Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Trò chơi vật lý - Bong bóng đa năng
lượt xem 10
download
Nội dung của sáng kiến tập trung hướng dẫn thiết kế, chế tạo dụng cụ giúp biểu diễn định tính về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, thí nghiệm mô phỏng đệm không khí, chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, áp suất chất khí, làm vật bị nhiễm điện tích. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Trò chơi vật lý - Bong bóng đa năng
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: … … … … 1. Tên sáng kiến: Trò chơi vật lý bong bóng đa năng. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục, thiết kế đồ dùng dạy học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Trình trạng giải pháp đã biết: Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm nên việc đưa thí nghiệm vào dạy học để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học và hiểu sâu sắc các kiến thức Vật lí là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi thông qua thí nghiệm, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Trong chương trình vật lí lớp 10, các thí nghiệm về hiện tượng chuyển động bằng phản lực (định luật bảo toàn động lượng), thí nghiệm mô phỏng đệm không khí , chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, áp suất không khí, không có và sách giáo khoa chỉ mô tả dạng ví dụ, hay thí nghiệm về cách làm vật nhiễm điện trong chương trình vật lý 11 có nhưng dụng cụ thí nghiệm ít . Việc dạy học theo phương pháp truyền thống làm cho học sinh chưa hiểu kiến thức của học sinh chưa sâu sắc và thiếu bền vững. Chính vì những lý do trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài: “Trò chơi vật lý bong bóng đa năng”. 1
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Nội dung của sáng kiến tập trung hướng dẫn thiết kế, chế tạo dụng cụ giúp biểu diễn định tính về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, thí nghiệm mô phỏng đệm không khí, chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, áp suất chất khí, làm vật bị nhiễm điện tích 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a) Mục đích của giải pháp hướng dẫn thiết kế, chế tạo dụng cụ giúp biểu diễn định tính về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, đệm không khí, chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, vật bị nhiễm điện . b) Tính mới của giải pháp thể hiện ở việc sử dụng bong bóng và các vật liệu đơn giản, dễ tìm, để chế tạo dụng cụ thí nghiệm giúp biểu diễn diễn định tính về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, thí nghiệm mô phỏng đệm không khí, chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, áp suất chất khí, vật bị nhiễm điện tích c) Nội dung giải pháp Để thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm giúp biểu diễn diễn định tính về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, thí nghiệm mô phỏng đệm không khí , chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, vật bị nhiễm điện tích: Vật liệu và dụng cụ để thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm Bong bóng Đĩa CD cũ Bìa giấy cứng, giấy, giấy màu Băng keo 2 mặt, băng keo trong, kim Vỏ viết bi, chai nhựa, dây chì, ống hút, dây thun Kéo, dao, thước, viết, súng bắn keo. Thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm Thí nghiệm xe chạy bằng phản lực (mô phỏng định luật bảo định luật bảo toàn động lượng) 2
- Bước 1: sử dụng tấm bìa cứng làm thân xe, và đo thân xe và cắt 2 đoạn dây chì làm 2 trục bánh xe. Bước 2: Sử dụng 4 nắp chai nhựa làm 4 bánh xe Bước 3: Cắt 2 ống hút ngắn hơn 2 dây chì và dùng băng keo dán ống hút vào thân xe. Bước 4: Đặt 2 dây chì vào 2 ống hút gắn 4 nắp chai vào, chấm keo để bánh xe dính chặt vào trục. Và dùng giấy màu trang trí xe. Bước 5: Cắt vỏ viết lấy 1 đoạn, và dùng dây thun buộc bong bóng vào một đầu ống cây viết. Sau đó dùng băng keo dán ống viết vào xe. Hình 1: Xe sau khi thiết kế Thổi bong bóng lên, để khí đẩy về phía sau xe chạy về phía trước. Hình 2: Xe sau chạy khi cho khí trong bong bóng phụt về phía sau 3
- Thí nghiệm mô phỏng đệm không khí Bước 1: Cắt chai nhựa cách miệng chai một đoạn . Bước 2: Dùng keo dán chặt phần đầu lớn của đoạn chai vừa cắt vào đĩa CD cũ, dán kín không để khí thoát ra. Bước 3: Dùng bong bóng gắn vào miệng chai. . Hình 3: Mô hình đệm không khí sau khi thiết kế Thổi bong bóng lên, để khí đẩy về phía dưới đĩa CD sẽ làm đĩa CD giảm ma sát khi chuyển động. Hình 4: Mô hình đệm không khí chạy trên nền gạch 4
- Thí nghiệm chuyển động theo quán tính Bước 1: sử dụng tấm bìa cứng làm thân xe, và đo thân xe và cắt 2 đoạn dây chì làm 2 trục bánh xe. Bước 2: Sử dụng 4 nắp chai nhựa làm 4 bánh xe Bước 3: Cắt 2 ống hút ngắn hơn 2 dây chì và dùng băng keo dán ống hút vào thân xe. Bước 4: Đặt 2 dây chì vào 2 ống hút gắn 4 nắp chai vào, chấm keo để bánh xe dính chặt vào trục. Và dùng giấy màu trang trí xe. Bước 5: Dùng một chai nhựa gắn đoạn dây chì làm giá đỡ, và treo một bong bóng vào giá đỡ. Hình 5: Xe sau khi thiết kế và buộc bong bóng trên giá Xe đang đứng yên, cho xe chạy về phía trước, theo quán tính bóng bị đẩy về phía sau. Hình 6: Xe chạy bất ngờ chạy về phía trước và bong bóng bị đẩy về phía sau Thí nghiệm về hiện tượng căng mặt ngoài Bước 1: Thổi bong bóng căng lên, dùng dây thung buộc miệng bong bóng lại. 5
- Hình 7: Bong bóng và kim. Bước 2: Sử dụng cây kim nhúng vào nước rửa chén, và châm vào vị trí dày bong thấy hơi bong bóng không bị xì ra, là do hiện tượng căng mặt ngoài của màng xà phòng, làm kín lỗ thủng bong bóng mà ta đã châm. Hình 8: Bong bóng bị kim châm không xì hơi, không nổ. Thí nghiệm về áp suất Bước 1: Sử dụng chai nhựa đặt một bong bóng vào trong chai và để miệng bong bóng bao miệng chai. Khoét lỗ nhỏ ở đáy chai. Bước 2: Khoét lỗ ở nắp chai, luồng ống hút vào nắp chai. Hình 9: Chai nhựa đặt bong bóng vào bên trong và nắp chai được luồng ống hút. 6
- Bước 3: Thổi bong bóng lên, dùng tay bịt lỗ ở đáy chai, và đổ nước vào bên trong bong bóng, sau đó dùng nắp chai đậy chai lại. Khi thả tay khỏi lỗ khoét ở đáy chai ra, áp suất không khí tạo lực đẩy nước trong bong bóng phun lên . Hình 10: Nước trong chai phun lên Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện tích của vật Bước 1: Chuẩn bị những mẫu giấy nhỏ, và một ít len. Hình 11: Mẫu giấy nhỏ và len. Bước 2: Dùng len cọ sát vào bong bóng. 7
- Hình 12: Cọ sát bong bóng bằng len. Bước 3: Đưa bong bóng sau khi cọ sát vào len lại gần mẫu giấy nhỏ. Mẫu giấy bị hút vào bong bóng do bong bóng đã bị nhiễm điện tích. Hình 13: Bong bóng hút mẫu giấy nhỏ sau khi cọ sát vào len. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Đối tượng áp dụng của giải pháp: + Giáo viên các trường trung học phổ thông áp dụng trong việc giảng về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, thí nghiệm mô phỏng đệm không khí, chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, áp suất chất khí, vật bị nhiễm điện tích + Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh làm. 3.4. Hiệu quả của giải pháp Giáo viên sử dụng các vật liệu đơn giản, dễ tìm, đồng thời sử dụng bong bóng để làm thí nghiệm, về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, thí nghiệm mô phỏng đệm không khí, chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, áp suất chất khí, vật nhiễm điện tích, giúp học sinh nhận thức rõ hơn, so với ví dụ trong sách giáo khoa . 8
- Tiết học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú, tích cực hơn trong giờ học môn vật lí. Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, quan sát, nhận xét. Giúp học sinh nắm bắt kiến thức sâu sắc hơn về các hiện tượng chuyển động bằng phản lực, thí nghiệm mô phỏng đệm không khí, chuyển động theo quán tính, căng mặt ngoài, aps suất chất khí, vật nhiễm điện tích Giúp học sinh phát triển năng lực khám phá, phát hiện cái mới và năng lực sáng tạo. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: 6. Tài liệu kèm theo: không 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vai trò của ban quản sinh nhà trường THPT
5 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân
20 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống học sinh trường THPT Yên Thành 2
61 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
68 p | 6 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
63 p | 4 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn trong việc định hướng, nhận biết, xử lí thông tin trên không gian mạng cho ĐVTN trường THPT Quỳnh Lưu 4
57 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tại trường THPT Anh Sơn 1
55 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ Tâm lí học đường đề xuất một số giải pháp giúp học sinh biết nhận diện nguy cơ, phòng tránh và vượt qua bạo lực học đường trong tình hình mới
71 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn