intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sản xuất và đưa vào áp dụng bộ kit phát hiện nhanh lượng hàn the trong thực phẩm

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

179
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1951, Hội đồng tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (FSC) đã có quy định cấm sử dụng hàn the. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã có Quyết định số 867/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 không cho phép sử dụng hàn the làm chất phụ gia thực phẩm. Thế nhưng, trên thực tế, cho đến nay, hàn the vẫn còn xuất hiện trong một số sản phẩm thực phẩm trên thị trường Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sản xuất và đưa vào áp dụng bộ kit phát hiện nhanh lượng hàn the trong thực phẩm

  1. Sản xuất và đưa vào áp dụng bộ kit phát hiện nhanh lượng hàn the trong thực phẩm Năm 1951, Hội đồng tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (FSC) đã có quy định cấm sử dụng hàn the. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã có Quyết định số 867/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 không cho phép sử dụng hàn the làm chất phụ gia thực phẩm. Thế nhưng, trên thực tế, cho đến nay, hàn the vẫn còn xuất hiện trong một số sản
  2. phẩm thực phẩm trên thị trường Việt Nam. Một cuộc khảo sát mới nhất (đầu 2005) của Cơ Quan Quản Lý Chất Lượng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm nước ta cho biết: ở Hà Nội, 60 – 70% mẫu bánh cuốn có hàn the; ở Hải Phòng, 83.6% mẫu giò chả và 100% mẫu bánh cuốn, bánh đúc có hàn the; ở Phú Thọ thì cuộc kiểm tra giò, chả, bánh tẻ cho kết quả 78 – 94% có chất này. Hàn the, còn gọi là borax, là muối natri boric, có công thức hóa học làNa2B4O7.10H2O. Do hoạt tính kháng khuẩn – giúp tăng thời gian bảo quản thực phẩm; đồng thời có khả năng làm cho thực phẩm có độ dòn dai, đáp ứng thị
  3. hiếu người tiêu dùng, giá thành khá rẻ... vì thế nhiều nhà sản xuất thực phẩm vẫn cố tình sử dụng chúng. Tuy nhiên, đó lại là một mối nguy tiềm tàng. Khi vào cơ thể, độc tính của hàn the không bộc phát ngay nhưng 15% tổng lượng hàn the được đưa vào cơ thể sẽ tích tụ trong các cơ quan (mô mỡ, mô thần kinh…) dần dần gây thoái hoá các tổ chức gan, thận, cơ quan sinh sản… Người tiêu dùng nếu ăn phải thực phẩm có chứa một lượng lớn hàn the sẽ bị ngộ độc (buồn nôn, tiêu chảy; động kinh; tróc da, phát ban, đặc biệt là vùng mông, bàn tay; có thể có các dấu hiệu suy thận, nhịp tim nhanh, hoang tưởng
  4. và hôn mê…) Liều bắt đầu gây hại của hàn the là khoảng 10 – 40 ppm (1ppm = 1µg/g hay 1mg/kg). Với liều từ 2 – 5 g acid boric hoặc 15 – 30g borax, nạn nhân có thể chết sau 36 giờ. Dựa trên nguyên tắc phát hiện sự có mặt của hàn the bằng sự đổi màu của giấy nghệ từ vàng sang cam đỏ (theo như thường quy kỹ thuật của Bộ y tế), Viện công nghệ hoá học TP. HCM phối hợp cùng Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học TP. HCM đã sản xuất thành công bộ kit phát hiện nhanh lượng hàn the trong thực phẩm và dự kiến sẽ đưa ra thử nghiệm trên thị trường. Với ưu điểm: giá thành rẻ,
  5. nhanh gọn, dễ sử dụng... bộ kit này có thể sẽ nhanh chóng được phân phối rộng rãi trong các cơ sở sản xuất, phân phối và kiểm định thực phẩm. Khi đó, người tiêu dùng có thể tự mình kiểm tra và lựa chọn những thực phẩm không chứa hàn the. Các cơ quan kiểm tra cũng có thể sử dụng kit để phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất độc hại này. Trong tương lai, chúng ta có thể “loại hoàn toàn hàn the ra khỏi bàn ăn” của người Việt Nam. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2