Sản Vật - An-Nam Chí Lược Quyển Đệ Thập Ngũ Chung
lượt xem 4
download
Điền-thổ Nhâm-Diên nói rằng: "ruộng giồng lúa trắng, tháng 5 cấy, tháng 10 gặt; lúa đỏ, tháng chạp cấy, tháng 4 gặt. Bởi thế người ta thường bảo rằng: "Nước thâu thuế ruộng hai mùa, làng cống tơ tằm tám lứa. (Quốc thuế lưỡng thục chi đạo, hương cống bát tàm chi ty). Đất hẹp dân đông, có sản xuất lúc, mè, nhưng không có lúa mạch. Tằm-tang (nuôi tằm trồng dâu). Sách "Giao-Châu ký" của Lưu-Hân-Kỳ chép: "một năm tám lứa tằm, tằm sản xuất ở Nhật-Nam, dâu thì có lớn nhỏ hai giống, giống dâu nhỏ trồng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sản Vật - An-Nam Chí Lược Quyển Đệ Thập Ngũ Chung
- Sản Vật - An-Nam Chí Lược Quyển Đệ Thập Ngũ Chung Điền-thổ Nhâm-Diên nói rằng: "ruộng giồng lúa trắng, tháng 5 cấy, tháng 10 gặt; lúa đỏ, tháng chạp cấy, tháng 4 gặt. Bởi thế người ta thường bảo rằng: "Nước thâu thuế ruộng hai mùa, làng cống tơ tằm tám lứa. (Quốc thuế lưỡng thục chi đạo, hương cống bát tàm chi ty). Đất hẹp dân đông, có sản xuất lúc, mè, nhưng không có lúa mạch. Tằm-tang (nuôi tằm trồng dâu). Sách "Giao-Châu ký" của Lưu-Hân-Kỳ chép: "một năm tám lứa tằm, tằm sản xuất ở Nhật-Nam, dâu thì có lớn nhỏ hai giống, giống dâu nhỏ trồng về
- tháng giêng, cành lá sua sê. Từ tháng ba đến tháng tám đều nuôi tằm, lấy tơ dệt lụa". Muối Nấu nước biển lấy muối trắng như tuyết. Dân biên-thùy qua phục-dịch ở An- nam, đều vì nguồn lợi muối và sắt. Hoàng, bạch-kim (vàng và bạc) Các Châu Phú-Lương, Quảng-Nguyên sản xuất vàng, bạc, nhưng các người tìm vàng, tìm bạc thường không kiếm đủ số nạp cho quan, phải mua chỗ khác để nạp. Minh-châu Con trai sinh ở Đông-Hải, Giám-Thể-Quan mỗi lần cầu đảo với thần-linh, thì tìm được ngọc-trai lớn. Sách "Hải-Cổ" chép rằng: "năm nào trung-thu trăng sáng, năm ấy có nhiều ngọc trai". Mạnh-Thường làm Thái-Thú Hợp- Phố. Các quan Thái-Thú trước tham-lam, bắt dân mò tìm hạt trai bao nhiêu cũng không chán, vì thế, ngọc trai dời qua Giao-Chỉ. Mạnh-Thường đến, thay đổi tệ tập trước, hưng lợi trừ hại cho dân. Những con trai ngày trước bỏ
- đi nay trở về, dân xưng tụng Thường là bậc thần-minh. Đào-Bật làm bài thơ Hoàn-Châu-Đình rằng: Châu về Hợp-phố tiếng vang truyền, Thái-Thú thần-minh sáng cổ-hiền Trong bụng sò ngao châu chói sáng, Dưới chằm rồng cá ngũ thường yên. Về đời nhà Đường, năm Trinh-Quán thứ 4 (630), huyện Lâm-ấp có ngọc châu lớn, quan Hữu-Tư trưng cầu, Lâm-ấp dâng biểu trả lời không thuận. Hữu-Tư xin đánh. Vua Thái-Tông nói rằng: "Ưa chinh chiến, ắt vong quốc, gương của Dượng-Đế 7 và Hiệt-Lợi 8, chúng ta đều thấy. Đánh hơn một tiểu-quốc, chẳng oai-vũ gì, huống chi chưa chắc hơn". San-Hô Có đỏ đen hai thứ, ở dưới biển thì thẳng và mềm, thấy mặt trời thì cong và cứng. Đầu đời nhà Hán, Triệu-Đà dâng cây san-hô đỏ gọi là hỏa-thụ 9. Đơn-Sa
- Đời Tấn, Cát-Hồng muốn luyện thuốc tiên, xin ra làm quan lệnh tại huyện Câu-Lậu. Thơ Đỗ-Phủ có câu: Giao-Chỉ đơn-sa nặng trĩu. Thiều-châu bạch-cát nhẹ bong 10. Đại-Mạo (đồi-mồi) Hình giống rùa, nhưng vỏ hơi dài, có 6 chân, hai chân sau không có móng. Hương Sách xưa chép: "Nhật-Nam có nghìn mẩu rừng sinh gỗ thơm rất quý". Sách Nam-Việt-Chí chép: "Giao-Châu có cây hương-mộc, muốn lấy thì đốn xuống, chờ lâu năm cho vỏ mục rồi lấy ruột và mắt cây, thứ nào cứng, đen, bỏ xuống nước chìm, gọi "trầm hương", nổi, gọi "kê-cốt hay bán-thủy", thứ thô gọi "sạn-hương". Kim-Nhan Có chỗ gọi cây cam-ma, thường tục đốt cây ấy để trừ tà-khí. Bài-Hương Cây nào có một rễ thì tốt.
- Hương-Phụ-Tử Một tên khác gọi là Kê-dầu, thứ nào mọc gần bờ bể là tốt. Giáng-Chân-Hương Thứ lâu năm dùng tốt. An-Tức Mật Sáp ong Chì Sắt Thiếc Quế Thứ vỏ mỏng thịt dày tốt. Tử-Thảo
- Sách Trung-Châu chép: "Kỳ-lân tử-thảo do kiến tạo ra, cũng như ong làm ra mật vậy. Tử-Thảo sắc đỏ mà vàng, giống tùng-chi". Giao-Châu-Chí chép rằng: "Tử-Thảo và huyết-kiệt đều sản xuất ở Giao-Châu, rõ ràng không phải cùng một thứ". Bản-thảo cương-mục nói rằng: "hai vật ấy chủ-trị tà-khí trong ngũ-tạng, chỉ-thống, phá huyết-tích, trị ghẻ mụt". Kha-Lê-Lặc Sách Trung-Châu chép: Kha-Lê-Lặc sản-xuất ở Giao-Châu, Ái-Châu, hoa trắng, hột như hột quả chi 11, vỏ và cơm dính sát nhau, vị không độc, chủ trị khí lạnh, bụng trướng đầy. Thường-Sơn Có hai thứ, tục gọi hoàng-đao và bạch-đao. Bồ-Hoàng Bị dao mác thành thương, dùng Bồ-Hoàng ghiền nhỏ, rắc vào thì lành. A-Ngùy Rau Đồ
- Rau đắng, sách xưa chép: sản-xuất ở huyện Cổ-Đô thuộc Lượng-Châu, vị đắng khó uống. Ý-Dĩ (Hạt bo-bo) Khi Mã-Viện sang đánh Giao-Chỉ, có chở ý-dĩ về, đi qua Ngũ-Khê, hạt rơi xuống rồi mọc lên. Tô Đông-Pha có bài thơ: Phục-Ba dùng ý-dĩ, Trị ngược thuốc như thần. Độc Ngũ-Khê trừ được, Khôn trừ nộc sàm-nhân 12. Phong-Cương (Gừng) Xắt lát dán hai bên màng tang, hết đau đầu. Hỏa-Cương (Riềng) Sắc hơi tía, thường dùng làm men rượu, rất tốt. Cao-Lương-Cương
- Gốc ở Châu Cao-Lương, ở Giao-Châu cũng có, giống sinh ở Lôi-Châu tốt hơn. Ở Giang-Tả gọi là cũ Đỗ-Nhược. Vị rất ôn, chủ trị tích, lạnh, đau bụng, giã nhỏ, sao sơ, hòa vơới nước gạo mà uống. Trị thổ-tả hoắc loạn: dùng Cao- Lương-Cương năm lượng, nướng chín, đập dập, rửa sạch, đổ vào một thăng rượu, đun sôi năm ba lần, uống vào kiến hiệu tức khắc. Uống Cao-Lương- Cương thì thanh-khí tăng thêm, nhan-sắc tươi tốt, những nhà phú-hào hay sắc để uống. Hoàng-Cương Bản-thảo chép: "giống sinh ở Hải-Nam, gọi là bồng-truật. Vị cay đắng, rất hàn, không độc, chủ trị tâm phúc kiết tích, trừ phong nhiệt, tiêu ung thũng, nhai sống, trị khí. Thiên-Kim-Phương: trị ghẻ lác mới sinh, ngứa lâu ngày, lấy một lượng hoàng-cương hiệp vào ba lượng quế-hương, tán bột, hoà giấm uống. Uất-Kim (củ nghệ) Vị cay đắng, tính hàn, chủ trị tích huyết, lạnh, hạ khí, sinh da non, cầm huyết. Lưu-Vũ-Tích nói rằng: "dùng Uất-Kim độc vị, trị bệnh con gái chậm thấy tháng, tâm khí kiết tụ, mài với giấm nóng mà uống; đau dậy, tán bột trộn vào cháo mà ăn".
- Thông-Thiên-Tề Sách: "Giao-Châu-Ký" của Lưu-Hân-Kỳ chép: "lông tê-ngưu giống lông heo, đầu có ba sừng, sừng trên mũi ngắn, hai sừng trên trán, một dài một ngắn. Di-Vật-Chí nói rằng: "trong sừng thường có vân trắng như sợi tơ, sáng ngời, suốt từ ngọn đến gốc", gọi là thông-thiên-tê. Tịch-Thủy-Tê Tục truyền An-Dương-Vương có sừng văn-tê dài 7 tấc, khi đánh trận thua, ném sừng tê xuống biển, nước rẽ ra, Vương chạy vào nước, thoát nạn. Tịch-Hàn-Tê Năm Khai-Nguyên thứ hai (714), đời Đường, tiết đông-chí, Giao-Chỉ dâng một sừng tê, sắc như vàng, sứ-giả xin một cái mâm bằng vàng, đặt sừng vào, để trong đền, khí ấm xông lên người. Vua hỏi vì cớ gì? Sứ-giả tâu: "ấy là Tịch-Hàn-Tê. Thời Văn-Đế nhà Tùy (589-604), có tiến một cái, đến nay mới tiến lại". Vua vui lòng tặng thưởng rất hậu. Thơ Đỗ-Phủ có câu: "Kim bàn tê duy thận", nghĩa là: "Sừng tê để trong mâm vàng rất cẩn-thận". Voi
- Xứ Lâm-ấp sản-xuất voi, lúc đầu tại nước Chiêm-Thành, tục hay dùng voi để cỡi và chở. Quận Bố-chánh ngày nay, tức huyện Tượng-Lâm thuộc Quận Nhật-Nam ngày xưa vậy. Thổ-hào giết huyệnlệnh, lập nước gọi là Lâm-ấy. Thời Tống-Lý-Tông (1225-1264), An-nam cống voi, công-khanh đều dâng biểu mừng. Có một thái-học-sinh dâng bài thơ rằng: Ba voi đều tám thước cao, Giang-hồ muôn dặm biết bao nhọc nhằn. Công-Khanh ca ngợi thăng-bình, Lữ-Ngao13 chỉ có trâu-sinh 14 tâu bày. Năm Bính-Tý (1276) hiệu Chí-Nguyên, triều-đình dẹp yên nhà Tống, thẳng ruỗi đến Quế-Châu gần An-nam, nước ấy thường đem voi cống. Voi đực có hai ngà, voi cái không có. Sức mạnh của voi ở nơi vòi. Nhà vua thường mở cuộc đấu voi để xem hơn thua. Muốn săn voi, người ta lùa voi cái vào rừng, kế lấy mía dụ voi đực đến, đào hầm để sập bắt. Lúc mới sa hầm, voi rống hét om sòm, người ta bắt về tập, dần dần nó hiểu ý người. Gặp lễ tiết, người nài lấy gấm phủ lên lưng voi, khiến quỳ lạy quốc chúa.
- Lúc đám tang, thắng yên vàng (?), voi chảy nước mắt thành khối. Tính rất khôn, ở rừng núi, một con voi đực cặp bốn, năm chục voi cái; ưa uống rượu (?), thường lấy vòi xoi phên nhà của dân ở núi để uống, uống hết vò mà không say. Nếu hai con đi chung, được một vật gì, cũng chia đôi. Những đêm trăng, ưa ra sông tắm lội. Lúc trở về rừng, dân đuổi theo sau đánh trống, thanh-la inh ỏi, làm cho voi kinh sợ chạy bậy vào lối hẹp, sa lầy, không dậy được, bị dân đâm giết chết. Ngà voi có vân, sắc tươi sáng, những ngà chết, ngà rụng, không tốt. Người Lâm-Ấp hay giết voi, voi oán, dàn trận vây người, người sợ trèo lên cây, cởi áo treo ở cành, rồi chuyền qua cây khác chạy trốn, voi thấy áo treo, tưởng người, lấy vòi hút nước xối vào cây và lay cho cây đổ, không thấy người, giận chà nát áo rồi bỏ đi. Voi bệnh thì day đầu về hướng nam mà chết. Thịt voi thô, để cả da nấu mau chín, thịt gần nơi ngà và bàn chân khá ngon. Bò tót Giao-Châu-Ký chép rằng: "Bò tót sản xuất ở quận Cửu-Đức, có một sừng, dài hai thước. Thời Hán Linh-Đế (168-188), Cửu-Chân dâng bò tót, cho là con thú lạ. Khoảng niên hiệu Chí-Nguyên (1264-1294), An-nam thường đem cống. Bạch-Lộc
- Đời Tấn, đầu niên-hiệu Nguyên-Khương (291-199), có con hươu trắng xuất hiện ở huyện Vũ- Ninh, quận Giao-Chỉ. Đời Tống Văn-Đế, cuối niên-hiệu Nguyên-Gia (453), Giao-Chỉ đem dâng hươu trắng. Tiềm-Thủy-Ngưu (trâu lặn dưới nước) Giao-Châu-Ký chép răằng: "tại huyện Câu-Lậu có giống trâu lặn ở dưới nước, lên bộ thì sừng mềm, vào nước sừng lại rắn". Tinh-tinh Nam-Trung-Chí chép rằng: "hình chó, mặt người, ở trong hang núi, đi không do một lối quen nào, hằng bầy cả trăm con. Người ta thường lấy rượu và mấy chục đôi giép cỏ kết lại với nhau, bày ra giữa đường, Tinh-tinh gặp thấy, tức thì kêu tên họ ông cha của người mà chửi, và nói rằng: "Tụi bây cố bẩy ta, mau bỏ đi cho rồi". Nhưng sau lại kêu nhau uống nếm rượu, xỏ giép đi chơi, uống một vài chung đã say, giép bị giây chằng, té ngữa, thế là bị bắt. Người xưa hỏi quan lệnh Phong-Khê: "Phong-Khê có vật gì?". Đáp: "Chỉ có tinh-tinh, rượu và tớ". Phất-phất (đười ươi, một loại khỉ)
- Quách-Phác nói rằng: "Đười-ươi sản-xuất trong miền núi Giao-Châu, hình dáng giống người, lưng dài, mình đen, có lông đến gót chân, xỏa tóc, chạy mau, ăn thịt người, thấy người thì cười". Tả-Tư nói rằng: "Đười-ươi cười bị đấm". Nghị-Tử-Diêm-Ải (trứng kiến muối chua) Sách xưa chép: "Tù-trưởng các khê động ở Giao-Châu hay lấy trứng kiến muối chua, không phải các quan và thân-tộc, không được dùng món ăn nầy tiếp đãi (?). Thiên Giao-Đặc-Sinh có nói: "dùng tương trứng kiến". Sách Tế- Thống bảo rằng: "muối sản-xuất ở lục-địa, tức mà muối dùng làm tương trứng kiến". Sách Châu-Lễ: "người đầu bếp dọn tương có món tương trứng kiến". Phạm-Uý-Tông nói rằng: "Món trứng kiến ở Trung-Quốc thất truyền, nên mới tìm ở nơi người Mán, chứ không phải người Mán biết làm ra trước". An-Nam Chí-Lược Quyển Đệ Thập Ngũ Chung Chú Thích: 1. Việt Lang tức là quan lang Nam Việt. 2. Đô Kế cũng gọi là Hệ Lang.
- 3. Theo "Từ Hải" thì là "Pháp Thủy", danh từ nhà Phật, nghĩa là Phật pháp có thể giải trừ phiền não, bụi bặm cũng như nước có thể rửa sạch ô uế. 4. Việt Sử: Thái-Tông cho Tấn tên là Phụ Trần. 5. Ý nói hai thứ đều đẹp cả. 6. Nam sử chép là Lục Dẫn 7. Vua nhà Tùy. 8. Vua nước Đột-Quyết. 9. Cây lửa. 10. Giây sắn trắng để dệt làm áo mỏng. 11. Chi là tên cây, quả nó dùng để nhuộm màu vàng. 12. Mã Viện đánh Giao-Chỉ, lúc trở về, chở về mấy xe hạt bo bo, có kẻ gièm với vua Quang Võ, nói Mã Viện chở ngọc Minh Châu về rất nhiều. 13. Lữ-Ngao là một thiên trong Kinh Thơ. Thời vua Võ Vương nhà Châu, nước Tây Lữ dâng con chó ngao, Ông Thiệu Công làm thiên Lữ Ngao để khuyên răn vua không nên quí chuộng vật lạ.
- 14. Trâu là loại cá nhỏ. "Trâu sinh" nghĩa như "Tiểu sinh", nghĩa là người học trò hèn mọn, lời tự xưng khiêm tốn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn