intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RỐI LOẠN LO ÂU (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. - Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ. - Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RỐI LOẠN LO ÂU (Kỳ 1)

  1. RỐI LOẠN LO ÂU (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM - Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. - Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ. - Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. - Lo âu có thể là biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể. Trước một bệnh nhân lo âu cần xác định: + Lo âu bình thường hay bệnh lý.
  2. + Nếu là bệnh lý cần xác định lo âu nguyên phát hay thứ phát (do một bệnh tâm thần hoặc cơ thể khác). II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA LO ÂU BỆNH LÝ 1. Triệu chứng cơ bản: là lo âu, hoảng sợ, thường phát sinh cấp, thời gian diễn biến bệnh kéo dài nhiều ngày nhiều tuần, có khi xuất hiện những cơn hoảng sợ cấp, lặp đi lặp lại. 2. Phân biệt lo âu bệnh lý với lo âu ở người bình thường: a) Bệnh lý: - Chủ đề: Không có chủ đề rõ ràng mang tính chất vô lý, mơ hồ (lo lắng về tương lai...). - Thời gian: Kéo dài lặp đi lặp lại. - Triệu chứng: Nhiều rối loạn thần kinh thực vật (mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an...). b) Bình thường: - Chủ đề: Lo lắng có chủ đề, nội dung rõ ràng như ốm đau, công ăn việc làm...
  3. - Thời gian: Nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến tâm lý của chủ thể. Hết lo âu khi mất các tác động này. - Triệu chứng: Không có hoặc có rất ít rối loạn thần kinh thực vật. 3. Phân biệt lo âu bệnh lý với ám ảnh sợ: - Lo âu bệnh lý: Không có chủ đề rõ ràng. Bệnh nhân (BN) thưòng than vãn, lo sợ chờ đợi một điều gì đó xảy ra với mình mà không biết rõ, kèm theo các rối loạn thần kinh thực vật. Không có hành vi né tránh. - Ám ảnh sợ: Thường khu trú vào đối tượng, tình huống xác định. Biết vô lý nhưng vẫn sợ, ám ảnh sợ có nội dung vô lý: Sợ đám đông, sợ ở nhà một mình, sợ chỗ rộng, sợ dị hình, sợ chỗ cao, sợ vật nhọn.... Có hành vi né tránh. 4. Cơn lo âu: a) Những biểu hiện cơ thể: luôn được BN quan tâm nhất. - Hô hấp: Khó thở đa dạng như nghẹt thở, ho, nấc, ngáp rối loạn phát âm hoặc mất tiếng. - Tim mạch: Đánh trống ngực, mạch nhanh, rối loạn nhịp, đau vùng trước tim được mô tả như nóng bỏng, phồng lên, đau nhói hoặc bóp chặt lại, lan truyền đa dạng, đau thắt ngực, cơn co thắt mạch hoặc xung huyết (khi thì ở khắp nơi
  4. trong cơ thể, khi thì khu trú trú ở mặt, chi và ngón tay) thường kèm theo với rối loạn cảm giác. - Tiêu hoá: Co thắt thanh quản, thực quản, co thắt dạ dày và ruột kèm đau nhói hoặc co thắt, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, mót dặn, ứa nước bọt hoặc khô miệng... - Tiết niệu: Đái dắt, đái nhiều... - Thần kinh-Cơ: run, rung mặt, đặc biệt rung mí mắt và cơn đau giả thấp khớp. - Cảm giác, giác quan và da: Tăng và loạn cảm giác, cơn ngứa, sởn da gà, tiết nhiều mồ hôi, đau nhói, nghe kém, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, sợ chỗ rộng, đôi khi có triệu chứng không đứng không đi. b) Các triệu chứng tâm thần: Nhiều tác giả phân biệt sợ với lo âu và chỉ ra mối liên quan giữa lo âu và chóng mặt. 3 thành phần cơ bản của trạng thái cảm xúc này: - Cảm giác bi quan không thực tế, đối với chủ thể điều này đến như là từ bi kịch nội tâm, xung đột vô thức. - Chờ đợi sự nguy hiểm: Lo lắng, lúng túng, nghi ngờ, lo sợ về quá khứ (sự luyến tiếc, ân hận), về hiện tại (nghi ngờ), về tương lai (đe doạ, linh cảm).
  5. - Hoảng loạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2