intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bàn về tự học của học sinh trung học

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

65
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bàn về tự học của học sinh trung học bao gồm các quá trình tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra điều chỉnh, và một số kỹ năng rèn luyện kỹ năng tự học. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bàn về tự học của học sinh trung học

  1. BÀN VỀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC HS NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT NHỮNG  Nhật  VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ký  THI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CÁC MÔN L­H­S học  tập Rèn luyện kỹ năng tự học: chìa khóa để thành  công
  2. TỰ HỌC LÀ GÌ? Tự học là một chu trình ba giai đoạn:                             Tự nghiên  Tự thể  cứu (1)    hiện (2)    Tự kiểm tra  điều chỉnh  (3)      Rèn luyện kỹ năng tự học: chìa khóa để thành  công
  3. GIAI ĐOẠN 1­ TỰ NGHIÊN CỨU Người  học  tự  tìm  tòi,  quan  sát,  mô  tả,  giải  thích,  phát  hiện  vấn  đề,  định  hướng,  giải  quyết  vấn  đề,  tự  tìm  ra  kiến  thức  mới  (chỉ  mới  đối  với người học) và tạo ra  sản  phẩm  ban  đầu  hay  sản  phẩm  thô  có  tính  chất cá nhân.
  4. GIAI ĐOẠN 2 ­ TỰ THỂ HIỆN Người học tự thể hiện  mình bằng văn bản, bằng  lời nói, tự trình bày, bảo vệ  kiến thức hay sản phẩm cá  nhân ban đầu của mình, tự  thể hiện qua sự đối thoại,  giao tiếp với các bạn và  thầy, cô giáo, tạo ra sản  phẩm có tính chất xã hội  của cộng đồng lớp học.
  5. GIAI ĐOẠN 3 ­ TỰ KIỂM TRA,  TỰ ĐIỀU CHỈNH • Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao  đổi với các bạn và thầy, cô giáo, sau khi thầy,  cô  giáo  kết  luận,  người  học  tự  kiểm  tra,  tự  đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa  sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học. • Chu  trình  tự  nghiên  cứu  ­  tự  thể  hiện  ­    tự  kiểm tra, tự điều chỉnh  thực chất cũng là con  đường  phát  hiện  vấn  đề,  định  hướng  cách  giải  quyết  và  tiến  hành  giải  quyết  vấn  đề  học tập.
  6. 4 NHÓM KỸ NĂNG TỰ HỌC • Nhóm thứ nhất: Kế hoạch hóa việc tự học. • Nhóm thứ hai: Nghe và ghi bài trên lớp. • Nhóm thứ ba: Ôn tập. • Nhóm thứ tư: Đọc sách.
  7. KẾ HOẠCH HÓA VIỆC TỰ HỌC Kỹ  năng  này  cần  tuân  thủ  các  nguyên  tắt  sau:  Đảm  bảo  thời  gian  tự  học  tương  xứng  với  lượng  thông  tin  của  môn  học;  xen kẽ hợp lý giữa các hình thức  tự  học,  giữa  các  môn  học,  giữa  giờ  tự  học,  giờ  nghỉ  ngơi;  thực  hiện  nghiêm  túc  kế  hoạch  tự  học như biết cách làm việc  độc  lập, biết tự kiểm tra.
  8. NGHE VÀ GHI BÀI TRÊN LỚP • Quy  trình  nghe  giảng  gồm  các  khâu  như  ôn  bài  cũ,  làm  quen  với  bài  sắp  học,  hình  dung  các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng  cần  tập  trung theo dõi sự  dẫn  dắt  của  thầy,  liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã  có  với  các  câu  hỏi  đã  hình  dung  trước.  Cần  lưu  ý  cách  ghi  bài  khi  nghe  giảng  như  ghi  một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi  cả  chính  đề  lẫn  phản  đề,  ghi  thắc  mắc  của  chính mình.
  9. ÔN TẬP • Kỹ  năng  này  được  chia  làm  hai  nhóm  Kỹ  năng  ôn,  Kỹ năng tập luyện. Kỹ năng ôn bài là hoạt động có  ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức  bài giảng của thầy. • Kỹ  năng  tập  luyện  có  tác  dụng  trong  việc  hình  thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học.  Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học  tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài  tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống  hóa  bài  học,  chương  học,  cũng  như  những  bài  tập  vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
  10. ĐỌC SÁCH Phải  xác  định  rõ  mục  đích  đọc  sách,  chọn  cách  đọc  phù  hợp  như  tìm  hiểu  nội  dung  tổng quát của cuốn sách, đọc  thử  một  vài  đoạn,  đọc  lướt  qua  nhưng  có  trọng  điểm,  đọc kỹ có phân tích, nhận xét,  đánh  giá.  Khi  đọc  sách  cần  phải tập trung chú ý, tích cực  suy nghĩ, kết hợp đọc với ghi  chép.
  11. CÓ HAI CÁCH HỌC: MỘT LÀ HỌC VỚI  THẦY, HAI LÀ TỰ HỌC VỚI SÁCH. • Cách nào để  học với sách  hiệu quả? • Làm thế nào để  hiểu, để cảm  được cái thần,  cái hồn bên  trong sách?
  12. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC HIỆU QUẢ
  13. GIAI ĐOẠN THỨ 1: TRƯỚC KHI HỌC • Phải  hiểu  được  yêu  cầu  mà  quá  trình  học  đòi hỏi. • Phải biết quản lý những đặc điểm tính cách  của bản thân. • lên kế hoạch, phân chia thời gian cụ thể để  học từng môn một. • Hãy  bắt  đầu  học  từ  môn  nào  mà  bạn  ưa  thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học  tập.
  14. GIAI ĐOẠN THỨ 2  TRONG QUÁ TRÌNH HỌC • Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Ví dụ: Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để  chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A  nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng  khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải  chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai  sự lựa chọn. + Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành  thời gian còn học các môn khác. + Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng  thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian. • Bạn chọn cách nào?
  15. GIAI ĐOẠN THỨ 3: SAU KHI HỌC XONG • Hãy tự thực hiện môt "cuộc càn  quét"  lại  những  gì  mà  bạn  đã  học được. • Ghi lại vào một mảnh giấy cách  chứng  minh  bất  đẳng  thức  A  (nêu  trên)  hay  những  công  thức,  định lý... mà bạn vừa học xong. • Làm  riêng  cho  mỗi  bộ  môn  một  quyển  sổ  nhỏ:  “Nhật  ký  môn  học”.
  16.           PHƯƠNG PHÁP POWER    (PREPARE,ORGANIZE, WORK, EVALUATE, RETHINK) • Phương  pháp  học  tập  do  GS  Robert  Feldman  (Đại  học  Massachusetts)  đề  xướng  nhằm  hướng  dẫn  cách  học  tập có hiệu quả nhất.  • Phương  pháp  POWER  bao  gồm  5  yếu  tố  cơ  bản  là  chữ  viết  tắt  ghép  thành  POWER:  Prepare,Organize, Work,      Evaluate, Rethink.
  17. 1. PREPARE (CHUẨN BỊ SỬA SOẠN) • Chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết  để  tiếp  cận  môn  học như:  đọc  trước  sách  giáo  khoa,  tìm tài liệu có liên quan. • Chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức  một cách chủ động và sáng tạo. • Chủ  động  tự  đặt  trước  cho  mình  một  số  câu  hỏi  liên  quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể  tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở  đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. • Học  là  quá  trình  hợp  tác  giữa  người  dạy  và  người  h ọc
  18. 2. ORGANIZE (TỔ CHỨC) • Người học  biết tự tổ  chức, sắp  xếp quá trình  học tập của  mình một  cách có mục  đích và hệ  thống.
  19. 3. WORK (LÀM VIỆC) • Trong khi làm việc chính là một quá  trình học tập có hiệu quả nhất.  Phải  biết cách làm việc một cách có ý thức  và có phương pháp ở trong lớp và trong  phòng thí nghiệm, thực hành. • Các hình thức làm việc:  Lắng nghe và ghi chép bài, thuyết  trình hoặcthảo luận, truy cập thông  tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực  tập các thí nghiệm... tất cả đều phải  làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.
  20. 4. EVALUATE (ĐÁNH GIÁ) • Ngoài  hệ  thống  đánh  giá  của  nhà  trường, bạn còn phải biết tự đánh giá  chính  bản  thân  mình  cũng  như  sản  phẩm  do  mình  tạo  ra  trong  quá  trình  học tập (NCKH). • Chỉ  có  qua  đánh  giá  một  cách  trung  thực, bạn mới biết mình đang đứng ở  vị  trí,  thứ  bậc  nào  và  cần  phải  làm  thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ  bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình  thức  phản  tỉnh  để  qua  đó  nâng  cao  trình độ và ý thức học tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2