intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sai lầm khi khởi nghiệp

Chia sẻ: Haivan Haivan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

237
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ ra những sai lầm cho bạn khi khởi nghiệp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sai lầm khi khởi nghiệp

  1. 7 SAI LẦM KHI KHỞI NGHIỆP Khi bước vào kinh doanh, bạn cần tránh vấp phải 7 sai lầm sau đây:  Bạn có một ý tưởng hay, có một sở trường độc đáo nào đó, như : nấu ăn rất  giỏi, có gu về thời trang, thích và am hiểu xe cộ... Từ đó, bạn muốn khởi  nghiệp kinh doanh, bạn chuẩn bị mở cơ sở làm ăn của mình, một nhà hàng,  một shop thời trang, một điểm bán xe... Đó là các doanh nghiệp nhỏ, và thông  thường là, bạn chưa có kinh nghiệm nhiều trên doanh trường. Vậy thì phải chú  ý   xem  xét, người  tinh  ý  thường tìm  cách  học ở  người  khác, nếu không là  chuyện thành công thì học cái lý do thất bại của họ, cái dẫn đến sự sai lầm để  tránh cũng quan trọng không kém học cái tạo ra thành công.  Dưới đây là bảy sai lầm để tránh lúc khởi nghiệp mà các nhà biên soạn sách  giáo khoa Business Today đã đưa ra, mong rằng nó sẽ ít nhiều bổ ích với bạn.  Sai lầm 1: Lầm tưởng một sở thích, sở trường là đã đủ để bước vào kinh doanh.  Nhiều người bước vào kinh doanh bởi một lý do sai, họ tưởng rằng với sở trường nấu nướng, đã từng làm được những  chiếc bánh ngọt ngon, nấu được các món ăn ngon...  như vậy họ có thể mở một nhà hàng hay một tiệm bánh thành  công ;  họ nghĩ rằng, họ thích vẽ kiểu và may được những chiếc áo đẹp cho mình và bạn bè, thì họ có thể mở một tiệm   thời trang...  Đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi, không phải ai có một sở thích, dù rất giỏi, là đương nhiên sẽ thành công  khi bước vào kinh doanh. Họ quên rằng, cái tiên quyết trong kinh doanh là kinh nghiệm kinh doanh và khả năng tổ chức  kinh doanh có hiệu quả.  Nếu bạn thiếu kinh nghiệm kinh doanh thì có hai cách để đạt được điều này: một là, đi làm cho ai đó trước khi mở   doanh nghiệp riêng để học kinh nghiệm kinh doanh; hai là, hùn hạp làm ăn với một người đã có kinh nghiệm. Một người  có sở trường nấu các món đặc sản rắn chẳng hạn, nếu kết hợp với một người có kinh nghiệm quản lý nhà hàng thì   thành công sẽ ở ngay trong tầm tay.  Sai lầm 2: Không chọn một nhóm khách hàng cụ thể.  Thông thường, người mở một công việc làm ăn nhỏ thường nghĩ rằng tốt nhất là: cửa tiệm hay nhà hàng, tiệm may của  mình nên hấp dẫn được tất cả mọi loại khách hàng. Thật ra, nhắm vào tất cả có nghĩa là chẳng nhắm vào ai cả, và cứ  thế thay vì ta tạo ra một cơ sở làm ăn mạnh trên một mặt hoặc một nhóm khách hàng nào đó, thì ta lại có một cơ sở  yếu trên tất cả mọi mặt. Cho nên, người có kinh nghiệm làm ăn thường cố gắng điều chỉnh ống ngắm của mình vào một  nhóm đối tượng càng hẹp càng tốt, và khi đã xác định xong thì chiếm lĩnh cho được cái thị trường mà mình đã xác định  đó. Chẳng hạn, nhà hàng ta nhắm vào nhóm khách hàng trẻ hay nhóm trung niên, cho các cặp tình nhân hay cho các  gia đình đi ăn tối, cho các doanh nhân thành đạt tiếp khách hay cho các công chức ăn trưa... Sau đó, áp dụng các cách   khuyến mại, khêu gợi thích hợp để giữ chặt họ với mình...  Sai lầm 3: Khởi đầu làm ăn với vốn liếng quá ít ỏi.  Cơ ngơi làm ăn nào cũng phải chịu lỗ vài tháng hoặc thậm chí vài năm trước khi có lời. Nên có hai việc cần nhớ : một là,  ngay từ đầu hãy nghĩ đến tình huống xấu nhất, hãy tính ra chi phí hàng tháng cần để duy trì cơ sở làm ăn, hãy giả định  khoản thu vào ở mức bi quan nhất, rồi xem thử thời điểm hòa vốn sẽ đến vào lúc nào trong hai năm đầu tiên mở cửa,  sau đó, chuẩn bị cho đủ nguồn vốn để chịu đựng những thâm hụt trong thời gian giả định có kịch bản xấu nhất đó.  Thiếu sự chuẩn bị này, cơ sở làm ăn của bạn sẽ quá dễ bị tổn thương khi tình hình diễn biến không thuận lợi như mong  muốn. 
  2. Sai lầm 4: Không theo dõi chặt chẽ các khoản bán chịu.  Phải có sổ sách và người thường xuyên theo dõi các khách hàng mà ta bán chịu, hoặc bán gối đầu, hoặc cho nợ. Với  số vốn ít ỏi của cơ sở làm ăn nhỏ mà không kiểm tra các khoản này thì một biến động nhỏ thôi có thể làm tan tành khả  năng tài chính của bạn ngay.  Sai lầm 5: Đưa ra giá bán sai.  Cái bảng giá chúng ta gắn vào sản phẩm của mình sẽ là con dấu báo hiệu cho số phận của cơ ngơi làm ăn của chúng  ta. Đưa ra một giá quá cao và thiếu cân nhắc sẽ đẩy khách hàng đi không quay lại. Cần rất thận trọng tính toán chi phí   và lợi nhuận của ta sao cho không bỏ qua tâm lý chuộng giá cả rẻ của khách hàng.  Sai lầm 6: Kiểm soát chặt chẽ các chi phí.  Người kinh doanh có kinh nghiệm biết rằng, một con tàu không chìm bởi một lỗ thủng lớn (vì ta phát hiện ngay để trám  lại) mà bởi có lỗ rò nhỏ (nó cứ thấm dần mà không ai biết). Các loại chi phí, tiêu xài cũng thấm như các lỗ rò vậy.  Sai lầm 7: Không lắng nghe.  Khác với nhà quản lý trong những công ty lớn, thường có nhiều tham mưu cố vấn, và có các quy trình ra quyết định bài  bản, người chủ các doanh nghiệp nhỏ thường tự quyết định tất cả mọi việc. Điều này có điểm lợi là cơ sở sẽ linh hoạt,  đáp ứng nhanh với các đòi hỏi mới của thị trường, nhưng cái hại của nó là bạn sẽ không có đủ thông tin từ nhiều phía,  rất dễ phiến diện mà dẫn đến sai lầm. Cách hay nhất để khắc phục chuyện này là nên có một nhóm cố vấn, gồm  những đồng nghiệp, các ngân hàng cấp tín dụng cho ta, kế toán viên... hàng tháng có thể mời tất cả dự một buổi làm  việc thân mật để nghe ý kiến của họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2