intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học tình thương Chùa Lộc Thọ Thành Phố Nha Trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của học sinh trường tình thương, giúp nâng cao nhận thức cho các em về vai trò kỹ năng giao tiếp, đồng thời nâng cao mức độ biểu hiện của các nhóm kỹ năng giao tiếp ở học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học tình thương Chùa Lộc Thọ Thành Phố Nha Trang

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÌNH THƯƠNG CHÙA LỘC THỌ THÀNH PHỐ NHA TRANG PRACTICE COMMUNICATION SKILLS FOR STUDENTS THROUGH AFTER-SCHOOL ACTIVITIES AT LOC THO PAGODA LOVE PRIMARY SCHOOL NHA TRANG CITY PHÙNG THỊ MINH(*), DIỆP PHƯƠNG CHI(**) (*) HVCH Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chonhuy92@gmai.com (**) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chidp@hcmute.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 02/8/2022 Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho sự tương tác giữa con Ngày nhận lại: 04/8/2022 người, đặc biệt là đối với học sinh trường tình thương với các Duyệt đăng: 10/10/2022 đặc thù tâm sinh lý và hoàn cảnh riêng, vì thế những học sinh Mã số: TCKH-SĐBT10-B05-2022 ấy rất cần được hỗ trợ rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Trên cơ sở ISSN: 2354 – 0788 sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu các cơ sở lý luận liên quan đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường tình thương và sử dụng các phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn để xác định thực trạng về rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường tình thương chùa Lộc Thọ thành phố Nha Trang. Kết quả thực nghiệm của hai trong số năm biện pháp nêu trên đã chứng minh được giả thuyết nghiên cứu, đó là các biện pháp này có thể giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của học sinh trường tình thương, giúp nâng cao nhận thức cho các em về vai trò kỹ năng giao tiếp, đồng thời nâng cao mức độ biểu hiện của các nhóm kỹ năng giao tiếp ở học sinh. Từ khóa: ABSTRACT Giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, giáo Communication skills are essential for the interaction between dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, people, especially for students of the love school with trường tình thương. extraordinary psychological and physiological characteristics Key words: and circumstances, so these students need help and training in Communication, Communication communication skills. Based on using theoretical research skills, Education, Extracurricular methods to find the theoretical bases related to the activities, The Love Primary development of communication skills for students of the Love School. Schools, and applying survey methods by questionnaire combined with interviews to determine the current situation of 34
  2. PHÙNG THỊ MINH – DIỆP PHƯƠNG CHI practicing communication skills for students at the Love Primary School, Loc Tho Temple (Pagoda), Nha Trang City, the research team has proposed five measures to help students improve communication skills. The experimental results of two of the above five measures have proven the research hypothesis, that is, these measures can help to improve the communication skills of students at Love Schools, to raise their awareness of role of communication skills, and at the same time to enhance the expression level of groups of communication skills in students. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ khi thiếu lễ phép với giáo viên, không có từ Theo xu hướng hội nhập và phát triển, giáo “vâng có, dạ, thưa”. Các em chưa biết cách giao dục cần phải hướng đến mục tiêu: “Học để biết, tiếp văn minh lịch sự. Phong cách giao tiếp có học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng khi còn rất e dè, ngại ngần mặc cảm hoặc thô lỗ định mình”. Năm 2021, “Giáo viên trong việc vì thiếu sự rèn giũa uốn nắn từ phía gia đình. thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc học, hạnh tiểu học cần khai thác, sử dụng sách giáo khoa, kiểm của các em nói riêng và ảnh hưởng toàn các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, diện đến ngôi trường tình thương này nói chung. phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là vấn đề cấp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh” [1]. thiết trong xã hội hiện nay. Một trong những kỹ năng để hoàn thiện đúng 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU nhân cách phẩm chất của học sinh, đó là kỹ năng 2.1. Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp thông giao tiếp. Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong mỗi con người. Để đi đúng hướng và đạt 2.1.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp qua hoạt được kết quả tốt trong quá trình đào tạo nhân động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh cách học sinh, có nhiều yếu tố tác động đến kỹ Theo Ngô Công Hoàn: Kỹ năng giao tiếp là năng giao tiếp. Đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên học sinh Trường Tình thương. Đối với những trẻ ngoài cũng như diễn biến bên trong của các hiện có hoàn cảnh bất hạnh thì việc giao tiếp và ưng tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối xử văn hóa để tạo dựng các mối quan hệ xung tượng giao tiếp. Trên cơ sở đó biết tổ chức điều quanh là vấn đề vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc khiển quá trình giao tiếp từ lúc bắt đầu, diễn biến hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho và kết thúc giao tiếp đúng lúc nhằm đạt kết quả học sinh Trường Tình thương Chùa Lộc thọ trong quá trình giao tiếp [2]. thành phố Nha Trang được quan tâm, chú trọng Như vậy, từ những khái niệm trên chúng tôi nghiên cứu nhằm giúp học sinh có một cuộc đưa ra quan niệm về kỹ năng giao tiếp như sau: sống văn minh lịch thiệp, ứng xử văn hóa đúng Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng những chuẩn mực của một người học trò để phát triển kiến thức thu được và những kỹ xảo có được vào toàn diện về nhân cách và đạt được nhiều thành những tình huống khác nhau của quá trình giao tích tốt trong học tập. tiếp để đạt mục đích đề ra. Một bộ phận học sinh nào đó, các em Theo Đặng Vũ Hoạt, hoạt động giáo dục thường giao tiếp chưa phù hợp với nhau và đôi ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông 35
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học Kỹ năng đặt câu hỏi: Giúp các em học sinh kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, phát triển tư duy, có thể làm chủ được cuộc đối hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm thoại. Theo Phạm Văn Tuân (2013), mục đích mỹ... để giúp cho các em hình thành và phát triển đặt câu hỏi trong giao tiếp là thể hiện sự quan nhân cách [3]. Ngoài hoạt động giảng dạy và học tâm đến đối tác giao tiếp; giúp chúng ta có nhiều tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng giữ một vị thông tin hơn về vấn đề chúng ta quan tâm; giúp trí hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất làm rõ thêm những nội dung chúng ta chưa nắm lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt hoạt động rõ; hiểu rõ thêm suy nghĩ, quan điểm của đối tác; ngoài giờ lên lớp ở xã hội hiện nay là hoạt động kích thích đối tác trao đổi nhiều hơn những không thể thiếu trong sự hình thành nhân cách thông tin quan trọng [7]. học sinh. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: 2.1.2. Đặc điểm tâm lý học sinh Trường Tình thương Trong trường học, thuyết trình được sử dụng rất Ở phương diện gia đình, việc giáo dục của nhiều trong hoạt động học tập và công việc. Đối các em học sinh chưa được xem trọng. Với nhiều với học sinh thường trình bày ý kiến của mình lý do khác nhau như gia đình đổ vỡ hạnh phúc trước nhóm, trước lớp nhưng phần lớn học sinh không chăm lo cho con cái và chủ yếu hoàn cảnh đều rất rụt rè, lúng túng. Theo Trịnh Quang Vinh gia đình khó khăn về kinh tế, chính vì vậy, việc và Trịnh Hải Vân (2015), kỹ năng trình bày nhận thức của các em không đều, tâm lý khác trước đám đông với mục đích truyền đạt thông thường. Các học sinh có em thì nhút nhát, mặc tin về một chủ đề nào đó để giải quyết công việc cảm tự ti, có em thì cộc cằn, khó giao tiếp vì bị một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tạo mối quan ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình. Về lứa tuổi hệ tốt đẹp trong giao tiếp, gây thiện cảm đối với các em không đồng đều nhau, có em lớn tuổi hơn người nghe và giúp khẳng định và nâng cao uy rất nhiều; về thể chất có em phát triển tự nhiên, tín của bản thân [8]. có em chậm phát triển hoặc thiếu dinh dưỡng còi Kỹ năng giải quyết xung đột: Trong ghế nhà xương hơn. Vì vậy, nhà trường cần chủ trương trường, học sinh thường phải đối mặt nhiều tình chú trọng giáo dục cả kiến thức cũng như tâm lý huống khác nhau. Đòi hỏi học sinh phải có kỹ để giúp các em hoàn thiện hơn. năng giải quyết xung đột, những điểm hạn chế 2.1.3. Các loại kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cần phải khắc phục, thấu hiểu và xây dựng tinh cho học sinh thần tập thể cao hơn. Theo Thùy Linh, Việt Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe trong quá Trinh (2015) muốn giải quyết xung đột cần phải trình giao tiếp là để thu nhận những thông tin tôn trọng đối phương [9]. phát ra từ người nói. Lắng nghe là hành động Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Là một mục tuy đơn giản nhưng để lắng nghe chủ động, tích tiêu hết sức quan trọng để các em có thể phát cực thì đòi hỏi người nghe phải có một quá trình triển toàn diện, giải tỏa được mọi phiền muộn. rèn luyện lâu dài và đạt hiệu quả cao trong giao Điều quan trọng là hàn gắn các mối quan hệ thể tiếp. Nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng lắng hiện tinh thần cộng đồng. Theo Trần Trung nghe, Chu Đức đã chỉ ra các mức độ lắng nghe. Dũng, kỹ năng hợp tác và chia sẻ là kỹ năng rất Khi nghe người khác nói, tùy theo tình huống quan trọng, giúp nâng cao tinh thần đồng đội, cụ thể mà chúng ta thể hiện một trong những biết sẻ chia quan tâm người khác. Khi sẻ chia thì mức độ nghe sau đây: lờ đi; không nghe gì cả; mỗi người sẽ học được những điều hay từ những giả vờ nghe; nghe chọn lọc; nghe chăm chú; người xung quanh [4]. nghe thấu hiểu [6]. 2.1.4 Các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh 36
  4. PHÙNG THỊ MINH – DIỆP PHƯƠNG CHI Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được Tổ chức hoạt động văn nghệ Phật giáo: tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình Ngôi trường được thành lập trong khuôn viên thức tổ chức hoạt động đều mang ý nghĩa nhất chùa nên các hoạt động văn nghệ Phật giáo được định. Theo Hà Thị Bích Ngọc (2018) có các hoạt thể hiện để có sự gắn kết với nhau, văn nghệ Phật động sau: giáo là một hình thức nghệ thuật tương tác tạo Tổ chức các trò chơi: Trò chơi mang lại sự hứng thú để phát triển toàn diện văn, thể, mỹ những thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học cho học sinh. trải nghiệm rõ nét nhất là: việc phát huy tính Tổ chức hoạt động làm việc nhóm/học sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, nhóm ngoài giờ lên lớp: Hình thức hoạt động giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác này giúp học sinh phân tích việc giáo viên phải phong nhanh nhẹn. sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, dạy Tổ chức các cuộc thi: Tổ chức các cuộc thi học dựa trên vấn đề, dạy học định hướng phát có thể trong nhà trường hoặc ngoài không gian triển năng lực, dạy học định hướng hành động trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và với các yêu cầu học tập có nội dung yêu cầu học dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo dục nào, đặt sinh phải làm việc nhóm ngoài giờ lên lớp để tạo ra yêu cầu đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý ra các sản phẩm học tập. nghĩa giáo dục nhất định. Tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên đề về Tổ chức các câu lạc bộ: Đây là hình thức kỹ năng giao tiếp: Hoạt động này giúp học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh có sở hiểu rõ về kỹ năng giao tiếp, nhằm cung cấp cho thích, nhu cầu, năng khiếu…dưới định hướng trẻ những kiến thức mới gợi mở những ưu điểm của nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu trong kỹ năng giao tiếp cho học phát triển, làm thân thiện, tích cực giữa các học sinh với học phong phú thêm vốn tri thức của trẻ. sinh, giữa học sinh với giáo viên. Tổ chức hoạt động chiến dịch theo chủ đề: Tổ chức tham quan dã ngoại: Đây là hình Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp hiệu chỉ tác động đến trẻ mà tới cả các thành viên quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với học sinh, hình cộng đồng. Qua hoạt động này, học sinh có cơ thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với trẻ. hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi cơ hội cho trẻ được giao lưu, chia sẻ và thể hiện người, mọi người vì mình”. Các hình thức hoạt những khả năng vốn có của mình. Ngoài ra, động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều có ý nghĩa chúng tôi đề xuất thêm một số hình thức tổ chức riêng, hình thức nào cũng nhằm giúp học sinh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác có thể phát triển thể lực, tri thức và hình thành kỹ năng giúp học sinh trường tình thương phát triển kỹ giao tiếp [5]. năng giao tiếp: 2.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho Tổ chức hoạt động lao động công ích: Lao học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp động công ích giúp các học sinh có sự đóng góp Trường Tình thương Chùa Lộc Thọ được sức lao động của học sinh cho các công trình Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Ý thành lập từ năm công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi 1990, nhưng đến năm 2001 mới được nhà nước học sinh sinh sống. Hình thức này còn tạo điều công nhận là Trường Tình thương. Trường Tình kiện cho học sinh có sự gắn kết bạn bè, có ý thức thương chịu sự trực thuộc của trường tiểu học bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, tôn trọng Vĩnh Ngọc, dưới sự quản lý của Nhà nước. người lao động. 37
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 Trường nằm trên địa bàn thôn Ngọc Hội, xã ăn uống, ngủ nghỉ vào giờ trưa. Nhà trường hiện Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, là trường học có 150 học sinh, 2 cán bộ quản lý, 6 giáo viên được mở ra từ ngôi chùa ở địa phương dành cho chủ nhiệm của mỗi khối. Ngoài ra, có 10 giáo các em cơ nhỡ và cho những học sinh nghèo ở viên tham gia giảng dạy không chuyên như địa phương, không phải đóng tiền, học theo hình Tiếng Anh, Nhạc. Nghiên cứu khảo sát 7 giáo thức phổ cập giáo dục xóa mù chữ. Đặc biệt ngôi viên và 30 học sinh với nhiều phương pháp trường này, mỗi khối chỉ một lớp và có thêm lớp nghiên cứu như: Phỏng vấn câu hỏi, bảng khảo mẫu giáo. Mỗi lớp có một giáo viên chịu trách sát, quan sát, thống kê toán học để xử lý số liệu. nhiệm với việc giảng dạy cũng như cho các em Bảng 1. Ý kiến của giáo viên và học sinh về vai trò của kỹ năng giao tiếp Ý kiến TT Nội dung Giáo viên Học sinh SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 4 57,2 15 50,0 2 Quan trọng 2 28,6 11 36,7 3 Bình thường 1 14,3 3 10,0 4 Không quan trọng 1 3,3 Số liệu thống kê cho thấy, có 5/7 giáo viên rằng vai trò kỹ năng giao tiếp “bình thường” và (71,5%) cho rằng rèn luyện kỹ năng giao tiếp “không quan trọng”. So sánh các ý kiến của giáo cho học sinh là “rất quan trọng” và có 2/7 giáo viên và học sinh có sự khác biệt nhưng rất nhỏ. viên (28,6%) là “quan trọng”. Đối với học sinh, Đại đa số giáo viên và học sinh đều cho rằng kỹ có 15/30 học sinh (50,0%) ý kiến về kỹ năng năng giao tiếp là quan trọng và rất quan trọng giao tiếp là “rất quan trọng” và có 11/30 học sinh trong cuộc sống và học tập. (36,7%) ý kiến cho rằng vai trò kỹ năng giao tiếp 2.2.1. Thực trạng các kỹ năng giao tiếp “quan trọng”. Chỉ có 10,0% và 3,3% ý kiến cho Bảng 2. Sự tự đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ làm chủ các kỹ năng giao tiếp của học sinh Mức độ Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao T (%) (%) (%) (%) (%) T Nội dung Giáo Học Giáo Học Giáo Học Giáo Học Giáo Học viên sinh viên sinh viên sinh viên sinh viên sinh 1 Kỹ năng lắng nghe 14,3 3,3 14,3 26,7 28,6 46,7 28,6 20,0 14,3 3,3 2 Kỹ năng đặt câu hỏi 14,3 3,3 28,6 30,0 42,9 56,7 14,3 10,0 Kỹ năng trình bày 3 42,9 13,3 14,3 40,0 28,6 43,3 14,3 3,3 trước đám đông Kỹ năng giải quyết 4 28,6 6,7 28,6 30,0 28,6 50,0 14,3 6,7 6,7 xung đột Kỹ năng hợp tác và 5 14,3 6,7 28,6 30,0 28,6 46,7 28,6 13,3 3,3 chia sẻ Chúng tôi nghiên cứu kỹ 5 kỹ năng kỹ năng năng học sinh phải sử dụng thường xuyên trong cơ bản, liên quan trực tiếp đến nội dung và cuộc sống hàng ngày và tương lai sau này của chương trình học, đồng thời, cũng là những kỹ các em. Kỹ năng giao tiếp không tự mà có mà 38
  6. PHÙNG THỊ MINH – DIỆP PHƯƠNG CHI được hình thành trong quá trình trải nghiệm cuộc chủ được một ít về 5 kỹ năng trên. Trong đó kỹ sống, trong học tập và giao lưu. Đa phần giáo năng lắng nghe được giáo viên và học sinh đánh viên và học sinh đều đánh giá, các em chưa làm giá đã làm chủ ở mức độ “cao” hơn so với các kỹ chủ được nhiều về các kỹ năng mà đa phần làm năng khác, giáo viên (28,6%), học sinh (20,0%). Bảng 3. Thực trạng mức độ làm chủ các kỹ năng giao tiếp của học sinh Mức độ biểu hiện TT Nội dung Rất thành Thành Tương đối Chưa ĐTB thạo thạo thành thạo thành thạo 1 Kỹ năng lắng nghe 10,4 43,3 39,1 7,2 2,58 2 Kỹ năng đặt câu hỏi 6,3 35,4 51,7 6,6 2,46 Kỹ năng trình bày trước 3 6,3 23,3 45,3 25,1 2,10 đám đông 4 Kỹ năng giải quyết xung đột 3,3 17,7 50,9 28,1 1,96 5 Kỹ năng hợp tác và chia sẻ 7,6 21,4 33,3 37,7 1,98 TBC 6,7 28,3 44,1 20,9 2,21 Sự đánh giá này hoàn toàn hợp quy luật, vì độ rất thành thạo chỉ có 6,7%. Mức độ cao nhất là học sinh trong quá trình lĩnh hộị kiến thức và rèn tương đối thành thạo 44,1%. Việc học sinh tự luyện cần phải sử dụng kỹ năng lắng nghe để tiếp đánh giá mức độ các kỹ năng giao tiếp không thu bài học. Kết quả thống kê tại bảng 3 ta thấy, đồng đều nhau, học sinh cần được sự hỗ trợ từ học sinh tự đánh giá chung về biểu hiện các kỹ phía nhà trường, giáo viên để phát triển các kỹ năng hợp tác và chia sẻ của học sinh ở mức độ năng giao tiếp. chưa thành thạo chiếm cao nhất (chiếm 37,7%), 2.2.2. Thực trạng tần suất tham gia hoạt động cho thấy điểm trung bình chung của 5 kỹ năng ngoài giờ lên lớp của học sinh trên ở mức độ chưa thành thạo là 20,9%, còn mức 6,7% 20% 73,3% 1. Thường xuyên 2. Không thường xuyên 3. Không thực hiện Hình 1. Mức độ tham gia các các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh Kết quả khảo sát ở hình 1, mức độ tham gia hoạt động. Với tỉ lệ thường xuyên tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh ở mức chiếm 73,3%, không thường xuyên chiếm trung bình, chưa thường xuyên thực hiện các 20,0%, trong khi đó mức độ chưa thực hiện 39
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 chiếm 6,7%. Điều này chứng tỏ rằng, hơn 25% phát triển kỹ năng sống và rèn luyện kỹ năng học sinh được khỏa sát chưa chú trọng tham gia giao tiếp cho chính mình. Nhà giáo dục phải có các hoạt động ngoài giờ lên lớp. trách nhiệm nâng cao nhận thức của học sinh về Khi đề tài trao đổi với một bạn học sinh lớp nội dung rèn luyện, nghiên cứu phương pháp, 5 về lý do tại sao em lại không thường xuyên hình thức giáo dục phù hợp nhằm tạo hứng thú, tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như thu hút học sinh tích cực tham gia các hoạt động hoạt động ngoài giờ lên lớp như các bạn: ngoài giờ lên lớp. HS.1 chia sẻ: “Con rất thích tham các hoạt 2.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên động, vì các hoạt động ngoại khóa rất vui, về rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh nhưng khi tham gia cùng các bạn thì các bạn kỳ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. thị và chia rẽ con, không cho con chơi cùng nên Để thực hiện rèn luyện kỹ năng giao tiếp con cũng không thích tham gia”. cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động ngoài HS.2 chia sẻ: “Con không thường xuyên giờ lên lớp đôi khi những khó khăn khách quan tham gia các hoạt động ngoại khóa, vì các hoạt không là trở lực mà vấn đề nhận thức của con động ngoại khóa thường diễn ra vào các ngày người mới là quan trọng. Nếu người cán bộ quản thứ bảy và chủ nhật của tuần, thường những lý, giáo viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ngày cuối tuần con phải ở nhà trông em”. rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông HS.3 chia sẻ: “Con thấy các hoạt động qua hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ thúc đẩy học ngoại khóa không phải môn học chính, cũng sinh và giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được không làm con phát triển học lực nên con ít khi giao. Qua kết quả khảo sát về mức độ cần thiết tham gia”. của hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tình Như vậy, kết quả cho thấy học sinh tham thương, chúng tôi thu được kết quả như sau: gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa cao, để 4. Không cần thiết 14,3% 3. Bình thường 14,3% 2. Cần thiết 42,8% 1. Rất cần thiết 28,6% 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 45,0% Hình 2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Qua hình 2 cho thấy: Có 71,4 % cán bộ 28,6% cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận quản lý và giáo viên cho rằng việc rèn luyện kỹ thức đúng đắn sự cần thiết của rèn luyện kỹ năng năng giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. lớp là rất cần thiết và cần thiết. Cán bộ quản lý Cùng các cán bộ quản lý và giáo viên trao đổi, và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng họ cho rằng rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua qua hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cản trở các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, vẫn còn hoạt động học tập chính khóa. 40
  8. PHÙNG THỊ MINH – DIỆP PHƯƠNG CHI 2.2.4. Thực trạng các kỹ năng giao tiếp của học xúc với kỹ năng giao tiếp một cách thuận lợi. sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Mặc dù hoạt động tham quan, dã ngoại ít được Việc phát triển hứng thú cho học sinh trong tổ chức vì gặp nhiều khó khăn về mặt kinh phí, hoạt động ngoài giờ lên lớp đòi hỏi giáo viên khâu tổ chức. Đây là hoạt động được các em phải lựa chọn nội dung và cụ thể hóa hình thức nguyện vọng nhiều nhất, hình thức này không ngoại khóa; đồng thời sáng tạo thêm những cách chỉ bổ sung thêm kiến thức văn hóa mà các em làm mới và vận dụng nó một cách linh hoạt sao tăng thêm vốn sống khi được đi xa, tình cảm thầy cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở trò, bạn bè thêm gắn kết. Hoạt động “rèn luyện trường, tôn trọng tính tiếp thu vừa mức, vừa sức kỹ năng giao tiếp qua hoạt động họp nhóm ngoài với học sinh. giờ lên lớp” (chiếm 50%) và hoạt động “rèn Theo bảng khảo sát trên cho thấy nguyện luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động sinh hoạt vọng về sự hứng thú đối với các hoạt động có chuyên đề về kỹ năng giao tiếp” (chiếm 60%). phần chênh lệch nhưng đa phần các em đều thích Hai hoạt động này chưa được nhà trường thực các hoạt động này. “Hoạt động tham quan, dã hiện thường xuyên nhưng các em cũng mong ngoại” và “hoạt đông tổ chức trò chơi” được muốn mình phát triển kỹ năng giao tiếp, phát các em đồng tình 100%. Hai hoạt động này giúp huy năng lực và sở trường của mình ở một vài các em thoải mái khi tham gia, từ đó dễ dàng tiếp lĩnh vực nào đó. Bảng 4. Ý kiến của học sinh về hoạt động tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Ý kiến về sự hứng TT thú của học sinh Nội dung SL % 1 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động lao động công ích 23 76,7 2 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động tham quan, dã ngoại 30 100 3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động văn nghệ Phật giáo 25 83,3 4 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động các câu lạc bộ 27 90,0 5 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động các cuộc thi 22 73,3 6 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động các trò chơi 30 100 7 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động chiến dịch theo chủ đề 21 70,0 8 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động họp nhóm ngoài giờ lên lớp 15 50,0 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt động sinh hoạt chuyên đề về kỹ 9 18 60,0 năng giao tiếp Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản được đưa đủ về kỹ năng giao tiếp, còn nhiều ý kiến khác vào rèn luyện trong các hoạt động, các em thực nhau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường hiện khá thường xuyên. Còn có một số học sinh chưa thực sự thu hút và đôi khi còn nhàm chán. chưa thực hiện thường xuyên vì một số lý do Việc triển khai rèn luyện kỹ năng giao tiếp chưa khách quan như: thời gian, kinh tế, trình độ, độ lâu nên kết quả thực hiện còn chưa cao là điều tuổi chênh lệch, chương trình học tập còn nặng tất yếu. về lý thuyết, đội ngũ giảng dạy chưa chuyên sâu 2.3. Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng giao và còn nhiều hạn chế. Đối với nghiên cứu thực tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp của Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm học sinh nhận thấy, học sinh chưa nhận thức đầy quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp; 41
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo các buổi bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ngoại khóa dục để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. cho học sinh trường tình thương”. Xây dựng các tình huống rèn luyện kỹ năng giao Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm theo tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho 03 tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ. học sinh lớp 5 Trường tiểu học Tình thương Trong đó, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng Chùa Lộc Thọ thành phố Nha Trang. phương pháp bảng hỏi và phương pháp phỏng Tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua vấn học sinh để đánh giá nhận thức và kỹ năng tổ chức đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên ứng xử giao tiếp biểu hiện của học sinh như sau: lớp. Tạo điều kiện cho học sinh làm việc nhóm Học sinh trình bày nội dung, kiến thức về kỹ ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp năng giao tiếp. Thực hiện được các kỹ năng giao bằng cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếp cơ bản và vận dụng linh hoạt các kỹ năng tích cực, dạy học giải quyết vấn đề; dạy học định này vào các tình huống thực tế trong quá trình hướng hành động. Tăng cường tổ chức các buổi học tập và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp. Xác bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ngoại khóa cho học định rõ ý thức, thái độ, hành vi một cách tự giác, sinh trường tình thương. Do khung thời gian hạn chủ động và tích cực trong quá trình phát triển hẹp nên bài viết chỉ tiến hành thực nghiệm sư và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh. phạm 2 biện pháp là: “Tăng cường rèn luyện kỹ 2.3.1 Nhận thức của học sinh về rèn luyện các năng giao tiếp qua tổ chức đa dạng hóa các hoạt kỹ năng giao tiếp cơ bản sau khi thực nghiệm động ngoài giờ lên lớp” và “Tăng cường tổ chức 100 93,3 90 80 70 60 50 40 30 20 6,7 10 0.0 0 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Hình 3. Biểu đồ nhận thức của học sinh về hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp sau thực nghiệm Sau khi tham gia các hoạt động rèn luyện Hơn thế nữa, điều này phản ánh được tính khả do đề tài tổ chức, nhận thức của học sinh có sự thi, cần thiết của các biện pháp giáo dục mà tác thay đổi rõ rệt: 93,3% ý kiến thống nhất quan giả đề xuất. Mức độ biểu hiện các kỹ năng giao điểm giáo dục các phẩm chất đạo đức Phật giáo tiếp của học sinh có nhiều thay đổi và có chiều là “rất cần thiết”; 6,7% ý kiến “cần thiết”. Không hướng đi lên, phát triển ở tất cả các kỹ năng có em nào cho rằng “không cần thiết” rèn luyện thành phần nhưng không đồng đều giữa các kỹ kỹ năng giao tiếp. Học sinh sau khi tham gia rèn năng. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ là kỹ năng luyện đã có sự thay đổi về nhận thức, học sinh được biểu hiện “Tự tin” nhiều nhất trong các kỹ nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng năng, trước thực nghiệm có 4/30 học sinh của các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp và (13,3%), sau thực nghiệm có 24/30 học sinh các hành vi trong ứng xử rất cần được rèn luyện. (80%). Tiếp theo là kỹ năng giải quyết xung đột 42
  10. PHÙNG THỊ MINH – DIỆP PHƯƠNG CHI trước thực nghiệm biểu hiện “Tự tin” có 4/30 2.3.2 Mức độ biểu hiện các kỹ năng giao tiếp của học sinh (13,3%), sau thực nghiệm có 20/30 học sinh trước và sau thực nghiệm sư phạm (66,7%). Bảng 5. Mức độ biển hiện các kỹ năng giao tiếp của học sinh trước và sau thực nghiệm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Các kỹ năng Chưa tự Tương đối Tương đối TT Tự tin Chưa tự tin Tự tin giao tiếp tin tự tin tự tin SL % SL % SL % SL % SL % SL % Kỹ năng 1 20 66,7 7 23,3 3 10 2 6,7 10 33,3 18 60 lắng nghe Kỹ năng đặt 2 17 56,7 8 26,7 5 16,7 3 10 12 40 15 50 câu hỏi Kỹ năng trình bày 3 25 83,3 4 13,3 1 3,3 4 13,3 15 50 11 36,7 trước đám đông Kỹ năng giải 4 quyết xung 16 53,3 10 33,3 4 13,3 3 10 7 23,3 20 66,7 đột Kỹ năng hợp 5 21 70 5 16,7 4 13,3 1 3,3 5 16,7 24 80 tác và chia sẻ 2.4. Một số kiến nghị tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, từ đó, có động Về phía nhà trường: Phối hợp với các ban cơ tích cực rèn luyện nhằm hình thành và phát nghành, đoàn thể, lên kế hoạch, xây dựng nội triển kỹ năng giao tiếp cho bản thân, có ý thức dung chương trình kỹ năng giao tiếp để bồi tự giác, hợp tác, giúp đỡ học sinh khác trong quá dưỡng cho giáo viên kịp thời vào năm học 2022 trình rèn luyện, cần hình thành thói quen tốt. Bên - 2023 nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết trong học cạnh đó, các em cần mạnh dạn, tự tin để ứng phó tập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho học với những vấn đề trong học tập và cuộc sống. sinh. Cần có những biện pháp chỉ đạo và thống Về phía gia đình: Gia đình là cái nôi hình nhất giữ nội dung, phương pháp giảng dạy, lồng thành nhân cách cho học sinh. Vì vậy, mỗi phụ ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp trong các hoạt huynh phải là chỗ dựa thình thần vững chắc cho động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Thành lập trẻ. Cha mẹ cần học cách làm bạn với con để câu lạc bộ chuyên trách tư vấn cho học sinh. hiểu rõ con mình hơn. Về phía giáo viên: Giáo viên cần tích cực, 3. KẾT LUẬN chủ động tự nghiên cứu, nâng cao trình độ Học sinh trường Tình thương phường Lộc chuyên môn và nghiệp vụ kỹ năng giao tiếp. Thọ, thành phố Nha Trang có ý thức tự giác hoàn Tích cực ủng hộ những giải pháp rèn luyện kỹ thiện nhân cách, tuy nhiên, còn một số học sinh năng giao tiếp cho học sinh. Giáo viên thực sự vẫn còn thụ động trong việc rèn luyện kỹ năng là người cố vấn, hướng dẫn và giúp đỡ học sinh giao tiếp. Về mức độ của kỹ năng giao tiếp đối tự rèn luyện. Phối hợp và tổ chức đoàn thể tăng với học sinh, đa số chỉ đạt ở mức độ dưới trung cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. bình. Học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu, Về phía học sinh: Học sinh cần nhận thức cách thức và thực hiện các hoạt động của từng rõ về vai trò, ý nghĩa, tầm qua trọng của việc học kỹ năng nhưng sự làm chủ trong các hoạt động 43
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 chưa cao. Nhà trường đã có áp dụng các biện Trường tình thương Chùa Lộc Thọ thành phố pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua hoạt Nha Trang, tác giả đã đề xuất một số biện pháp. động ngoài giờ lên lớp nhưng với mức độ Các biện pháp này được đưa ra trên cơ sở nghiên thường xuyên cùng độ đa dạng chưa cao. Với cứu lý luận và thực tiễn, tuy nhiên, việc triển mong muốn giúp học sinh có thể khắc phục được khai, vận dụng các biện pháp này như thế nào các khó khăn và khiếm khuyết để học tập tốt trong thực tiễn cần có sự linh hoạt và lưu ý đến hơn, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giao đối tượng người học, điều kiện thực tế nhằm tiếp, đem lại lợi ích thiết thực cho học sinh của phát triển các kỹ năng cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Xây dựng kế hoạch giáo dục trường tiểu học, Công văn 2345/BGDĐT-GDTH, Hà Nội. [2] Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Đặng Vũ Hoạt (1998), Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Trần Trung Dũng (2018), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Hà Thị Bích Ngọc (2018), Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thành phố Bắc Kạn, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. [6] Chu Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Nxb Hà Nội. [7] Phạm Văn Tuân (2013), Tài liệu giảng dạy môn Kỹ năng giao tiếp, Trường Đại học Trà Vinh. [8] Trịnh Quang Vinh, Trịnh Hải Vân (2015), Kỹ năng giao tiếp cơ bản, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Nội. [9] Thùy linh, Việt Trinh, Sổ tay giáo viên 2014-2015 Những vấn đề tâm huyết và giáo dục kỹ năng sống trong nghành giáo dục hiện nay, Nxb Lao Động – Xã Hội. 44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2