Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 8 khái niệm chung về hợp đồng dân sự
lượt xem 58
download
BÀI 8: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1. I. Lý luận chung về hợp đồng dân sự 2. 1. Khái niệm - Điều 388 BLDS quy định: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. 1. 2. Hình thức của HĐDS Quy định tại Đ401 BLDS Các hình thức cụ thể: Hình thức miệng (bằng lời nói): + Hình thức này được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin cậy lẫn nhau hoặc đối...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 8 khái niệm chung về hợp đồng dân sự
- Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 8 khái niệm chung về hợp đồng dân sự BÀI 8: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1. I. Lý luận chung về hợp đồng dân sự 2. 1. Khái niệm - Điều 388 BLDS quy định: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. 1. 2. Hình thức của HĐDS Quy định tại Đ401 BLDS - Các hình thức cụ thể: - Hình thức miệng (bằng lời nói):
- + Hình thức này được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin cậy lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt + Đối với hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng và thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. + Hợp đồng này thường có hiệu lực pháp luật ngay tại thời điểm giao kết. Hình thức viết (bằng văn bản) + Áp dụng đối với những hợp đồng mà việc thực hiện và giao kết thường không xảy ra cùng một lúc. + Đối với một số loại hợp đồng nhất định, pháp luật quy định phải lập th ành văn bản như: hợp đồng thuê nhà có thời hạn dưới 6 tháng (Đ489 BLDS). + Đối với các hình thức hợp đồng được lập bằng văn bản, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Hợp đồng được ký kết thành nhiều văn bản và mỗi bên giữ 1 bản. + Khi tranh chấp hợp đồng xảy ra, hợp đồng được ký kết bằng văn bản là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp. Hình thức văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: + Hợp đồng có hình thức này là hợp đồng có giá trị chứng cứ cao nhất Hành vi: Thường được áp dụng đối với hợp đồng chỉ cần có một bên.
- Ví dụ: Mua vé tàu, mua nước ngọt tự động, hợp đồng tặng cho tài sản (công đức)… 1. 3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm làm phát sinh quyền và - nghĩa vụ của các bên: Về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực bắt buộc các bên tham gia giao kết - chính là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất pháp lý, tính chất đặc trưng của các loại hợp đồng khác nhau mà thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau. Điều 404 BLDS quy định thời điểm gi ao kết hợp đồng thì theo đó thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định như sau: Là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà các bên được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng miệng có hiệu lực từ thời điểm các bên đã thỏa thuận với nhau về những nội dung của hợp đồng. Hợp đồng bằng văn bản thường: có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng bằng văn bản được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đăng ký và xin phép: có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được chứng nhận, công chứng, đăng ký và cho phép.
- Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau và trước các thời điểm trên nếu các bên thỏa thuận và trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực pháp luật từ thời điểm giao - kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 1. 4. Nội dung của hợp đồng dân sự (Đ402 BLDS) Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể - tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm các điều khoản sau: điều khoản c ơ - bản (được gọi là nội dung chủ yếu của hợp đồng), các điều khoản tùy nghi và các điều khoản thông thường. Điều khoản cơ bản + Là những điều khỏan bắt buộc các bên phải thỏa thuận nếu thiếu những điều khỏan này thì hợp đồng không thể giao kết được. + Điều khỏan cơ bản của mỗi loại hợp đồng có thể do pháp luật quy định và các bên thỏa thuận. Điều khoản thông thường: + Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật quy định. Khi có tranh chấp thì sẽ căn cứ vào quy định pháp luật để giải quyết. Điều khỏan tùy nghi:
- + Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. 1. 5. Phân loại hợp đồng dân sự Dựa vào hình thức của hợp đồng: Hợp đồng miệng; - Hợp đồng văn bản thường; - Hợp đồng có chứng nhận, chứng thực; - - Hành vi. Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên (K1,2 Điều 405 BLDS). Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. - Tức là mỗi bên hợp đồng vừa có quyền và vừa có nghĩa vụ. Ví dụ: Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản. Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng mà chỉ có bên có nghĩa vụ nhưng không có - quyền đối với bên kia và bên kia có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào cả. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hiệu lực của - hợp đồng khác. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào hợp - đồng chính.
- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể: Hợp đồng đền bù Hợp đồng không có đền bù Là hợp đồng mà mỗi bên đều nhận - Chỉ có một bên được nhận lợi ích - được lợi ích từ phía bên kia. Tuy nhiên, từ phía bên kia và ngược lại. không phải mọi trường hợp đều là lợi ích vật chất mà có thể cũng là lợi ích tinh thần. Đa phần các hợp đồng dân sự đều - là hợp đồng có đền bù vì xuất phát từ đặc điểm cơ bản của quan hệ dân sự (chủ yếu là quan hệ tài sản) mang tính chất ngang giá, đền bù tương đương. Hầu hết các hợp đồng mang tính - chất đền bù là hợp đồng song vụ và ngược lại. Nhưng cũng có nhiều hợp đồng có đền bù nhưng lại là hợp đồng đơn vụ Mặt khác, nhiều hợp đồng song vụ - nhưng không mang tính đề bù Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực Hợp đồng ưng thuận: Là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó - được xác định vào thời điểm giao kết như hợp đồng mua bán…
- Hợp đồng thực tế: là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của - nó chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. * Ngoài ra, hợp đông còn được chia thành các loại sau: + Hợp đồng có điều kiện: Là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận nội dung của hợp đồng, các bên còn thỏa thuận các điều kiện như khi xảy ra sự kiện nào thì hợp đồng mới phải thực hiện hoặc chấm dứt… + Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải có nghĩa vụ và người thứ ba là người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thuê người chăm sóc người khác… + Hợp đồng hỗn hợp: Là những hợp đồng mà khi cùng một lúc làm phát sinh những quyền, nghĩa vụ dân sự với nội dung của hai hay nhiều hợp đồng thông thường khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 1 khái niệm luật dân sự việt nam
7 p | 387 | 98
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
7 p | 250 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học
8 p | 263 | 63
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 8 Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
4 p | 240 | 63
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 quan hệ pháp luật dân sự
4 p | 211 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 5 Bảo vệ quyền sở hữu
2 p | 183 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 1 những nguyên tắc của luật dân sự
7 p | 220 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 1 phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
3 p | 210 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 Năng lực hành vi của cá nhân
4 p | 170 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 6 Thừa kế theo pháp luật
4 p | 206 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 6 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam
3 p | 162 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 4 Đại diện là gì?
4 p | 148 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 7 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
3 p | 154 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 7 Thực hiện nghĩa vụ dân sự
4 p | 138 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 10 Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản
4 p | 121 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 4 Thời hạn, thời hiệu
5 p | 101 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 phân loại quan hệ luật dân sự
4 p | 115 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 nhà nước chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự
2 p | 126 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn