Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ
lượt xem 45
download
Đã có thời mỗi nước giải quyết vấn đề SHTT theo cách riêng của mình, tùy tiện áp dụng luật pháp bảo vệ quyền của những nhà sáng chế khi nào cho là phù hợp. Gần như suốt cả thế kỷ 19, Mỹ không có luật bảo vệ bản quyền cho tác giả nước ngoài với lý luận rằng Mỹ cần có quyền tự do sao chép để phục vụ giáo dục cho quốc gia mới ra đời này. Cũng gần như vậy, nhiều nước ở châu Âu xây dựng nền móng công nghiệp bằng cách sao chép những phát minh của các nước khác,......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ
- Chương trình Giảng dạy Kinh Tế Fulbright CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN Bài đọc 7 Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ The Economist Patently Problematic © The Economist Newspaper Limited, London, September 12, 2002 Bản dịch được phép đưa lên Internet đến tháng 4/2005 Niên khóa 2003-2004
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ và Phát triển Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ Kyø hoïc Ñoâng 2004 Bài đọc 7 Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ Một nghiên cứu gần đây về các hứa hẹn và thách thức của Luật Sở hữu Trí tuệ đối với các nước nghèo. Sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu và bí mật thương mại một thời bị coi là phần khó hiểu, thậm chí hơi nhàm chán của luật thương mại. Thời đó đã qua. Ngày nay, luật SHTT đang là mối quan tâm nóng hổi, không chỉ thu hút sự chú ý của luật sư. Mục đích căn nguyên của bằng sáng chế là nhằm thúc đẩy sáng tạo để phát triển, bằng cách khuyến khích các nhà sáng chế công bố những phát minh của mình để được độc quyền khai thác trong một khoảng thời gian nhất định. Một số người lại lý luận rằng hệ thống luật SHTT hiện đại lại có tác dụng ngược lại, tức là làm chậm việc công bố công nghệ mới. John Barton, giáo sư luật của trường Đại học Standford, mong muốn các quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi SHTT là một công cụ phục vụ phát triển, và chuyển hướng quan niệm rằng việc tích cực bảo vệ quyền lợi cho các nhà sáng chế là có lợi cho tất cả mọi người. Trong năm vừa qua, Tiến sĩ Barton là chủ tịch Ủy ban về Quyền Sở hữu Trí tuệ, một ủy ban bao gồm một số luật sư, giáo sư, một nhà đạo đức sinh học và một vị lãnh đạo một ngành công nghiệp, được Bộ Phát triển Quốc tế Anh quốc lập ra để nghiên cứu việc làm cách nào để quyền sở hữu trí tuệ có thể phục vụ quyền lợi của các nước nghèo trên thế giới. Báo cáo của Ủy ban, được công bố vào ngày 12/9, đưa ra những khuyến nghị chi tiết về việc các nước đang phát triển nên làm thế nào để thực hiện quyền SHTT cho phù hợp với điều kiện của mình. Thông điệp chủ đạo của bản báo cáo tuy rõ ràng nhưng gây nhiều tranh cãi: các nước nghèo nên tránh áp dụng hệ thống bảo vệ SHTT của các nước giàu, trừ khi các hệ thống đó mang lại lợi ích thiết thực cho các nước nghèo. Hoặc các nước giàu, với mối quan tâm đến vấn đề “phát triển bền vững” tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua tại Johannesburg, không nên gây sức ép hơn nữa. Thống nhất Đã có thời mỗi nước giải quyết vấn đề SHTT theo cách riêng của mình, tùy tiện áp dụng luật pháp bảo vệ quyền của những nhà sáng chế khi nào cho là phù hợp. Gần như suốt cả thế kỷ 19, Mỹ không có luật bảo vệ bản quyền cho tác giả nước ngoài với lý luận rằng Mỹ cần có quyền tự do sao chép để phục vụ giáo dục cho quốc gia mới ra đời này. Cũng gần như vậy, nhiều nước ở châu Âu xây dựng nền móng công nghiệp bằng cách sao chép những phát minh của các nước khác, một mô hình mà sau Thế Chiến Thứ 2 cả Hàn Quốc và Đài loan đều học tập. Tuy nhiên, ngày nay, các nước đang phát triển không còn được hưởng những lợi thế như vậy. Từ tám năm trước, các nước ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã phải ký hiệp ước TRIPS (quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại), một hiệp ước quốc tế đề ra Patently Problematic 1 Người dịch: Tuấn Anh The Economist, September 12, 2002 Hiệu đính: Nguyễn Thiện Tống
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ và Phát triển Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ Kyø hoïc Ñoâng 2004 Bài đọc 7 những tiêu chuẩn tối thiểu về luật bảo vệ SHTT. Những nước nghèo nhất thế giới được ra hạn đến năm 2006 phải tuân thủ hoàn toàn các điều khoản của hiệp ước này. Ngược lại với những quan niệm thông thường, TRIPS không tạo ra một hệ thống thống nhất toàn cầu mà chỉ đề ra một loạt những quy ước cơ bản mà một hệ thống bảo vệ SHTT của một nước bắt buộc phải có. Những quy ước này bao gồm cả các chương trình vi tính, vi mạch điện tử, các chủng loại thực vật và dược phẩm, hầu hết tất cả những sản phẩm này không được bảo vệ ở các nước đang phát triển cho đến khi hiệp ước này ra đời. Bản quyền sáng chế có hiệu lực bất kể các sản phẩm này được nhập khẩu hay sản xuất trong nước, và hiệu lực bảo vệ có tác dụng đối với tất cả các chủ thể sở hữu, bất kể là nước ngoài hay trong nước. Theo Rashid Kaukab, một chuyên gia của Trung Tâm Miền Nam đóng tại Geneva, mặc dù rất nhiều nước nghèo cho rằng TRIPS chỉ là một hiệp ước chẳng mấy lợi ích – chi phí cao mà ít lợi – nhưng chẳng mấy ai muốn hiệp ước này bị tách ra khỏi WTO. Chủ yếu là mối lo sợ cái gì sẽ thay thế hiệp ước này. Thay vào đó, một số nước đang phát triển ví dụ như Ấn độ và Brazil đang bắt đầu tìm cách lách luật khi động chạm tới cuộc chiến giữa những tiêu chuẩn phương Tây về bảo vệ SHTT và những vấn đề quan tâm của dư luận, ví dụ như y tế và nông nghiệp. Như Ủy ban đã chỉ ra, những quy định của TRIPS tạo ra cho các nước nghèo một thế tương đối chủ động khi một hệ thống bảo vệ SHTT mới được áp dụng. Báo cáo còn gợi ý một số cách các nước này có thể áp dụng để có thể lợi dụng được tối đa quyền chủ động của mình trong một số lĩnh vực: • Dược phẩm: vấn đề tranh cãi chủ yếu xung quanh ảnh hưởng của SHTT là vấn đề khả năng tiếp cận với những dược phẩm đắt tiền. Trên giấy tờ, rất nhiều nước kém phát triển nhất thế giới có luật bảo vệ bản quyền sáng chế cho các công ty dược phẩm. Trên thực tế, đa số luật không có hiệu lực thực hiện. Hứng khởi vì chiến thắng các công ty dược phẩm hồi tháng 4/2001 trong cải cách về bản quyền sáng chế ở Nam Phi, các nước đang phát triển ra một thông cáo tại hội nghị WTO ở Doha năm ngoái. Thông cáo này nêu rõ việc đặt tầm quan trọng của sức khỏe cộng đồng lên trên vấn đề SHTT và yêu cầu các nước kém phát triển nhất trên thế giới phải được ra hạn ít nhất là đến năm 2016 mới phải áp dụng quyền bảo vệ các sáng chế về dược phẩm. Vào ngày 17/9, một hội đồng của WTO chịu trách nhiệm về TRIPS sẽ xem xét một yêu sách nữa của bản thông cáo: làm thế nào để việc bắt buộc cấp bản quyền (sản xuất và tiếp thị một loại dược phẩm có bản quyền bất kể sự cho phép của chủ sở hữu ) có tác dụng cho các nước nghèo nhất. TRIPS đã cho phép việc ép buộc cấp bản quyền trong một số điều kiện trong đó có trường hợp quốc gia cần cứu trợ gấp. Quy định này có tác dụng đối với các quốc gia có ngành công nghiệp dược phẩm ví dụ như Brazil có thể sản xuất thuốc bằng cách copy bản quyền. Trên thực tế, Brazil đã sử dụng quy định ép trao bản quyền để gây sức ép bắt các công ty dược phẩm bán hạ giá thuốc, một thủ thuật, mặc dù gây nhiều tranh cãi, được Hội đồng phần nào ủng hộ. Vấn đề là đối với các nước không có công nghiệp sản xuất thuốc thì vần đề này sẽ giải quyết ra sao. Hiện nay, các nước này vẫn nhập khẩu thuốc không có nhãn hiệu từ India, nhưng đến năm 2006, khi các nước xuất khẩu thuốc này bị bắt buộc phải tuân thủ TRIPS thì ai sẽ cung cấp thuốc cho các quốc gia này. • Giáo dục và nghiên cứu: Alan Story, một chuyên gia về SHTT của trường Đại học Kent, Anh Quốc, cho rằng bản quyền, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, sẽ là Patently Problematic 2 Người dịch: Tuấn Anh The Economist, September 12, 2002 Hiệu đính: Nguyễn Thiện Tống
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ và Phát triển Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ Kyø hoïc Ñoâng 2004 Bài đọc 7 vấn đề gây nhiều tranh cãi thứ hai. Những nước đã ký hiệp ước TRIPS cũng đã chấp thuận các nguyên tắc về bản quyền quốc tế. Mặc dù những nguyên tắc này cho phép việc sao chép không cần bản quyền để “sử dụng một cách hợp lý” cho cá nhân trong học tập hoặc nghiên cứu, Hội đồng lo ngại rằng những ngoại lệ đó vẫn quá hạn chế, và luật bản quyền với việc yêu cầu có sự đồng ý của nhà xuất bản hoặc phải trả tiền bản quyền trước khi sao chép, sẽ làm giảm khả năng tiếp cận với sách giáo khoa, tạp chí chuyên môn và các tài liệu giáo dục khác ở các nước nghèo. Hội đồng tỏ ra lo ngại hơn với thông tin qua Internet, vì mặc dù Internet có khả năng mở rộng tầm tiếp cận của các nước nghèo, nhưng những kỹ thuật về mã hóa làm vô hiệu hóa quy ước về việc “sử dụng một cách hợp lý”. Một vài ấn phẩm, ví dụ như Tạp chí Y khoa Anh quốc, cho phép công dân của các nước nghèo truy cập tạp chí trên mạng miễn phí. Hội đồng muốn khuyến khích nhiều tổ chức theo gương này. Trong lúc chờ đợi, Hội đồng gợi ý rằng các nước đang phát triển cho phép người sử dụng lách qua những rào chẵn về kỹ thuật ví dụ như mã hóa, để có thể “sử dụng một cách hợp lý”. Tất nhiên là những nhà sản xuất phần mềm chẳng lấy gì làm vui vẻ về những gợi ý này. • Kiến thức cổ truyền: một mâu thuẫn rõ ràng giữa nước giàu và nghèo trong vấn đề SHTT là việc sử dụng tùy tiện “kiến thức cổ truyền”, ví dụ như một phương thuốc thảo dược cổ truyền được các công ty dược phẩm đắt tiền phương Tây sử dụng mà không được sự cho phép hoặc có bồi hoàn gì cho những người đã sở hữu phương thuốc đó qua nhiều thế hệ. Thường thì những người đi xác minh cho việc xin cấp bản quyền không hề biết rằng loại thảo dược mà một doanh nhân xin đăng ký bản quyền đã được sử dụng nhiều thế kỷ nay ở một bộ tộc cách đó nửa vòng trái đất. Hội đồng kiến nghị các nước nên lập cơ sở dữ liệu lưu trữ những kiến thức cổ truyền như vậy (Ấn độ đã bắt đầu xúc tiến việc này), và yêu cầu việc tham khảo những cơ sở dữ liệu này phải trở thành một phần bắt buộc của việc xác minh cấp bản quyền trên toàn thế giới. Ngoài ra, Kamal Puri, một luật sư của trường Đại học Queensland, Úc, tranh luận rằng kiến thức cổ truyền cần một hệ thống bảo vệ SHTT mới bởi vì tính sở hữu cộng đồng của những kiến thức này, việc không rõ ngày tháng sáng chế và những kiến thức này không ở dưới dạng viết không phù hợp với những yêu cầu của những hệ thống SHTT phương Tây. Vào ngày 17/9, một mô hình luật mới, thảo bởi giáo sư Puri dưới sự tài trợ của UNESCO, sẽ được trình bày tại hội nghị các nước đảo Thái Bình Dương tại New Caledonia. Luật này giao quyền cho những người đã sử dụng những kiến thức truyền thống này, và yêu cầu rằng những ai muốn thương mại hóa những kiến thức này cần phải có sự đồng ý của họ. Tất cả những giao dịch đều phải được đăng ký với một bộ phận chức trách của bộ tộc là nơi sẽ giải quyết tất cả những tranh chấp có thể xảy ra sau này. Mặc dù có các vũ khí như vậy, các nước nghèo cũng vẫn rất khó khăn trong việc thực hiện. Dự thảo một bộ luật về SHTT và thiết lập một văn phòng cấp bằng sáng chế có hệ thống vi tính hóa hiện đại và những xác minh viên có chuyên môn không phải là việc dễ dàng và không tốn kém. Cũng như vậy đối với việc thiết lập một hệ thống hành pháp, các nhà chức trách và cảnh sát hoạt động có hiệu quả để thi hành các quy định về SHTT. Ngân hàng Thế giới cho rằng phải cần ít nhất là 1,5 triệu đôla để xây dựng được một hệ thống như vậy, chưa kể những chi phí phát sinh. Thêm vào đó, các nhà phát minh ở các nước nghèo thấy rất khó sử dụng các hệ thống về cấp bằng sáng chế của các nước giàu. Chỉ riêng việc đăng ký giữ bản quyền ở một phòng cấp bằng sáng chế ở Mỹ đã mất ít nhất 4.000 đôla. Chi phí để bảo vệ bản quyền tại tòa có thể lên Patently Problematic 3 Người dịch: Tuấn Anh The Economist, September 12, 2002 Hiệu đính: Nguyễn Thiện Tống
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ và Phát triển Rắc rối trong vấn đề sở hữu trí tuệ Kyø hoïc Ñoâng 2004 Bài đọc 7 đến hàng triệu đôla. Hội đồng cũng chỉ ra một số hướng mà các nước giàu có thể nới lỏng hơn hệ thống SHTT của mình bao gồm việc giảm phí và trợ giúp về kỹ thuật cho các nước nghèo. Hội đồng cũng khuyến nghị rằng các nước giàu nên giúp đỡ các nước nghèo thiết lập các hệ thống SHTT riêng của họ mà không nên ép họ phải tuân thủ những tiêu chuẩn của các nước giàu trước khi những tiêu chuẩn đó mang lại lợi ích cho các nước nghèo. Phát minh ra cách giải quyết được vấn đề này có lẽ đáng giá như một bằng sáng chế. Patently Problematic 4 Người dịch: Tuấn Anh The Economist, September 12, 2002 Hiệu đính: Nguyễn Thiện Tống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập 1 Lọc số và xử lý tín hiệu
387 p | 1865 | 996
-
Tập 2 Lọc số và xử lý tín hiệu
480 p | 1580 | 882
-
Chương 1 SỐ HÓA TÍN HIỆU – LẤY MẪU VÀ MÃ HÓA
7 p | 1461 | 263
-
Kỹ thuật xử lý tín hiệu và lọc số Tập 1
387 p | 403 | 139
-
Kỹ thuật xử lý tín hiệu và lọc số: Tập 1
216 p | 324 | 123
-
Tập 2 Tín hiệu và lọc số xử lý
480 p | 209 | 69
-
CƠ SỞ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG - Học Viện Bưu Chính Viễn Thông
99 p | 236 | 48
-
Bài giảng Cơ sở điều khiển tự động - Ths. Vũ Anh Đào
99 p | 346 | 42
-
Tài liệu điều khiển tự động chuyện thi cử
28 p | 165 | 40
-
PHÉP BIẾN ĐỔI FOURIER RỜI RẠC VÀ ỨNG DỤNG
25 p | 214 | 38
-
Đề cương chi tiết học phần: Xử lý tín hiệu số
12 p | 307 | 37
-
THÔNG TIN VỆ TINH - TS. NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG - 5
22 p | 131 | 11
-
Cần chú ý hợp đồng khi làm việc với nhà thầu
6 p | 89 | 7
-
Toán Logic & Kỹ Thuật Số: Phần 1
168 p | 30 | 5
-
Ứng dụng phương pháp FDTD 2 chiều trong mô phỏng trường điện từ
8 p | 104 | 3
-
Phân tích đặc trưng dòng chảy trong khe nứt của vật liệu rỗng bằng phương pháp phần tử biên
12 p | 71 | 3
-
Nghiên cứu nội lực và chuyển vị của dầm bằng phương pháp sai phân hữu hạn
5 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn