SẤU
lượt xem 15
download
Công dụng: Gỗ có phẩm chất trung bình, vân đẹp dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng. Quả ăn được, thường được dùng làm gia vị (nấu canh chua), làm mứt, xi-rô, giải khát (hấp hay ngâm quả sấu với đường). Canh nấu có quả sấu giúp ngon miệng và kích thích tiêu hóa. Quả được dùng để chữa ngứa cổ, làm long đờm, thanh giọng, quả được hấp với gừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Quả sấu cũng trị bệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc, khắp mình nổi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SẤU
- SẤU
- Công dụng: Gỗ có phẩm chất trung bình, vân đẹp dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng. Quả ăn được, thường được dùng làm gia vị (nấu canh chua), làm mứt, xi-rô, giải khát (hấp hay ngâm quả sấu với đường). Canh nấu có quả sấu giúp ngon miệng và kích thích tiêu hóa. Quả được dùng để chữa ngứa cổ, làm long đờm, thanh giọng, quả được hấp với gừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Quả sấu cũng trị bệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc, khắp mình nổi mẩn, mụn cóc sưng lở, ngứa hoặc đau. Lá dùng nấu nước rửa mụn loét, hoại tử. Vỏ thân dùng trị bỏng, tử cung xuất huyết. Vỏ rễ d ùng trị sưng vú. Hoa hấp với mật ong chữa cho trẻ em bị ho. Phụ nữ bị nôn nghén: nấu canh quả sấu ăn với cá diếc hay thịt vịt cũng chóng lành. Ở Vân Nam (Trung Hoa) người ta dùng quả giã ra trị ngứa, lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ được dùng trị sưng vú. Hình thái:
- Cây gỗ thường xanh, cao tới 30 m hay hơn, sống ở những nơi có đất dày thường tạo ra những bạnh vè lớn ở phía gốc. Cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu tro. Lá mọc so le, kép lông chim, dài tới 35 cm, thậm chí có thế tới 45 cm, mang 11- 23 lá chét mọc đối hay so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn, gốc lệch, ít khi tròn, dài 6-14 cm, rộng 2,5-4 cm, lá ở gốc nhỏ hơn ở ngọn, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ, khi vò ra có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa mọc thành chùy ở ngọn hay gần ngọn, ngắn hơn lá, có lông mang lá hoa nhỏ và thuôn, hình mác, có lông dạng mi. Hoa nhỏ, màu xanh trắng, có lông mềm, cánh hoa 5, dài 8 - 10 mm, nhị 10, điã mật nguyên, bầu trên 5 ô. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính độ khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm, một hạt. Phân bố: - Việt Nam: Phân bố tự nhiên ở các tỉnh trung du Bắc Bộ và Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai. Hiện được trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là các đường phố, vườn cây ăn qủa. - Thế giới: Trung Quốc. Đặc điểm sinh học:
- Cây gỗ thường xanh có bạnh, mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, vùng núi đất ở độ cao 100-1200 m so với mặt nước biển. Là cây ưa ẩm và mọc tương đối nhanh, thích hợp với loại đất có tầng mặt sâu, còn giầu chất dinh dưỡng. Ở một số vùng rừng kín thường xanh ẩm, sấu trong rừng còn tương đối nguyên sinh, có những cây khổng lồ cao trên 30 m, cây có hệ thống bạnh vè lớn tạo nên sắc thái cho rừng ẩm nguyên sinh nhiệt đới của Việt Nam (VQG Cúc Phương, Bến En, Phong Nha – Kẻ Bàng. . . ). Trong những quần thể tự nhiên thường mọc chung với sấu rừng (D. mangiferum Blume). Cây có ra hoa kết quả hàng năm tuy nhiên tỉ lệ đậu hoa, quả còn phụ thuộc vào thời tiết lúc cây ra hoa, nếu vào lúc đó có mưa nhiều thì năng suất sẽ kém do hoa không đậu. Mùa hoa: tháng 4-5, mùa quả: tháng 6-8.
- SẤU TÍA Công dụng: Cây cho quả ăn được. Quả có thịt trắng mềm, có vị ngọt, hơi chua dịu, thường được ăn tươi, làm mứt hoặc chế biến thành các món ăn đặc biệt được người địa phương ưa chuộng như nấu canh chua (có thể dùng lá non thay quả). Cả lớp vỏ ngoài và cơm quả đều có thể ăn. Lớp cơm quả có thể dính hoặc tách rời với hạt tuỳ từng giống sấu tía khác nhau. Giống Teparod chưa đến 53% lớp cơm so với trọng lượng quả; nó chứa phần ăn được khoảng 100 g bao gồm 83,9% nước; 0,7 g
- protein; 1 g chất béo; 13,7 g carbohydrat; 1,1% chất xơ; 0,7 g chất tro; 11 mg calcium; 20 mg phốt pho; 1,2 mg sắt; 328 mg ka li và 14 mg vitamin C. Giá trị năng lượng là 247 kj/100g. Sấu tía là loại cây bóng mát tốt. Với tán lá có hình dáng và mầu sắc đẹp, sấu tía đã được trồng làm cây bóng mát ở nhiều đô thị của các nước Đông Nam Á. Cây cho loại gỗ tốt, lõi gỗ có màu hồng rất đẹp, giác màu xám hồng, nặng trung bình, tỷ trọng 0,55; lực uốn tĩnh 820 kg/cm2; lực đập xung kích 0,2 kg/m/cm2; lực kéo thẳng góc 20 kg/cm2; lực tách ngang 11-17 kg/ cm. Hệ số co rút thấp 0,24-0,32. thường dùng làm gỗ lạng, ván thùng, gỗ xây dựng, bút chì, guốc... Lá non dùng làm thuốc chống sốt và ỉa chảy (sắc uống) hoặc giã ra đắp để trị ghẻ, ngứa. Vỏ tán nhỏ thành bột dùng để trị bệnh nấm da của người và súc vật. Rễ dùng chữa ỉa chảy và làm thuốc bồi bổ sức khoẻ. Hình thái: Cây nửa rụng lá, cao 20-30 m, đường kính 30-80 cm. Tán dày màu xanh thẫm; gốc có bạnh vè lớn. Vò màu xám nâu, nháp, thịt màu đỏ, có dịch mủ. Cành non phủ lông mềm. Lá kép 3 lá chét, dài 30-60 cm, có lông nhung; cuống chung dài 20-25 cm; lá chét hình trứng rộng hay hình mác, góc tù hay tròn, đầu hơi nhọn; hai lá chét bên nhỏ hơn lá chét giữa; gân bên 10 đôi.
- Lá non màu xanh lục, lá già chuyển màu đỏ hay vàng trước khi rụng. Cụm hoa chùm dài 25 cm, gồm nhiều xim, mỗi xim mang 2-3 hoa. Hoa nhỏ màu xanh vàng, xếp từng đôi. Đài hợp, hình chén, ngoài có lông, trên đầu có 5 răng tròn; cánh hoa 5, thuôn, ngoài có lông. Nhị 10 hợp thành ống, bao phấn hình trái xoan, đỉnh nhọn; triền tuyến mật nhẵn; bầu hơi phồng, vòi nhuỵ hình trụ, núm 5 răng. Quả hạch hình cầu, hơi bị ép, có mũi nhọn cứng ở đầu, có lông mềm, đường kính 5-6 cm, màu vàng đậm. Vỏ quả trong nạc, có hạch cứng 4-5 ô. Hạt 2-5, hình trứng ngược, nhẵn, màu nâu; lá mầm đỏ. Phân bố: - Việt Nam: Cây phân bố ở các tỉnh phía Nam, từ Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định trở vào. Vùng Đông và Tây Nam Bộ đều có sấu tía mọc tự nhiên hoặc được gây trồng làm cây ăn quả hay cây bóng mát. - Thế giới: Sấu tía có nguồn gốc từ các nước Đông Dương và Tây Malaysia; nhiều nước vùng Nam và Đông Nam Á cũng gặp loài cây này như: Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Philippin, lndonesia. Hiện nay sấu tía đã được du nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác.
- Đặc điểm sinh học: Cây phân bố trong rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hoặc rừng chuyển tiếp rừng thường xanh và nửa rụng lá ở độ cao dưới 700 m so với mặt biển. Cây có khả năng chịu hạn tốt, ở vùng có mùa khô kéo dài vẫn gặp sấu tía phát triển bình thường. Cây phát triển tốt nhất trên các loại đất sét và đất sét pha cát. Do là cây ưa sáng nên gặp sấu tía nhiều trong các rừng thứ sinh, bên rìa hoặc nơi rừng nguyên sinh bị mở rộng, đủ ánh sáng cho sấu tía phát triển. Người ta đã trồng sấu tía từ độ cao ngang mặt biển đến độ cao trên 1.000 m, cây vẫn cho quả. Cây sinh trưởng khá nhanh; sau 5-7 năm cây ra hoa, kết quả; nếu nhân giống vô tính chỉ sau 3-4 năm cây đã cho quả. Trong mùa khô cây rụng lá, khi chồi non xuất hiện thì cũng đồng thời xuất hiện các chồi hoa. Ở Philippin, mùa hoa kéo dài 3 tháng (từ tháng giêng đến tháng 3). Ở Việt Nam, trong điều kiện tự nhiên, cây ra hoa tháng 2 và quả chín tháng 5-7. Cây thụ phấn nhờ côn trùng. Tỷ lệ hoa thành quả thường thấp. Quả phát triển khoảng 5 tháng và chín vào tháng 6, 10 (Philippin) và tháng 5, 6 (Thái Lan). Cây có thể cho quả trong vòng 50 năm hay hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu
5 p | 416 | 105
-
Phương pháp nuôi cá sấu
100 p | 278 | 91
-
Sâu đục thân lúa
3 p | 315 | 50
-
Sâu hại cây lương thực - lúa, bắp, khoai : Sâu hai cây bắp part 3
5 p | 157 | 34
-
Sâu hại cây lương thực - lúa, bắp, khoai : Sâu hại cây lúa part 6
5 p | 151 | 27
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá sấu
76 p | 107 | 13
-
kỹ thuật nuôi cá sấu - trần văn vỹ
76 p | 131 | 12
-
Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây công nghiệp: Phần 2
153 p | 15 | 6
-
Một số đặc điểm sinh học sâu đầu đen, Opisina arenosella Walker (Lepidoptera Xylorictidae) nhân nuôi trên lá mít Changai
5 p | 9 | 5
-
Thành phần loài sâu hại cây Sơn tra (Docynia indica Wallich) tại vùng Tây Bắc
12 p | 5 | 3
-
Bài giảng Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch: Chủ đề 4 - ThS.Nguyễn Hồng Ngân
24 p | 28 | 3
-
Đặc điểm sinh sản của loài sâu ăn lá (Antheraea frithi Moore) gây hại cây Dầu trái và Sao đen tại thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 3 | 2
-
Đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng phục hồi của một số gia đình lát hoa chống chịu sâu đục nõn (Hypsipyla robusta)
10 p | 5 | 1
-
Ảnh hưởng của quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và bón phân đến sinh trưởng và độ phì đất rừng trồng bạch đàn lai UP (Eucalyptus urophylla × E. pellita)
11 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật nhân giống cây sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) từ hạt
13 p | 4 | 1
-
Ảnh hưởng của quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và bón phân đến sinh trưởng và độ phì đất rừng trồng Bạch đàn lai UP (E. urophylla x E. pellita) giai đoạn 5 năm tuổi tại Yên Bái
9 p | 3 | 1
-
Xử lý và sử dụng phụ phẩm quả sầu riêng và cà phê làm thức ăn chăn nuôi
9 p | 6 | 1
-
Đánh giá cấu trúc vi thể và độ bền của mô van tim lợn sau bảo quản lạnh sâu
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn