intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà sàn

Chia sẻ: Ton Thi Huong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

371
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù đã trải qua không ít thăng trầm, nhưng đến nay nhiều bản làng của người Mường ở Hoà Bình vẫn còn nguyên những nét mộc mạc, còn giữ trong mình nhiều nét văn hoá, sinh hoạt mang đặc trưng riêng của dân tộc. Không giống với nhà sàn của nhiều dân tộc khác, nhà sàn của Mường không ngoài ý nghĩa đối với gia đình còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà sàn

  1. NHA SAN – NET VAN HOA DOC DAO TU VAN HOA MUONG Mặc dù đã trải qua không ít thăng trầm, nhưng đến nay nhiều bản làng của người Mường ở Hoà Bình vẫn còn nguyên những nét mộc mạc, còn giữ trong mình nhiều nét văn hoá, sinh hoạt mang đặc trưng riêng của dân tộc. Không giống với nhà sàn của nhiều dân tộc khác, nhà sàn của Mường không ngoài ý nghĩa đối với gia đình còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền. Việc dựng nhà sàn của đồng bào là kết quả của một quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú. Điều đó thể hiện ở áng mo (Đẻ đất, đẻ nước). Trong áng mo này đã nói về sự ra đời của nhà sàn người Mường. Trong đó nói, khi người Mường sinh ra chưa có nhà nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ. Việc dựng nhà của người Mường đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều sức lực nên họ có phong tục giúp đỡ nhau. Người giúp gỗ, người giúp công, giúp sức trong việc làm nhà của người Mường như đóng góp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm và ngày công đã thể hiện sự quan tâm chung của cả bản làng, tinh thần “tương thân tương ái”, đoàn kết cộng đồng sâu sắc. Nhà của người Mường thường có ba đến năm gian. Những gia đình đông con thì nhà lên đến bảy – mười hai gian. Loại nhà này ngày nay còn rất ít. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt. Nhà sàn người Mường thường được chia làm 2 hoặc nhiều gian. Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là “pen ngoài”. Đây là nơi tiếp khách và cũng là nơi để bàn thờ tổ tiên. Gian tiếp theo còn gọi là “pen tlong” được coi là một gian buồng, có hướng nhìn ra sân. Đây mới được xem là gian nhà chính. Ở đây người ta làm bếp và diễn ra mọi sinh hoạt đời sống hàng ngày của chủ nhân. Nhà sàn gồm có 4 mái. Hai mái trước có hình thang cân, hai mái đầu hồi có hình tam giác cân. Kết cấu nhà sàn truyền thống của người Mường khá độc đáo; nhà có 2 vì kèo, 4 cột cái, 4 cột con, giữa hai đầu cột nối với nhau gọi là quết (xà ngang). Các đòn tay nối các vì kèo với nhau, trên các tay có các hàng rui nối từ nóc nhà xuống cuối mái hiên, trên rui có các hàng mè nằm vuông góc với rui. Trên cùng được đặt một cây gỗ hoặc cây tre tuỳ theo loại nhà gọi là đòn nóc. Nhà sàn của người Mường được lợp bằng cỏ tranh đan thành phên có chiều dài từ 1,2 - 1,5 mét. Có nơi lợp bằng lá cọ hoặc rơm cũng đan thành phên như tấm tranh. Về mùa hè rất mát mẻ, mùa đông thì kín gió, ấm cúng. Kích thước ngôi nhà sàn
  2. còn thể hiện sự giàu có, địa vị xã hội của chủ nhân. Chủ yếu chia theo 4 cấp vị Lang, Ậu, Tạo, Nõ. Theo đó, các ngôi nhà này đều có những đặc trưng riêng để phân biệt với các nhà khác trong làng bản. Nhà Lang là nhà dành cho tầng lớp cao nhất, nó thể hiện cho quyền lực, sự giàu có, ấm no. Nhà Ậu là nhà dành cho tầng lớp dưới lang, giúp nhà lang các công việc quản lý, thu thuế... Nhà Tạo là nhà dành cho tầng lớp thường dân trong xã hội Mường. Nhà Nõ là nhà nhà dành cho tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội như mẹ goá, con côi. Cuộc sống của đồng bào người Mường ở Hoà Bình hiện nay đã khác xưa rất nhiều, tuy vậy, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, trong đó có nhà sàn vẫn còn được lưu giữ. Ta vẫn còn được thấy các bản Mường ở thung lũng đá vôi, thật bình yên, thật hiền hoà như từ xưa nó vốn có. NHÀ MỒ Ở TÂY NGUYÊN Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ vùng này, lúc đầu chỉ là những chòi nhỏ sơ sài, sau đó một hoặc vài ba năm thân nhân gia đình người chết dựng lại nhà mồ mới khang trang... Theo phong tục tang lễ của một số tộc người ở vùng Tây Nguyên, sau khi chôn người chết, người ta làm một chòi nhỏ sơ sài trên nấm mộ để che mưa che nắng cho người chết. Trong chòi thường đặt một số đồ dùng của người đã khuất. Sau đó một hoặc vài ba năm, thân nhân gia đình người chết phá nhà mồ cũ, dựng nhà mồ mới khang trang hơn, kiên cố hơn, trang trí tượng gỗ, có hàng rào xung quanh nhà mồ. Tục phá chòi, dựng nhà mồ mới của một số tộc người ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân (mùa khô) và được coi như một lễ hội lớn (lễ bỏ mả) của dân bản. Người ta đưa đến nghĩa địa rượu, thịt, cá, các vật cúng tế. Thân nhân người quá cố và dân bản cùng vui mừng, ăn uống, nhảy múa trong một hay nhiều ngày bên nhà mồ để chia biệt vĩnh viễn người quá cố. Tục bỏ nhà mồ theo quan niệm sau sự kiện này thì người sống hết trách nhiệm trông nom, thờ cúng cho người quá cố và được giải thoát mọi giàng buộc, nếu còn
  3. trẻ có thể lấy vợ (hoặc chồng) khác; còn người quá cố sẽ được đầu thai sang kiếp khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2