế phải đúng theo quy định của bộ luật lao động. Các khoản khoán chi như tiền điện, tiền văn phòng phẩm được tính vào thu nhập của cá nhân, không được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, vì không có hoá đơn nên không được tính là chi phí được trừ, ví dụ như chi 2tr tiền công tác phí, 300 nghìn/người/ngày thì không cần chứng từ thực tế. Công ty dùng dịch vụ facebook qua 1 bên thứ 3 đã xuất hoá đơn thì không phải nộp thuế nhà thầu, vì nghĩa vụ đó thuộc về công ty cung cấp dịch vụ cho DN, họ có nghĩa vụ nộp thuế cho mình vì mình không trả tiền cho facebook mà mình trả tiền cho công ty cung cấp dịch vụ. * Một số lưu ý đối với quản trị thuế GTGT: 659
  15. Đối với hợp đồng xây dựng, nghiệm thu lúc nào thì xuất hoá đơn lúc đó nếu không sẽ bị phạt do xuất sai thời điểm. Nếu thanh toán 2 lần theo khối lượng ghi rõ trong hợp đồng thì xuất hoá đơn 2 lần để còn thanh toán lần 1 thì đến cuối cùng hoàn thành thanh toán. DN nên xuất hoá đơn phải kèm theo hồ sơ thanh toán khối lượng (giá trị thanh toán phải bằng giá trị xuất hoá đơn) và kèm theo biên bản nghiệm thu. Còn tạm ứng thì không phải xuất hoá đơn mà hạch toán theo dõi ghi tăng tiền, tăng khoản nhận ứng trước. Phần tạm ứng thường là được trừ dần theo từng đợt trong hồ sơ thanh toán (trừ như nào hợp đồng phải rõ ràng). Còn phát sinh tăng giảm so với hợp đồng ban đầu thì làm phụ lục hợp đồng kèm theo. DN nghiệm thu công trình cuối năm 2021, về nguyên tắc phải xuất hoá đơn 2021, nhưng là công trình nhà nước nên đến khi chờ quyết định phê duyệt quyết toán mới có số chính xác xuất hoá đơn. DN sợ là đến lúc sang tháng 2/2022 mới được xuất hoá đơn vì thời gian chờ phê duyệt là lâu. DN có thể làm theo 2 cách sau: Cách 1 là xuất hoá đơn bằng 95% giá trị theo đề nghị quyết toán, 5% giá trị bảo hành còn lại xuất sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán để tránh bị phạt xuất hoá đơn chậm so với ngày nghiệm thu. Cách 2 là nghiệm thu khi nào thì xuất hoá đơn khi đó theo giá trị ghi trên biên bản nghiệm thu, trễ là thuế phạt, khi có quyết phê duyệt mà giá trị tăng thêm thì xuất thêm hoá đơn, giá trị giảm thì xuất hoá đơn điều chỉnh giảm doanh thu. Công trình đã được chủ đầu tư tạm ứng cho 2 công ty, ngân hàng đã giảm ngân 1 nửa, còn 1 nửa còn lại thì giải ngân theo tỷ lệ với khối lượng hoàn thành. Đến nay ngân hàng yêu cầu phải có công văn thì mới giải ngân tiếp (vì khối lượng hoàn thành giai đoạn nên ngân hàng yêu cầu phải có xác nhận của chủ đầu tư giải ngân. DN cần xem hợp đồng ký kết và các điều khoản ký với ngân hàng, thường tiền tạm ứng của hợp đồng sẽ giải ngân cho công việc thực hiện hợp đồng đó, nếu DN cũng tạm ứng với khách hàng trong hợp đồng đó chưa hoàn thành thì lấy đâu ra được, DN nhận từ chủ đầu tư thì cũng phải chi tiền cho các nhà thầu phụ. Giờ muốn giải ngân số còn lại thì DN phải có hồ sơ thanh toán từng lần kèm biên bản nghiệm thu giai đoạn và đơn theo mẫu của ngân hàng xin thanh toán trước hạn bảo lãnh tạm ứng do thi công xong trước thời gian bảo lãnh. Số tiền làm đề nghị phải lớn hơn số bảo lãnh là 2 tỷ thì mới được ngân hàng giải ngân nốt. Cụ thể công trình 4 tỷ, chủ đầu tư tạm ứng 2 tỷ, ngân hàng giải ngân cho 1 tỷ, còn 1 tỷ còn lại sẽ giải ngân theo khối lượng hoàn thành. DN hoàn thành được 1,4 tỷ, muốn được NH giải ngân thì chỉ cần cung cấp hồ sơ chứng minh DN đã hoàn thành 1,4 tỷ, vì là tiền tạm ứng nên giải ngân cũng theo công trình, tức mua NVL, nhân công bên nào thì ngân hàng sẽ giải ngân cho bên đó theo số mà DN yêu cầu (có hoá đơn đầu vào và hợp đồng) ngoài ra Ngân hàng sẽ yêu cầu DN bổ sung thêm bảng theo dõi tiến độ thực hiện công trình đó. DN quyết toán công trình thấp hơn tổng giá trị hoá đơn xuất từng đợt nghiệm thu, 660
  16. hoá đơn nghiệm thu đã xuất hoá đơn điều chỉnh và chi phí không được nghiệm thu trong đợt quyết toán thì cần điều chỉnh giảm hoá đơn và ghi nhận giảm doanh thu. * Các kiến nghị: Để phòng tránh rủi ro, tại thời điểm trong kỳ, DN cần có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, xoát xét đối chiếu, theo dõi các khoản chi phí không được trừ, báo cáo thường xuyên, trao đổi với cơ quan thuế, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, phân tích rủi ro. Thời điểm cuối kỳ, DN cần xây dựng hệ thống check in guidline, rà soát sổ sách, báo cáo với các cơ quan thuế, xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ. Trước những đợt thanh kiểm tra thuế, DN cũng cần rà soát lại, xoát xét hồ sơ giấy tờ và so sánh tài liệu. DN cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, thiết lập các báo cáo đánh giá rủi ro về thuế, đào tạo cho các cán bộ lãnh đạo hiểu biết về kế toán và thuế, đào tạo cho bộ phận kế toán nhân sự, soát xét thuế trước khi thanh kiểm tra, nhận tư vấn thường xuyên của các đại lý tư vấn thuế và luật sư. Bên cạnh đó, DN cần có những đánh giá về sức khoẻ thuế của DN như hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng phòng ban kiểm soát đối chiếu rà soát các quy định về thuế, xây dựng chỉ tiêu Lợi nhuận/Tổng tài sản, Lợi nhuận/Doanh thu, Lợi nhuận/Chi phí……đánh giá về khoản thuế TNDN, TNCN, thuế GTGT, thuế nhà thầu, đánh giá về các ưu đãi thuế, miễn giảm thuế. Bên cạnh đó, bộ phận kế toán thuế là đơn vị thực thi trực tiếp các công tác kê khai và quyết toán thuế, do đó, để nâng cao và phục vụ tốt cho công tác kiểm soát nội bộ thì bộ phận kế toán cũng cần thực hiện nâng cao chuyên môn, đảm bảo chức năng tham mưu tư vấn, đưa ra các đề xuất khuyến nghị cảnh cáo…. 5. Kết luận Quản lý, hoàn thiện hệ thống về thuế để tối ưu chi phí thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang là nhu cầu tất yếu tại các Doanh nghiệp. Để làm được điều này, đòi hỏi kế toán phải có những kiến thức, kinh nghiệm về thuế đồng thời nắm bắt kịp thời các văn bản về thuế do Nhà nước quy định để áp dụng và xử lý một cách chính xác tại DN. Bên cạnh đó, nhân sự kế toán cần cập nhật thường xuyên chính sách về thuế, vận hành quy trình kiểm soát tuân thủ thuế. Để tối ưu hóa chi phí thuế, DN cần nắm vững và vận dụng các phương thức lập kế hoạch thuế, lập kế hoạch tài chính để có thể kiểm soát được chi phí thuế trong vòng an toàn của pháp luật, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tổ chức và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Đồng thời về phía cơ quan quản lý thuế cần lắng nghe, hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc xây dựng mô hình quản lý rủi ro trong việc thanh tra, kiểm tra thuế. 661
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính Phủ (2021), Nghị định 92/2021/NĐ-CP về hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh- nghiep/Nghi-dinh-92-2021-ND-CP-huong-dan-Nghi-quyet-406-NQ-UBTVQH15- ho-tro-doanh-nghiep-do-Covid19-492584.aspx) 2. Chính Phủ (2022), Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-15-2022-ND-CP-mien-giam-thue-theo-Nghi-quyet-43- 2022-QH15-chinh-sach-tai-khoa-501143.aspx> 3. Grant Thornton Vietnam (2021), Nghị định số 92/2021/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp & người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, truy cập từ < https://www.grantthornton.com.vn/vi/insights/cac-bai-viet-an- pham/thue/2021/1121-tax-newsflash-nghi-dinh-92/> 4. Chính phủ (2013), Nghị định 218/2013/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh- nghiep/Nghi-dinh-218-2013-ND-CP-huong-dan-thi-hanh-Luat-thue-thu-nhap- doanh-nghiep-217811.aspx> 5. Chính phủ (2021), Quyết định 23/2021/ QĐ – TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien- luong/Quyet-dinh-23-2021-QD-TTg-chinh-sach-ho-tro-nguoi-lao-dong-gap-kho- khan-do-dai-dich-COVID-19-480459.aspx> 6. Chính Phủ (2020), Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh- 145-2020-ND-CP-huong-dan-Bo-luat-Lao-dong-ve-dieu-kien-lao-dong-quan-he- lao-dong-459400.aspx> 7. Chính Phủ (2020), Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế Chính Phủ (2020), Nghị định 145/2020/NĐ-CP, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-dinh-126-2020-ND- CP-huong-dan-Luat-Quan-ly-thue-455733.aspx> 8. Quốc hội (2022), Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh – xã hội, truy cập từ < 662
  18. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-43-2022-QH15- chinh-sach-tai-khoa-tien-te-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-500776.aspx> 9. Bộ tài chính (2015), Thông tư 96/2015/TT - BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu- 96-2015-TT-BTC-huong-dan-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tai-Nghi-dinh-12- 2015-ND-CP-279331.aspx > 10. Bộ tài chính (2021), Thông tư 40/2021/TT- BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach- moi/36083/thong-tu-40-2021-tt-btc-ve-thue-gtgt-thue-tncn-voi-ho-kinh-doanh> 11. Bộ tài chính (2021), Thông tư 31/2021/TT- BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong- tu-31-2021-TT-BTC-ap-dung-quan-ly-rui-ro-trong-quan-ly-thue-474647.aspx> 663
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2