intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người H'mông

Chia sẻ: Sunshine_3 Sunshine_3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

149
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người H’Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người H’Mông. Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người H'mông Địa hình cư trú của người dân tộc H’mông, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của dân tộc này. Nhà của người H’mông dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người H'mông

  1. Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người H'mông
  2. Người H’Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người H’Mông. Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người H'mông Địa hình cư trú của người dân tộc H’mông, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của dân tộc này. Nhà của người H’mông dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu, nhà ba gian và hai cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo. Nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, ngoài ra, sàn gác có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách. Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác.
  3. Sau khi chọn được đất tốt người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác,cứ như thế khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi ngôi nhà hoàn thành. Trình tường xong, ngưòi H’Mông vào rừng chọn cây cột cái đem thẳng từ rừng về, không đặt xuống đất mà đưa lên nóc ngay. Họ coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà thể hiện sự ngay thẳng cứng cáp vững vàng của chủ nhà, nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu hay cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Cửa chính nhà của ngưòi H’Mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người H’Mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người H’Mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người H’Mông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính. Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người H’Mông, do vậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành. Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người H’Mông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người
  4. H’Mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi. Trải qua bao đời, sinh sống bên những sườn núi cao, những ngôi nhà trình tường của người H’Mông vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, luôn hấp dẫn du khách đến và tìm hiểu phong tục tập quán của một dân tộc vùng cao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2