intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sâm bòng bong - Cây thuốc dân gian

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

107
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sâm bòng bong - Cây thuốc dân gian Sâm bòng bong (Helminthostachys zeylanica (L.) Hook.) thuộc họ sâm chân rết (Helminthostachyaceae), tên khác là sâm rừng, sâm rết, guột sâm, quản trọng, là một cây thảo, cao 20-30cm. Thân rễ nằm ngang có nhiều rễ phụ mập nom như con rết. Lá có cuống dài, màu lục hoặc nâu tím nhạt, phiến không sinh sản dài 1215cm, rộng 8-12cm, chẻ thành nhiều thùy hình mác, đầu tù hoặc nhọn, có dạng bàn tay, hơi giống lá bòng bong, mép nguyên hoặc hơi khía răng, lượn sóng; phần sinh sản mọc ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sâm bòng bong - Cây thuốc dân gian

  1. Sâm bòng bong - Cây thuốc dân gian Sâm bòng bong (Helminthostachys zeylanica (L.) Hook.) thuộc họ sâm chân rết (Helminthostachyaceae), tên khác là sâm rừng, sâm rết, guột sâm, quản trọng, là một cây thảo, cao 20-30cm. Thân rễ nằm ngang có nhiều rễ phụ mập nom như con rết. Lá có cuống dài, màu lục hoặc nâu tím nhạt, phiến không sinh sản dài 12- 15cm, rộng 8-12cm, chẻ thành nhiều thùy hình mác, đầu tù hoặc nhọn, có dạng bàn tay, hơi giống lá bòng bong, mép nguyên hoặc hơi khía răng, lượn sóng; phần sinh sản mọc ở gốc phần không sinh sản thành bông dài 5-10cm, có cuống dài bằng bông. Túi bào tử xếp dày đặc quanh trục bông, bào tử hình tròn, không màu hoặc màu vàng nhạt. Cây mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tĩnh; các tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi); vùng Tây Nguyên (Kon Tum). Thường gặp trên đất nương rẫy mới bỏ hoang hoặc trong các đám cỏ thấp ở chân đồi. Bộ phận dùng duy nhất của sâm bòng bong là thân rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, để nguyên trạng hoặc cắt bỏ rễ phụ rồi phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học của thân rễ gồm stigmasterol, fucosterol, dulcitol. Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát phổi, hóa đờm, tiêu ứ, chỉ thống, giải độc. Theo kinh nghiệm dân gian, khi ăn trầu, người ta thường thêm ít rễ sâm bòng bong để chống ho. Hoặc lấy thân rễ cây phơi khô 6-12g, thái nhỏ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Nước sắc này còn chữa mụn nhọt, lở ngứa. Đồng bào dân tộc Mông và Dao Đỏ dùng thân rễ sâm bòng bong tươi, thái nhỏ , hầm với gà để ăn làm thuốc bồi dưỡng cơ thể chữa suy nhược, gầy yếu, nhất là cho phụ nữ mới đẻ. Người Tày và Mường lại lấy thân rễ sâm bòng bong phơi khô 100 -
  2. 150g, thái mỏng, ngâm với một lít rượu 35 - 40o trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần mỗi lần 30ml để chữa đau lưng, nhức mỏi gân xương. Dùng ngoài, thân rễ sâm bòng bong giã nát, đắp chữa rắn, rết cắn và các loại côn trùng đốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1