intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rủi ro phát triển theo chế định trách nhiệm sản phẩm của pháp luật Vương quốc Anh bài học pháp lý cho Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Rủi ro phát triển theo chế định trách nhiệm sản phẩm của pháp luật Vương quốc Anh bài học pháp lý cho Việt Nam" thông qua việc phân tích quy định của Anh nhằm có cách nhìn khái quát hơn về khái niệm “rủi ro phát triển” và đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rủi ro phát triển theo chế định trách nhiệm sản phẩm của pháp luật Vương quốc Anh bài học pháp lý cho Việt Nam

  1. RỦI RO PHÁT TRIỂN THEO CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA PHÁP LUẬT VƯƠNG QUỐC ANH BÀI HỌC PHÁP LÝ CHO VIỆT NAM Ths. Nguyễn Hữu Phúc Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Trách nhiệm sản phẩm là khái niệm còn mới mẻ và yếu ớt trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng vụ vi phạm đến trách nhiệm sản phẩm ngày một tăng trong thời gian gần đây. Đặc biệt hơn, trong pháp luật của các nước phát triển khái niệm “rủi ro phát triển” được xem là nổi bật và được nhiều học giả quan tâm. Pháp luật Châu Âu nói chung và pháp luật của Anh nói riêng đều có những quy định chặt chẽ với khái niệm này nhằm làm cân bằng quyền lợi người tiêu dùng cũng như thúc đẩy cho sự phát triển khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, với quy định của pháp luật Việt Nam khái niệm này bộc lộ nhiều hạn chế có thể gây thiệt hại đến người tiêu dùng. Thông qua việc phân tích quy định của Anh nhằm có cách nhìn khái quát hơn về khái niệm “rủi ro phát triển” và đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam. Từ khóa: rủi ro phát triển; trách nhiệm sản phẩm; pháp luật Vương quốc Anh; Việt Nam. Abstract Vietnam law still lacks a comprehensive and effective legal framework based on the doctrine of product liability to protect consumers. Nevertheless, Vietnamese consumers are faced with many unprecedented issues to the situation of the defectiveness of products. Especially, European in general and UK scholars in specific early introduced the concept “the risk development” in legislations aimed to prohibit dangerous products and stimulate the development of technology. Then, by analyzing and comparing with EU and UK Act, this study provides an overview of “the development risk” concept and proposes a method to improve legal system in Vietnam. Key words: the development risk; product liability; EU; UK legislation; Vietnam. 651
  2. 1. Đặt vấn đề Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm của nhà sản xuất, hay người bán mà sản phẩm khuyết tật của họ gây ra thiệt hại cho người sử dụng, người mua hay bên thứ ba có liên quan.1 Học thuyết trách nhiệm sản phẩm đã hình thành và phát triển trong những thập niên 60 của thế kỷ 20 do nhu cầu sự phát triển hàng hoá cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển. Trong đó, Anh là một trong nước thành viên của Liên minh Châu Âu đã có những bước cải thiện đáng kể cho sự hình thành chế định pháp lý về trách nhiệm sản phẩm. Để làm hài hoà quy định pháp lý về trách nhiệm sản phẩm, Liên minh Châu Âu đã ban hành Bản chỉ thị 85/374/EEC nhằm thống nhất cách quy định chung cho lĩnh vực này.2 Tại Anh, quốc gia này được xem là thi hành Bản chỉ thị sớm nhất của Cộng đồng chung Châu Âu (EU). Theo đó, trong phần I của đạo luật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành 1987, đã thi hành Bản chỉ thị nhằm tạo cơ chế pháp lý cho chế định trách nhiệm sản phẩm. Do đó, Bản chỉ thị có vai trò rất quan trọng như là hình mẫu cho các quốc gia thành viên thi hành quy định pháp lý về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm khuyết tật của họ. 2. Khái quát quy định pháp lý về rủi ro phát triển tại Anh Trong số những quy định của chế định trách nhiệm sản phẩm, điều khoản liên quan đến rủi ro phát triển được xem là có nhiều tranh cãi nhất giữa Uỷ ban Liên minh châu Âu và các nước thành viên. Trong bản dự thảo Bản chỉ thị về trách nhiệm sản phẩm của Uỷ ban châu Âu đã không có điều khoản liên quan đến rủi ro phát triển. Rủi ro phát triển được xem là một trong những biện pháp để loại trừ trách nhiệm của nhà sản xuất đối với khuyết tật của họ. Theo đó, Bản chỉ thị muốn xây dựng chế định “trách nhiệm nghiêm ngặt”,3 trong khi điều khoản loại trừ này lại thích hợp hơn với trách nhiệm dựa theo lỗi của nhà sản xuất.4 Tuy nhiên, rất nhiều nước thành viên đã xem xét việc có nên thi hành Bản chỉ thị này hay không, nếu như Uỷ ban không đưa điều khoản miễn trừ này vào trong luật.5 Theo lý do của các nước này, việc miễn trừ trách nhiệm sản phẩm dựa vào rủi ro phát triển có thể khuyến khích việc nghiên cứu 1 Bryan A. Garner, ed., Từ Điển Black Law (Black’s Law Dictionary), Nxb. Thomas Reuters, Mỹ, năm 2009, tr. 1328. 2 Bản chỉ thị 85/374/EEC được ban hành vào ngày 25 tháng 7 năm 1985 với yêu cầu tất cả các thành viên thi hành chỉ thị này trước ngày 25 tháng 7 năm 1988. 3 Học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt hay được gọi là trách nhiệm không dựa vào yếu tố lỗi của người sản xuất. 4 David G. Owen, “Phương diện đạo đức của Luật trách nhiệm sản phẩm theo những nguyên lý đầu tiên” 68 Notre Dame L. Rev. 427 (1993), 68. 5 Geraint G. Howells and Mark Mildred, “Trách nhiệm sản phẩm của EU có tính bảo vệ tốt hơn án thư về trách nhiệm sản phẩm hay không?” Tennessee Law Review 65:985 (1998), 998. 652
  3. sáng tạo và đổi mới khoa học kỹ thuật. Do đó, Uỷ ban cuối cùng cũng chấp nhận điều khoản rủi ro phát triển trong Bản chỉ thị. Theo Điều 7 mục e của Bản chỉ thị, nhà sản xuất sẽ được miễn trách nhiệm sản phẩm khi họ chứng minh được rằng “tình trạng khoa học và kỹ thuật tại thời điểm đưa sản phẩm vào lưu thông trên thị trường không cho phép khả năng nhận biết được các khuyết tật”.6 Theo quy định này, Uỷ ban muốn nhấn mạnh vào yếu tố “nhận biết” khi xem xét khía cạnh rủi ro phát triển. Điều này có nghĩa là việc phát hiện ra khuyết tật dựa vào tính khách quan của tình trạng khoa học kỹ thuật lúc sản phẩm được lưu thông chứ không phải kiến thức hay khả năng nhận biết được khuyết tật của nhà sản xuất hay những nhà sản xuất tương tự. Anh là một trong những nước thi hành Bản chỉ thị đầu tiên để thể hiện tính thống nhất của pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Mặc dù là nước theo hệ thống pháp luật Common Law; tuy nhiên, liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, nước Anh có đạo luật điều chỉnh vấn đề này. Theo quy định của Điều 4 khoản 1 điểm e của Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng, nếu nhà sản xuất chứng minh được “tình trạng khoa học kỹ thuật tại thời điểm liên quan mà không nhà sản xuất của sản phẩm có cùng mô tả với sản phẩm đang xem xét, được mong đợi để phát hiện khuyết tật”.7 Điều luật này đã thể hiện việc nội luật hoá điều khoản miễn trách nhiệm sản phẩm ở Anh, nhưng nó có cách sử dụng từ ngữ khác so với Bản chỉ thị. Đạo luật của Anh muốn nhấn mạnh khả năng một cách hợp lý tiếp cận được thông tin về khuyết tật của sản phẩm của những nhà sản xuất trong cùng lĩnh vực với bị đơn.8 Với cách quy định này đã vấp phải sự tranh cãi từ Uỷ ban châu Âu về việc thi hành bản chỉ thị. Uỷ ban cho rằng Bản chỉ thị chỉ tập trung vào tính khách quan trong việc phát hiện ra sản phẩm mà không dựa vào kiến thức của bất kỳ nhà sản xuất cụ thể nào. Trái lại, đạo luật của Anh lại dựa vào khả năng nhận biết khuyết tật của nhà sản xuất cùng lĩnh vực với bị đơn để xem xét miễn trách nhiệm sản phẩm.9 Hơn thế nữa, Uỷ ban Châu Âu cho rằng nếu Anh dựa vào khả năng nhà sản xuất thực hiện các bước 6 Theo quy định tại Điều 7 mục e Bản chỉ thị có quy định như sau: “The producer shall not be liable as a result of this Directive if he proves: […] that the state of scientific and technical knowledge at the time when he put the product into circulation was not such as to enable the existence of the defect to be discovered”. 7 Theo Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng của Anh tại Điều 4 Khoản 1 Điểm e có quy định như sau: “the state of scientific and technical knowledge at the relevant time was not such that a producer of products of the same description as the product in question might be expected to have discovered the defect.” 8 Simon Taylor, “Sự hài hoà pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Cộng đồng chung châu Âu: pháp luật của Pháp và Anh (The Harmonisation of European Product Liability Rules: French and English Law),” The International and Comparative Law Quarterly 48 (năm 1999): 419–30. 9 Duncan Fairgrieve, “Rủi ro phát triển (The Development Risk Defence),” (Cambridge University Press, 2005), 167–91. 653
  4. một cách hợp lý để phát hiện ra khuyết tật sản phẩm, tức là Đạo luật này lại tiếp cận trách nhiệm dựa vào yếu tố lỗi của nhà sản xuất. Do đó, quy định đó đi ngược lại trách nhiệm nghiêm ngặt của Bản chỉ thị. Tuy nhiên, Anh đã lập luận rằng chính quy định tại Điều 4 Khoản 1 điểm e làm rõ hơn Bản chỉ thị bằng cách đưa ra tình trạng khoa học kỹ thuật của nhà sản xuất cùng lĩnh vực thay vì trực tiếp quy định đến bị đơn. Vì vậy, cách quy định của Đạo luật là mang tính khách quan như tinh thần của Bản chỉ thị. Cuối cùng, nước Anh đã được sự chấp thuận của Toà án trong việc không vi phạm việc thi hành Bản chỉ thị liên quan đến rủi ro phát triển.10 Theo giải thích của Toà án công lý cho quy định về rủi ro phát triển dựa theo hai yếu tố là “kiến thức” và “khả năng tiếp cận”. Toà án đã chỉ ra rằng rất khó để giải thích “khả năng phát hiện ra khuyết tật điều 7 điểm e của Bản chỉ thị”.11 Do đó, Toà án cho rằng giải thích theo hướng “tình trạng khoa học kỹ thuật có thể tiếp cận được” sẽ giúp tốt hơn cho thẩm phán khi áp dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, Toà án Công lý đã lập luận rằng Đạo luật của Anh đã không gợi ý sự tồn tại của việc miễn trừ trách nhiệm phụ thuộc vào kiến thức chủ quan của nhà sản xuất chú ý đến khuyết tật. Do đó, không có lý do nào cho rằng Đạo luật Anh đi ngược lại quy định của Uỷ ban châu Âu. 3. Kinh nghiệm cho Việt Nam Pháp luật Việt Nam với sự tiếp cận chế định trách nhiệm sản phẩm còn khá mới mẻ và yếu ớt. Trước khi ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ luật dân sự hay Luật chất lượng sản phẩm và hàng hoá có những nội dung liên quan đến chế định này. Tuy nhiên, những quy định trong các văn bản đó có những điểm hạn chế khi áp dụng vào thực tiễn và rất khó có khả năng bảo vệ những người bị thiệt hại bởi khuyết tật sản phẩm.12 Với khái niệm rủi ro phát triển, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định điều khoản miễn trừ trách nhiệm, và nội dung điều luật phản ánh được tinh thần của khái niệm này. Theo quy định tại Điều 24, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá và dịch vụ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường khi chứng minh được “khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng”. Có thể thấy được rằng, quy định Điều 24 của Luật này gần giống với Bản chỉ thị và pháp luật Anh khi dựa vào trình độ khoa học kỹ thuật để đưa ra yếu tố loại trừ trách 10 Ibid. 11 G. Howells and Mildred, “Trách nhiệm sản phẩm của EU có tính bảo vệ tốt hơn án thư về trách nhiệm sản phẩm hay không? ", 1009. 12 Gs. Ts Lê Hồng Hạnh, Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2013, tr.180-192. 654
  5. nhiệm. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ về mặt nội dung, điều luật này khác với Bản chị thị của EU và Đạo luật của Anh ở những lý do sau: Một là, việc chứng minh trình độ khoa học kỹ thuật này phụ thuộc ý chí chủ quan của nhà sản xuất. Nếu như Bản chỉ thị sử dụng cụm từ “được phát hiện” nhằm nhấn mạnh kiến thức để nhận biết khuyết tật và không chỉ ra chủ thể nào phát hiện, thì pháp luật Việt Nam lại hướng đến việc cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm phát hiện khuyết tật. Nói cách khác, Bản chỉ thị đưa ra tình trạng khách quan của khoa học kỹ thuật khi phát hiện ra khuyết tật, và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hướng đến việc chứng minh mang tính chủ quan của bị đơn.13 Điều này dẫn đến tình trạng nhà sản xuất sẽ dựa vào kiến thức chủ quan của mình để chứng minh không có lỗi đối với sản phẩm có khuyết tật và quyền lợi người tiêu dùng sẽ không được đảm bảo một cách hiệu quả. Hai là, trình độ khoa học kỹ thuật của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng khác với phạm vi của Bản chỉ thị và pháp luật Anh. Sự diễn đạt “tình trạng khoa học kỹ thuật” của Bản chỉ thị và pháp luật Anh nhằm nhấn mạnh không những kiến thức thông thường mà đa số đều biết, mà còn bao gồm những kiến thức mang tính thiểu số.14 Theo đó, kiến thức rất ít người biết đến được xem như là yêu cầu sự nhận thấy trước của nhà sản xuất đối với rủi ro của sản phẩm. Trái lại, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại khá mơ hồ khi quy định dựa vào kiến thức của cá nhân kinh doanh hay kiến thức tiên tiến trên thế giới để nhận biết khuyết tật sản phẩm. Ba là, thời điểm phát hiện khuyết tật của hai văn bản là khác nhau. Nếu Bản chỉ thị quy định thời điểm sản phẩm lưu thông trên thị trường thì Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại quy định thời điểm cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng. Với quy định của luật Việt Nam, thời điểm cá nhân, tổ chức cung cấp nghĩa là thời điểm sản phẩm đưa vào lưu thông hay thời điểm mà người tiêu dùng mua hoặc sở hữu hàng hoá đó. Cách quy định này rất khó để áp dụng mà chưa văn bản nào giải thích điều này. Qua việc phân tích sự khác nhau trong quy định tại các văn bản có liên quan, EU và Anh có cách quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn nhằm bảo đảm được việc áp dụng luật một cách triệt để.22 Trái lại, với quy định của luật Việt Nam sẽ dễ dẫn đến việc nhà sản xuất có thể sử dụng kiến thức chủ quan của mình để chịu trách nhiệm sản phẩm. 13 Ibid, 205. 14 Norbert Reich et al., Luật Người Tiêu Dùng Cộng Đồng Chung Châu Âu (Intersentia, 2014), tr. 266. 22 Christopher J.S. Hodges M.A., Trách nhiệm sản phẩm: Luật Châu Âu và thực tiễn, Nxb. Sweet & Maxwell, 1993, tr.75. 655
  6. Lấy một ví dụ điển hình từ vụ kiện nổi tiếng của Anh vào năm 1985, nguyên đơn đã nhiễm vi rút Hepatitis C sau khi truyền máu tại một cơ sở huyết học.23 Theo lời giải thích của Toà Châu Âu, bị đơn không thể dùng quy định Điều 7 (e) để miễn trách nhiệm sản phẩm khuyết tật vì “sản phẩm này được biết với tư cách là thông tin có thể kiểm soát được”.24 Tuy nhiên, nếu áp dụng với Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam thì bị đơn có thể được miễn trách nhiệm một cách dễ dàng dựa vào kiến thức chủ quan của mình. Điều này sẽ gây thiệt hại cho người sử dụng sản phẩm có nhiều rủi ro như vụ việc trên. Do vậy, điều khoản miễn trừ trách nhiệm tại Việt Nam nên được sửa đổi nhằm áp dụng một cách hiệu quả hơn việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. EU và Anh có những quy định tiến bộ mà pháp luật Việt Nam nên tham khảo để có quy định chặt chẽ hơn về quy định miễn trừ trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên, để áp dụng một cách hiệu quả và nhằm hài hoà sự phát triển khoa học kỹ thuật, việc kết hợp hai văn bản này là cần thiết cho mô hình luật pháp Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm. Theo đó, đối với việc điều khoản về miễn trừ trách nhiệm đối với nhà sản xuất, pháp luật nên quy định “tình trạng khoa học kỹ thuật tại thời điểm sản phẩm cung cấp trên thị trường mà không nhà sản xuất của sản phẩm có cùng mô tả với sản phẩm đang xem xét, có thể tiếp cận được nhằm phát hiện ra khuyết tật”. Quy định này xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, việc giải quyết những vụ liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, quy định “tình trạng khoa học kỹ thuật có liên quan” sẽ giúp cho Toà án có thể dễ dàng nắm bắt được bằng chứng nhờ chọn lọc được những sản phẩm có cùng mô tả mà không cần yêu cầu bị đơn cung cấp chứng cứ. Điều này dễ hiểu bởi rất khó khăn khi tìm kiến thức trong nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới, với nhiều ngôn ngữ khác nhau.25 Hơn nữa, nếu thẩm phán lựa chọn ngẫu nhiên một chuyên gia không có chuyên môn về sản phẩm bị khuyết tật, và chuyên gia này trả lời không phát hiện bất cứ khuyết tật nào. Với nhận định của chuyên gia này, nhà sản xuất có thể sử dụng bằng chứng rằng không có kiến thức nào trước đó lúc sản xuất sản phẩm mà anh ta nhận biết được. Bằng những lập luận như vậy, quyền lợi người tiêu dùng sẽ dễ dàng bị xâm phạm. Thứ hai, với thuật ngữ “tiếp cận được” sẽ giúp cho khái niệm phát hiện khuyết tật sẽ trở nên có hiệu quả hơn cho cả phạm vi nghiên cứu cần thiết về khuyết tật và quá 23 Ducan Fairgrieve, Trách nhiệm sản phẩm dưới góc độ so sánh, Nxb. Cambridge University Press, 2005, tr. 32. 24 Ibid, tr. 15. Việc máu nhiễm vi rút Hepatitis A và B (một loại vi rút gây viêm gan) đã được phát hiện vào thập niên 60 tại Đức và có thể tiếp tục phát triển thêm loại vi rút mới theo đường truyền máu và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, đối với trường hợp của Anh, thẩm phán cho rằng đây là thông tin có thể tiếp cận được. 25 Christopher Newdick, Rủi ro phát triển của Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng 1987, tạp chí Cambridge Law, 1988, tr. 459. 656
  7. trình suy luận được thực hiện dựa vào những thông tin có giá trị. Theo tác giả Hodges, khái niệm “kiến thức” với sự giải thích của EU là theo số lượng lớn về sự hiểu biết cũng như bằng chứng khoa học; tuy nhiên, nghĩa vụ chứng minh này là không thể.26 Thêm nữa, quy định một cách nghiêm ngặt cho khái niệm rủi ro phát triển có thể dẫn đến việc hướng nhà sản xuất ra khỏi sự cải tiến trong công nghiệp và đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng. Do vậy, với thuật ngữ “tiếp cận được” sẽ thể hiện được sự ứng dụng một cách hài hoà cho các ngành khoa học phát triển, đặc biệt là công nghệ bào chế thuốc. Thứ ba, quy định mang yếu tố khách quan không dựa vào ý chí chủ quan của nhà sản xuất. Về cơ bản, rủi ro phát triển dựa vào kiến thức của các nhà sản xuất có cùng sản phẩm, trong khi luật Việt Nam hiện hành dựa vào việc tiến hành sản xuất của nhà sản xuất có nhận thấy được khuyết tật không. Do vậy, yếu tố khách quan trong quy định liên quan đến rủi ro phát triển là bước tiến không chỉ EU hay Anh mà còn các nước phát triển khác đang áp dụng một cách hiệu quả. Bằng cách quy định như vậy, pháp luật Việt Nam sẽ tránh được tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng từ nhà sản xuất. Thứ tư, nguyên đơn có thể cung cấp thông tin cho việc phát hiện ra khuyết tật, nhưng có thể không phải lĩnh vực mà nhà sản xuất mong đợi một cách hợp lý.27 Ví dụ, trong bản theo dõi của nhà sản xuất trong lĩnh vực cao su chỉ ra rằng trong một môi trường nhất định có thể làm khác tính chất của một tế bào; tuy nhiên, chưa có sự xuất hiện nổi trội nào được tìm thấy. Cũng là tế bào tương tự được sử dụng trong một công ty thuốc. Công ty này nhận thức được rằng nếu tế bào mà công ty cao su đã chỉ ra có sự thay đổi, nó sẽ làm cho sản phẩm tiềm ẩn những rủi ro cho người tiêu dùng. Mặc cho nghiên cứu này được đề xuất, không một trường hợp nào được phát hiện từ tế bào đó khi có sự thay đổi về môi trường. Nếu dựa vào sự phân tích của từ ngữ “kiến thức” như trong Bản chỉ thị, thì biện pháp miễn trừ này thực sự không có ý nghĩa bởi công ty thuốc không thể sử dụng biện pháp này để chứng minh rủi ro của mình. Ngoài ra, trách nhiệm theo luật EU sẽ dựa vào “vận mệnh” của nguyên đơn để chỉ ra thông tin mà nhà sản xuất chưa hề biết. Điều này sẽ không phát huy được hết vai trò của biện pháp miễn trừ trách nhiệm. Do vậy, để làm rõ hơn quy định này, kiến thức có liên quan hay có cùng lĩnh vực như quy định của pháp luật Anh sẽ là biện pháp hiệu quả nhất nhằm giúp cho cả nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin hơn trong khái niệm rủi ro phát triển. 26 Christopher J.S. Hodges M.A., Trách nhiệm sản phẩm: Luật Châu Âu và thực tiễn, Nxb. Sweet & Maxwell, 1993, tr. 80. 27 Christopher Newdick, Rủi ro phát triển của Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng 1987, the Cambridge Law Journal, 1988, tr. 460. 657
  8. 4. Kết luận Rủi ro phát triển là khái niệm có nhiều học giả quan tâm trong xuyên suốt quá trình hình thành luật trách nhiệm sản phẩm. Theo quan điểm của các nước Châu Âu việc ban hành Bản chỉ thị về trách nhiệm sản phẩm dựa trên lý thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt, thì rủi ro phát triển phải mang tính khách quan, và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ ai trong chuỗi quan hệ pháp lý về trách nhiệm sản phẩm. Các nước thành viên của Cộng đồng chung Châu Âu mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nội luật hoá. Tuy nhiên, một vài điểm mô tả khác trong quy định rủi ro phát triển của Vương quốc Anh là minh chứng cho việc còn nhiều điều để đạt được sự thống nhất về quy định này. Tại Việt Nam, trách nhiệm sản phẩm nói chung và rủi ro phát triển nói riêng còn mới mẻ. Do đó, quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Thiết nghĩ, với quy định tiến bộ của các quốc gia phát triển đặc biệt là pháp luật nước Anh là điều cần thiết để xem xét nhằm hoàn thiện hơn quy định trách nhiệm sản phẩm liên quan đến rủi ro phát triển. Tài liệu tham khảo 1. A. Garner, Bryan, ed. “Từ điển Black Law (Black’s Law Dictionary).” Thomas Reuters, 2009. 2. Bản chỉ thị 85/374/EEC, 1985. 3. Christopher J.S. Hodges M.A., Trách nhiệm sản phẩm: Luật Châu Âu và thực tiễn, Nxb. Sweet & Maxwell, 1993. 4. Christopher Newdick, Rủi ro phát triển của Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng 1987 (The Development Risk Defense under the Consumer Act), tạp chí Cambridge Law, 1998. 5. Ducan Fairgrieve, Trách nhiệm sản phẩm dưới góc độ so sánh (Comparative Perspective: Product Liability), Nxb. Cambridge University Press, 2005 6. Đạo luật Người tiêu dùng của Anh, 1987. 7. Fairgrieve, Duncan. “Rủi Ro Phát Triển (The Development Risk Defence).” Trách nhiệm sản phẩm dưới góc độ so sánh (Product Liability in Comparative Perspective), 167–91. Cambridge University Press, 2005. 8. G. Howells, Geraint, and Mark Mildred. “Trách nhiệm sản phẩm của EU có tính bảo vệ tốt hơn án thư về trách nhiệm sản phẩm hay không? (Is European Products Liability More Protective Than the Restatement (Third) of Torts: Products Liability?” Tennessee Law Review 65:985 (1998). 9. G. Owen, David. “Phương Diện đạo đức Của Luật Trách Nhiệm Sản Phẩm đối với Những Nguyên Lý đầu Tiên (The Moral Foundations of Products Liability Law: Toward First Principles).” 68 Notre Dame L. Rev. 427 (1993). http://scholarcommons.sc.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1985&context=law_facpub. 658
  9. 10. GS.TS. Lê Hồng Hạnh, Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2013. 11. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. 12. Reich, Norbert, Hans-Wolfgang Micklitz, Peter Rott, and Klaus Tonner. Luật Người Tiêu Dùng Cộng đồng Chung Châu Âu. Intersentia, 2014. 13. Taylor, Simon. “Sự hài hoà pháp luật trách nhiệm sản phẩm của cộng đồng chung châu Âu: Pháp luật của Pháp và Anh (The Harmonisation of European Product Liability Rules: French and English Law).” The International and Comparative Law Quarterly 48 (1999): 419-30. 659
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2