intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sắc màu tâm linh trong địa danh Việt Nam qua yếu tố giai thoại và truyền thuyết

Chia sẻ: ViMante2711 ViMante2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ sự biết, sự hiểu, sự lưu truyền những giá trị truyền thống dân tộc, thông qua những giai thoại và truyền thuyết gắn với địa danh, với những sắc màu linh thiêng hóa, thần thánh hóa, nhiều giá trị mang tính truyền thống tín ngưỡng bản địa và những giá trị tôn giáo và cả những giá trị giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trong diễn trình lịch sử của dân tộc đã được bộc lộ, được cộng hưởng và lan tỏa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sắc màu tâm linh trong địa danh Việt Nam qua yếu tố giai thoại và truyền thuyết

TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014<br /> <br /> <br /> SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM<br /> QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT<br /> <br /> NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH (*)<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Từ sự biết, sự hiểu, sự lưu truyền những giá trị truyền thống dân tộc, thông qua những<br /> giai thoại và truyền thuyết gắn với địa danh, với những sắc màu linh thiêng hóa, thần thánh<br /> hóa, nhiều giá trị mang tính truyền thống tín ngưỡng bản địa và những giá trị tôn giáo và cả<br /> những giá trị giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trong diễn trình<br /> lịch sử của dân tộc đã được bộc lộ, được cộng hưởng và lan tỏa. Sự hiện hữu của những yếu<br /> tố linh thiêng hóa, tâm linh hóa trong giai thoại và truyền thuyết ở mỗi một địa danh, thực sự<br /> đã gắn bó, hòa quyện vào đời sống tinh thần người Việt, đáp ứng nhu cầu con người từ hai<br /> phương diện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các<br /> nghi lễ truyền thống. Đây chính là cơ sở tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, thu hút, sức lan tỏa<br /> đặc biệt của chiều văn hóa tâm linh trong địa danh.<br /> Từ khóa: thần thánh, tín ngưỡng bản địa, tâm linh, giai thoại, truyền thuyết.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> From the knowlegeable understanding of traditionally national values handed down by<br /> one generation to another, depicted through anecdotes, legends tied with place - names<br /> colorfully legendized and deified, exist the values that hold native belief and religion, as<br /> well the exchangeable values of culture with other peoples or states in the course of national<br /> history that have been displayed and resonated. The existence of the diefication and legend<br /> elemments in anecdotes and stories in different place- names have been closely harmonized<br /> and connected with the spiritual life of the people of Viet Nam, meeting the human<br /> requirement on both belief, and religion as well the spiritual evolution and the practice of<br /> traditional rituals. It is the basics that form the beauty and attraction, and spread out the<br /> spiritual dimention of the place names.<br /> Keywords: deities and saints, native belief, anecdotes, legends<br /> 1. DẪN NHẬP* kích tâm linh được thẩm thấu qua những<br /> Lẽ thường, khi nhắc đến tâm linh, truyện tích, giai thoại và truyền thuyết gắn<br /> người ta nghĩ ngay đến một cái gì đó thiêng với những tên gọi của những đối tượng địa<br /> liêng, vô hình, phi thực và mang tính vĩnh lí-nhân văn cụ thể. Trong đó, những yếu tố<br /> cửu. “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả giai thoại và truyền thuyết đã góp phần làm<br /> trong cuộc sống đời thường, là niềm tin nên phần hồn của mỗi đối tượng địa lí-nhân<br /> thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng văn ấy, tạo nên một không gian tâm linh<br /> tôn giáo” [2, 11]. Với trường hợp các địa trong địa danh để cho mọi giá trị tinh thần<br /> danh, điều đó là rõ nét nhất, rõ đến mức có của bản sắc văn hóa dân tộc Việt được bộc<br /> thể nhìn thấy được cả chiều kích, một chiều lộ và lan tỏa. Nhờ đó, những sắc màu đẹp<br /> đẽ của bức họa về địa danh trở thành biểu<br /> (*)<br /> TS, Khoa Văn hóa – Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn<br /> <br /> 27<br /> SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT<br /> <br /> <br /> trưng cho những giá trị cao đẹp của hồn giáo; 2) Có giai thoại, truyền thuyết lâu đời<br /> thiêng sông núi, của lòng kính ngưỡng, tri gắn với đối tượng địa danh đó và được nhân<br /> ân tổ tiên và các vị tiền nhân, các bậc thần, dân kính ngưỡng, lưu truyền; 3) Có không<br /> bậc thánh, các bậc tổ mẫu, của sự ngưỡng gian thiêng được bao quyện bởi khung cảnh<br /> vọng đối với những sự hi sinh cao cả và đối thâm nghiêm, huyền tịch. Khi hội đủ những<br /> với cuộc đấu tranh chống lại các thế lực tự điều kiện của ít nhất một trong ba yếu tố<br /> nhiên và xã hội vì sự bình yên của cuộc này, mỗi đối tượng địa danh lúc ấy sẽ không<br /> sống, của sự cao cả đối với tình yêu đôi lứa, còn đơn thuần chỉ có chiều kích vật lí mà đã<br /> tình anh em, cha con, chồng vợ... Tất cả đều vượt thoát trở thành một đối tượng nhân văn<br /> đã được thiêng hóa, linh hóa, thần thánh có chiều kích tâm linh, mở ra những chiều<br /> hóa. Bởi vậy, bên cạnh vẻ đẹp của không sâu của sự suy tưởng, suy nghiệm, những<br /> gian tự nhiên, nhiều địa danh trong hệ thống sắc màu mang tính chất thiêng hóa và luôn<br /> địa danh Việt Nam còn lan tỏa bằng vẻ đẹp ánh lên vẻ đẹp của sự ngợi ca những giá trị<br /> của chiều kích không gian tâm linh, không của con người và văn hóa Việt Nam. Chỉ<br /> gian tín ngưỡng tôn giáo. riêng nói về thành tố thứ hai, tức yếu tố giai<br /> 2. KHÔNG GIAN TÂM LINH TRONG thoại, truyền thuyết, nếu nhìn qua giác độ<br /> ĐỊA DANH VÀ BIỂU HIỆN CỦA văn hóa dân gian, chúng ta sẽ thấy sự thẩm<br /> SẮC MÀU TÂM LINH QUA GIAI thấu và lan tỏa của những giá trị thiêng<br /> THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT GẮN liêng trong truyền thống văn hóa dân tộc,<br /> VỚI ĐỊA DANH VIỆT NAM nghĩa là nhìn các giá trị truyền thống dân<br /> Địa danh là tên riêng của các đối tượng tộc trong dòng chảy văn hóa và được lắng tụ<br /> địa lý tự nhiên và nhân văn, có tính xác ở mỗi địa danh, trong sự hiểu, sự biết và sự<br /> định, bao gồm tên riêng các địa hình thiên lưu truyền giữa các thế hệ người Việt, còn<br /> nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị nếu nhìn qua giác độ ngôn ngữ học, tên gọi<br /> hành chính, các vùng lãnh thổ, mang trong địa danh là sự ánh xạ của chiều kích tâm<br /> mình “số phận” một đối tượng, một vùng linh, một chiều thứ ba ngoài hai chiều vật lí<br /> đất, một dân tộc, một đất nước, một con mà một số nhà ngôn ngữ học theo quan<br /> người. Chúng được xem là những “vật hóa điểm thuần túy chưa thực sự công nhận,<br /> thạch”,“đài tưởng niệm”, tấm bia lịch sử- chẳng hạn, Lê Trung Hoa định nghĩa: “Địa<br /> văn hóa của đất nước. Qua địa danh, chúng danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm<br /> ta có thể thấy bóng dáng của một đời sống tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các<br /> tự nhiên, một đời sống vật chất và tinh thần đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các<br /> của con người với những nhu cầu tâm lý, công trình xây dựng thiên về không gian hai<br /> tâm linh, những giá trị truyền thống bản địa chiều” [3, 12]. Vì vậy, trong bài viết này,<br /> cùng với những giá trị giao lưu, tiếp biến đứng từ góc độ liên ngành văn hóa-ngôn<br /> văn hóa với nhiều dân tộc, nhiều quốc gia ngữ học, chúng tôi muốn chứng minh rằng,<br /> khác trong diễn trình lịch sử -văn hóa của có một chiều thứ ba thực sự - chiều tâm linh<br /> dân tộc. Do thế, mỗi một đối tượng địa lí- trong địa danh mà nhờ đó, những giá trị bản<br /> nhân văn, khi đóng vai trò là điểm hội tụ sắc văn hóa được lộ diện, nói khác đi đó là<br /> của không gian tâm linh trong địa danh, đấy những biểu hiện về sắc màu của không gian<br /> là sự hợp thành của ba yếu tố: 1) Có dấu ấn tâm linh trong địa danh. Và với sự lan tỏa<br /> của tín ngưỡng bản địa hoặc dấu ấn tôn lung linh, huyễn hoặc của những sắc màu<br /> <br /> 28<br /> NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH<br /> <br /> <br /> ấy, không gian tâm linh bỗng trở nên thực Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho<br /> hơn và cũng ảo hơn bởi những giá trị vĩnh Hạ Long thành thắng cảnh<br /> hằng được phản chiếu trong cõi nhân sinh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc,<br /> và cõi linh thiêng thần thánh. Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm<br /> 2.1. Sắc màu của không gian tâm linh Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi<br /> biểu hiện sự kính ngưỡng với hồn thiêng Chẳng mang một dáng hình, một ao ước,<br /> sông núi và các đấng thần thánh qua giai một lối sống ông cha<br /> thoại và truyền thuyết gắn với địa danh Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta<br /> Việt Nam cũng thấy<br /> Khác với cách nghĩ thiên về trừu tượng, Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...”<br /> ở trường hợp cụ thể của địa danh, không Những địa danh được nhắc đến trong<br /> gian tâm linh lại được biểu hiện khá sống lời thơ trên hẳn không xa lạ gì với bất cứ<br /> động, với sự vận động cả trong chiều không người Việt Nam nào bởi lẽ đơn giản, chúng<br /> gian lẫn chiều thời gian. Nhìn trong chiều gần gũi và quen thuộc đến mức những sự<br /> thời gian, không gian tâm linh được biểu tích, giai thoại hay truyền thuyết gắn với<br /> hiện và hàm chứa qua bức màn sương khói tên gọi địa danh ấy ai cũng có thể thuộc, ai<br /> về diễn trình lịch sử của đời sống con người cũng có thể kể. Nhờ thế, trong sự hiểu, sự<br /> với những quy luật phát triển riêng của nó. biết và sự lưu truyền giữa các thế hệ người<br /> Nhìn trong chiều không gian, không gian Việt, chúng được xem như những địa chỉ<br /> tâm linh lại được biểu hiện qua sự vận động tâm linh tiêu biểu mà mọi người thường<br /> của những tên gọi chỉ địa hình hay chỉ công hướng đến mỗi khi muốn tìm về những giá<br /> trình xây dựng ở mỗi địa phương vùng, trị nguồn cội hoặc những giá trị thiêng<br /> miền khác nhau và luôn chứa đầy huyền liêng của truyền thống dân tộc hay văn hóa<br /> tích. Với sự thẩm thấu và lan tỏa từ những bản địa. Một địa danh Hạ Long chẳng hạn,<br /> giai thoại và truyền thuyết, chiều kích của với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về<br /> không gian tâm linh đã bộc lộ một cách rõ cội nguồn con Rồng cháu Tiên, người Việt<br /> nét, trước hết là vẻ đẹp của hồn thiêng sông đã tạo nên một truyền thuyết hết sức cao<br /> núi Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm quí và thiêng liêng nhằm bất tử hóa ý niệm<br /> trong trường ca "Mặt đường khát vọng" đã đó trong tên gọi địa danh này. Cho nên,<br /> diễn tả rất đúng ý này: thực chất câu chuyện Ngọc Hoàng sai rồng<br /> "...Những người vợ nhớ chồng còn góp cho mẹ mang theo một đàn rồng con xuống hạ<br /> Đất Nước những núi Vọng Phu giới giúp người Việt đánh giặc ngay từ<br /> Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn thuở mới bắt đầu lập nước, sau đó vì thấy<br /> Trống Mái con người và vùng đất thanh bình, tươi<br /> Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn đẹp, mẹ con đàn rồng không trở về trời mà<br /> trăm ao đầm để lại ở lại cùng muôn đời con cháu nước Việt<br /> Chín mươi chín con voi góp mình dựng gìn giữ đất nước, đấy là vì cha ông ta muốn<br /> Đất tổ Hùng Vương tạo ra hàm ý sâu xa nhằm nhắn gửi cho hậu<br /> Những con rồng nằm im góp dòng sông thế về vùng đất rồng tiên, cội nguồn cao<br /> xanh thẳm quí của dân tộc. Do đó, không phải ngẫu<br /> Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước nhiên mà mỗi đối tượng địa danh của vùng<br /> mình núi Bút non Nghiên. đất thiêng này đều được chỉ rõ trong tên<br /> <br /> 29<br /> SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT<br /> <br /> <br /> gọi: nơi rồng mẹ đáp xuống là Hạ Long; xinh đẹp, từ đấy nâng lên tầm cao của triết<br /> nơi rồng con đáp xuống là Bái Tử Long và lí Ngũ hành, hóa tạo nên đá núi Kim Sơn,<br /> nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn,<br /> Bạch Long Vĩ. Có thể nói, với sự kì vĩ của khắc lên ý nghĩa của năm ngọn núi quần tụ,<br /> không gian tự nhiên đã làm cho những mang tầm cao của một học thuyết đã từng<br /> truyền thuyết gắn với những địa danh ở chi phối đời sống tư tưởng của dân tộc<br /> đây mang tính chất thiêng hóa và được hòa Việt, về sau còn được bổ sung thêm yếu tố<br /> nhịp, lan tỏa: một người con gái vạn chài Phật tích để hai hệ thống triết thuyết về tín<br /> xinh đẹp vì quyết liệt bảo vệ tình yêu ngưỡng bản địa và tôn giáo ngoại lai gặp<br /> chung thủy mà bị đày ra đảo hoang rồi hóa gỡ nhau để rồi tiếp biến, đan xen trong<br /> thành hang Trinh Nữ; một chàng trai hoá dáng hình vật chất của những ngọn núi, của<br /> đá luôn quay mặt về phía hang Trinh Nữ thạch nhũ hay động phủ, biến Ngũ Hành<br /> như là sự huyễn hoặc của tự nhiên với thế Sơn thành một trong những điểm tâm linh<br /> giới người đời; hay một động Kim Quy, nổi tiếng bậc nhất không chỉ của vùng đất<br /> nơi gắn với truyền thuyết về Rùa Vàng sau sông Hàn.<br /> khi giúp vua Lê Lợi đánh tan quân giặc, đã Trường hợp những địa danh ở vùng đất<br /> tiếp tục diệt trừ yêu quái, rồi hoá đá trong sông Hương núi Ngự, vùng đất vua chúa,<br /> động; hay truyền thuyết về vua Rồng ở nơi linh thiêng tụ khí, thông qua sự hiểu, sự<br /> động Thiên Cung, một chứng cứ về sự hòa biết và sự lưu truyền giữa các thế hệ người<br /> hợp giữa thần linh và người trần giới, giữa Việt, những giai thoại, truyền thuyết gắn<br /> cõi thiêng và cõi thực. Phải chăng đây là với những địa danh nơi đây cũng luôn<br /> bức thông điệp mà người xưa muốn gửi được linh hiển hóa, đậm chất cao sang và<br /> cho hậu thế? Phải chăng đây là không gian không kém phần hào sảng. Chỉ riêng một<br /> tâm linh của hồn thiêng sông núi Việt Nam địa danh chỉ ngôi chùa Thiên Mụ, trí nhớ<br /> được hình hài hóa, hiện hữu hóa nơi địa dân gian lưu truyền ít nhất bốn truyền<br /> danh được coi là biểu tượng của vẻ đẹp đất thuyết và đều liên quan đến sắc màu Phật<br /> trời Việt Nam? giáo, sắc màu vua chúa: truyền thuyết thứ<br /> Trong sự hiểu, sự biết và sự lưu truyền nhất cho rằng, Cao Biền- một viên tướng<br /> giữa các thế hệ người Việt, việc ý niệm đời nhà Đường, từng tìm cách trấn yểm đồi<br /> hóa, hiện hữu hóa những giá trị thiêng Hà Khê, nhưng nhờ có bà tiên chỉ dẫn lập<br /> liêng qua giai thoại và truyền thuyết tạo chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí, bồi đắp<br /> nên không gian tâm linh trong địa danh mạch núi linh thiêng cho bậc quốc chủ xuất<br /> không chỉ được biểu hiện ở một trường hợp hiện về sau nên được gọi là núi Thiên Mụ;<br /> mà dường như, có tính chất hàng loạt và truyền thuyết thứ hai lại kể về chúa<br /> gần như lan tỏa suốt một dải đất hình chữ S Nguyễn Hoàng nghe theo lời chỉ dẫn của<br /> của đất nước Việt Nam. Như trường hợp bà lão nhà trời, khi tìm đất định đô, cầm<br /> danh thắng Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng nén hương xuôi theo dòng sông Hương,<br /> chẳng hạn, chỉ với 5 ngọn núi đá vôi hình đến đúng địa phận kinh thành Huế thì nén<br /> thành mà có biết bao câu chuyện huyền hương cháy hết, tại đó, chúa cho mở đất,<br /> thoại, truyền thuyết được thêu dệt. Đáng kể xây thành lập nên vương triều nhà Nguyễn<br /> nhất là truyền thuyết về con Rồng đẻ ra quả tồn tại hơn 200 năm, với 13 triều đại kế<br /> trứng Long Quân rồi nở ra một cô Tiên tiếp nhau; truyền thuyết thứ ba lại kể, vị<br /> <br /> 30<br /> NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH<br /> <br /> <br /> chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi đích thân đi Ấn giáo, Phật giáo để trở thành tín ngưỡng<br /> xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho chính của vương triều Champa. Hoặc địa<br /> mưu đồ mở mang cơ nghiệp, thấy ngọn đồi danh chỉ công trình xây dựng tháp Pôklông<br /> Hà Khê nhô lên như hình chiếc đầu rồng Garai, ngôi tháp từng được xem là trung<br /> đang uốn khúc bên dòng nước trong xanh, tâm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do<br /> lại được người dân địa phương mách bảo, vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế<br /> rằng một bà tiên cho biết sẽ có một vị chân kỷ 13 đầu thế kỷ 14 đạt đỉnh cao trong kiến<br /> chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc<br /> long mạch, vì thế, chúa cho dựng một ngôi Chăm, mà truyền thuyết cho rằng nó là sản<br /> chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, phẩm của vua Pôklông Garai, vị vua có sự<br /> đặt tên là “Thiên Mụ Tự”; Truyền thuyết khởi nguyên kì lạ ở người mẹ vốn được hạ<br /> thứ tư kể về vua Tự Đức, vì cầu mong có sinh từ bọt biển, vì quyền lợi của dân tộc,<br /> con nối dõi, sợ chữ "Thiên" phạm đến trời để tránh đổ máu vô ích trong cuộc chiến với<br /> nên vị vua này cho đổi từ "Thiên Mụ" người Miên nên đã chủ động thách tướng<br /> thành "Linh Mụ" ("Bà mụ linh thiêng"). Miên thi tài xây tháp, ai xong trước sẽ<br /> Như vậy, với trí nhớ dân gian, sự lưu thắng. Kết quả cuộc chiến trí tuệ này, dĩ<br /> truyền trong cả bốn truyền thuyết về cùng nhiên là sự chiến thắng của vua Pôklông<br /> một địa danh đều cho thấy được lí do và Garai bằng sức mạnh, sự khéo léo, tài trí<br /> nguồn gốc xuất hiện của một tên gọi, thấy thông minh nên nhờ đó, bờ cõi được giữ<br /> được khí thiêng sông núi hiện hữu trong yên, người dân được hưởng cuộc sống hòa<br /> một đối tượng địa danh, thấy được sắc màu bình, hạnh phúc.<br /> trong không gian tâm linh với sự lan tỏa Trong dòng chảy của sự lưu truyền<br /> của yếu tố tôn giáo, yếu tố tín ngưỡng văn những giá trị nhân văn thiêng liêng đó, ở<br /> hóa bản địa của cư dân nơi vùng đất này. cuối trời phương Nam, nơi vùng “Hà Tiên<br /> Chính sự lưu truyền những giá trị nhân thập cảnh”, có hệ thống cảnh quan tựa Vịnh<br /> văn linh thiêng đó trong trí nhớ dân gian mà Hạ Long, với những giai thoại, truyền<br /> ở vùng đất miền Trung vốn từng là địa bàn thuyết gắn với địa danh nơi đây mới thấy<br /> sinh sống của cư dân Chăm, có khá nhiều hồn thiêng khí núi của đất trời Việt Nam<br /> địa danh, đặc biệt là trong hệ thống tháp tỏa rộng, sống động biết dường nào. Tuy<br /> Chăm trở thành điểm hội tụ văn hóa với mang đặc điểm của vùng đất mới vừa khắc<br /> nhiều truyền thuyết thể hiện những giá trị nghiệt, vừa hoang dã nhưng những tên gọi<br /> giao lưu và tiếp biến văn hóa và vì thế, sắc địa danh ở đây lại mang đầy tính mĩ cảm và<br /> màu của không gian tâm linh ở đây khá đặc hình tượng: một hòn đảo Kim Dự Lan Đào<br /> biệt. Trường hợp của thánh địa Mỹ Sơn, (Đảo Vàng Chắn Sóng), một ngọn núi Bình<br /> hay tháp Pônagar là những dẫn chứng tiêu San Điệp Thúy (Núi Bình San Xanh Biếc),<br /> biểu. Những truyền thuyết gắn với hai địa một ngôi chùa Tiêu Tự Thành Chung<br /> danh ấy đã cho người ta thấy tín ngưỡng cổ (Tiếng Chuông Tiêu Tự), một Giang Thành<br /> truyền của cư dân Chăm, cũng như tín Dạ Cổ (Tiếng Trống Đêm Ở Giang Thành),<br /> ngưỡng cổ ở Đông Nam Á là theo thuyết vũ một động đá Thạch Động Thôn Vân (Mây<br /> trụ lưỡng nghi với tư duy cặp đôi, tư duy Luồn Thạch Động), một núi Châu Nham<br /> âm dương là phổ biến và đã dung hợp với Lạc Lộ (Châu Nham Cò Đậu), một hồ nước<br /> những tôn giáo được du nhập từ Ấn Độ như Đông Hồ Ấn Nguyệt (Đông Hồ Trăng Soi),<br /> <br /> 31<br /> SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT<br /> <br /> <br /> một vịnh nhỏ Nam Phố Trừng Ba (Sóng một mặc tưởng tâm linh xác thực để tìm<br /> Trong Nam Phố), một xóm Lộc Trĩ Thôn một sự thư thái, an bình trong cõi tâm hồn.<br /> Cư (Xóm Dân Ở Lộc Trĩ), một xóm chài 2.2. Sắc màu của không gian tâm linh<br /> Lư Khê Ngư Bạc (Cảnh Chài Cá Ở Lư biểu hiện sự ngưỡng vọng và linh thiêng<br /> Khê). Tô điểm cho mỗi tên gọi ấy là cả một hóa những giá trị cao cả của con người<br /> tổ hợp những giai thoại, truyền thuyết hết Việt Nam trong đấu tranh với thiên<br /> sức đặc sắc. Chỉ riêng Thạch Động Thôn nhiên, xã hội và trong đời sống tình cảm<br /> Vân- một cảnh đẹp được Mạc Thiên Tích, Trong cuộc hành trình vượt thời gian,<br /> chủ soái của nhóm Tao Đàn Chiêu Anh không gian để khẳng định những giá trị<br /> Các đề cao trong bài thơ tổng vịnh mười vĩnh hằng của truyền thống dân tộc, qua sự<br /> cảnh đẹp “Bình Sơn, Thạch Động là rường thẩm thấu và lan tỏa của từng giai thoại và<br /> cột/ Sừng sững muôn năm cũng để dành”- truyền thuyết ở mỗi địa danh, sự hiểu, sự<br /> đã có nhiều truyền thuyết, trong đó nổi bật biết, sự lưu truyền những giá trị nhân văn<br /> là truyền thuyết về chàng Thạch Sanh, mà thiêng liêng về chủ thể con người Việt Nam<br /> với trí nhớ người dân của vùng này, họ luôn được bộc lộ khá đậm nét trên mọi phương<br /> tin tưởng và tự hào rằng Thạch Động là nơi diện của đời sống đấu tranh với thiên nhiên,<br /> phát sinh câu chuyện cổ tích nổi tiếng khắp xã hội cũng như đời sống tinh thần, tình<br /> cả nước “Thạch Sanh Lý Thông”, là nơi cảm giữa các thành viên của mỗi cộng đồng<br /> Thạch Sanh chém chằn tinh để giúp dân trên cùng lãnh thổ. Theo đó, săc màu của<br /> làng, đồng thời cũng là nơi Thạch Sanh giết không gian tâm linh trong địa danh ở đây<br /> đại bàng và cứu công chúa, với bằng chứng chủ yếu biểu hiện ở hai phương diện:<br /> xác thực trên đá, dưới chân đường thông 2.2.1. Sắc màu biểu hiện sự ngưỡng<br /> thiên nhìn vào vách thạch nhũ còn hiện hữu vọng và linh thiêng hóa những giá trị cao<br /> những dấu vết chân chim, có hình đầu con cả của con người Việt Nam trong cuộc đấu<br /> đại bàng khổng lồ đang quặp một cô gái, có tranh với các thế lực thiên nhiên và xã hội<br /> hình Thạch Sanh tay cầm búa đánh nhau Với mỗi địa danh, đằng sau mỗi giai<br /> với chằn tinh, trên vai vác công chúa để thoại hay truyền thuyết tạo nên sắc màu<br /> đưa công chúa lên khỏi hang động… Hơn tâm linh của nó, là thấp thoáng hình bóng<br /> nữa, động còn là nơi thờ Phật, không khí những giá trị cao cả của một đất nước, của<br /> linh thiêng của cõi Phật như được hòa mỗi một cộng đồng dân tộc, của mỗi một<br /> quyện và làm xoa dịu những oan hồn của con người Việt Nam, bằng sức mạnh, sự tài<br /> 130 người dân Việt Nam vô tội bị bọn Pôn trí, lòng quyết tâm, vượt qua mọi gian nan,<br /> Pốt thảm sát năm 1978 tại chính động này, thử thách, chiến thắng mọi lực lượng đối<br /> khiến sắc màu tâm linh ở đây được cộng nghịch, cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội<br /> hưởng một sắc thái hết sức đặc biệt. Đó có để bảo vệ và xây dựng cuộc sống. Bởi thế,<br /> lẽ là cái khoảng cách giữa cái huyền hoặc sự hiểu, sự biết, sự lưu truyền những giá trị<br /> và cái trần giới, giữa cái thiên đường và cái cao cả đó là bất diệt trong không gian và<br /> địa ngục, giữa xưa và nay được kéo gần đến thời gian.<br /> mức không đường ranh giới. Có lẽ vì vậy, Ngay tại Thăng Long-Hà Nội, thủ đô<br /> một khi đã đến nơi đây, mỗi người vì nhu ngàn năm văn vật, có biết bao nhiêu địa<br /> cầu thưởng lãm hay vì nhu cầu tâm linh, danh mang đậm màu sắc tâm linh, với biết<br /> đều không khỏi thực hành chiêm bái, với bao giai thoại, truyền thuyết trong trí nhớ<br /> <br /> 32<br /> NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH<br /> <br /> <br /> dân gian được lưu truyền, không chỉ cho nghiệt hoang dã ấy đã tô đậm những giá trị<br /> biết sự hình thành tên gọi những địa danh cao cả của đời sống tinh thần từng tộc<br /> cụ thể mà còn phản ánh quá trình khởi lập, người trong quá trình khai phá lãnh thổ. Và<br /> ghi lại dấu ấn những cuộc đấu tranh khắc trong trí nhớ dân gian, truyền thuyết về địa<br /> nghiệt với thiên nhiên và xã hội của con danh núi Nhạn sông Đà -nay là cụm thắng<br /> người ở vùng này. Chỉ riêng nói về một cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Phú Yên- kể<br /> điểm cụ thể, đó là địa danh Hồ Tây. Trước về một người khổng lồ được trời sai xuống<br /> khi địa danh này có tên gọi như ngày nay, lấp vùng trũng và lấn ra phía biển Đông, do<br /> ngoài những tên gọi như hồ Kim Ngưu, muốn làm nhanh nên đã gánh núi nặng gấp<br /> Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ mà mỗi tên đôi, gấp ba lần, đến nỗi khi gần tới biển,<br /> gọi gắn với một hay nhiều truyền thuyết chiếc đòn gánh gãy đôi làm rơi xuống hai<br /> thú vị, chẳng hạn, tên gọi hồ Kim Ngưu là cụm núi Nhạn và núi Chóp Chài. Thực<br /> gắn với truyền thuyết về con trâu vàng do chất, đấy là câu chuyện nhằm siêu linh hóa<br /> nghe tiếng chuông của ông Khổng Lồ ngỡ quá trình khởi lập gian nan của con người<br /> là tiếng gọi của trâu mẹ mà chạy từ Trung đối với mảnh đất này. Bởi vậy, trên đỉnh<br /> Quốc sang đây làm đất sụt lở tạo thành hồ; núi Nhạn, người Chăm cho xây dựng Tháp<br /> hay truyền thuyết về con trâu vàng ngày Chàm, còn gọi là Tháp Nhạn và nó trở<br /> xưa ở núi Tiên Du bị một Pháp sư yểm thành nơi thờ cúng linh thiêng và dường<br /> bùa, chạy tới hồ đây để tắm. Nhưng thú vị như họ muốn tạo nên một minh chứng vĩnh<br /> nhất có lẽ là truyền thuyết gắn với tên gọi cửu cho sự hòa hợp linh thiêng giữa con<br /> xưa nhất của Hồ Tây là Đầm Xác Cáo, bởi người và trời đất trong quá trình tạo dựng<br /> gợi nhắc đến sự tích Lạc Long Quân dâng nước non này.<br /> nước biển dìm chết một con hồ ly tinh chín Bởi thế, trong sự hòa nhịp với sự hiểu,<br /> đuôi chuyên tác oai tác quái quấy nhiễu sự biết, sự lưu truyền những giá trị thiêng<br /> dân lành thuở nơi ấy còn là rừng rậm liêng bất diệt, mà tại vùng đất Tây Nguyên<br /> hoang vu và nhiều gò núi. Sau này, khi phủ huyền thoại, sự thẩm thấu và lan tỏa của<br /> Tây Hồ cùng đền thờ Thánh Mẫu Liễu không gian tâm linh từ những giai thoại và<br /> Hạnh được tạo dựng thì nhiều truyền truyền thuyết trong mỗi địa danh lại mang<br /> thuyết gắn với địa danh nơi đây mới phát một sắc màu khá riêng. Đó là, tính chất<br /> huy hết vẻ huyễn hoặc, kì bí nhờ được trực cảm, tính chất nguyên sơ, dân dã bởi<br /> quyện hòa trong tín ngưỡng bản địa khiến gắn với tín ngưỡng nguyên thủy là thờ<br /> sắc màu tâm linh trở thành một yếu tố quan nhiên thần nên sức lắng đọng, sự linh<br /> trọng bậc nhất của địa danh vốn được coi là thiêng dồn tụ hết cả vào sông núi đại ngàn,<br /> một trong những chốn linh thiêng nhất Hà thời gian về sau thì một số địa danh mới có<br /> Nội từ xưa đến nay. thêm yếu tố thánh tích, Phật tích. Có lẽ,<br /> Trên hành trình khởi lập, mở đất về chính cuộc sống của nhiều đồng bào dân<br /> phương Nam của cha ông ta ngày trước, sự tộc thiểu số quần tụ nơi đây còn đậm chất<br /> lưu truyền những giá trị truyền thống nhân tự nhiên, hồn nhiên hoang dã như rừng cao<br /> văn của dân tộc lại được phản chiếu trong núi sâu, nên tâm linh họ cũng hướng về<br /> nhiều truyền thuyết gắn với địa danh về sông, về núi, họ ngưỡng vọng Giàng,<br /> một sự ứng phó với thiên nhiên dữ dằn và ngưỡng vọng Đất, ngưỡng vọng Mẹ thiên<br /> khắc nghiệt thở ban đầu. Chính sự khắc nhiên mà không quan tâm lắm đến cơ sở<br /> <br /> 33<br /> SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT<br /> <br /> <br /> thờ tự, hay nói khác đi, cơ sở thờ tự đã loạt địa danh được sản sinh trong cuộc chiến<br /> được thiên nhiên tạo dựng và linh thiêng tranh cách mạng giải phóng dân tộc vào<br /> hóa từ chính hình sông thế núi. Đó là điều giữa những thập niên của thế kỉ XX đã phản<br /> đặc biệt. Trường hợp địa danh chỉ thác chiếu sắc màu được thiêng hóa, thần thánh<br /> Đatanla là một dẫn chứng. hóa. Tự thân mỗi tên gọi địa danh được linh<br /> Trong trí nhớ lưu truyền của dân gian, thiêng hóa ấy đã là mỗi bài ca hào hùng,<br /> ít nhất có ba truyền thuyết gắn với địa danh mỗi truyền thuyết hào hùng về con người và<br /> thác Đatanla - một trong những thác nước đất nước Việt Nam trong máu lửa chiến<br /> nổi tiếng nhất của vùng Tây Nguyên. Mỗi tranh. Đó là một Ngã Ba Đồng Lộc với<br /> truyền thuyết cho chúng ta nhìn thấy những huyền thoại bất tử về 10 cô gái thanh niên<br /> khía cạnh khác nhau trong sắc màu tâm xung phong hi sinh ở độ tuổi trăng rằm, đó<br /> linh ấy: có truyền thuyết cho chúng ta thấy là một Thành cổ Quảng Trị, vùng "Đất tâm<br /> vẻ đẹp của một bài ca về cuộc chiến chống linh", nơi trộn lẫn máu xương của hàng<br /> lại các thế lực thiên nhiên hung dữ nhằm ngàn chiến sĩ trong trong trận đánh 81 ngày<br /> bảo vệ đất đai và cuộc sống đồng thời cũng đêm vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, đó là<br /> là một bài ca về sự hợp nhất các dân tộc Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, nơi<br /> bản địa của vùng đất này; có truyền thuyết yên nghỉ vĩnh hằng của hàng vạn đồng chí,<br /> chỉ ra nguồn gốc hình thành và sự chuyển đồng đội đã hy sinh trong những năm kháng<br /> hóa tên gọi: Thác Đatanla (hay tên khác là chiến chống Mĩ để đến hôm nay, truyền<br /> Đatania) do các từ của tiếng K'Ho ghép lại: thuyết về cây bồ đề thiêng tỏa bóng ấm áp<br /> Đà-Tam-N'ha" có nghĩa là "nước dưới lá"; ôm trọn Đài tưởng niệm được coi như là<br /> lại có truyền thuyết khoác lên tấm màn lịch một “phúc âm” của các anh hùng liệt sỹ gửi<br /> sử, hé lộ một chút bóng dáng liên quan đến lại trần thế đã trở thành biểu tượng linh<br /> cuộc chiến tranh Chăm- Lạch - Chil vào thiêng của vùng đất tâm linh vào hàng bậc<br /> thế kỷ XV – XVII, người Chăm từ nhất này của đất nước.<br /> Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên 2.2.2. Sắc màu biểu hiện sự linh thiêng<br /> tấn công người Lạt, người Chil ở cao hóa đời sống tinh thần, tình cảm cao cả<br /> nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô của con người Việt Nam<br /> lệ. Khi nguy cơ thất bại cận kề vì thiếu Đời sống tinh thần, tình cảm của con<br /> nước uống thì người Lạt tình cờ phát hiện người Việt Nam, xưa nay, vốn như một<br /> ra dòng thác này và nhờ đó đã chiến thắng dòng chảy xuyên suốt kí ức của lịch sử dân<br /> người Chăm, bảo vệ được buôn làng. Từ tộc, chảy qua tâm hồn mỗi người, lắng sâu<br /> đó bộ tộc Lạt đặt tên Đatanla để ghi nhớ sự vào tâm thức của từng cộng đồng sinh sống<br /> kiện này với con cháu. Dù dưới góc độ nào trên cùng lãnh thổ. Bởi thế, sắc màu của<br /> thì sắc màu tâm linh bộc lộ qua những không gian tâm linh từ những giai thoại và<br /> truyền thuyết gắn với những địa danh ở truyền thuyết gắn với mỗi địa danh về đời<br /> đây cũng nhắc nhớ về cuộc chiến chống lại sống tinh thần, tình cảm mang tính chất<br /> các thế lực thiên nhiên hung dữ và các thế thiêng liêng hóa của người Việt được thắp<br /> lực xã hội nhằm bảo vệ đất đai và cuộc ánh sáng vĩnh cửu nhờ sự nối mạch và nuôi<br /> sống của các dân tộc ít người trên lãnh thổ. dưỡng từ cội nguồn của văn hóa tín ngưỡng<br /> Cùng theo dòng chảy của sự lưu truyền truyền thống. Mà cội nguồn, từ tâm thức,<br /> những giá trị linh thiêng cao cả đó, hàng trước hết, đó là thờ tiên tổ, là thờ Mẫu.<br /> <br /> 34<br /> NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH<br /> <br /> <br /> 2.2.2.1. Sắc màu biểu hiện sự linh hiện qua biết bao giai thoại và truyền<br /> thiêng hóa đời sống cao cả của tín ngưỡng thuyết gắn với địa danh của tín ngưỡng thờ<br /> thờ Tổ, thờ Mẫu Mẫu. Hầu như khắp mọi vùng trong cả<br /> Trong tâm thức dân tộc, với những địa nước đều có các địa danh chỉ công trình<br /> danh có không gian tâm linh biểu hiện về xây dựng thờ Thánh Mẫu- còn gọi là Bà<br /> tín ngưỡng thờ Tổ, trước hết, là câu chuyện Chúa Liễu Hạnh, một trong bốn vị “tứ bất<br /> về Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền tử”, người được dân gian xem là một mẫu<br /> thuyết Con Rồng cháu Tiên. Có thể nói, quyền năng vô lượng và phân thân thành<br /> đây là huyền thoại lập quốc đẹp bậc nhất các thần linh cai quản muôn mặt của vũ<br /> và là bài ca tâm linh đẹp nhất hướng về trụ: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản<br /> nguồn cội, hướng về miền đất Tổ. Thông trên trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi<br /> qua truyền thuyết, sợi dây tâm linh được rừng, Mẫu Thủy (hay Mẫu Thoải) cai quản<br /> nối kết giữa huyền sử, dã sử và chính sử trên sông biển- thể hiện sự ngưỡng mộ<br /> khiến con cháu ngàn đời sau còn biết được chân thành coi trọng người mẹ trong văn<br /> một anh hùng làng Gióng, sau tôn là Phù hóa truyền thống của dân tộc. Những câu<br /> Đổng Thiên Vương, đánh thắng giặc Ân chuyện truyền thuyết kể về Thánh Mẫu,<br /> xâm lược ở đời thứ 5 là đời Hùng Huy vốn là công chúa của Ngọc Hoàng thượng<br /> Vương, một nàng Tiên Dung ở cõi trời lấy đế, do đánh rơi chén ngọc đựng rượu chúc<br /> Chử Đồng Tử ở cõi đất vào đời thứ 18 là thọ đã phải xuống trần gian đầu thai làm<br /> Hùng Duệ Vương để cùng lập nên đạo con gái thường dân. Sau khi lấy chồng,<br /> Tiên là đạo xưa nhất ở nước ta. Rồi một sinh con rồi trở về trời, rồi giáng trần mấy<br /> cuộc hôn nhân giữa thần Tản Viên và công lần để gặp người thân, hay hiển linh để cứu<br /> chúa Ngọc Hoa trong chiến tranh giữa vua nhân độ thế, hoặc trừng phạt kẻ bất lương<br /> Hùng và vua Thục, để sau đó là một loạt và hay du ngoạn khắp chốn danh lam,<br /> chuyện Tản Viên dạy dân biết đủ các nghề, giáng bút, đề thơ. Đấy là những câu chuyện<br /> khiến cho đất nước ngày thêm thái bình, mang đầy tính chất linh thiêng, thần thánh<br /> thịnh trị. Sự bất tử của các vị thánh tổ cũng hóa vốn phản ánh bản chất của tín ngưỡng<br /> là sự bất tử của những giá trị tâm linh in thờ Mẫu trong văn hóa Việt truyền thống.<br /> đậm trong dòng chảy lưu truyền của tâm Điều khá đặc biệt là tín ngưỡng thờ<br /> thức người Việt, là sự tri ân các vua Hùng- Mẫu không chỉ được biểu hiện trong hình<br /> Quốc tổ có công dựng nên nhà nước đầu thức thiêng hóa các cơ sở thờ tự mà còn<br /> tiên, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam. biểu hiện trong sự thần thánh hóa tính chất<br /> Chính sự thăng hoa của những sắc màu kết hợp đan xen với các hình thức cụ thể<br /> trong không gian tâm linh qua hàng trăm, của những yếu tố tôn giáo khác. Vì vậy,<br /> hàng ngàn địa danh chỉ đền thờ các vua trong sự lưu truyền của trí nhớ dân gian,<br /> Hùng ở khắp mọi vùng đất nước mà chính các truyền thuyết gắn với những địa danh<br /> nhờ thế, UNESCO đã lấy đó làm một trong này thường có sự tổng hợp, đan cài với<br /> những cơ sở để công nhận là Di sản văn nhiều yếu tố, tức vừa mang yếu tố bản địa<br /> hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. vừa mang yếu tố tôn giáo khác, đặc biệt là<br /> Bên cạnh đó, trong sự lưu truyền của Phật giáo. Chẳng hạn, ai cũng biết chùa<br /> trí nhớ dân gian, sự thăng hoa bởi sắc màu Dâu ở Bắc Ninh là ngôi chùa cổ nhất Việt<br /> của không gian tâm linh cũng được biểu Nam và là trung tâm hệ thờ Tứ Pháp cầu<br /> <br /> 35<br /> SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT<br /> <br /> <br /> mưa, nổi tiếng linh thiêng nhất nước. tên đầy đủ là Po Ina Nagar, hay còn gọi<br /> Những nhiều truyền thuyết gắn với địa là Tháp Bà, ở Nha Trang cũng vậy, thông<br /> danh này như truyền thuyết bà Trắng bà Đỏ qua nhiều truyền thuyết của người Chăm<br /> chùa Dâu, truyền thuyết Ghênh đẻ Khe và của cả người Việt gắn với ngôi đền tháp<br /> nuôi, truyền thuyết Đường vào phủ chúa này được lưu truyền trong trí nhớ dân gian,<br /> đều cho thấy các sắc màu khác nhau trong đều phản ánh sự giao lưu và tiếp biến giữa<br /> không gian tâm linh vừa thấm đẫm tính văn hóa Chăm Pa và văn hóa Ấn Độ, giữa<br /> chất bản địa vừa thấm đẫm tính chất tôn tín ngưỡng bản địa Chăm và Hinđu giáo.<br /> giáo ngoại lai. Với người Chăm, truyền thuyết cho rằng,<br /> Ở đây, trong sự lưu truyền những giá sự xuất hiện của Po Nagar- nữ thần sinh ra<br /> trị truyền thống văn hóa của trí nhớ dân do bọt nước biển và áng mây trời – là một<br /> gian, đáng chú ý nhất là tính chất kì bí, sự kì lạ. Sự kì lạ của vị thần có nhiều<br /> thần thánh hóa trong truyền thuyết về Phật quyền năng phép thuật và có đến 97 ông<br /> Mẫu Man Nương- một nhân vật liên quan chồng nhưng chỉ sinh được 38 người con<br /> đến sự tích Phật giáo Việt Nam khi đạo gái, sau đều thành thần, trong đó hai người<br /> Phật mới truyền sang đất Việt. Theo đó, sự con được người dân vùng Phan Rang và<br /> kì bí, thần thánh hóa được biểu hiện qua Phan Thiết tôn thờ. Điều đó càng làm tăng<br /> nhiều chi tiết: kì bí trong sự thọ thai và thêm tính chất kì bí, linh thiêng của các<br /> sinh hạ khác thường của Phật Mẫu Man đấng quyền năng và cũng tức là của những<br /> Nương trong thời gian học đạo tại chùa địa danh tâm linh nơi đây.<br /> Linh Quang của vị cao tăng người Ấn Độ, Điều đáng lưu ý là, trong sự lưu truyền<br /> kì bí trong việc vị cao tăng dùng gậy phép những giá trị truyền thống văn hóa của trí<br /> thuật bỏ đưa trẻ vào cây đa cạnh chùa, sau nhớ dân gian thì tính chất kì bí, linh thiêng<br /> hóa thành khối đá mà thợ tạc tượng của Sĩ của các đấng quyền năng trong giai thoại<br /> Nhiếp vứt bỏ xuống sông rồi lòng sông rực và truyền thuyết về những địa danh bao giờ<br /> sáng, Sĩ Nhiếp muốn vớt lên mà không tài cũng được kết nối với ý thức bản địa, ý<br /> nào vớt được. Kì bí trong việc Man Nương thức nguồn cội trong sự liên hệ với lịch sử<br /> đi thuyền ra giữa sông thì khối đá tự nhiên dân tộc. Bởi vậy mà, đối với người Việt,<br /> nhảy vào lòng, nên được gọi là Thạch vùng đất Kauthara (Khánh Hòa) vốn thuộc<br /> Quang Phật (Phật đá tỏa sáng). Điều đáng về người Việt, nên nữ thần Po Nagar cũng<br /> nói ở đây là, đằng sau tính chất kì bí, huyễn trở thành thần Mẹ xứ sở với tên gọi là<br /> tưởng, thần thánh ấy ẩn chứa một hiện Thiên Y A Na. Theo đó, hình ảnh về Thiên<br /> tượng tâm linh thú vị, một hiện tượng Y A Na Thánh Mẫu xuất hiện trong kí ức<br /> mang dấu ấn của sự giao thoa, tiếp biến của người Việt nơi đây vừa linh thiêng vừa<br /> văn hóa. Dấu ấn giao thoa đó không phải là gần gũi, vừa ở cõi thực vừa ở cõi hư, qua<br /> hiện tượng riêng lẻ mà có tính chất phổ câu chuyện về bà vốn là một tiên nữ giáng<br /> biến ở nhiều vùng được lưu giữ trong nhiều trần, thuở nhỏ được vợ chồng người tiều<br /> địa danh mang những yếu tố tôn giáo. Do phu già chăm sóc, sau hóa thân và kết<br /> vậy, sắc màu của không gian tâm linh ở duyên với Thái tử Trung Hoa, rồi trở về cố<br /> đây là sắc màu Phật tích, sắc màu tôn giáo- quốc, báo hiếu cha mẹ nuôi, dạy dân làng<br /> tín ngưỡng. phép tắc, lễ nghi, công việc cày cấy, kéo<br /> Trường hợp địa danh tháp Po Nagar, sợi dệt vải, rồi cùng chim hạc bay về cõi<br /> <br /> 36<br /> NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH<br /> <br /> <br /> tiên, được nhân dân xây tháp, tạc tượng hiện của nhiều hòn Vọng Phu trong suốt<br /> phụng thờ. Như vậy, trong sự lưu truyền chiều dọc đất nước như ở Nghệ An; ở Đắk<br /> những giá trị truyền thống văn hóa của trí Lắk, ở Bình Định... đều hắt lên ánh sáng<br /> nhớ dân gian, nếu vén lên bức màn của sự của ý nghĩa nhân văn cao cả, thể hiện ước<br /> siêu linh thần thánh từ những giai thoại mơ, khát vọng bao đời của nhân dân địa<br /> truyền thuyết ấy, ta sẽ thấy rõ bóng dáng phương về một cuộc sống yên bình, no ấm,<br /> của lịch sử một dân tộc, thấy rõ dấu vết văn hạnh phúc. Điều đáng nói là, qua hình<br /> hóa tộc người và cả các mối quan hệ xã hội tượng hòn Vọng Phu, người Việt muốn lưu<br /> khác liên quan. Điều đó chứng tỏ, trong truyền những ý nghĩa tâm linh, những sự<br /> những biểu hiện cụ thể qua truyền thuyết ở suy tưởng cao đẹp về gia đình, những triết<br /> mỗi địa danh, sự nối mạch với tín ngưỡng lí về con người trong hoàn cảnh gian nan.<br /> tôn giáo bản địa, tính chất siêu linh thần Bởi vậy, trong dòng chảy của sự lưu truyền<br /> thánh đã có dịp lắng tụ, quyện hòa với ý nghĩa tâm linh và suy tưởng ấy, người<br /> những đặc điểm về tâm hồn, tình cảm của Việt muốn có một cái kết đẹp về sự chờ<br /> người dân Việt nên nó luôn được duy trì và đợi, sự thủy chung trọn vẹn đối với tình<br /> tỏa sáng trong chiều dài của thời gian và nghĩa vợ chồng, nên trong truyền thuyết<br /> trong chiều rộng của không gian khiến vùng núi Sập, tỉnh An Giang, người dân<br /> những yếu tố nội sinh và ngoại sinh của nơi đây tin rằng người chồng trong câu<br /> văn hóa dân tộc luôn để lại dấu ấn trong chuyện hòn Vọng Phu sau khi biết được<br /> mỗi giai thoại và truyền thuyết gắn với hệ nguồn căn về vợ mình, đã bỏ đi khắp nơi,<br /> thống địa danh Việt Nam. rồi lại đi tiếp xuống sống với một bộ lạc ở<br /> 2.2.2.2. Sắc màu biểu hiện sự linh ngoài thành Óc Eo, chiều chiều nhớ vợ<br /> thiêng hóa đời sống tình cảm cao cả của con, người chồng lên đỉnh núi trông về<br /> con người Việt Nam chốn cũ sau dần dần hóa đá, cảm kích<br /> Trong sự lưu truyền những giá trị trước tấm lòng ấy, người dân địa phương<br /> truyền thống văn hóa của trí nhớ dân gian, đã đặt tên núi đó là núi Vọng Thê. Có thể<br /> có rất nhiều truyền thuyết thể hiện một nói, chính cảm thức tâm linh về tình nghĩa<br /> cách sâu sắc đời sống tình cảm của mỗi vợ chồng trong đời sống thực đã thăng hoa<br /> con người thuộc từng dân tộc gắn với hàng và được đẩy lên mức thiêng liêng hóa, tạo<br /> ngàn, hàng vạn địa danh ở khắp mọi miền nên một sắc màu trong không gian tâm linh<br /> tổ quốc. Chúng được thiêng liêng hóa, thần huy hoàng và đẹp đẽ.<br /> thánh hóa khiến chúng trở thành những bài Cũng trong dòng chảy lưu truyền tâm<br /> ca bất tử về tình cảm vợ chồng, tình cha linh ấy, có một truyền thuyết rất đẹp gắn<br /> con, tình yêu đôi lứa: “Những người vợ khác gắn với một danh thắng nổi tiếng của<br /> nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những tỉnh Hà Giang – đó là núi Đôi hay còn gọi<br /> núi Vọng Phu/ Cặp vợ chồng yêu nhau góp là núi Cô Tiên gắn với huyền thoại tiên nữ<br /> nên hòn Trống Mái”. Câu chuyện của địa Hoa Đào xuống hạ giới lấy người phàm<br /> danh núi Vọng Phu hay hòn Trống Mái trần, khi bị bắt quay lại về trời, thương<br /> được nhắc ở đây gắn với câu chuyện về chồng một mình nuôi con thơ vất vả, nàng<br /> mối tình giữa nàng tiên nữ và chàng Ngư đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới<br /> Phủ đã làm nên bài ca rất đẹp về tình cảm cho con bú, sau biến thành hai quả núi<br /> vợ chồng chung thủy. Bởi thế nên, sự xuất dáng hình bầu vú mẹ căng tròn. Từ sự kết<br /> <br /> 37<br /> SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT<br /> <br /> <br /> hợp cảm hứng được thổi hồn từ môtip núi nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới<br /> đôi ở những nơi khác nhau, nhà thơ Vũ nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn<br /> Cao đã tạo nên bài thơ "Núi Đôi" với bao núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên<br /> nỗi ám ảnh day dứt, xót xa bất tận: “Lối ta cho ngọn núi này là núi LangBiang”. Như<br /> đi giữa hai sườn núi/ Đôi ngọn nên làng vậy, hai câu chuyện, một địa danh, đều tỏa<br /> gọi núi Đôi/ Em vẫn đùa anh: sao khéo lên sắc màu linh thiêng của tình yêu đôi<br /> thế/ Núi chồng núi vợ đứng song đôi! lứa, tình cảm vợ chồng son sắt và được<br /> …Núi vẫn đôi mà anh mất em!”. cộng hưởng trong ý nghĩa tâm linh về sự<br /> Hay ở vùng đất Tây Nguyên huyền hợp nhất các dân tộc bản địa. Chính vì vậy,<br /> thoại, trong dòng chảy của sự lưu truyền hơn ở đâu hết, sắc màu tâm linh thấm vào<br /> những giá trị truyền thống về tình nghĩa vợ hồn sông núi, quyện tụ vào không gian<br /> chồng được biểu hiện cụ thể và đậm đặc thiêng của cỏ cây, đất trời nơi được mệnh<br /> nhất trong những truyền thuyết linh thiêng danh là “nóc nhà” Đà Lạt, khiến mỗi người<br /> gắn với tên núi, tên sông. Núi, chẳng hạn, khi đến địa danh này, đều được hít thở và<br /> có núi Ông, núi Bà (tức núi Liang và núi lắng vào hồn sâu không khí linh thiêng đó.<br /> Biang). Sông, chẳng hạn, có sông Chồng, Bên cạnh đó, trong dòng chảy của sự<br /> sông Vợ (tức sông Krông Nô và sông lưu truyền những giá trị truyền thống về<br /> Krông Ana). Thác, chẳng hạn, có thác Vợ, tình nghĩa phụ tử, tình nghĩa cha con cũng<br /> thác Chồng (tức (tức thác Đray Nur và thác là một giá trị được linh thiêng hóa trong<br /> Đray Sáp). Nhưng có lẽ hay nhất và nổi nhiều giai thoại truyền thuyết gắn với<br /> tiếng nhất là truyền thuyết về địa danh chỉ nhiều địa danh tạo nên sắc màu của không<br /> hai ngọn núi Ông và núi Bà, tức gian tâm linh rất đẹp đẽ và rất đặc biệt. Ở<br /> LangBiang gắn liền với một truyền thuyết cuối trời phương Nam, nơi mảnh đất đây<br /> nói về mối tình giữa chàng K’Lang người nắng đầy gió, có nhiều địa danh đẹp gắn<br /> Lát và nàng H'Biang, người Chil chỉ vì luật với nhiều truyền thuyết đẹp, mang ý nghĩa<br /> tục khắt khe của buôn làng ngăn cản mà linh thiêng này. Trường hợp địa danh hòn<br /> nàng H'Biang đã chết thay K’Lang. Và sau Phụ Tử là một minh chứng rõ ràng nhất.<br /> cái chết của hai người, cha Biang- tù Câu chuyện kể rằng, xưa kia ở vùng biển<br /> trưởng bộ tộc, đã đứng ra thống nhất các Hà Tiên có con thuồng luồng rất hung dữ,<br /> bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho; hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân.<br /> còn truyền thuyết thứ hai thì chính thức Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa<br /> được khắc trên bia đá tại đỉnh núi: “Ngày Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới,<br /> xưa tại vùng núi này, có người con trai tên người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú,<br /> Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người nên tự tẩm thuốc độc vào mình rồi dụ con<br /> con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc ác thú ăn khiến nó trúng độc chết. Nhưng<br /> Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang người con vì ôm xác cha khóc thương mà<br /> không cưới được chàng Lang, vì vậy hai chất độc từ người cha thấm qua khiến<br /> người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và người con chết theo. Cảm thương trước cái<br /> phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và chết bi tráng của hai cha con, trời nổi giông<br /> Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống bão, xác hai cha con bỗng hóa thành thành<br /> nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré...thành hai ngọn đá lớn và ngọn đá nhỏ, người đời<br /> chung một dân tộc K'Ho. Từ đó thanh niên xót thương, tưởng vọng và gọi tên đó là<br /> <br /> 38<br /> NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH<br /> <br /> <br /> hòn Phụ Tử. Đây có lẽ là truyền thuyết đẹp điểm kết nối với các thành viên trong xã<br /> bậc nhất về tình cha con và cũng là sắc hội, kết nối giữa các thế hệ, với sức lan tỏa<br /> màu tâm linh đẹp bậc nhất trong không không chỉ ở trong khu vực địa phương mà<br /> gian tâm linh của địa danh. còn lan tỏa ra khu vực quốc gia và quốc tế.<br /> 3. THAY LỜI KẾT LUẬN Chính nhờ đó, nhiều địa danh đã trở thành<br /> Từ sự biết, sự hiểu, sự lưu truyền biểu tượng thiêng liêng của địa phương,<br /> những giá trị truyền thống dân tộc, thông của vùng, của dân tộc, trở thành niềm tự<br /> qua những giai thoại và truyền thuyết gắn hào của người Việt, văn hóa Việt. Qua ánh<br /> với địa danh, với những sắc màu linh xạ của những sắc màu của không gian tâm<br /> thiêng hóa, thần thánh hóa, nhiều giá trị linh trong địa danh, bản sắc văn hóa tinh<br /> mang tính truyền thống tín ngưỡng bản địa thần của dân tộc phần nào được lộ diện. Sự<br /> và những giá trị tôn giáo và cả những giá hiện hữu của những yếu tố linh thiêng hóa,<br /> trị giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tâm linh hóa trong giai thoại và truyền<br /> tộc, các quốc gia khác trong diễn trình lịch thuyết ở mỗi một địa danh, thực sự đã gắn<br /> sử của dân tộc đã được bộc lộ, được cộng bó, hòa quyện vào đời sống tinh thần người<br /> hưởng và lan tỏa. Điều đó cũng chứng Việt, đáp ứng nhu cầu con người từ hai<br /> minh có không gian tâm linh hiện hữu phương diện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo<br /> trong địa danh, tức khẳng định rằng, bên và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các<br /> cạnh hai chiều vật lí, địa danh còn có chiều nghi lễ truyền thống. Đây chính là cơ sở<br /> thứ ba, là chiều tâm linh. Do đó, mỗi địa tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, thu hút, sức<br /> danh, đồng thời, vừa đóng vai trò là điểm lan tỏa đặc biệt của chiều văn hóa tâm linh<br /> hội tụ văn hóa tâm linh, vừa đóng vai trò là trong địa danh.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Đoàn Văn Chúc (1978), Văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin.<br /> 2. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chi Minh.<br /> 3. Ngô Đức Thịnh (2003), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ.<br /> 4. Nguyễn Đăng Duy (2009), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin.<br /> 5. Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân giã Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân<br /> tộc, Hà Nội.<br /> 6. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt, Nxb Văn hóa thông tin.<br /> 7. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb TP.Hồ Chi Minh.<br /> 8. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 4 – Truyền<br /> thuyết dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội.<br /> 9. Vũ Ngọc Khánh (2005), Hành trình vào thế giới Folklore, Nxb Thanh Niên.<br /> 10. Vũ Ngọc Khánh (2007), Lịch sử địa danh Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.<br /> <br /> * Nhận bài ngày: 14/5/2014. Biên tập xong: 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014.<br /> <br /> <br /> 39<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2