intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sách trắng về Tăng trưởng xanh khu vực Vịnh Hạ Long với chủ đề năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sách trắng về Tăng trưởng xanh khu vực Vịnh Hạ Long với chủ đề năm 2020 về Ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua Tăng trưởng xanh ở tỉnh Quảng Ninh gồm các nội dung phần chính sau: Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh; Quảng Ninh chủ động xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; Cộng đồng tỉnh Quảng Ninh chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu; Nỗ lực hiện thực hóa xã hội bền vững tại tỉnh Shiga, Nhật Bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sách trắng về Tăng trưởng xanh khu vực Vịnh Hạ Long với chủ đề năm 2020

  1. Cơ quan hợp tác UBND tỉnh quốc tế Nhật Bản Quảng Ninh SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH SÁCH TRẮNG VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH KHU VỰC VỊNH HẠ LONG Với chủ đề năm 2020 "Ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua Tăng trưởng xanh ở tỉnh Quảng Ninh" Quảng Ninh 2023
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Các từ viết tắt 3 Các ảnh 4 Các hình, biểu đồ 6 Các bảng 6 Lời nói đầu 7 Chương 1. Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh 8 Bài 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của biến đổi khí hậu 9 Bài 2. Tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh 13 Bài 3. Kế hoạch Tăng trưởng xanh của Quảng Ninh góp phần ứng phó với 18 biến đổi khí hậu Chương 2. Quảng Ninh chủ động xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp 25 ứng phó với biến đổi khí hậu Bài 4. Giải pháp quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Quảng Ninh nhằm ứng phó 26 với biến đổi khí hậu Bài 5. Các giải pháp bảo tồn hệ sinh thái tại tỉnh Quảng Ninh 32 Bài 6. Du lịch bền vững - Giải pháp tất yếu cho phát triển du lịch bền vững 38 tỉnh Quảng Ninh Bài 7. Quảng Ninh thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh thích ứng 41 với biến đổi khí hậu. Bài 8. Một số giải pháp thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn năng 47 lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Bài 9. Quản lý và xử lý chất thải trên Vịnh Hạ Long 50 Bài 10. Xây dựng giải pháp tài chính cho các chương trình ứng phó với biến 53 đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh Bài 11. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh 55 Quảng Ninh 1
  3. Chương 3. Cộng đồng tỉnh Quảng Ninh chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu 61 Bài 12. Thanh niên là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động 62 ứng phó với biến đổi khí hậu Bài 13. Vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong công tác bảo vệ môi trường và 65 ứng phó với biến đổi khí hậu Bài 14. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Hạ Long 68 về biến đổi khí hậu Chương 4. Nỗ lực hiện thực hóa xã hội bền vững tại tỉnh Shiga, Nhật Bản 72 Bài 15. Biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Shiga, 73 Nhật Bản Bài 16. Những nỗ lực của Chính quyền tỉnh Shiga chống lại biến đổi khí hậu 75 Bài 17. Hướng tới mục tiêu đạt được một xã hội không phát thải Co2 ròng vào 77 năm 2050 Bài 18. Xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững Hồ Mẹ 79 Lời tạm kết 81 Tài liệu tham khảo 82 2
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT IPCC Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu BĐKH Biến đổi khí hậu RNM Rừng ngập mặn KB Khu bảo tồn UNFCCC Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu KNK Khí nhà kính 3
  5. CÁC ẢNH Ảnh 1. Đáy biển Madiver trước (hình trái) và sau (hình phải) năm 1998 Ảnh 2. Băng tuyết phủ trắng chùa Đồng- Yên Tử và núi Cao Xiêm, Cao Ly - Bình Liêu Ảnh 3. Một số hệ sinh thái tại tỉnh Quảng Ninh Ảnh 4. Đập tràn ở Ba Chẽ bị ngập do lũ năm 2020 Ảnh 5. Hiện tượng trượt lở do bão tại đảo Soi Sim, vịnh Hạ Long trong trận mưa bão năm 2015 Ảnh 6. Hiện tượng san hô bị chết (hóa vôi trắng) ở Vịnh Hạ Long Ảnh 7. Hoạt động trồng rừng ngập mặn Ảnh 8. Kiểm tra việc thi công cấu kiện để ghép thả rạn san hô tại Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá VBB Ảnh 9. Đánh giá định kỳ sinh thái bãi rạn nhân tạo và san hô tại Cô Tô Ảnh 10. Thả cá giống trên vịnh Hạ Long Ảnh 11. Thả tôm giống tại Mũi Ngọc, Móng Cái Ảnh 12: Bãi Nam đảo Cô Tô Con Ảnh 13: Bãi biển Vàn Chảy Ảnh 14: Rạn san hô tại Vùng Biển Cô Tô Ảnh 15: Homestay A Đào tại Bình Liêu Ảnh 16: Mô hình giống lúa chất lượng cao Japonica tại huyện Hải Hà Ảnh 17: Mô hình vải chín sớm VietGap tại thị xã Đông Triều Ảnh 18. Mô hình giống gà Tiên Yên Ảnh 19. Mô hình giống lợn Móng Cái Ảnh 20. Trang trại chăn nuôi bò Phú Lâm Ảnh 21. Trồng rừng ngập mặn tại thành phố Móng Cái Ảnh 22. Trồng rừng gỗ lớn tại huyện Bình Liêu Ảnh 23. Phát triển nuôi cá lồng bằng sử dụng vật liệu ống nhựa HDPE tại đảo Phất Cờ,Vân Đồn Ảnh 24. Mô hình nuôi 3 lớp (rong sụn-cá-ngao) tại đảo Phất Cờ, Vân Đồn Ảnh 25. Chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE tại huyện Vân Đồn Ảnh 26. Hệ thống cảnh bão lũ SCADA của hồ chứa Yên Lập Ảnh 27. Hồ Yên Trung, TP Uông Bí Ảnh 28. Thiết bị bay điều khiển từ xa phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng thị xã Đông Triều Ảnh 29. Hoạt động thu gom rác trôi nổi trên biển vùng Vịnh Hạ Long Ảnh 30. Hoạt động thu gom rác trên các đảo thuộc Vịnh Hạ Long Ảnh 31. Công tác thu gom và xử lý rác thải của các đơn vị kinh doanh du lịch trên tuyến vịnh Hạ Long Ảnh 32. Thực hiện thu gom và phân loại rác tại nguồn tại vịnh Hạ Long 4
  6. Ảnh 33. Trẻ em mầm non huyện Hải Hà tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và BĐKH Ảnh 34. Trẻ em mầm non của thị xã Quảng Yên tập phân loại rác Ảnh 35. Sản phẩm của học sinh trường THPT Quảng Hà trong tiết học Địa lí về nội dung bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Ảnh 36. Giờ dạy tích hợp giáo dục BĐKH tại trường THCS - thành phố Uông Bí (trái) và THPT Minh Hà, TX Quảng Yên (phải) Ảnh 37. Học sinh thị xã Quảng Yên làm đèn học và giá đỗ từ vật liệu tái chế trong một bài học theo hình thức giáo dục giáo dục STEM Ảnh 38. Dự án “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm các rủi ro của môi trường nuôi tôm” của học sinh Nguyễn Thành Long - trường THPT Hòn Gai đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia năm 2020 Ảnh 39. Câu lạc bộ HAL0.W Community và đoàn thanh niên trường THPT Hòn Gai triển khai hoạt động dọn dẹp đường bờ biển Cienco 5 – thành phố Hạ Long Ảnh 40. Học sinh trường THPT Hạ Long tham gia dọn vệ sinh ở bờ biển thuộc phường Cao Xanh Ảnh 41. Không gian học tập, vui chơi của trẻ tại trường mầm non của thị xã Quảng Yên (trái) và thị xã Đông Triều (phải) Ảnh 42. Không gian xanh, thân thiện với thiên nhiên tại trường THPT Hoàng Quốc Việt – thị xã Đông Triều Ảnh 43. Phụ huynh học sinh tham gia tái chế rác thải nhựa làm đồ dùng dạy học tại một số trường trên địa bàn huyện Tiên Yên (ảnh bên trái) và Phong trào làm xanh trường học tại trường Tiểu học Phương Nam C (ảnh bên phải) Ảnh 44. Tuổi trẻ Quảng Ninh ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới Ảnh 45. Những tác phẩm bích họa của thanh niên Quảng Ninh Ảnh 46. Đoàn viên thanh niên phối hợp với bộ đội biên phòng dọn vệ sinh môi trường biển Ảnh 47. Đoàn viên thanh niên tham gia trồng cây hoàn nguyên môi trường Ảnh 48. Đoàn viên thanh niên phát túi tái chế cho người dân tại lễ phát động chống rác thải nhựa Ảnh 49. Chương trình dọn về sinh bãi biển Tuần Châu, phường Tuần Châu, TP. Hạ Long Ảnh 50. Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh bàn giao thùng phân loại rác tại khu 8, phường Hà Phong, TP. Hạ Long Ảnh 51. Mô hình trồng ổi VietGAP tại xã Sơn Dương, TP.Hạ Long đã giúp cải thiện mội trường, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân Ảnh 52. Tái chế rác thải nhựa thành đồ thủ công mỹ nghệ (A) và nuôi dưỡng ấu trùng ruồi lính đen từ rác thải hữu cơ phục vụ nhu cầu chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (B) Ảnh 53. Xuất hiện bướm cánh diềm Ảnh 54. Thống đốc Mikazuki của tỉnh Shiga tuyên bố việc bắt đầu Phong trào Chuyển đổi Shiga Carbon Net Zero (tháng 1 năm 2020) Ảnh 55. Sản xuất điện mặt trời Mega trên Yabaseki Hanto Ảnh 56. Bùn thải được chuyển sang cơ sở chuyển hóa nhiên liệu tại Nhà máy xử lý nước thải Kosei Ảnh 57. Bùn thải được huyển hóa thành nhiên liệu Carbide tại Nhà máy Xử lý Nước thải Kosei 5
  7. CÁC HÌNH,BIỂU ĐỒ Hình 1. Dự đoán sự thay đổi nhiệt độ bề mặt toàn cầu Hình 2. Dự đoán sự thay đổi mực nước biển Hình 3: Dự đoán tần suất xảy ra lũ lụt trên thế giới Hình 4: Mối quan hệ tuyến tính giữa lượng khí thải CO2 tích lũy trong khí quyển và sự gia tăng nền nhiệt độ bề mặt trung bình trên Trái Đất Hình 5. Xu hướng biến đổi tuyến tính của nhiệt độ không khí trung bình năm (oC) tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 1961 đến nay Hình 6. Xu hướng biến đổi mực nước biển giai đoạn 1961 đến nay: (a) tại Bãi Cháy; (b) tại Cửa Ông; (c) tại Cô Tô); (d) Xu hướng theo ảnh vệ tinh giai đoạn 1993-2018 Hình 7. Giá trị lượng mưa ngày lớn nhất đo được trong giai đoạn 1961 – 2019 tại Quảng Ninh Hình 8. Hiệu quả khi sử dụng nano-enzime G5CC93 Hình 9. Hình ảnh Scan nhiệt Hình 10. Giao diện trò trơi trực tuyến truyền tải thông điệp về rác thải nhựa của học sinh trường THPT Hòn Gai Hình 11. Hàm lượng D-glucosamin được sản xuất từ bột vỏ cua bởi quá trình lên men của các chủng vi khuẩn được phân lập từ bờ biển TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Hình 12. Bản đồ hiện trạng diện tích đất rừng tại xã Quan Lạn năm 2013 (A) và 2018 (B) Hình 13. Lượng phát thải khí nhà kính tại tỉnh Shiga, Nhật Bản trong giai đoạn 1990-2018 Hình 14. Nhiệt động trung bình tại tỉnh Shiga qua các thời kỳ 1890-2020 Hình 15. Quá trình tự điều chỉnh môi trường nước tại hồ Biwa, tỉnh Shiga, Nhật Bản đôi khi không xảy ra do biến đổi khí hậu CÁC BẢNG Bảng 1: Kiểm nghiệm thống kê xu hướng biến đổi lượng mưa năm tại các trạm khí tượng Quảng Ninh từ năm 1961 đến nay Bảng 2. Nội dung dung chính của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu 6
  8. LỜI NÓI ĐẦU Biến đổi khí hậu là khái niệm không còn xa lạ với chúng ta, những người đang sinh sống tại Việt Nam nói chung hay tại Quảng Ninh nói riêng. Quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt, khó lường, gây ra những tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội. Có thể nói biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của nhân loại hiện nay. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu tại khu vực Châu Á - Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, Quảng Ninh là tỉnh ven biển, thuộc khu vực nhạy cảm, có tính dễ tổn thương cao do các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bao gồm: Hiện tượng nước biển dâng; sự tấn công của các cơn bão nhiệt đới; sự gia tăng tần xuất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa giông, lũ quét, hạn hán... Đứng trước tình hình đó, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Với tinh thần chủ động, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã nhận diện những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý lĩnh vực tài nguyên - môi trường, đồng thời ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án, đề án liên quan tới tài nguyên - môi trường. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng đã xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hóa bằng Chính sách, ngày 16/11/2015, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020. Với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả nguồn lực, giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp. Phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam và xây dựng Quảng Ninh là nơi cần đến và đáng sống. Với mong muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh công bố Sách trắng về Tăng trưởng xanh năm 2020 với chủ đề: “Ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua Tăng trưởng xanh ở tỉnh Quảng Ninh”. Sách trắng được xuất bản nhằm cung cấp thông tin đến bạn đọc những kiến thức, thực trạng về tài nguyên - môi trường, tình hình phát triển kinh tế và các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh. Sách trắng Tăng trưởng xanh năm 2020 được các tác giả là những chuyên gia trong và ngoài nước cùng các cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực tài nguyên - môi trường tổng hợp và biên soạn từ các báo cáo về kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, các tư liệu chuyên môn và các nguồn thông tin đại chúng khác. Nội dung chính của Sách trắng được chia thành 04 chương như sau: Chương 1: Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh. Chương 2: Quảng Ninh chủ động xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương 3: Cộng đồng tỉnh Quảng Ninh chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương 4. Tỉnh Shiga nỗ lực xây dựng xã hội bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quá trình chuẩn bị và biên soạn, Sách trắng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến từ quý độc giả. Kính mời quý bạn đọc tiếp tục tìm hiểu những nội dung trong Sách trắng. Xin chân thành cảm ơn! BAN BIÊN TẬP 7
  9. CHƯƠNG 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH 8
  10. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BÀI Fujimura Toshiki – Chuyên gia JICA, Nhật Bản B iến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn đối với xã hội loài người. Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết rất khắc nghiệt như bão nhiệt đới, mưa dông, hạn hán và các đợt nắng nóng kéo dài đã xảy ra ở nhiều nơi trên khắp thế giới, gây ra những thiệt hại to lớn về con người và kinh tế. Nhiệt độ Trái đất đã tiếp tục tăng trong vòng 140 năm qua, mực nước biển cũng đang tăng lên do sự gia tăng nhiệt của đại dương và sự tan chảy của các tảng băng ở hai Cực Trái Đất. Ngoài ra, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái ngày càng gia tăng, chẳng hạn như động vật bị sốc nhiệt, sự lây lan các bệnh truyền nhiễm do nhiệt độ tăng cũng như sự thay đổi môi trường sống của các sinh vật. Biến đổi khí hậu cũng được cho là liên quan chặt chẽ đến sản xuất lương thực, gây ra nguy cơ lớn đối với an ninh lương thực, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Nội dung bài viết này sẽ thảo luận một số biểu hiện chính của quá trình biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Sự gia tăng nền nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất Theo Báo cáo đánh giá lần thứ sáu của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc năm 2021, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng lên ở mức 410 ppm, đây là mức chưa từng có trong 800.000 năm qua, cao hơn khoảng 47% so với thời kì tiền Cách mạng Công nghiệp thế kỉ XVIII. Nhiệt độ trung bình thế giới (2011-2020) đã tăng khoảng 1,09 °C so với trước khi công nghiệp hóa, trong đó nhiệt độ vùng đất liền tăng nhanh hơn so với nhiệt độ nước biển từ 1,4 đến 1,7 lần. Đặc biệt là ở Bắc Cực, nhiệt độ đang tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình trên thế giới. Báo cáo này đã kết luận một cách thuyết phục rằng: “Không nghi ngờ gì về hoạt động của con người đang làm nóng bầu khí quyển, đại dương và đất liền”. Điều gì sẽ xảy ra với nhiệt độ của trái đất trong tương lai? Cũng theo Báo cáo này, nhiệt độ trung bình toàn cầu đến năm 2100 theo kịch bản xấu nhất (SSP5-8,5) dự kiến sẽ tăng Hình 1. Dự đoán sự thay đổi nhiệt độ bề mặt toàn cầu (Nguồn: IPCC AR6 ) 9
  11. 3,3 °C tới 5,7 °C. Ngay cả trong kịch bản khả quan nhất, (SSP1-1.9) khi đạt được mức phát thải CO2 thực bằng không vào giữa thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ trung bình từ năm 2021 đến năm 2040 dự kiến vẫn sẽ tăng 1,5 °C. Mực nước biển dâng Nhiệt độ toàn cầu đã tiếp tục tăng trong 140 năm qua và mực nước biển dâng cao do sự gia tăng nhiệt của đại dương và sự tan chảy của các tảng băng ở Greenland và Nam Cực. Theo Báo cáo lần thứ 6 của IPCC, mực nước biển trung bình trên thế giới đã tăng khoảng 0,2m từ năm 1901 đến năm 2018. Tốc độ tăng trung bình là 1,3 mm/năm từ 1901 đến 1971; tăng lên 1,9 mm năm từ 1971 đến 2006 và tăng 3,7 mm/năm giữa 2006 và 2018. Mực nước biển thế giới vào năm 2100 được dự báo sẽ tăng từ 0,28 m đến 1,01 m so với năm 1995. Các chuyên gia dự đoán rằng ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao sẽ làm gia tăng các thảm họa ven biển như xói mòn bờ biển, triều cường, mực nước bất thường và gây thiệt hại cho các hệ sinh thái do mất vùng diện tích đất ngập nước ven biển. Hình 2. Dự đoán sự thay đổi mực nước biển (Nguồn: IPCC AR6 ) Những thay đổi về chế độ mưa và lượng mưa Lượng mưa trung bình trên đất liền đã tăng kể từ những năm 1950 và được dự báo vào cuối thế kỷ này sẽ tăng tới 13% so với năm 1995. Trên quy mô toàn cầu, các chuyên gia cũng dự đoán rằng tần suất của chế độ mưa bất thường hàng ngày sẽ tăng 7% cho mỗi 1°C tăng lên của nhiệt độ bề mặt Trái Đất. Thêm vào đó, sự khác biệt về chế độ mưa giữa các khu vực ẩm ướt và khô hạn được dự báo sẽ ngày càng tăng. Việc tiếp tục phát thải khí nhà kính như hiện nay có khả năng làm tăng lượng mưa ở các khu vực ẩm ướt ở vĩ độ cao, vĩ độ trung bình và xích đạo, đồng thời làm suy giảm lượng mưa ở các khu vực khô hạn ở vĩ độ trung và cận nhiệt đới. Trong trường hợp xấu nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu, ước tính khoảng năm 2100, 100 triệu người sẽ phải hứng chịu lũ lụt hàng năm, gấp khoảng 5 lần mức hiện tại. 10
  12. Hình 3. Dự đoán tần suất xảy ra lũ lụt trên thế giới (Nguồn: IPCC AR5 ) Phát thải khí nhà kính toàn cầu Lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tiếp tục gia tăng. Trong số các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, carbon dioxide (CO2) có lượng phát thải tăng lên đáng kể. Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu từ thế kỉ XVIII, một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đã được khai thác và sử dụng cho tới tận ngày nay, dẫn tới nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tiếp tục tăng. Có thể thấy rằng lượng khí thải CO2 tích lũy trong khí quyển và sự gia tăng nhiệt độ có mối quan hệ gần như tuyến tính (mối quan hệ tỷ lệ thuận). Hình 4. Mối quan hệ tuyến tính giữa lượng khí thải CO2 tích lũy trong khí quyển và sự gia tăng nền nhiệt độ bề mặt trung bình trên Trái Đất (Nguồn: IPCC AR6 ) 11
  13. Tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe con người Sự gia tăng nhiệt độ và nhiệt độ nước biển do sự nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng đến các sinh vật và hệ sinh thái khác nhau sống trên đất liền, dưới biển và trong nước ngọt. Các số liệu báo cáo đã chỉ ra rằng rừng bị chết trên khắp thế giới và các sinh vật bị thay đổi môi trường sống dẫn đến giảm số lượng. Sự gia tăng nhiệt độ và nhiệt độ nước biển do sự nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng đến các sinh vật và hệ sinh thái khác nhau sống trên đất liền, dưới biển và trong nước ngọt. Từ các thông số báo cáo nhiều năm đã chỉ ra rằng rừng bị chết trên khắp thế giới, thay đổi môi trường sống của động vật và giảm dân số. Theo thống kê, 1/3 số rạn san hô trải rộng ở vùng biển ấm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kể từ những năm 1980, sự suy thoái, tẩy trắng san hô đã trở thành vấn đề đáng chú ý và nguyên nhân chính là sự nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, so với mức trung bình từ năm 1850 đến năm 1900, nếu nhiệt độ tăng 1,5 độ thì khả năng xảy ra “nhiệt độ bất thường (đợt nắng nóng) một lần trong 50 năm” cao gấp 8,6 lần. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ cơ thể do các đợt nắng nóng sẽ dẫn đến say nóng, mất nước,… đe dọa lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người./. Ảnh 1. Đáy biển Madiver trước (hình trái) và sau (hình phải) năm 1998 (Nguồn: Chuyên gia JICA, Nhật Bản) 12
  14. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH QUẢNG NINH BÀI Lương Diệu Kiên - Sở Tài nguyên và Môi trường Các biểu hiện đặc trưng của quá trình biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh Gia tăng nền nhiệt độ trung bình Trong thời kỳ từ năm 1961 đến nay, nhiệt độ không khí trung bình năm ở tỉnh Quảng Ninh thể hiện xu hướng tăng, nhiệt độ năm 1961 trung bình tại các trạm là 22,5oC, nhiệt độ năm 2018 trung bình tại các trạm là 23,6oC, với tốc độ tăng phổ biến ở ngưỡng xấp xỉ 0,2oC/thập kỷ, trong đó mức tăng ở trạm Bãi Cháy cao nhất, các trạm khác có tốc độ tăng nhiệt độ khá tương đương. Hình 5. Xu hướng biến đổi tuyến tính của nhiệt độ không khí trung bình năm (oC) tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 1961 đến nay (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) 13
  15. Thay đổi chế độ lượng mưa Trong thời kỳ 1961 đến nay, ở hầu hết các trạm thuộc tỉnh Quảng Ninh lượng mưa năm thể hiện xu hướng tăng hoặc giảm không rõ ràng, không thỏa mãn mức ý nghĩa khác biệt 5% trên tất cả các trạm. Trung bình tại các trạm vào năm 1961 ứng với lượng mưa 1954,86mm, đến nay lượng mưa trung bình năm khoảng 2209,5 mm. Tuy nhiên, các dao động nội tại cho thấy xu hướng giảm nhẹ về lượng mưa ở các trạm Uông Bí, và tăng khoảng 4% trong một thập kỷ ở trạm Cô Tô. Bảng 1. Kiểm nghiệm thống kê xu hướng biến đổi lượng mưa năm tại các trạm khí tượng Quảng Ninh từ năm 1961 đến nay (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) Tốc độ biến đổi Trạm S Đánh giá xu hướng (%/thập kỷ) Cô Tô 57 4,0 Tăng Bãi Cháy 57 0,3 Không rõ ràng Cửa Ông 57 -0,8 Không rõ ràng Tiên Yên 57 -0,6 Không rõ ràng Quảng Hà 38 1,9 Không rõ ràng Uông Bí 53 -0,5 Giảm Móng Cái 57 1,5 Không rõ ràng Nước biển dâng Đánh giá và kiểm nghiệm thống kê xu hướng biến đổi mực nước biển trung bình tại các trạm hải văn ven biển tỉnh Quảng Ninh cho thấy, mực nước tại trạm Cửa Ông và Bãi Cháy có xu hướng tăng, riêng trạm Cô Tô giảm nhẹ. Tính trung bình từ các trạm quan trắc, khu vực tỉnh Quảng Ninh có xu hướng tăng khoảng (0,25cm/năm). Hình 6. Xu hướng biến đổi mực nước biển giai đoạn 1961 đến nay: (a) tại Bãi Cháy; (b) tại Cửa Ông; (c) tại Cô Tô); (d) Xu hướng theo ảnh vệ tinh giai đoạn 1993-2018 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) 14
  16. Tốc độ biến thiên mực nước biển trung bình từ số liệu vệ tinh cũng được xác định theo phương pháp tương tự như số liệu tại trạm hải văn. Xu hướng biến đổi mực nước biển quan trắc bằng vệ tinh được tính toán từ chuỗi số liệu dị thường độ cao bề mặt biển từ năm 1993 đến năm 2018, kết quả tính toán cho thấy mực nước trung bình cho khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh biến đổi với tốc độ khoảng 0,33cm/năm. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan - Bão và mưa lớn: Bão và mưa lớn thường hay gặp ở vùng bờ biển Quảng Ninh với tốc độ gió mạnh nhất có thể lên tới 40 - 50m/s (cấp 13 - 16). Trung bình hàng năm có từ một tới năm cơn bão đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ và tác động trực tiếp đến vùng bờ biển Quảng Ninh. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9, trong đó hoạt động mạnh nhất là tháng 8. Đặc biệt bão thường kèm theo mưa lớn trên diện rộng, sóng to và nước dâng gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và tính mạng của nhân dân. Với 250km bờ biển, Quảng Ninh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của bão và mưa lớn. - Mưa cực đoan: Giai đoạn từ năm 1961 đến nay, lượng mưa ngày lớn nhất tại Quảng Ninh là 502,3mm tại trạm Tiên Yên (năm 2008), tại các trạm khác lượng mưa lớn nhất ngày ghi nhận được: 471,5mm tại trạm Cửa Ông (năm 1986); 423,7mm tại trạm Cô Tô (năm 2015); 408,1mm tại trạm Móng Cái (năm 2003); 393,1mm tại trạm Quảng Hà (năm 2012); 386,5mm tại trạm Bãi Cháy (năm 2015); 260,6mm tại trạm Uông Bí (năm 2015). Hình 7. Giá trị lượng mưa ngày lớn nhất đo được trong giai đoạn 1961 – 2019 tại Quảng Ninh (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) - Rét đậm và rét hại: Điển hình rét đậm, rét hại ngày 24-26/01/2016, nhiệt độ tại Chùa Đồng, Yên Tử (Uông Bí) xuống đến -5oC; nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh nhiệt độ xuống dưới 5oC; có hiện tượng băng tuyết phủ trắng chùa Đồng- Yên Tử và núi Cao Xiêm, Cao Ly - Bình Liêu. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới một số ngành kinh tế tại Quảng Ninh Đối với các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp - Năm 2012, bão số 5 làm lúa, hoa màu bị thiệt hại 197 ha; lồng bè nuôi thuỷ sản bị trôi 23 chiếc. Bão số 8 làm lúa và hoa màu bị bị ngập giảm năng suất 30% với diện tích 4.488 ha. Tàu thuyền các loại bị chìm 25 cái. Bè mảng các loại bị chìm, trôi dạt 110 cái. - Năm 2013, có 04 cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh. Trong đó có 02 cơn đổ bộ trực tiếp (bão số 5 & bão số 14), 02 cơn ảnh hưởng (bão số 2 & bão số 6). Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp 15
  17. Ảnh 2. Băng tuyết phủ trắng chùa Đồng- Yên Tử và núi Cao Xiêm, Cao Ly - Bình Liêu (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) chịu nhiều thiệt hại: 547 lồng bè hư hỏng, vỡ; 194 tàu thuyền chìm, vỡ; 2.708 m2 nhà lưới hư hỏng; hoa màu thiệt hại 1.622 ha; đầm thủy sản bị tràn, vỡ 5.273 ha; cống thủy sản bị hỏng: 10 chiếc; gia cầm bị chết: 14.573 con; rừng trồng bị đổ: 6.536 ha. - Năm 2014, có 2 cơn bão làm lúa và hoa màu bị hư hỏng: 7.645 ha; cây công nghiệp bị hư hỏng: 278 ha. Lũ quét do mưa lớn tại Đầm Hà làm lúa và hoa màu bị hư hỏng 282 ha; rau màu bị hư hỏng: 36 ha; ruộng bị vùi lấp không có khả năng khôi phục: 6,4 ha. Bão lũ đã làm diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại là 40,63 ha và 20 ô lồng. - Năm 2015, đợt mưa lớn lịch sử từ 25/7 đến ngày 05/8 đã gây thiệt hại nặng nề, 4.863 ha lúa, hoa màu bị ngập. Chăn nuôi bị thiệt hại lớn với 8.492 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi… Mưa lớn làm 1.481 ha nuôi trồng thủy hải sản bị ngập và thiệt hại, 2.250 ô lồng bè nuôi trồng hải sản bị thiệt hại. - Năm 2016, thiệt hại do rét, bão và mưa lớn trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian từ đêm ngày 22/1 đến ngày 28/1/2016, không khí lạnh rất mạnh gây rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh làm 183 ha lúa mới cấy 2,61 ha mạ, 40 ha gieo sạ và 25 ha rau màu bị ảnh hưởng (15 ha rau tại Quảng Yên; 10 ha rau tại Hạ Long). Bão làm gẫy đổ 3.000 cây keo tại huyện Đầm Hà; hoa mầu bị ngập lụt 8,0 ha tại huyện Đầm Hà. Trong thời gian từ đêm ngày 22/1 đến ngày 28/1/2016, không khí lạnh rất mạnh gây rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh làm chết 148 con trâu, 153 con nghé, 145 con bò, 85 con bê, 614 con dê, 455 con lợn, 4.154 con gia cầm. Không khí lạnh cũng làm cá bị chết rét là 313.138 kg (trong đó: Tiên Yên 157.000 kg; Quảng Yên: 154.400 kg; Đầm Hà: 8.768 kg; Hoành Bồ: 470 kg; Cô Tô: 1.000 kg; Uông Bí: 8.500 kg cá chim; Móng Cái: 5.000 kg cá rô phi. - Năm 2017, mưa lũ từ ngày 13/8 đến ngày 17/8 làm ngập lụt, cuốn trôi, xói lở, vùi lấp khoảng 79,23 ha lúa và hoa màu (Ba Chẽ 65,43 ha; Hoành Bồ 10,8 ha; Đông Triều 3,0 ha), trong đó diện tích lúa bị mất trắng là 19,52 ha (Ba Chẽ 7,72 ha; Hoành Bồ 10,8 ha; Đông Triều 1,0 ha). Mưa lũ kèm với sét làm 13 con trâu bị sét đánh chết (Móng Cái 03 con, Ba Chẽ 06 con, Hoành Bồ 01 con, Tiên Yên 03 con). Mưa lớn làm ngập 23 ao cá, diện tích khoảng 3,1 ha tại xã Lương Mông (huyện Ba Chẽ); ngập 0,47 ha ao nuôi nhỏ lẻ tại xã Đồng Sơn (huyện Hoành Bồ). 16
  18. - Năm 2018, mưa lớn làm cây lúa bị thiệt hại: 31,14 ha; hoa màu bị thiệt hại: 23,1 ha; rét hại 02 đợt vào các ngày 09-13/01/2018 và 28/01-01/02/2018 đã làm 07 con trâu, 02 bò, 12 bê; 17 nghé và 1.800 con gà bị chết. Mưa lớn làm diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 1,6 ha. Đối với các ngành Công nghiệp và Xây dựng - Năm 2012: Bão số 5 làm 09 nhà đổ, 255 nhà tốc mái; cột điện đổ (chủ yếu là cột vào nhà dân): 71 cột; cột viễn thông bị đổ: 01 cột; một số thiết bị xe máy bị ngập nước ở Bình Liêu. Bão số 8 gây ra làm 163 nhà bị tốc mái; 01 căn nhà bị đổ; 07 cột điện hạ thế bị gãy, đổ; 01 cột viễn thông bị đổ. - Năm 2013: Mưa bão làm 147 nhà đổ; 3.800 nhà tốc mái, hư hỏng; 25 trường học, công sở, bệnh viện bị tốc mái; 3.000 công trình phụ tốc mái; 891 nhà ngập úng; 10 cột ăng ten bị đổ. - Năm 2014: Mưa bão làm 33 nhà bị đổ sập; 681 nhà tốc mái và hư hỏng; 23 công trình phụ bị hư hỏng; 241 cột điện dân sinh bị đổ; 02 trạm biến áp bị cháy. - Năm 2015: Mưa bão làm 389 nhà đổ sập hoàn toàn, ngập sâu và sạt lở đất ảnh hưởng đến 558 hộ dân cần di dời. Đường ống cấp nước sạch D800 của Nhà máy nước Diễn Vọng cấp nước cho thành phố Hạ Long và Cẩm Phả bị đứt gẫy và đường ống D600 tại khu vực dốc Đèo Bụt (Quang Hanh, Cẩm Phả) bị vỡ đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trên 85.000 hộ dân. Đối với ngành điện, 251 trạm điện bị sự cố cần phải xử lý, trong đó có 18 trạm bị hư hỏng nặng, cháy 03 trạm biến áp 250KVA, 177 cột điện trung và hạ thế bị đổ. - Năm 2016: Bão kết hợp mưa lớn làm 124 nhà hư hỏng; trong đó bị sập hoàn toàn 13 nhà ở. Mưa bão còn làm gẫy đổ tổng số 60 cột điện hạ áp trên địa bàn tỉnh. - Năm 2017: Mưa bão làm 57 nhà bị ảnh hưởng ngập; 03 cầu bị hư hỏng; 125 điểm ngập lụt; 13 cột điện hạ thế bị gẫy đổ. - Năm 2018: Mưa bão làm 17 nhà hư hỏng; 38 nhà bị sạt lở; 595 nhà bị ngập úng; 01 chợ bị ngập; 520 kiot bị ngập; 03 điểm trường bị ngập; 6 cột điện hạ thế bị gẫy đổ. Đối với hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ Khí hậu cực đoan, gió lốc, nắng mưa thất thường, lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe con người cũng như cơ sở hạ tầng dịch vụ thương mại. Những yếu tố này làm giảm số lượng khách du lịch tới Quảng Ninh, đặc biệt khi mùa du lịch thường trùng vào mùa mưa bão. Năm 2015, do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục vắt qua Bắc Bộ ngày 25-28/7 Quảng Ninh mưa rất to, tại Cô Tô lượng mưa cả đợt lên tới 1.000 mm, sóng to, gió lớn buộc chính quyền phải cấm biển đã làm 2.500 du khách đã mắc kẹt trên đảo Cô Tô. Năm 2017, bão số 2 cũng làm 3.000 khách mắc kẹt tại Cô Tô, năm 2018 có 5000 mắc kẹt tại Cô Tô do mưa lớn và bão số 2, tháng 7/2019 đã làm mắc két gần 2.000 khách du lịch tại Cô Tô. Giao thông vận tải, văn hóa và du lịch Những tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến giao thông vận tải theo xu hướng gia tăng cường độ ảnh hưởng tập trung vào các tác động như sau: - Phá hủy cơ sở hạ tầng giao thông: mưa to, bão lớn, lốc xoáy, triều cường gia tăng về tần suất và cường độ phá hủy kết cấu cầu cống, đường xá,…; nhiệt độ cao làm gia tăng hao mòn năng lượng động cơ, làm tăng chi phí cho ngành giao thông vận tải. - Cản trở hoạt động giao thông: mưa lớn gây ra lũ lụt, lở đất, làm tắc nghẽn và ảnh hưởng đến việc lưu thông của phương tiện trên các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện, xã./. 17
  19. KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA TỈNH QUẢNG NINH GÓP PHẦN BÀI ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trần Thanh Phong - Sở Kế hoạch và Đầu tư V iệt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Tác động của biến đổi khí hậu đối ứng phó với rủi ro thiên tai liên quan đến thời tiết và khí hậu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã đề cập sự với nước ta là nghiêm trọng, nguy cơ đe dọa cần thiết phải tiến hành các hoạt động tăng cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng cường tính chống chịu với biến đổi khí hậu, kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. gia cố đê kè ven sông, ven biển, tìm kiếm các Nhận thức được các vấn đề gây ra bởi biến giải pháp kiểm soát ngập lụt cho các thành đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã có những phố lớn và ứng phó hiệu quả với các thảm cam kết và giải pháp mạnh mẽ ứng phó với họa tự nhiên. Và Chương trình mục tiêu quốc biến đổi khí hậu. gia ứng phó với biến đổi khí hậu (2008). Trong một thời gian ngắn, Chính phủ đã Ngày 05/12/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành một loạt các chính sách, chiến lược đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg và chương trình quan trọng để tạo khuôn khổ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi pháp lý cho các hoạt động nhằm ứng phó khí hậu. Đồng thời, Chính phủ đã thành lập hiệu quả với biến đổi khí hậu. Chiến lược Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu dưới sự quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên chủ trì của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ tai đến năm 2020 (năm 2007) và Kế hoạch đạo thống nhất các chiến lược và thực hiện hành động quốc gia thực hiện Chiến lược hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành này (năm 2010) đã thúc đẩy các hoạt động động liên quan đến biến đổi khí hậu. Bảng 2. Nội dung dung chính của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu 1. Mục tiêu chung: Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững; Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo MỤC TIÊU vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển CHIẾN LƯỢC bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. 2. Mục tiêu cụ thể: - Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; 18
  20. - Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội; - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu;. - Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. 1. Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu a) Cảnh báo sớm b) Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai 2. Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước a) An ninh lương thực b) An ninh tài nguyên nước 3. Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương 4. Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học 5. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất a) Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới b) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC c) Nông nghiệp d) Quản lý chất thải 6. Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu a) Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. b) Hoàn thiện và tăng cường thể chế. 7. Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu a) Cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu c) Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo 8. Phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu 9. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về biến đổi khí hậu 10. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2