intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SABECO để mất thương hiệu: Bài học về sự chủ quan

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

180
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SABECO để mất thương hiệu: Bài học về sự chủ quan Việc để một công ty nước ngoài sử dụng thương hiệu của mình là một sự sơ suất trong giao dịch rất đáng tiếc của SABECO mà một phần trách nhiệm, theo ý kiến của tôi, là do sự chủ quan của SABECO. LTS: Để rộng đường tranh luận về câu chuyện thương hiệu SABECO, VEF trân trọng giới thiệu ý kiến của Thạc sỹ Vũ Tính - Đại học Sorbone - Paris 2 Cộng hòa Pháp phân tích về những sai sót trong việc tìm hiểu đối tác, ký...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SABECO để mất thương hiệu: Bài học về sự chủ quan

  1. SABECO để mất thương hiệu: Bài học về sự chủ quan Việc để một công ty nước ngoài sử dụng thương hiệu của mình là một sự sơ suất trong giao dịch rất đáng tiếc của SABECO mà một phần trách nhiệm, theo ý kiến của tôi, là do sự chủ quan của SABECO. LTS: Để rộng đường tranh luận về câu chuyện thương hiệu SABECO, VEF trân trọng giới thiệu ý kiến của Thạc sỹ Vũ Tính - Đại học Sorbone - Paris 2 Cộng hòa Pháp phân tích về những sai sót trong việc tìm hiểu đối tác, ký kết hợp đồng và bảo vệ thương hiệu của SABECO. Sau khi đọc hai bài báo trên VEF về rắc rối liên quan đến thương hiệu SABECO, tôi lại nhớ đến một câu người Việt Nam chúng ta thường hay nói khi có sự cố không hay nào đó xảy ra: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".
  2. Quả thực, nếu loại trừ giả thiết SABECO ASIA PACIFIC (công ty Singapore hiện đang sử dụng con dấu với hình ảnh giống gần như hình ảnh thương hiệu của SABECO) là một công ty con của Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), hoặc là công ty con của bất kỳ công ty thành viên nào khác của Sabeco, thành lập ở nước ngoài nhằm mục đích phát triển thị trường quốc tế, thì việc để một công ty nước ngoài sử dụng thương hiệu của mình (trong pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì không dùng từ "thương hiệu"mà dùng từ "nhãn hiệu") là một sự sơ suất trong giao dịch rất đáng tiếc của SABECO mà một phần trách nhiệm, theo ý kiến của tôi, là do sự chủ quan của SABECO.
  3. Đây không chỉ là chuyện xảy ra ở một mình SABECO mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải. Sự chủ quan đó nằm ở chỗ họ không tiến hành điều tra kỹ đối tác trước khi ký hợp đồng và không ý thức được bảo hộ thương hiệu của mình ngay trong hợp đồng hợp tác. Bài học về điều tra kỹ đối tác Thông thường trước khi tiến hành ký kết các thương vụ hợp tác quan trọng với một đối tác nào đó, các nhà kinh doanh thường phải có một quá trình tìm hiểu để có thể biết đối tác đó là ai. Để điều tra một đối tác thì có rất nhiều cách: đi thăm quan trụ sở làm việc của
  4. đối tác, tìm hiểu thông tin trên mạng internet, thông qua các nguồn thông tin khác... Theo tôi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thông lệ là tổ chức các đoàn thăm quan đến tận nơi để xem xét cơ sở vật chất của đối tác. Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ mà phần nhiều các doanh nghiệp đã bỏ qua giai đoạn điều tra đối tác một cách cẩn trọng và chuyên nghiệp mà trong thuật ngữ pháp lý về kinh doanh phương Tây người ta thường viết là Due Diligence Report (DDR). DDR hiểu nôm na là một Bản - mô - tả - sức - khỏe của doanh nghiệp, qua đó người tìm hiểu có thể biết được doanh nghiệp mạnh yếu thể nào, có các khuyết tật gì... DDR được sử dụng nhiều trong các giao dịch M&A (mua bán, sáp nhập) khi một bên muốn mua lại một công ty nào đó, nhưng theo tôi nó rất cần được sử dụng trong các thương vụ lớn. Vì chỉ khi biết được đối tác thể nào, ta mới yên tâm đặt bút ký hợp đồng hợp tác được (trong sự việc của SABECO thì đối tác của SABECO mới được 1 tháng
  5. tuổi, hiệu quả kinh doanh chưa biết thế nào, thông tin trên website nghèo nàn không có gì để kiểm chứng). Sở dĩ DDR rất quan trọng và là một trong những cơ sở để quyết định ký hợp đồng với đối tác do trước hết, để làm được một DDR thì ta được quyền thỏa thuận yêu cầu đối tác cung cấp tất cả các thông tin cần thiết (hồ sơ pháp lý của công ty, các hợp đồng đã ký kết, danh sách ban lãnh đạo, báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo hoạt động thường niên, các bản án hoặc tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp, các quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ... ). Các thông tin này đều phải được bên cung cấp cam đoan là xác thực và phải chịu trách nhiệm về các cam đoan của mình. Từ các thông tin đó DDR sẽ được nghiên cứu thẩm định và lập bởi một đội ngũ các chuyên gia như luật sư, kiểm toán viên, chuyên viên marketing... Bản DDR sẽ là một tập hợp các phân tích về thực trạng của doanh nghiệp đối tác và kèm theo là các
  6. khuyến cáo cần thiết cho người đọc nhằm quyết định việc ký kết hợp đồng. Bản DDR thường được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong bàn đàm phán khi một bên muốn thực hiện chiến lược "bới lông tìm vết" nhằm thiết lập vị thế của mình trong cuộc thương thuyết. Thương hiệu cần được bảo vệ chặt chẽ Ngoài việc ý thức bảo vệ thương hiệu của mình ngay từ khi thành lập doanh nghiệp hoặc bắt đầu xây dựng thương hiệu bằng việc đăng ký bảo hộ trong nước và quốc tế, thì ngay trong các hợp đồng phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ, các luật gia hoặc cố vấn pháp lý của doanh nghiệp nên chú ý đến quy định chặt chẽ việc sử dụng thương hiệu của mình vào trong hợp đồng để tránh các tranh chấp tiềm ẩn sau này (theo phân tích ở bài trướcm các luật sư đã chỉ rõ những điểm sơ hở căn bản trong hợp đồng của SABECO với đối tác).
  7. Sau đây là một ví dụ về điều khoản liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu (thương hiệu) mà các luật gia châu Âu thường đưa vào trong các hợp đồng phân phối: "Điều ....Quyền sử dụng nhãn hiệu: 1. Trong thời hạn của Hợp đồng, Nhà phân phối được quyền sử dụng các nhãn hiệu trên phạm vi lãnh thổ mà Hợp đồng này quy định. Nhà phân phối chỉ được quyền sử dụng các nhãn hiệu đó vì mục đích quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Việc sử dụng các nhãn hiệu trên phạm vi lãnh thổ quy định sẽ không bị tính phí bởi Nhà sản xuất.
  8. 2. Nhà phân phối cam kết chỉ sử dụng các Nhãn hiệu đi kèm với Sản phẩm quy định. Ngoài ra, Nhà phân phối sẽ không được sử dụng, thay đổi hoặc gỡ bỏ Nhãn hiệu đối với bất kỳ sản phẩm nào khác mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Nhà sản xuất. 3. Nhà phân phối khẳng định rằng Nhà sản xuất là chủ sở hữu duy nhất của các Nhãn hiệu và cam kết rằng, trong và sau khi hết thời hạn Hợp đồng, Nhà phân phối sẽ không có bất kỳ khiếu nại gì liên quan đến quyền sở hữu này cũng như sẽ không có bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến các Nhãn hiệu của Nhà sản xuất, nhất là việc dán Nhãn hiệu đó lên bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào. 4 .Nhà phân phối sẽ thông báo cho Nhà sản xuất, trong thời hạn nhanh nhất có thể, về các xâm phạm liên quan đến các Nhãn hiệu của Nhà sản xuất bao gồm nhưng không giới hạn việc làm hàng nhái, hàng giả các sản phẩm trên lãnh thổ phân phối của mình."
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2