intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sâu bệnh hại dừa (P2)

Chia sẻ: Lotus_9 Lotus_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là bệnh thường gặp trên cây dừa. Bệnh gây ra bởi hai loại nấm là Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium sp.. Triệu chứng gây hại đầu tiên của nấm P. palmarum là lá xuất hiện những đốm vàng, sau lớn dần thành vết cháy hình bầu dục, ở giữa có màu xám nhạt, bên ngoài có viền nâu đậm và một quần màu xanh. Khi các đốm cháy nối liền nhau tạo thành vết cháy lớn hơn (Hình 15).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sâu bệnh hại dừa (P2)

  1. Sâu bệnh hại dừa (P2) II. Bệnh hại dừa: 1. Bệnh đốm lá: Đây là bệnh thường gặp trên cây dừa. Bệnh gây ra bởi hai loại nấm là Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium sp.. Triệu chứng gây hại đầu tiên của nấm P. palmarum là lá xuất hiện những đốm vàng, sau lớn dần thành vết cháy hình bầu dục, ở giữa có màu xám nhạt, bên ngoài có viền nâu đậm và một quần màu xanh. Khi các đốm cháy nối liền nhau tạo thành vết cháy lớn hơn (Hình 15).
  2. Hình 15: Bệnh đóm lá Đầu và bìa lá chét bị khô cháy. Triệu chứng gây hại do nấm Helminthosporium sp. gây ra đầu tiên là những đốm nhỏ có màu nâu. Các đốm lớn dần và liên kết lại với nhau làm cho lá bị khô, cháy (Lê Ngọc Thạch và Trần Văn Hâu, 1999). Bệnh thường xuất hiện ở những vùng bị thiếu kali. Bệnh gây thiệt hại nhiều ở cây con. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp nên cây con chậm phát triển. Ở cây lớn, bệnh làm cây chậm cho trái hay giảm năng suất dừa. Nên bón phân Kali cho dừa đặc biệt là ở vườn ươm cây con để giúp cây ít nhiễm bệnh và mau cho trái.
  3. 2. Bệnh thối đọt (Phytophthora palmivora Butler): Nấm gây hại cây dừa bằng cách tấn công vào đỉnh sinh trưởng làm cho củ hủ bị thối, cây không sinh trưởng được nữa và sẽ chết sau khi các lá già khô và rụng (Hình 16). Hình 16: Đọt dừa thối
  4. Cây chết sau 3-5 tháng bị nhiễm bệnh. Cây dừa bị bệnh thối đọt mới nhìn rất giống như cây bị đuông tấn công, tuy nhiên quan sát kỹ sẽ không thấy ấu trùng của đuông dừa nhưng có mùi thối rất khó chịu. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao. Bệnh rất khó trị vì thường phát hiện chậm, khi đỉnh sinh trưởng đã bị tấn công. Nên đốn và tiêu hủy cây bị bệnh để tránh sự lây lan, đặc biệt là các cây trồng xen như ca cao, tiêu. Nếu phát hiện sớm có thể xử lý bằng các loại thuốc gốc đồng, Aliette hay Ridomil. 3. Nứt, rụng trái: Nứt, rụng trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sự tấn công của nấm Fusarium sp., do thiếu Kali, do thiếu nước hoặc ngập úng. Do đó tùy theo nguyên nhân gây ra mà có biện pháp phòng trị thích hợp. Tuy nhiên, việc tưới cho dừa trong mùa nắng, tránh bị ngập úng trong mùa mưa, bón phân hữu cơ hàng năm làm cho đất tơi xốp, bón phân cân đối đặc biệt là phân Kali hoặc rãi muối hột vào các bẹ lá 1-2 lần/năm là những biện pháp có thể hạn chế hiện tượng nứt, rụng trái trên dừa. (Hình 17)
  5. Hình 17: Nứt trái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2