intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn thói quen quyết đoán trong công việc

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

88
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một khi có sự quyết đoán, bạn dám trình bày ý tưởng với sếp và đồng nghiệp một cách rõ ràng, gãy gọn, thậm chí là báo cáo vấn đề vướng mắc, yêu cầu giúp đỡ. Sự quyết đoán thể hiện qua thái độ tự tin, tiếp cận mọi vấn đề một cách chững chạc. Theo Tiến sĩ Daniel J. Ryan, tác giả cuốn "Cẩm nang cho người tìm việc", nhiều người tin rằng, họ có sự quyết đoán cao nhưng trên thực tế, thái độ của họ lại không hề dứt khoát....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn thói quen quyết đoán trong công việc

  1. Rèn thói quen quyết đoán trong công việc Một khi có sự quyết đoán, bạn dám trình bày ý tưởng với sếp và đồng nghiệp một cách rõ ràng, gãy gọn, thậm chí là báo cáo vấn đề vướng mắc, yêu cầu giúp đỡ. Sự quyết đoán thể hiện qua thái độ tự tin, tiếp cận mọi vấn đề một cách chững chạc. Theo Tiến sĩ Daniel J. Ryan, tác giả cuốn "Cẩm nang cho người tìm việc", nhiều người tin rằng, họ có sự quyết đoán cao nhưng trên thực tế, thái độ của họ lại không hề dứt khoát. Để tạo cho bản thân tính độc lập, quyết đoán trong mọi việc, bạn nên nghiên cứu một số gợi ý của Ryan: Sẵn sàng chấp nhận rủi ro Cơ hội đến không đồng nghĩa với thành công. Có lúc, nắm bắt cơ hội sẽ mang đến cho bạn thành công đáng kể nhưng đôi khi cũng khiến bạn thất bại. Điều quan trọng là bạn có dám đương đầu với thử thách, chấp nhận mọi rủi ro hay không. Không có ai tài giỏi tuyệt đối, làm việc gì cũng thành công ngay được. Những thất bại, vấp ngã, những khó khăn không thể vượt qua nhưng lại giúp bạn sẵn sàng hơn cho những cơ hội mới. Vì vậy, sẵn sàng đối diện với rủi ro cũng là cách đưa đến cho bạn sự vững vàng, tự tin trong mọi việc. Hài lòng với kết quả đạt được Nỗ lực vươn lên là tốt nhưng đừng vì thế mà đặt ra quá nhiều mục tiêu, bắt bản thân phải thực hiện và không bao giờ hài lòng với thành tích đạt được. Một khi có được kết quả tốt, bạn nên có những giờ phút tận hưởng thành công, tự hào về những gì mình làm được. Nếu đồng nghiệp, bạn bè hay người thân nói lời chúc mừng, đừng bao giờ tỏ thái độ "việc đó không có gì cả". Thay vào đó, bạn nên nói lời cảm ơn và tỏ ý hài lòng vì những việc đã làm. "Thực sự đó là công việc không dễ dàng gì, tôi cũng rất hạnh phúc vì đã có được kết quả như ngày hôm nay".
  2. Hài lòng với những gì đạt được, mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, áp lực cũng giảm bớt. Học hỏi nâng cao trình độ Khi cảm thấy cần nâng cao trình độ ở một lĩnh vực nào đó, đừng ngại học hỏi, tìm hiểu. Dù khó khăn và không biết nhiều về vấn đề đó, nhưng đừng nản chí. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc đề xuất với công ty để tham gia các khóa học hỗ trợ. Tha thứ cho chính mình Không ai sinh ra là người hoàn hảo, có thể hoàn thành mọi việc trôi chảy, không có chút sai lầm nào. Bởi vậy, đừng tự trách móc, dằn vặt bản thân mà hãy biết tha thứ, bỏ qua những sai sót của chính mình để rút kinh nghiệm và hướng tới những vấn đề mới. Tự dằn vặt bản thân chỉ khiến bạn thêm chán nản, trong khi, công việc không chào đón những người có tâm trạng như thế. Lắng nghe Sự quyết đoán không đồng nghĩa với việc bạn chỉ biết nói và làm. Đôi khi, bạn cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Đừng bao giờ nêu ý kiến một chiều và bắt người khác làm theo, như thế bạn trở thành kẻ chuyên quyền, độc đoán, chẳng ai chịu nổi khi làm việc với một người như thế. Trước một vấn đề cần bàn bạc, bạn nên lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh, xem xét, phân tích thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Thành thật với bản thân Bạn là một người bình thường, không phải là thần thánh gì để có thể hoàn thành tất cả mọi việc. Vì thế, đừng vì cả nể hay tự đề cao bản thân mà nhận lời trước cả những việc khó khăn, ngoài sức mình.
  3. Đôi khi, nói không cũng là việc nên làm. Bạn nên nhìn vào thực lực, thành thật với chính mình, xem có thể giải quyết được công việc đến đâu. Những gì vượt khỏi tầm kiểm soát, bạn nên từ chối. Chẳng có gì phải ngại ngần, phải giải thích lý do hay xin lỗi nếu những việc đó quá xa khả năng của bạn. Cứ thử tưởng tượng, nếu bạn cứ gật đầu nhận bừa rồi không thể hoàn thành được, lúc đó, hậu quả còn đáng sợ hơn nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2