intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rượu ba kích - món quà vùng cao

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rượu ba kích - món quà vùng cao Ai một lần tới thăm Tây Giang (Quảng Nam) mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. Nhưng thú vị hơn là còn được khám phá cách làm rượu, cách thưởng thức rượu của người dân nơi đây. Từ trung tâm huyện lỵ miền núi Tây Giang chúng tôi ngược về xã Lăng khi trời đã nhá nhem tối. Tới nơi sớm hơn dự định vậy mà bà con đã đến chật nhà sàn, những cái nắm tay mừng rỡ, rồi tiếng cười nói, hỏi thăm ríu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rượu ba kích - món quà vùng cao

  1. Rượu ba kích - món quà vùng cao Ai một lần tới thăm Tây Giang (Quảng Nam) mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. Nhưng thú vị hơn là còn được khám phá cách làm rượu, cách thưởng thức rượu của người dân nơi đây.
  2. Từ trung tâm huyện lỵ miền núi Tây Giang chúng tôi ngược về xã Lăng khi trời đã nhá nhem tối. Tới nơi sớm hơn dự định vậy mà bà con đã đến chật nhà sàn, những cái nắm tay mừng rỡ, rồi tiếng cười nói, hỏi thăm ríu rít… Giữa ánh lửa bập bùng, trong tiếng cồng chiêng rộn rã, thiếu nữ người Cơ Tu với đôi má đỏ hây hây rót từng ly rượu mời khách. Mùi thơm nồng của cơm lam, của thịt xông khói… cùng với men rượu ba kích khiến khách phương xa nghe lòng mình ấm lại. Rượu ba kích, mới nghe tên thôi đã khiến con người ta tò mò muốn “nếm tận miệng, uống tận gốc”. Tò mò cũng đúng vì đây là loại rượu đặc trưng của vùng đất Tây Giang, lại có tên gọi khá kêu “ba kích”. Rượu ba kích có từ bao giờ? Chỉ biết rằng từ xưa đồng bào Cơ Tu vẫn hay vào núi đào củ ba kích về ngâm rượu uống. Ba kích mọc nhiều ở vùng đồi núi phía tây tỉnh Quảng Nam. Bộ phận để dầm rượu là rễ ba kích, không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát. Theo kinh nghiệm của người dân, ba kích có rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt.
  3. Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng hầu như gia đình nào cũng có một thẩu rượu ba kích trong nhà. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Đặc biệt, loại củ này hầu như chỉ ngâm được một lần.
  4. Rượu ba kích uống ít hay nhiều đều không đau đầu, ngủ sáng dậy trong người tươi tỉnh hẳn, vì vậy cả nam lẫn nữ đều có thể dùng được. Ban đầu dân làng cứ rót thẳng từ hũ ra uống. Về sau, vào mùa rét người dân bày ra hâm nóng trước khi uống, mùa hè khí trời nóng quá lại đổ cả hũ vào xô nước đá, rót ra uống lạnh ngắt mà thấy thật thú vị.
  5. Tác dụng của rượu ngâm ba kích thì không phải bàn cãi, đã có tiếng từ xa xưa. Nên nếu theo giờ giấc, liều lượng nhất định thì rượu ba kích không những là đặc sản mà còn là vị thuốc bổ, giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, tráng dương - ba tác dụng trên chính là nguyên nhân người ta đặt tên cho loại rượu này. Đêm vùng cao chớm lạnh khi về khuya. Ánh lửa thiêng vẫn còn bập bùng, tiếng cồng chiêng vẫn còn rộn rã, vậy mà đã đến lúc kẻ đi người ở lại. Mọi người cùng trao nhau ly rượu ba kích như lời chúc sức khỏe thay cho lời chia tay. Rời xa vùng Tây Giang, có lẽ trong mỗi chúng tôi không chỉ nhớ đến những ngôi nhà sàn nho nhỏ, đến cồng chiêng hay đôi má đỏ hồng e lệ của thiếu nữ tuổi đôi mươi… mà còn nhớ hoài hương vị ba kích đặc trưng của núi rừng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2