intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ nói riêng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung đáp ứng với tình hình hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ

  1. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. A. PHẦN MỞ ĐẦU Ăn uống là một nhu cầu cấp bách hàng ngày của đời sống con người, ăn  uống là cơ  sở  của sức khỏe, ăn uống đúng theo nhu cầu dinh dưỡng, hợp vệ  sinh thì cơ thể phát triển tốt, giúp nhiều gia đình đạt được ước mơ là con cái  khỏe mạnh, thông minh, học giỏi, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng giúp  bảo tồn tin hoa của nòi giống và giúp xã hội phát triển. Đối với trường Mầm non, việc nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo   vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngộ độc cho trẻ được đặt lên hàng đầu.  Khi trẻ được chăm sóc ăn uống đầy đủ  thức ăn vào cơ  thể  sẽ  mang lại chất   bổ  dưỡng nếu thức ăn tinh khiết, sạch sẽ  và ngược lại nếu thức ăn không  được bảo quản sạch sẽ và chế biến an toàn thì sẽ mang lại tác hại đối với cơ  thể trẻ. Là một giáo viên dinh dưỡng phụ trách bếp bán trú, tôi rất băn khoăn và  lo lắng, luôn trăn trở, suy nghĩ mình phải làm gì và làm thế nào để trẻ có được  bữa ăn ngon, có đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,   để đáp ứng được sự mong mỏi của các bậc phụ huynh cũng như sự tín nhiệm  của Ban giám hiệu nhà trường và tập thể đội ngũ giáo viên. Đó cũng là lý do   tôi chọn đề tài làm thế nào để "Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ" B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LỲ LUẬN: Như  chúng ta đã biết, giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ  thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non một mặt đáp ứng nhu cầu phát  triển tổng thể, hài hòa của trẻ về thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã   hội. Mặt khác, chuẩn bị mọi tâm thế cho trẻ bước vào trường Tiểu học được  tốt. Trẻ nhỏ cần được chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo trẻ mới có  điều kiện để phát triển toàn diện. Làm tốt công tác nâng cao chất lượng bữa   ăn ở bếp bán trú là góp phần thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Việc   tổ  chức bữa ăn cho trẻ  phần nào  ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bởi nhu   cầu dinh dưỡng là hết sức quan trọng đối với trẻ. Nếu trẻ ăn uống đảm bảo,   đủ chất thì trẻ sẽ phát triển bình thường, khỏe mạnh, thông minh. Ngược lại  nếu trẻ ăn uống không đảm bảo về chất, khâu vệ sinh không đảm bảo thì trẻ  1        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  2. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. sẽ phát triển không bình thường mà còn mang bệnh tật, kém phát triển về trí   tuệ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là một nội dung quan trọng góp   phần thắng lợi mục tiêu đó. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta đang quan tâm đến bậc học  Mầm non. Có nhiều chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trẻ  em đều được đến trường, đến lớp Mầm non. Là giáo viên Mầm non, tôi được Đảng và Nhà nước giao cho công việc  rất nặng nề  nhưng cũng rất vinh quang đó là "Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo  dục trẻ  Mầm non". Là độ  tuổi trẻ  rất non nớt, ngây thơ  và ngộ  nghĩnh. Trẻ  được sống trong trường Mầm non là nguôi nhà thứ  hai của trẻ, được chăm  sóc, yêu thương, nâng niu của bàn tay cô giáo từ bữa ăn giấc ngủ. Hiểu được   điều đó mà tôi đã đặt trọng trách và nhiệm vụ cao quý của mình lên hàng đầu  như Bác Hồ đã từng dạy: "Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người" Năm học 2010 ­ 2011, được sự  quan tâm và chỉ  đạo của các cấp các  ngành cũng như sự hỗ trợ đắc lực của Phòng giáo dục Lệ  Thủy, Thường vụ  Đảng ủy xã Mỹ Thủy; sự phối hợp với các bậc phụ huynh. Trường Mầm non  Mỹ Thủy đã tổ chức ăn bán trú tại hai cụm, đó là cụm Mỹ Hà và cụm Thuận   Trạch. Cho đến nay hai cụm đã chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao chất  lượng bữa ăn cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp phải một  số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn tham mưu với lãnh đạo các cấp để  tạo  điều kiện mua sắm cơ sở vật chất như cối xay thịt, nồi cơm điện, bếp ga, tủ  lạnh... Quan tâm chỉ  đạo sát nút, đúng với việc thực hiện tổ  chức bán trú và  nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Trẻ  được ăn đúng giờ, ngủ  đúng giấc  dưới sự chăm lo đầy trách nhiệm của các cô giáo. Trường đóng tại khu vực trung tâm, gần chợ nên thuận lợi cho việc lựa  chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. 2        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  3. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc cho trẻ ăn bán trú tại trường, đưa   đón trẻ  đi học chuyên cần, phụ  huynh tin tưởng và hưởng  ứng tích cực về  công tác cho trẻ ăn bán trú. Hè năm 2009 ­ 2010 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường tạo   điều kiện cho đi học lớp sơ cấp chế biến món ăn tại trường Trung cấp nghề  số  9 ­ Đồng Hới ­ Quảng Bình nên đã thuận lợi trong việc nâng cao chất   lượng bữa ăn cho trẻ. Bản thân là giáo viên dinh dưỡng lâu năm tiếp xúc nhiều với công việc  cho trẻ ăn bán trú nên cũng tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc chế  biến thực phẩm, chia ăn và tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ. Bên  cạnh  những thuận lợi trên,  trong  việc  làm  cô nuôi  tôi cũng  gặp  không ít khó khăn sau 2. Khó khăn: Bếp ăn chưa có kho nên còn khó khăn trong việc xuất nhập các loại thực   phẩm Tuy nhà bếp đã sử  dụng theo bếp một chiều nhưng diện tích còn chật  hẹp chưa đảm bảo theo Điều lệ trường Mầm non. Khu   vực   cụm   Thuận   Trạch   nằm   cách   xa   khu   vực   nhà   bếp   nên   ảnh  hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển thức ăn, nhất là về mùa mưa gió. Còn một số ít phụ huynh chưa thực sự kết hợp với nhà trường trong việc  thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, còn cho trẻ ăn quà vặt tùy tiện. Phụ  huynh là 100% gia đình nông thôn nghèo nên khó khăn trong việc  đóng góp tiền ăn cho trẻ. Giá cả thị trường luôn biến động. Các nguồn thực phẩm như các loại thịt   bị dịch bệnh nhiều nên khó khăn trong việc lựa chọn các loại thực phẩm. 3. Điều tra thực tiễn: Để biết được tình hình sức khỏe của trẻ, ngay từ đầu năm học, qua theo   dõi sức khỏe về cân nặng và chiều cao, kết quả như sau: + Về cân nặng: Nội dung Số trẻ Bình thường % Suy DD vừa % Suy DD  % nặng Cân nặng 205 177 86,3 24 11,7 4 1,9 + Về chiều cao: 3        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  4. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. Nội dung Số trẻ Bình thường % TCĐ1 % TCĐ1 % Chiều  205 174 84,9 31 15,2 0 cao Với kết quả chiều cao và cân nặng của trẻ trong toàn trường. Đối chiếu  với tình hình sức khỏe của trẻ trong chương trình giáo dục Mầm non mới, tỷ  lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức cao, trong đó có trẻ suy dinh dưỡng nặng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn như  vậy. Nhưng bản thân là một giáo viên   dinh dưỡng, tôi đưa ra một số  biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn  cho trẻ nói riêng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục  trẻ  nói chung đáp  ứng với tình hình hiện nay. Hi vọng rằng qua những biện   pháp nói trên, các cháu sẽ  trở  thành những “Bé khỏe bé ngoan” của trường   Mầm non Mỹ Thủy. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: + Biện pháp 1: Chọn địa điểm mua thực phẩm Để làm tốt công tác nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo  vệ sinh an  toàn thực phẩm  cho  trẻ. Ngay  từ   đầu năm học tôi  đã tham mưu với  nhà   trường để lựa chọn các cơ  sở  có uy tín để  hợp đồng các loại thực phẩm tại   các cửa hàng giết mổ thực phẩm đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh. Hiện nay trên  địa bàn của xã ta nói riêng và huyện nhà nói chung có rất nhiều loại thực  phẩm có nguồn gốc và không có nguồn gốc rõ ràng, nên khi mua thực phẩm   tôi chọn thực phẩm có nguồn gốc, thực phẩm phải tươi ngon, không ôi thiu,  dập nát. Tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc và đã hết hạn  sử  dụng vì các loại thực phẩm đó vừa không đảm bảo chất dinh dưỡng vừa   không đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Ví dụ: Khi hợp đồng với thực phẩm như  thịt lợn. Thịt lợn là một mặt  hàng chủ  yếu hàng ngày và thường xuyên nên khi ký hợp đồng thịt phải có   dấu của cơ quan kiểm định, thịt tươi, mới được cắt xẻ, không nhận hàng ướp  lạnh hoặc để qua đêm, chọn thịt lợn đã đóng dấu... Hiện nay  ở địa bàn ta đang bùng phát lợn bị  dịch bệnh nên tôi đã ngừng   hợp đồng thịt lợn mà tôi đã chuyển sang hợp đồng thịt bò để  nâng cao chất  lượng bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Gạo là mặt hàng chủ yếu, hàng ngày không thể thiếu khi tổ chức bữa ăn  cho trẻ, nên khi hợp đồng gạo tôi cũng đưa ra các yêu cầu như gạo phải tươi   4        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  5. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. ngon, không có mùi, mốc, ẩm, hạt gạo phải trong, không có màu đục... không  xay xát quá trắng (bởi vì gạo xay xát trắng quá mất hết vitamin) Rau, củ, quả là những thứ không thể thiếu trong quá trình chế biến hàng  ngày cho trẻ. Khi chọn rau tôi đã chọn các loại rau có lá xanh, không úa, héo  hoặc bị dập nát, chọn củ không nảy mầm... + Biện pháp 2: Công tác phối kết hợp với phụ huynh Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, là lực lượng nòng cốt   quan trọng trong việc quyết định sự  thắng lợi mục tiêu năm học. Muốn trẻ  được phát triển một cách toàn diện và đảm bảo an toàn thì mỗi một giáo viên  chú ý đến công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ  với các bậc phụ  huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Hiểu được điều đó, ngay từ đầu năm  học tôi đã mạnh dạn xin ý kiến của nhà trường tổ chức cuộc họp phụ huynh  để  tăng mức ăn của trẻ  từ  6.000đ/ngày lên 7.000đ/ngày/trẻ. Qua phiên họp  phụ  huynh, tôi đã tâm sự  nhiều về  công tác tổ  chức ăn bán trú cho trẻ  đảm  bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên phụ huynh đã đồng ý cao và nhất trí nâng   mức ăn lên 7.000đ/ngày/trẻ. Khi trẻ ăn mức ăn 7.000đ đó là thuận lợi để cho   trẻ  ăn đầy đủ  các chất dinh dưỡng và đảm bảo tỷ  lệ  các chất dinh dưỡng  trong ngày cho trẻ. Không chỉ tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ trong nhà trường mà  còn kết hợp với phụ huynh tổ chức tốt các bữa ăn ở nhà cho trẻ. Muốn cho trẻ  phát triển mạnh khỏe, có bữa ăn ngon không chỉ  là trách  nhiệm của các cô giáo ở trường Mầm non mà cần phải phối kết hợp chặt ché  giữa gia đình và nhà trường để tổ chức tốt bữa ăn “Tốt” cho trẻ ở nhà. Vì vậy   tôi phải phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ ăn bữa sáng và bữa tối ở gia đình  cũng phải đảm bảo các chất dinh dưỡng từ  khâu lựa chọn mua thực phẩm,   chế  biến món ăn. Ngoài ra còn tuyên truyền cho các bậc phụ  huynh cho trẻ  uống thêm sữa và ăn các loại hoa quả. Từ  việc tuyên truyền đó mà trẻ  ngày  càng khỏe mạnh, phụ  huynh rất phấn khởi khi làm được nhiều việc tốt cho   con em mình. Biện pháp 3: Tính khẩu phần ăn cho trẻ hằng ngày: Khẩu phần là năng suất của một người trong ngày nhằm đáp  ứng nhu  cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy xây  dựng khẩu phần phải đảm bảo tỷ  lệ  cân đối giữa các chất P: L: G trong  khoảng 13: 23: 64; 14: 23: 63; 14: 24: 62 (đối với trẻ mẫu giáo). Đảm bảo cân   5        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  6. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. đối giữa chất đạm, chất béo giữa động vật và thực vật: 50% ­ 50% (nhà trẻ  60% ­ 40%) Ví dụ: Khi xây dựng thực đơn cho một ngày hoặc một tuần thì cần đảm  bảo các chất dinh dưỡng, phải gồm đủ  4 nhóm thực phẩm (nhóm chất béo,  nhóm bột đường, nhóm vitamin và muối khoáng, nhóm chất đạm). Bữa ăn  chính phải có các thức ăn giàu prôtêin như  cá, thịt, trứng hoặc đậu, đỗ, lạc,   vừng... Qua đó giáo viên cần xây dựng cho trẻ  khẩu phẩn ăn cân đối, hợp lý,   trước hết cần đủ  năng lượng, sau đó phải cần đủ  các chất dinh dưỡng cần   thiết với tỷ lệ cân đối thì cơ thể trẻ mới hấp thu, tiêu hóa tốt và đáp ứng nhu   cầu một cách tối  ưu. Không phải mọi thực phẩm luôn sẵn có ở  địa phương  chúng phụ  thuộc vào nhiều yếu tố  như: điều kiện cung cấp thời vụ. Mặt  khác trẻ  ăn ngon miệng, món ăn cần được thay đổi hàng ngày, thay thực  phẩm này bằng thực phẩm khác đồng thời phối hợp các loại thực phẩm để  chúng bổ sung cho nhau. Ví dụ: Có thể thay thế thịt bằng cá hay đậu phụ, lạc, hoặc thay thế gạo  bằng bột mỳ, bột gạo... Là năm học tiếp tục thực hiện  ứng dụng công nghệ  thông tin vào trong  các trường học, bản thân được phân công làm cô nuôi, tôi đã nỗ lực phấn đấu   học tập cách tính khẩu phần ăn cho trẻ bằng phần mềm dinh dưỡng trên máy  vi tính và đã thực hiện phần mềm này một cách thành thạo và tiếp tục thực  hiện phần mềm ding dưỡng mới . + Biện pháp 4: Công tác vệ sinh cá nhân cô dinh dưỡng và đồ  dùng  nhà bếp. Công tác vệ  sinh cá nhân, cô dinh dưỡng và đồ  dùng nhà bếp được đặt  lên hàng đầu: Bởi nếu không làm tốt khâu này chính là cơ  sở  cho việc ngộ  độc thực phẩm và cũng cũng là nguồi lây bệnh qua đường ăn uống.Cho nên  cần thieeys phải làm những công việc sau: ­ Đối với cô nuôi: Trong giờ  làm việc cô phải mặc áo quần lao động và đi dép lao động,  không mặc áo quần lao động đi ra khỏi khu vực nhà bếp. 6        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  7. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. Cô phải mặc áo quần gọn gàng, móng tay cắt ngắn, rửa tay trước khi  chia ăn, trước khi cho trẻ  ăn. Nếm thức ăn của trẻ  phải có thìa, đũa riêng,   nếm thừa không đổ lại vào soong. Không đưa người ngoài vào khu vực nhà bếp, tiêm chủng và khám sức  khỏe theo quy định của y tế. + Đối với nhà bếp: Phải thực hiện theo bếp một chiều Làm và để thực phẩm sống xa nơi thức ăn đã nấu chín Dụng cụ để pha chế, rửa, đựng thức ăn sống không cất chung với dụng  cụ dùng thức ăn nấu chín. Không cất đồ dùng cá nhân, không thay quần áo ở bếp nhất là nơi để và   chia thức ăn chín. Người không có trách nhiệm không được vào khu vực bếp. Hàng ngày quét dọn nhà bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, xung quanh quét dọn sạch sẽ. + Biện pháp 5: Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ trên lớp Muốn tổ  chức tốt bữa ăn cho trẻ  trên lớp không những từ  khâu đi chợ,   chọn thực phẩm, công tác phối kết hợp với phụ  huynh, xây dựng thực đơn,  tính khẩu phần mà còn phải nắm chính xác số  trẻ  báo ăn của từng lớp để  chọn mua các loại thực phẩm, kiểm tra, cân, đong đúng định lượng ….Mà cần  phải chú trọng đến việc tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ trên lớp.  Trước khi ăn giáo viên đã giới thiệu các món ăn cho trẻ, tại tâm thế cho  trẻ được thoải mái khi bước vào bữa ăn,  động viên trẻ ăn hết suất. Trong giờ  ăn giáo viên dinh dưỡng cùng cô giáo chuẩn bị tốt bữa ăn cho trẻ như bát, thìa,  khăn lau tay, dĩa đựng cơm rơi vãi... Thông qua bữa ăn giáo dục trẻ  biết giữ  gìn vệ  sinh, giáo dục trẻ  biết  được nét văn hóa trong ăn uống như: Mời cô, mời bạn trước khi ăn, khi ăn  nhai kỹ không nhai nhồm nhoàm, không chen lấn xô đẩy nhau khi đi lấy cơm. Đối với trẻ lớn cần giáo dục trẻ biết làm một số  công việc tự  phục vụ  như: dọn bàn ăn, sắp xếp đồ dùng sau khi ăn, biết cách chế  biến các món ăn  đơn giản thông qua “Bé tập làm nội trợ” của trẻ Mẫu giáo lớn Giáo dục trẻ đánh răng trước và sau khi ăn…. 7        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  8. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. Nhờ  áp dụng các biện pháp trên trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn  cho trẻ tôi đã gặt hái một số kết quả sau: IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Qua một năm kiên trì thực hiện các biện pháp nói trên, bản thân tôi, trẻ,   phụ huynh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể là: a. Đối với bản thân: Là giáo viên đã thực hiện  ở  bếp bán trú lâu năm với sự  nhiệt tình học   hỏi, hăng say với công việc, yêu nghề  mến trẻ, tôi đã có thao tác trong chế  biến nhanh nhẹn, gọn gàng, sạch sẽ, thực hiện đúng quy trình theo bếp một   chiều. Thực hiện chia ăn cho trẻ đúng và đủ. Đảm bảo vệ  sinh an toàn thực phẩm không có vụ  ngộ  độc nào xảy ra  trong trường học. Thường xuyên thay đổi món ăn và chế biến món ăn phù hợp khẩu vị đối   với trẻ. Nắm chắc phương pháp tính khẩu phần, xây dựng thực đơn phù hợp   theo mùa và theo tình hình thực tế   ở  địa phương, đảm bảo vệ  sinh an toàn   thực phẩm. Trong năm học vừa qua, bản thân đã đạt cô chế biến giỏi cấp huyện và  đạt giải nhất cô chế biến giỏi cấp tỉnh. b. Đối với trẻ: 100% trẻ tham gia ăn bán trú tại trường. Hình thành ở trẻ một thói quen   tốt như: Cháu ngoan, mạnh dạn, lễ phép, biết làm một số công việc tự  phục  vụ: Đánh răng, rửa mặt, ăn, ngủ... Tích cực tham gia vào các hoạt động học   tập cũng như vui chơi Trẻ thích đến trường hơn vì được ăn ngủ tại trường cùng cô, cùng bạn. Chất lượng chăm sóc, giáo dục đảm bảo và phát triển mạnh mẽ. Tỷ  lệ  suy dinh dưỡng do với đầu năm giảm đáng kể, cháu khỏe mạnh,  tăng cân, sạch sẽ hơn. Cho đến nay, qua cân đo đợt 3 tôi nhận thấy: + Về cân nặng: Nội dung Số trẻ Bình thường % Suy DD vừa % Suy DD  % nặng Cân nặng 233 217 93,2 16 6,8 8        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  9. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. + Về chiều cao: Nội dung Số trẻ Bình thường % TCĐ1 % TCĐ1 % Chiều  233 210 90,1 23 9,8 cao c. Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã nâng cao hơn tầm nhận thức của mình về  việc trẻ ăn bán  trú Phụ huynh đã có nhu cầu cho trẻ ăn bán trú tại trường là 100% Phụ huynh phấn khởi yên tâm khi con mình được các cô chăm sóc và nuôi  dưỡng tốt, tạo tiền đề và tâm thế cho trẻ vững vàng bước vào lớp 1. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ  những kết quả  đã đạt được, bản thân tôi đã đức rút ra được một số  bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên cần có phẩm chất chính trị  tốt, lối sống lành mạnh, giản dị,  sống trung thực, thật thà và nhân hậu, yêu thương tôn trọng trẻ, luôn coi trẻ  như con đẻ của mình, đối xử công bằng với tất cả các trẻ. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có ý thức học hỏi chị em   đồng nghiệp để vươn lên trong chuyên môn cũng như trong công việc. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ  để  có kế  hoạch   chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của nhà trường  một cách tối đa. Thực hiện bếp ăn theo quy trình một chiều phù hợp Tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để phụ huynh nhận thức  rõ tầm quan trọng của việc ăn bán trú. Tích cực học tập bạn bè đồng nghiệp để  tổ  chức bữa ăn cho trẻ  đảm   bảo về chất dinh dưỡng cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Đặc   biệt là về mùa hè. Hàng ngày tính khẩu phần ăn của trẻ  đầy đủ, kịp thời, qua đó đúc rút  kinh nghiệm để  điều chỉnh thực phẩm phù hợp, làm cho tỷ  lệ  các chất cân   đối hơn. C. KẾT LUẬN  Lứa tuổi Mầm non là lứa tuổi "Học ăn, học nói",  ở  độ  tuổi này trẻ  rất  non nớt và nhạy cảm. Chương trình giáo dục đã dành một quỹ  thời gian rất   9        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  10. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. lớn để chăm sóc và giáo dục các cháu. Việc tổ chức bán trú cho trẻ Mầm non   là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ở các trường Mầm non hiện nay. Nếu trẻ không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì sẽ   ảnh hưởng đến sự  phát triển toàn diện của trẻ  sau này,  ảnh hưởng về  tương lai của trẻ cả  về  mặt thể chất lẫn tinh thần như Bác Hồ nói: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Đào tạo thế hệ trẻ khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn diện đáp ứng   nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước thì ngay từ lúc còn nhỏ phải chăm sóc,  nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cho tốt. Đảng ta khẳng định: "Cuộc cách mạng xã  hội chủ nghĩa ở nước ta là cuộc cách mạng vì con con người, do con người và  cho con người". Do đó con người là chiến lược lâu dài của cách mạng XHCN  ở  nước ta, phải làm cho con người thực sự  khỏe mạnh là cả  nước khỏe   mạnh. Tổ  chức bán trú phải phù hợp với đề  án giáo dục mầm non của huyện   nhà là một trong những tiêu chí để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Là giáo viên Mầm non được phân công làm cô nuôi tôi luôn đặt trách  nhiệm cao quý của mình đó là chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 0 ­ 6 tuổi. Tôi luôn  thực hiện tốt công việc của mình, chú trọng đến việc "Nâng cao chất lượng   bữa ăn cho trẻ" luôn chế  biến cho trẻ những bữa ăn ngon, đầy đủ  chất dinh   dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Rất tâm huyết với nghề, yêu trường, bám lớp tôi luôn coi trẻ như con đẻ  của mình. Vì vậy mà trường Mầm non Mỹ  Thủy đã vượt qua mọi khó khăn  thử  thách để thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ  năm học đã đề  ra với   các biện pháp trên, các đồng nghiệp của tôi đã vận dụng vào việc "Nâng cao   chất lượng bữa ăn cho trẻ" đạt hiệu quả cao trong năm học này. Trên  đây  là sáng  kiến  kinh nghiệm  của  tôi  về   việc  "Nâng  cao chất   lượng bữa ăn cho trẻ" đã được tôi áp dụng trong suốt năm học này. Tuy  nhiên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của Hội  đồng khoa học Phòng giáo dục Lệ  Thủy, Hội đồng khoa học trường Mầm   non Mỹ  Thủy cũng như  tất cả  các đồng chí, đồng nghiệp để  sáng kiến kinh  nghiệm này có tính khả thi cao. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý cấp! 10        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  11. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. Mỹ Thủy, ngày 18 tháng 5 năm 2011 Ý KIẾN CỦA HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT Trần Thị Thúy 11        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                 
  12. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. 12        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                            
  13. Đề tài: “ Làm thế nào nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. 13        GIÁO VIÊN:    Trần Thị Thúy   ­    TRƯỜNG MN  MỸ THỦY                                             
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2