Bài giảng Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm
lượt xem 3
download
Bài giảng "Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm" trình bày các nội dung chính sau đây: Nhận thức về giao tiếp và giao tiếp sư phạm; Những chỉ dẫn về giao tiếp sư phạm; rèn luyện hoạt động giao tiếp và xử lý các tình huống sư phạm với học sinh;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm
- RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ SƯ PHẠM
- * NHẬN THỨC VỀ GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM 1. Khái niệm và chức năng của giao tiếp: *. a/ Khái niệm giao tiếp: *. Giao tiếp là một nhu cầu quan trọng của con người sống trong xã hội, là một hiện tượng tâm lý- xã hội- ngôn ngữ rất phức tạp nên khó có thể đưa ra một định nghĩa đây đủ và hoàn toàn thống nhất. Có thể nêu ra một sô quan niệm khác nhau về giao tiếp: *. - Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau
- *Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng tình cảm, cảm xúc… bằng ngôn ngữ nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác… giữa các thành viên trong xã hội. *Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ của một cá thể người với một hay nhiều người khác trên cơ sở kinh tế, chính trị… của xã hội
- * b/ chức năng của giao tiếp *Gồm có chức năng sau : + nhu cầu thông tin và trao đổi kinh nghiệm sống. + nhu cầu hợp tác, giúp đỡ nhau. + nhu cầu thương yêu thông cảm chia sẻ vui buồn. + nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau để tránh nỗi cô đơn, cô độc. + nhu cầu khẳng định tài năng, đạo đức và uy tính trong sinh hoạt cộng đồng. Sự giao tiếp là để con người tiếp xúc trao đổi với nhau vế trí tuệ tình cảm vật chất và cả thể xác. Phương tiện giao tiếp có thể ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
- 2. Các nhân tố giao tiếp Nhân tố giao tiếp là các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như về nội dung. *Là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, qua đó mà tác động lẫn nhau. *Trong giao tiếp phải có 2 đối tượng người phát tin và người nhận tin. Người phát tin (A) là người phát ra thông tin tác động vào người khác, là chủ thể của hoạt động giao tiếp. Nhưng khi tiếp nhận thông tin, người đó chính là đối tượng để người khác tác động tới, là người nhận tin (B). Vậy trong quá trình giao tiếp một người có thể vừa là chủ thể, vừa là đối tượng .
- * a/ nhân vật giao tiếp ( thành phần giao tiếp) *Trong giao tiếp bằng lời nói, có vai thoại có thể diễn ra như một chiều hay hoán đổi tùy trường hợp : Đối thoại ( hội thoại) : hai hay nhiều người nói chuyện trao đổi bàn bạc với nhau. Đơn thoại : một người nói cho nhiều người nghe : như là diễn thuyết, phát thanh, báo cáo…. Trong giao tiếp bằng chữ viết : như là một lá thư, một bức điện báo, fax, một bài báo, một luận văn .
- * b/ thực tế được nói tới . Đó có thể là những yếu tố vật chất, những hiện tượng của tự nhiên, của xã hội hoặc có thể là những tư tưởng tình cảm chi phối tới hoàn cảnh giao tiếp. Căn cứ vào quan hệ giữa ngôn bản với các nhân tố giao tiếp, với hiện thực được thể hiện và với cái đích của giao tiếp, ta có thể chia nội dung giao tiếp làm hai phần : Thành phần nội dung sự vật. Thành phần nội dung liên cá nhân.
- * c/ hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi thì quá trình giao tiếp sẽ diễn ra trọn vẹn và đạt kết quả cao. Ngược lại hoàn cảnh giao tiếp có trở ngại thì quá trình giao tiếp sẽ diễn ra không thể đạt kết quả như mong muốn. Hoàn cảnh giao tiếp có thể là hoàn cảnh xã hội hoàn cảnh tự nhiên hoàn cảnh tâm lí chung của cộng đồng hoặc bối cảnh lịch sử Hoàn cảnh giao tiếp cũng có thể là tình huống giao tiếp hay ngữ cảnh.
- * d/hiệu quả giao tiếp *Việc giao tiếp bao giờ cũng nhằm đạt tới một đích nào đó. Đích của những việc giao tiếp vô cùng đa dạng phong phú. Có khi đơn thuần chỉ để làm quen, để bài tỏ một thái độ một tình cảm hoặc thông báo những tin tức vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng rộng lớn. *Đích là yếu tố đầu tiên để hình thành một ngôn bản và quyết định tính hoàn chỉnh một ngôn bản. Bác đã nói “ trước hết hãy xác định viết để làm gì, viết cho ai rồi mới xác định viết cái gì và viết theo kiểu nào.”
- * Đích của ngôn bản của sự giao tiếp bao gồm : *Đích tác động về nhận thức : nhằm cung cấp cho người nghe, người đọc một lượng thông tin nào đấy làm cho họ nhận thức sự vật hay một sự việc chung quanh. *Đích tác động về tình cảm: nhằm chia sẻ vui, buồn và những cung bậc tình cảm rất đa dạng và phong phú của con người.
- *Đích tác động về hành động : làm cho người nghe, người đọc có một hành động nào đấy dù nhỏ bé hay lớn lao. *Hiệu quả của việc giao tiếp chính là mức độ đạt được đích giao tiếp. Có những cuộc giao tiếp có thể nhận biết ngay hiệu quả nhưng cũng có những cuộc giao tiếp chỉ có hiệu quả sau thời gian dài.
- *II. Giao tiếp sư phạm 1/ giao tiếp sư phạm là gì ? Đối tượng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên là con người, do đó giao tiếp là một kĩ năng quan trọng không thể thiếu. Giáo viên nhất thiết phải có khả năng giao tiếp sư phạm đó là công cụ lao động đặc trưng của nhà giao. Trong khi hoat động nghề giáo vien tất yếu sẽ có sự giao tiếp với học sinh, với các đồng nghiệp. Đó là sự tiếp xúc trao đổi cảm thông có nội dung liên quan đến hoạt động sư phạm. Vậy các giao tiếp xảy ra như thế được gọi là giao tiếp sư phạm.
- *Kĩ năng giao tiếp sư phạm có hai dạng : kĩ năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm và kĩ năng giao tiếp sư phạm phi ngôn ngữ. *Giao tiếp sư phạm là thành phần cơ bản của các phương pháp giảng dạy, giáo dục. Do đó, đổi mới phương pháp giảng dạy cũng sẽ đổi mới các phương pháp giao tiếp sư phạm. *Trong giao tiếp sư phạm, điều cơ bản là cần thể hiện sự tôn trọng học sinh giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động để tiếp thu tốt các tri thức và kĩ năng.
- * 2. Vai trò của giáo viên trong giao tiếp sư phạm *Giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Do đó, trong cuộc thoại giáo viên thường là người : Xác định mục đích giao tiếp. Lựa chọn phương pháp giao tiếp thích hợp, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Xác định những thuận lợi và khó khăn của môi trường giao tiếp để chủ động về nội dung giao tiếp nhằm đạt tới mục đích giao tiếp nào đó.
- * 3. Các hình thức giao tiếp sư phạm. *Dựa vào quan hệ giao tiếp trong môi trường sư phạm, có thể phân biệt giao tiếp sư phạm Giao tiếp giữa thầy và trò. Giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau. Giao tiếp giữa giáo viên học sinh.
- * III. Những chỉ dẫn về giao tiếp sư phạm 1.Những vấn đề chung a/ cách ứng xử các tình huống “ có vấn đề” của học sinh * Những yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử bao gồm:đặc điểm khí chất,dư luận xã hội, không khí tâm lí, nhân tố thẩm mĩ, nhân tố vật chất, vốn văn hóa. * Những thuộc tính cần thiết cho sự ứng xử thành công bao gồm: năng lực quan xác đối tượng, kĩ năng hiểu biết rộng, năng lực tự chủ trong hoạt động giao tiếp.
- *ứng xử trước tình huống “có vấn đề” của HS người GV nên: Bình tĩnh không phản ứng tức thời, không vội lên án HS. Cần tìm hiểu rõ căn nguyên và hoàn cảnh hành xử của các em. Nhận xét, đánh giá về từng hành vi cụ thể, không nhận xét “chụp mũ HS”. Nên có thái độ nhất quán sai lầm như nhau của trẻ.
- * b/ ngôn ngữ giao tiếp của GV Giọng nói ấm áp, hấp dẫn các em. Không nói lắp, nói ngọng. Ngữ điệu vừa phải, linh hoạt sinh động. Vốn từ phong phú,diễn đạt rõ ràng mạch lạc,dễ hiểu. Trong giao tiếp với HS người GV thực hiện các điều sao. Gọi đúng tên Hs đó khi giao tiếp. Thực sự quan tâm đến đối tượng giao tiếp. Lắng nghe và khích lệ, động viên các em nói những mong muốn, băn khoăn của mình.
- Biết thử đặt vào vị trí của HS để có sự đồng cảm, nhằm dễ thuyết phục HS. Khen ngợi một cách thành thật những cố gắn nổi bật của các em. Trước khi nhận xét, nhắc nhở, phê bình bao giờ cung không quên khẳng định các ưu điểm, các thành tích của các em. Thực tế cho thấy thưởng nhiều hơn phạt, khen nhiều hơn chê cách giáo dục có hiệu quả cao. Không quát tháo và dùng những từ xúc phạm như “láo, hỗn, mất dạy…” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không nên nhắc mãi những khuyết điểm của các em.
- * c/ về sự giao tiếp sư phạm Không nên đối xử đơn điệu, máy móc, ép buộc cả lớp cùng tiến bước như nhau. GV thường chỉ quan tâmđến kết quả học tập mà ít quan sát HS ứng bên ngoài thế nào. Công bằng không được thiên vị phân biệt đối xử với HS. HS thường rất nhạy cảm với thái độ, cử chỉ của GV. Do đó, GV cần chú ý đến những yếu tố phi ngôn ngữ như giọng nói, tư thế, cử chỉ cách ăn mặc. Nên chú ý đến tính hiếu động của trẻ em, nhất là các em trai, nên có những hoạt động thư giãn giữa giờ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chính sách xã hội - GV. Nguyễn Thị Thu Trang
77 p | 1390 | 224
-
Người lái đò sông Đà
46 p | 355 | 35
-
Bài giảng chuyên đề Tâm lý giáo dục học đại học
55 p | 79 | 17
-
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CÂU
41 p | 228 | 15
-
Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành - GV. Cao Bé Em
120 p | 107 | 15
-
BÁO CHÍ TẠI SAO KHÔNG LÀ NGUỒN TÀI LIỆU HỖ TRỢ TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH?
4 p | 89 | 14
-
INTERNET – Phương pháp dạy học hiệu quả
4 p | 90 | 10
-
Bài giảng Bài 1: Nhập môn logic học
38 p | 76 | 9
-
Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành
120 p | 83 | 8
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 2 - TS. Lê Ngọc Thông
30 p | 52 | 7
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 3 - TS. Lê Ngọc Thông
33 p | 58 | 7
-
Bài giảng Bàn về tự học của học sinh trung học
31 p | 63 | 7
-
Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese language) - Chương 2: Rèn luyện kỹ năng đặt câu, dùng từ và chính tả trong văn bản Tiếng Việt
18 p | 33 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 23 | 3
-
Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese Language)
78 p | 18 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn