intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong quá trình dạy học xác suất - Thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này tác giả sẽ đưa ra một số hướng để rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong quá trình dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong quá trình dạy học xác suất - Thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0188 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 101-106 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN KHẢ NĂNG BIỂU DIỄN, XỬ LÍ CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ THEO HƯỚNG HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM Mai Văn Thi Khoa Cơ sở - Cơ bản, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Tóm tắt. Để đáp ứng nhu cầu chung của sự phát triển bùng nổ thông tin hiện nay thì một kĩ sư hàng hải hoạt động nghề thực tiễn sẽ cần rất nhiều tới năng lực thống kê. Năng lực thống kê sẽ giúp cho người kĩ sư hàng hải phát hiện và nghiên cứu các quy luật thống kê; thu thập, phân tích các số liệu một cách khách quan, trung thực, từ đó phát hiện ra các tri thức mới, thông tin mới đang được ẩn chứa ngay trong các tình huống liên quan đến nghề nghiệp hay ngành học của mình. Vì vậy, trong bài báo này tác giả sẽ đưa ra một số hướng để rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong quá trình dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Từ khóa: Hỗ trợ nghề nghiệp, sinh viên kinh tế, kĩ thuật hàng hải, dạy học xác suất thống kê, biện pháp dạy học. 1. Mở đầu Bên cạnh Xác suất thì Thống kê toán chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ứng dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống. Năm 1920, H.G. Well đã nói: “Trong một tương lai không xa, kiến thức thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu trong học vấn của mỗi công dân, giống như khả năng biết đọc, biết viết vậy”. Hiện nay các thông tin dưới dạng số liệu đang tràn ngập trong cuộc sống hàng ngày. Vai trò của thống kê có thể thấy rõ ở trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, từ khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên cho đến khoa học xã hội. Thực tế giảng dạy về thống kê cho thấy rằng người học chưa thật hứng thú khi học phần này. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy Xác suất - Thống kê (XSTK), đặc biệt là thống kê theo hướng hỗ trợ nghề nghiệp (HTNN) cho SV ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam (ĐHHHVN), để khắc phục điều đó người giáo viên (GV) không thể bỏ qua việc khai thác chính môi trường sinh viên (SV) đang theo học như các điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường, nội dung chương trình đào tạo và chuẩn đào tạo đối với từng ngành. Cụ thể là quá trình SV thực hành, thực tế hay thực tập tại các mô hình đào tạo theo chuyên ngành, tại các đơn vị trong và ngoài nhà trường. Từ đó GV kết hợp với giảng dạy hướng dẫn SV sử dụng kiến thức về thống kê toán nhằm hỗ trợ tốt hơn quá trình học tập của SV. Cách học này giúp SV vừa đảm bảo được kiến thức môn học XSTK đồng thời bước đầu được tiếp cận với nghề nghiệp nhanh hơn, tự nhiên hơn, nhất là đối với SV trong những năm đầu bước vào đại học. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đưa ra hai hướng cụ thể nhằm rèn luyện cho SV ngành Hàng hải khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong giảng dạy học phần XSTK theo hướng HTNN tại trường ĐHHHVN. Ngày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/12/2018. Tác giả liên hệ: Mai Văn Thi. Địa chỉ e-mail: maivanthi@gmail.com 101
  2. Mai Văn Thi 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục đích của hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành Hàng hải Hỗ trợ theo Từ điển Tiếng Việt [3] là giúp đỡ nhau, là giúp thêm vào. Theo [6], hỗ trợ nghề nghiệp cho SV ngành hàng hải với mục đích giúp SV có sự chuẩn bị tốt về kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp ngay trong trường đại học, để sau khi ra trường những kĩ sư kinh tế, kĩ thuật tương lai có năng lực làm việc tốt đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. HTNN cho SV ngành hàng hải là hỗ trợ họ trong quá trình đào tạo, có thể hiểu là trong toàn bộ hoạt động giảng dạy của nhà trường đều hướng tới việc giúp cho SV tiếp cận, làm quen và thậm trí hành nghề hàng hải khi còn đang học tập tại trường. 2.2. Cách thức rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong giảng dạy học phần Xác suất thống kê 2.2.1. Hướng thực hiện 1: Rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê qua việc tiếp cận với các mô hình học tập chuyên ngành và qua quá trình thực tế tại các đơn vị trong nhà trường ĐHHHVN Hướng thực hiện này được tiến hành khi SV đang học về thống kê toán học, cần được củng cố kiến thức và bước đầu tiếp cận với nghề nghiệp của mình qua chính các cơ sở thực hành của trường ĐHHHVN. Các bước thực hiện bao gồm: - Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để phân công nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê tại các cơ sở như: xưởng thực hành, bể thử, nồi hơi, phòng lái mô hình ảo, phòng phân luồng lạch tàu ảo, các công ty vận tải biển và cung ứng nhân lực hàng hải của trường ĐHHHVN. - Bước 2: Mỗi nhóm SV tự sắp xếp lại dữ liệu rõ ràng và có hệ thống dưới dạng bảng và xử lí số liệu bằng kiến thức thống kê toán học theo yêu cầu cho trước của GV. - Bước 3: Báo cáo kết quả thống kê, đưa ra các nhận định, kết luận cho quá trình thống kê và liên hệ với nghề nghiệp. Vì trường ĐHHHVN đào tạo theo tín chỉ nên trong mỗi lớp học sẽ có nhiều ngành học khác nhau. Do đó, với mỗi ngành học GV sẽ cử nhóm SV tương ứng vào các mô hình học tập, xưởng thực hành của nhà trường sao cho phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình. Chẳng hạn ngành điều khiển tàu biển sẽ làm việc tại phòng lái mô hình ảo, ngành khai thác máy tàu biển, công trình thuỷ sẽ làm việc tại bể thử, nồi hơi, ngành đảm bảo an toàn hàng hải sẽ làm việc tại phòng phân luồng lạch tàu ảo, ... các ngành kinh tế sẽ làm việc tại các công ty thuộc trường. Ví dụ 1. (Đối với các ngành kĩ thuật hàng hải) Thu thập dữ liệu các cơ sở thực hành của trường ĐHHHVN. (Công việc này được thực hiện trước tuần học về thống kê khoảng 4 tuần) - Bước 1: GV yêu cầu mỗi nhóm SV đã được phân công tới các điểm thực hành thu thập số liệu về số lớp thực hành tại các điểm đó trong vòng 25 ngày bằng cách mỗi ngày nhóm cử 1 SV đến để lấy số liệu, đồng thời ghi lại các hình ảnh thực hành của các lớp theo từng ngày. - Bước 2: Gv yêu cầu các nhóm xử lí số liệu thô của Bước 1 thể hiện bằng bảng tần số, tần suất và biểu đồ phân phối tần số và tần suất. - Bước 3: Các nhóm lập báo cáo bằng power point trong tuần thứ 4.  Gợi ý tham khảo cho Ví dụ 1: Tại Bước 1, sau 25 ngày nhóm SV chuyên ngành điều khiển tàu biển thu thập số liệu tại phòng lái mô hình ảo có bảng dữ liệu thô là: (i là ngày thứ i, xi là số lớp đến thực hành tại phòng) i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 xi 1 1 0 2 5 0 1 2 1 4 1 3 3 102
  3. Rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong quá trình dạy học Xác suất… i 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 xi 2 0 1 0 3 1 2 2 1 4 2 0 Xử lí dữ liệu thô: Bảng phân phối tần số, tần suất: Số lớp thực hành 0 1 2 3 4 5 Tổng Số ngày 5 8 6 3 2 1 n=25 0,20 0,32 0,24 0,12 0,08 0,04 1 Biểu đồ phân phối tần số: ni 8 5 3 2 1 xi 0 1 2 3 4 5 Với những hình ảnh về các lớp thực hành tại các điểm khảo sát, thu thập các nhóm SV sẽ trình chiếu trong báo cáo và nhiệm vụ của GV là cùng với SV giải thích, phân tích các hình ảnh đó để giúp SV có những cảm nhận ban đầu, những hứng thú về chuyên ngành học và nghề nghiệp tương lai. Ví dụ 2. (Đối với các ngành kinh tế hàng hải) Thu thập số liệu tại Công ty vận tải biển Đông Long - ĐHHHVN và Công ty cung ứng nhân lực hàng hải Isalco - ĐHHHVN (Công việc này được thực hiện trước tuần học về thống kê khoảng 4 tuần) - Bước 1: GV yêu cầu mỗi nhóm SV đã được phân công tới 2 công ty trên thu thập số liệu về: + Số lớp thuyền viên hoàn thành nhiệm vụ sau 1 đát đi tàu (trở về làm thủ tục nghỉ phép) đối với Công ty vận tải biển Đông Long trong vòng 25 ngày bằng cách mỗi ngày nhóm cử 1 SV đến 103
  4. Mai Văn Thi để lấy số liệu. + Số thuyền viên được cung cấp cho các công ty hàng hải trong nước đối với công ty cung ứng nhân lực Isalco trong 25 ngày bằng cách mỗi ngày nhóm cử 1 SV đến để lấy số liệu. Các nhóm đều phải ghi lại các hình ảnh mỗi lần đến lấy số liệu để cho vào báo cáo cuối đợt. - Bước 2: Gv yêu cầu các nhóm xử lí số liệu thô của Bước 1 thể hiện bằng bảng tần số, tần suất và biểu đồ phân phối tần số và tần suất. - Bước 3: Các nhóm lập báo cáo bằng power point trong tuần học tiếp theo. Việc tiếp xúc sớm môi trường làm việc nghề kinh tế hàng hải cũng sẽ giúp cho những SV năm thứ nhất ngành kinh tế sẽ có nhiều động lực để học tập và đam mê theo đuổi nghề nghiệp của mình, đồng thời SV có thể được rèn luyện thêm những kĩ năng giao tiếp, ứng xử tự tin và được có cơ hội để quan sát, tiếp cận với quá trình hành nghề kinh tế hàng hải của chính mình sau này. 2.2.2. Hướng thực hiện 2: Thường xuyên tập luyện cho sinh viên vận dụng thống kê trong hoạt động thu thập, xử lí số liệu, đánh giá trong quá trình thực tập, trong thực hiện đề tài báo cáo tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học Với SV, bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học cách tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, qua đó biết cách xây dựng, ứng dụng các bài tập … góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Trong quá trình đi thực tập, thực tế nghề nghiệp, SV phải thường xuyên làm việc tích cực tiếp xúc với thực tiễn của ngành nghề, hoặc làm việc độc lập với sách báo, tư liệu, thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát, phỏng vấn …. Nhờ đó, không những tầm hiểu biết của SV tham gia thực tiễn, nghiên cứu khoa học được mở rộng mà họ còn dần dần nắm được phương pháp, cách tổ chức nghiên cứu, sắp xếp công việc, khả năng giao tiếp, yêu thích công việc và niềm tin vào nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, SV ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải nói chung vẫn còn lúng túng, không biết bắt đầu công việc từ đâu, phải làm những gì khi thực hiện một đề tài báo cáo tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học cũng như sử dụng công cụ thống kê thế nào khi thực hiện đề tài. Do vậy, chúng tôi thấy rằng để hỗ trợ nghề nghiệp cho SV khi dạy thống kê cần phải rèn luyện cho SV biết cách thu thập và xử lí số liệu và đánh giá số liệu thống kê trong quá trình đi thực tập hay thực tế, và trong khi thực hiện báo cáo tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học. Qua đó hình thành cho SV kĩ năng ra quyết định có căn cứ pháp lí trong các tình huống của công việc thực tiễn.  Quy trình thực hiện: Bước vào kỳ hai của năm thứ nhất tại trường ĐHHHVN, khi bắt đầu học môn XSTK, SV bắt đầu được học các môn cơ sở ngành, hình thành cho SV được kiến thức chuyên ngành, và cuối năm thứ hai SV được đi thực tế nghề nghiệp và bước đầu được đăng ký thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực hàng hải. Do đó, trong quá trình dạy học thống kê, GV có thể đưa ra những phương pháp, cách thức và ứng dụng của thống kê trong thực tiễn nghề nghiệp cũng như trong thực hiện báo cáo tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học. GV cần trang bị cho SV quy trình để thu thập dữ liệu và xử lí số liệu trong quá trình đi thực tế, thực tập hay trong nghiên cứu khoa học bao gồm các bước sau: - Bước 1: Xác định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của chúng. Nếu không xác định rõ điều này thì dữ liệu thu được ít có ý nghĩa trong phân tích và rút ra kết luận về thống kê. - Bước 2: Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu: + Thu thập trực tiếp như: Quan sát, phỏng vấn trực tiếp. + Thu thập gián tiếp như: Trao đổi qua điện thoại, email, qua chứng từ sổ sách có sẵn. 104
  5. Rèn luyện cho sinh viên khả năng biểu diễn, xử lí các số liệu thống kê trong quá trình dạy học Xác suất… - Bước 3: Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê: Mô tả mục đích điều tra; đối tượng và đơn vị điều tra; nội dung điều tra; thời điểm, thời kỳ điều tra; biểu điều tra. Để rèn luyện nâng cao suy luận thống kê từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu, GV cần phải thường xuyên tập luyện cho SV: - Lựa chọn các loại dụng cụ, nhân lực và thời điểm thích hợp để điều tra. - Nhận biết được tính đại diện mẫu, kích thước mẫu ra sao, cách xử lí, trình bày và tính toán các đặc trưng mẫu như thế nào để các kết luận rút ra cho tổng thể là hoàn toàn đáng tin cậy. Tuy nhiên SV cũng phải hiểu được rằng luôn có sai số chọn mẫu, làm thế nào để hạn chế sai số, sự chọn lựa cỡ mẫu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả suy luận. Sau đây là một ví dụ mà các SV các ngành kinh tế, kĩ thuật hàng hải sẽ gặp trong quá trình thực tế, thực tập, với vai trò là người hướng dẫn, GV hướng dẫn SV cách thu thập, phân tích số liệu phục vụ công tác đánh giá thực trạng trong nghiên cứu đề tài tốt nghiệp. Ví dụ 3. Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng tàu Việt Nam gặp nạn trên khu vực biển Đông từ năm 2010 đến năm 2015”, GV có thể hướng dẫn SV vận dụng những kiến thức về thống kê để thu thập và xử lí số liệu, để phân tích đánh giá, nhận định về thực trạng tàu Việt Nam gặp nạn trên khu vực biển Đông. Để thu thập được thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, SV bắt buộc phải tiến hành trực tiếp thu thập báo cáo, tài liệu tại Tổng Công ty An toàn Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam. Sau khi thu thập được số liệu và những tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, nhiệm vụ của SV là cần phải thống kê số liệu, phân tích và tổng hợp thông tin để rút ra những đánh giá. GV hướng dẫn SV vận dụng thống kê để đưa ra những đánh giá sau: - Đánh giá về số lượng, tỷ lệ gặp nạn của tàu Việt Nam trên khu vực biển Đông từ năm 2010 đến năm 2015. - Đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn trên biển Đông đối với tàu Việt Nam. - Đánh giá về các nguyên nhân của thực trạng và hiệu quả của hoạt động đảm bảo an toàn hàng hải trên biển Đông của lực lượng đảm bảo an toàn hàng hải Việt Nam. 3. Kết luận Tóm lại, qua việc hướng dẫn SV thực hiện phân tích một số dạng số liệu thống kê trong quá trình học tập học phần XSTK, GV đã giúp SV thấy được ứng dụng quan trọng của thống kê đối với nghiên cứu khoa học, học tập cũng như đối với thực tiễn nghề hàng hải. Qua đó năng lực thống kê của SV được rèn luyện, được phát triển giúp cho các kĩ sư hàng hải tương lai đó có thể đưa ra những nhận định, kết luận và những giải pháp trong nghề nghiệp sau này, đồng thời hình thành nên tác phong làm việc khoa học, chính xác phục vụ hiệu quả cho học tập và công tác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Kiều, 1988. Nội dung và phương pháp dạy học thống kê mô tả trong chương trình cải cách ở trường PTCS Việt Nam. Viện Khoa học Giáo dục. [2] Nguyễn Bá Kim, 2008. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Hoàng Phê (chủ biên), 2003. Từ điển Tiếng Việt. Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Thu Hà, 2014. Dạy học Xác suất và thống kê theo hướng tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn cho SV khối Kinh tế, Kĩ thuật. Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội. 105
  6. Mai Văn Thi [5] Nguyễn Anh Tuấn, Lê Bá Phương, 2014. Tăng cường liên hệ với thực tiễn nghề nghiệp trong dạy Toán cơ bản cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (1), trang 3-11. [6] Mai Văn Thi, 2018. Nghiên cứu chương trình môn Xác suất - Thống kê ngành Kinh tế, Kĩ thuật ở trường Đại học Hàng hải Việt Nam theo hướng dạy học hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên. Tạp chí Khoa học Giáo dục. Số 02, trang 108 - 111. [7] Susan Miles, Gill M Price, Louise Swift, Lee Shepstone and Sam J Leinster, 2010. Statistics teaching in medical school: Opinions of practising doctors School of Medicine, Health Policy and Practice, Faculty of Health, University of East Anglia, Norwich, NR4 7TJ, UK. [8] Brousseau G., Brousseau N. & Warfield G, 2002. An experiment on the teaching of statistics an probability. Journal of mathematical Behaviour of chidren, Vol.20, p.363-411, Edition Elsevier Science. ABSTRACT Talking for students the possibility and handling of statistical data in teaching process probability- statistics in accordance with the professional assistance in Vietnam Maritime University Mai Van Thi Faculty of Basic Sciences, Vietnam Maritime University In response to the general need for explosive information development, a practicing marine engineer will need a lot of statistical capacity. Statistical capabilities will help navigators detect and study statistical rules; Collect and analyze data in an objective and honest manner, thereby discovering new knowledge and information that is being hidden in situations related to his career or discipline. Thus, in this paper, the author provides some guidelines to train students to demonstrate and process statistics in Probability-Assisted-Career Statistics Vietnam Maritime University. Keywords: support career, maritime's economic, technical students, teaching probability - statistics, measures teaching. 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2