SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI GIỮA NGAN PHÁP R31 VỚI R51 KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA
lượt xem 4
download
Hai dòng ngan Pháp R31 và R51 được nhập vào Việt Nam từ năm 1992. Năm 1997 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho phép chuyển giao vào sản xuất, từ đó ngan Pháp đã phát huy thế mạnh của loại gia cầm có tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh sản cao trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, có phẩm chất thịt ngon được nhiều người ưa chuộng. Ở Thanh Hóa, do tập quán chăn nuôi và thị hiếu người tiêu dùng, người ta chỉ ưa chuộng ngan loang (Lê Thị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI GIỮA NGAN PHÁP R31 VỚI R51 KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA
- MAI DANH LUÂN – Sinh trưởng của ngan Pháp lai chéo dòng ... SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI GIỮA NGAN PHÁP R31 VỚI R51 KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA Mai Danh Luân*, Nguyễn Song Hoan Khoa Chăn nuôi - Trường Đại học Hồng Đức – Thành phố Thanh Hóa *Tác giả liên hệ: Mai Danh Luân Tel: 0986.723.261; Email: mailuan61@yahoo.com ABSTRACT Growth performace of crossbreed between R31 and R51 muscovyduck fed by l ocal food in Thanh Hoa The crossbreed between R31 and R51 muscovyduck is able to adapt and grow well in the environment condition of Thanh Hoa. Feeding R35 by local feed got high mortility rate (94.59 to 100% up to 12 weeks) at 12 weeks of age body weight of male was 3.795g and female was 2,632g while fed by commercial concentrate male reached 4,295g and female reached 2,988g. Feed conversion per kg of weight gain was 3.33kg for commercial concentrate feeding and 3.33 for local feeds feeding. Feed cost of 1 kg live weight was 23,3 VND for commercial concentrate feeding and 23,801 VND local feeds feeding. It is concluded that crossbreed between R31 and R51 muscovyduck can be fed by local available feeds instead of commercial concentrate. Keywords: Muscovyduck ; containment victual; spending victual ĐẶT VẤN ĐỀ Hai dòng ngan Pháp R31 và R51 đ ược nhập vào Việt Nam từ năm 1992. Năm 1997 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho phép chuyển giao vào sản xuất, từ đó ngan Pháp đ ã phát huy thế mạnh của loại gia cầm có tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh sản cao trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, có phẩm chất thịt ngon được nhiều người ưa chuộng. Ở Thanh Hóa, do tập quán chăn nuôi và thị hiếu người tiêu dùng, người ta chỉ ưa chu ộng ngan loang (Lê Thị Thuý và cs,1994). Trong khi đ ó ngan Pháp dòng R31 có màu lông hoa mơ, còn dòng R51 lại có màu lông trắng có đốm đầu và trắng tuyền. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, chúng tôi đ ã cho lai giữa 2 dòng ngan Pháp R31 và R51 và để tạo con lai R35 (♂ R31x ♀R51) có nhiều ưu điểm trong chăn nuôi ngan thịt và được người chăn nuôi ngan ở Thanh Hóa mến mộ. Để tạo điều kiện cho ngan Pháp, đặc biệt là con lai phát triển mạnh hơn nữa trong điều kiện, khi giá thức ăn hỗn hợp chăn nuôi cao và d ịch cúm gia cầm xảy ra thì việc xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi khép kín, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương một cách chủ động và có giá thành thấp là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Khả năng sinh trư ởng của con lai giữa ngan Pháp (R31 x R51) khi sử dụng thức ăn địa phương thay thế cho thức ăn hỗn hợp tại Thanh Hóa”. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu 1
- MAI DANH LUÂN – Sinh trưởng của ngan Pháp lai chéo dòng ... Để tạo ra ngan R35: Thí nghiệm sử dụng ngan bố R31 và ngan mẹ R51 thuần chủng để ghép lai theo công thức ♂R31 x ♀R51 để lấy con lai (R35) nuôi thí nghiệm. Thức ăn địa phương được tổng hợp từ ngô, lúa, bột cá, đậu tương và Premix Vitamin khoáng. Đảm bảo thức ăn có thành p hần năng lượng, tỷ lệ protein, vitamin, khoáng như thức ăn hỗn hợp ho àn chỉnh. Các yếu tố ngo ại cảnh khác là đ ồng nhất như: ánh sáng, nhiệt độ, chế độ chăm sóc… Công thức thức ăn Thức ăn địa phương tự phối chế Ngô: 40%; lúa 30%; Bột cá: 23%; Đậu tương: 5%; Bột đá: 1%; Premix vitamin: 0,9%; Nguyên tố vi lượng: 0,1%; Cây chuối thái nhỏ: 20% tươi và thức ăn hỗn hợp địa phương 80%. Có Năng lượng trao đổi: 2880 Kcal/ kgVCK; Protein thô: 17,76% (Thức ăn dạng bột) Thức ăn hỗn hợp mua của nhà máy Là loại TĂ co nhãn ghi trên bao bì có (Higro 549): Năng lượng trao đổi tối đa là 2900 kcal / kgVCK. (Thức ăn dạng viên) Bố trí thí nghiệm Từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi (giai đoạn gột) tất cả được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp. Từ tuần thứ tư trở đi phối trộn thức ăn cho các lô như sau : Số con (n) 37 37 37 37 37 Thức ăn hỗn hợp (%) 100 75 50 25 0 Thức ăn tự phối chế (%) 0 25 50 75 100 Tổng lượng thức ăn (%) 100 100 100 100 100 Các chỉ tiêu theo dõi Sử dụng các chỉ tiêu đang được dùng đ ể nghiên cứu gia cầm hiện nay như: Tỷ lệ nuôi sống ở 1;4;8;12 tuần tuổi Khả năng tăng trọng (Khối lượng cơ thể tuyệt đối và tương đối ở 1, 4, 8, 12 tu ần tuổi ) Khả năng cho thịt (Tỷ lệ thịt xẻ, đùi, ức) Tiêu tốn thức ăn/kg P. Khối lượng cơ thể (P) Hiệu quả kinh tế (giá thành/1kg TĂ, giá thành/1 kg P). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống đánh giá khả năng thích nghi của ngan R35 ở các mức độ thay thế thức ăn tự p hối chế từ nguồn nguyên liệu địa phương, kết quả thể hiện ở Bảng 1. Qua Bảng 1 ta thấy, ngan lai chéo dòng R35 có khả năng thích nghi và sức sống cao, có tỷ lệ nuôi sống từ 94,59% đến 100%. Các mức thay thế thức ă n tự phối chế từ nguồn nguyên liệu đ ịa phương khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của ngan, đặc biệt các ngan ốm chết. Bảng 1: Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi 2
- MAI DANH LUÂN – Sinh trưởng của ngan Pháp lai chéo dòng ... Tu ần 25% TĂ 50% TĂ 75% TĂ 100% TĂ 100% HH tuổi công nghiệp Địa phương Địa phương Địa phương Địa phương Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % 0 37 100,00 37 100,00 37 100,00 37 100,00 37 100,00 0–1 37 100,00 37 100,00 37 100,00 37 100,00 37 100,00 0–4 36 97,29 36 97,29 36 97,29 37 100,00 37 100,00 0–8 36 97,29 35 94,59 36 97,29 37 100,00 37 100,00 0 -12 36 97,29 35 94,59 36 97,29 37 100,00 37 100,00 Thí nghiệm cho thấy, có hội chứng đ ường tiêu hóa. Do thức ăn tự phối chế đ ược phối trộn và đ ược sử dụng trong ngày, nên khi d ùng TĂ này nuôi ngan sẽ an to àn hơn so với thức ăn hỗn hợp đã p hối trộn sẵn, đóng bao để lâu ngày. Với khẩu phần ăn mức 75% và 100% thức ăn tự p hối, thì t ỷ lệ nuôi sống đạt 100%, trong khi đó ở KP 100% thức ăn hỗn hợp và thay thế 25% thức ăn tự phối, tỷ lệ nuôi sống đạt 94,59 - 97,29%. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng Để đánh giá khả năng sinh trưởng của ngan, chúng tôi đánh giá các chỉ tiêu: khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi, sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối là những chỉ tiêu quan trọng của ngan thịt. Khối lượng cơ thể Khả năng sinh trưởng của ngan qua đánh giá qua khối lượng cơ thể ngan ở các tuần tuổi. Kết quả đ ược trình bày ở Bảng 2. Bảng 2: Khối lượng cơ thể ngan qua một số tuần tuổi ♂ 25% TĂ 50% TĂ 75% TĂ 100% TĂ 100% HH / Tuần công nghiệp Địa phương Địa phương Địa phương Địa phư ơng ♀ tuổi Mean CV Mean CV Mean CV Mean CV Mean CV ± mx (g) (%) ± mx (g) (%) ± mx (g) (%) ±mx (g) (%) ±mx (g) (%) ♂ 43,50 2,12 43,61 2,50 43,50 2,12 43,50 2,12 43,66 2,35 ± 0,217 ± 0,25 ± 0,21 ± 0,21 ± 0,24 S. s ♀ 43,39 2,20 43,79 2,22 43,47 2,08 43,84 2,55 43,52 2,46 ± 0,219 ± 0,22 ± 0,20 ± 0,25 ± 0,24 ♂ 84,50 1,82 92,11 2,29 91,68 1,98 92,44 1,97 84,77 3,04 1 ± 0,363 ± 0,49 ± 0,43 ± 0,42 ± 0,60 ♀ 82,17 2,10 91,63 2,39 91,66 2,09 91,86 1,95 82,68 2,35 ± 0,397 ± 0,50 ± 0,42 ± 0,41 ± 0,44 ♂ 703,17 1,47 668,05 1,95 660,82 3,12 638,33 3,59 601,22 1,91 4 ± 2,44 ± 3,17 ± 5,00 ± 5,40 ± 2,70 ♀ 556,11 2,19 545,42 1,80 535,00 2,92 507,84 2,60 515,57 3,45 ± 2,88 ± 2,26 ± 3,59 ± 3,03 ± 4,08 ♂ 2790,05 3,48 2755,35 6,72 2494,53 9,75 2357,11 8,42 2033,83 5,79 8 ± 22,93 ± 44,95 ± 59,03 ± 46,82 ± 27,78 3
- MAI DANH LUÂN – Sinh trưởng của ngan Pháp lai chéo dòng ... ♂ 25% TĂ 50% TĂ 75% TĂ 100% TĂ 100% HH / Tuần công nghiệp Địa phương Địa phương Địa phương Địa phư ơng ♀ tuổi Mean CV Mean CV Mean CV Mean CV Mean CV ± mx (g) (%) ± mx (g) (%) ± mx (g) (%) ±mx (g) (%) ±mx (g) (%) ♀ 1935,00 2,21 1924,11 2,91 1669,26 5,99 1619,89 6,53 1611,89 4,70 ± 10,12 ± 13,22 ± 22,95 ± 24,27 ± 17,41 ♂ 4295,83 2,26 4155,88 2,68 3994,17 4,17 3835,44 4,29 3795,05 5,82 12 ± 22,87 ± 27,01 ± 40,47 ± 38,83 ± 52,09 ♀ 2988,33 4,95 2949,61 3,49 2917,31 1,93 2676,73 4,47 2632,10 4,35 ± 34,89 ± 12,92 ± 26,27 ± 24,27 ± 27,44 Qua Bảng 2 ta thấy, khối lượng cơ thể ngan của các mức độ thay thế thức ăn từ nguồn nguyên liệu địa phương khác nhau thì khác nhau rõ rệt, nhất là tuần thứ 4 trở đi, đến tuần thứ 12 thì sự chênh lệch này càng rõ nét hơn. Xử lý thống kê: Đàn trống có F = 4.998.922 so với F.crit = 2.782599; Đàn mái F = 6.767055 so với F.crit = 2.745914 và (P
- MAI DANH LUÂN – Sinh trưởng của ngan Pháp lai chéo dòng ... Qua Bảng 3 ta thấy, cường độ sinh trưởng tuyệt đối của các công thức TĂ khác nhau đều có xu hướng tăng từ 1 - 8 tuần tuổi. Cao nhất, đ àn trống ở công thức thay thế 25% thức ăn tự p hối chế ở tuần thứ 8 đạt là 758,53g, đàn mái ở công thức nuôi 100% thức ăn tự phối chế ở tuần thứ 8, tăng cao nhất là 351,26g, sau tuần thứ 8 cường độ sinh trưởng tuyệt đối giảm dần. Sinh trưởng tương đ ối ở các công thức đều thể hiện cao nhất ở 1 đến 3 tuần tuổi, tuần tuổi 4 trở đi thì giảm dần. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu về ngan của Nguyễn Thiện, Lê Thị Thúy (1993); Lê Thị Thuý và cs, (1994). Đây cũng là sự thể hiện quy luật phát triển bình thường của gia cầm nói chung, của ngan nói riêng. Như vậy, chứng tỏ rằng ngan Pháp R35 đ ược nuôi bằng các mức độ thay thế thức ăn tự phối chế từ nguồn nguyên liệu địa p hương đ ều phát triển b ình thường và đúng quy lu ật sinh trưởng của con giống. Khả năng cho thịt Kết quả mổ khảo sát cho biết khả năng cho thịt của ngan. Mỗi công thức TĂ, chúng tôi tiến hành mổ 6 con (3 ♂ + 3 ♀). Kết quả thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4: Kết quả mổ khảo sát lúc ngan đ ược 12 tuần tuổi Giới 100% HH 25% 50% 75% 100% Chỉ tiêu Đ Địa Địa Địa Địa tính hoàn chỉnh phương phương p hương p hương VT P sống ♂ Ga 4152 3883 3862 3677 3773 ♀ m 2368 2440 2355 2310 2070 P thịt xẻ/P ♂ % 70,68 70,59 70,01 70,07 68,89 sống ♀ 67,00 67,16 66,94 66,78 65,92 P thịt ức/P thịt ♂ % 22,68 22,06 23,13 23,27 22,44 xẻ ♀ 25,02 25,23 25,92 26,01 24,99 P thịt đùi/P ♂ % 20,48 20,58 21,84 23,08 23,00 thịt xẻ ♀ 18,72 19,04 19,87 20,21 19,97 P mỡ bụng/P ♂ % 4,29 4,11 3,99 3,82 3,44 thịt xẻ ♀ 5,80 5,76 5,71 5,58 5,20 P tim/P thịt xẻ ♂ % 1,34 1,31 1,36 1,29 1,38 ♀ 1,49 1,41 1,51 1,39 1,42 P gan/P thịt ♂ % 3,13 3,08 2,83 2,96 2,73 xẻ ♀ 2,43 2,39 2,30 2,50 2,27 P mề/P thịt xẻ ♂ % 2,78 2,89 2,86 2,67 2,79 ♀ 2,59 2,61 2,70 2,52 2,60 Qua bảng 4 cho thấy, tỷ lệ các thành phần thân thịt và các phủ tạng ăn được so với khối lượng sống hay thịt xẻ ở cả 5 phương thức thức ăn khác nhau (trừ tỷ lệ mỡ bụng) là tương đương nhau (P>0,05). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của (Phạm Văn Trượng và cs,1998). T ỷ lệ mỡ bụng ở ngan nuôi, càng nhiều thức ăn tự phối chế thì càng thấp, nuôi 100% thức ăn tự phối chế có tỷ lệ mỡ bụng chỉ là 4,04% trong khi đó nuôi 100% thức ăn hỗn hợp ho àn chỉnh có tỷ lệ mỡ bụng cao tới 4,82%. Như vậy, khi thay thế các mức thức ăn tự p hối chế khác nhau, hầu như không làm thay đổi đến khả năng cho thịt của ngan. Tiêu tốn thức ăn 5
- MAI DANH LUÂN – Sinh trưởng của ngan Pháp lai chéo dòng ... Mức tiêu tốn thức ăn/1 kg khối lượng cơ thể (kgTĂ/kg P) thể hiện ở Bảng 5. Qua bảng 5 cho thấy, mức độ thay thế thức ăn địa phương 25% có sự sai khác chút ít về tiêu tốn thức ăn cho 1 kg P cơ thể so với ngan nuôi bằng 100% thức ăn hỗn hợp. Qua xử lý thống kê của 1, 4, 8 và 12 tu ần tuổi thì chúng có giá trị tương đương nhau (P>0,05). Còn ở mức thay thế 50%, 75% và 100% thì cao hơn và có sự sai khác rõ rệt (P
- MAI DANH LUÂN – Sinh trưởng của ngan Pháp lai chéo dòng ... KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Ngan Pháp lai R35 có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng tốt ở tỉnh Thanh Hóa khi nuôi b ằng thức ăn tự phối chế từ nguồn nguyên liệu địa phư ơng. Tỷ lệ nuôi sống đạt khá cao từ 94,59 -100%. Con lai, có mức sinh trưởng thấp hơn khi nuôi bằng thức ăn hỗn hợp. Ở thời đ iểm 12 tuần tuổi, nếu nuôi bằng 100% thức ăn tự phối chế từ nguồn thức ăn địa phương, khối lượng con trống đạt 3795,05gr, con mái đạt 2632,10gr. Trong khi nếu nuôi 100% thức ăn hỗn hợp mua ở thị trường thì con trống đạt 4295,83gr, con mái đạt 2988,33gr. Dùng thức ăn tự phối chế từ nguồn nguyên liệu địa phương nuôi ngan Pháp lai không làm thay đ ổi khả năng cho thịt của chúng. Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ các thành phần thịt ức, thịt đ ùi, gan, mề đều tương đương so với ngan nuôi bằng 100% thức ăn hỗn hợp. Ở mức thay thế 25% cho thức ăn hỗn hợp không làm thay đổi Tiêu tốn thức ăn/kg P. Nhưng khi thay thế ở mức cao hơn thì sự thì tiêu tốn thức ăn/kg P cũng cao hơn. Nếu tính chung cho cả 12 tuần tuổi thay ở mức 100% thức ăn tự phối chế thì tiêu tốn là 3,79 kg thức ăn/kg P. Trong khi đó khi nuôi bằng 100% thức ăn hỗn hợp, tiêu tốn là 3,33 kg thức ăn/kg P. Với giá thức ăn hỗn hợp trên thị trường và giá nguyên liệu dùng để phối chế ở thời điểm tháng 8 năm 2007 thì giá chi phí thức ăn hỗn hợp tự phối trộn để sản xuất được 1 kg P ngan là tương đ ương nhau và dao động từ 22.847 - 24.160 đ/kg P. Đề nghị Trong điều kiện dịch cúm gia cầm hiện nay để phát triển chăn nuôi ngan Pháp theo mô hình khép kín có thể tự phối chế thức ăn từ nguồn nguyên liệu địa phương mà không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng cũng như cho thịt của con lai ngan Pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Thuý, Nguyễn Thiện, Bùi Quang Tiến và Lê Viết Ly. (1994). Đặc điểm sinh học, tính năng sản xuất của ngan nội và hiệu quả kinh tế trong nuôi ngan chăn thả - Hội chăn nuôi Việt Nam, 1994. (Tr: 386 - 391). Nguyễn Thiện và Lê Thị Thuý. (1994) - Một số kết quả nghiên cứu về con ngan (Carina Moschata) và giá trị kinh tế của chăn nuôi ngan - Báo cáo tại Hội thảo nghiên cứu và phát triển chăn nuôi vịt - Sầm Sơn 19 - 20/10/1994. (Tr: 122- 128). Phạm Văn Trượng, Ngô Văn Vĩnh và Lương Thị Bột. (1998). Nghiên cứu lai kinh tế giữa ngan Pháp R31 với vịt CV SuperM - Báo cáo kết quả khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 1998. (Tr: 20 - 28). *Người phản biện : TS. Nguyễn ĐứcTrọng; TS. Lê Thị Nga 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: nhà máy nhiệt điện Phả Lại
42 p | 1068 | 363
-
KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG PHÁP, TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
4 p | 919 | 184
-
ĐỀ TÀI " NÔNG NGHIỆP SINH THÁI "
37 p | 355 | 68
-
Báo cáo: Nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp bảo vệ phát triển bền vững vườn quốc gia Bạch Mã
173 p | 197 | 58
-
Đề tài: Đánh giá năng suất sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace×Yorkshire) phối với đực Pidu, Duroc và sinh trưởng của con lai đến 60 ngày tại trại lợn giống Sơn Đồng - Công ty Cổ phần giống vật nuôi Hà Nội
77 p | 143 | 31
-
Đề tài triết học " XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN "
13 p | 135 | 26
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất l-ợng thịt ở lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace ì Yorkshire)
7 p | 180 | 26
-
Đề tài: Khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace × Yorkshire), F1(Yorkshire × Landrace) được phối với đực Duroc và Pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã Thượng Lan, Việt Yên, Bắc Giang
74 p | 130 | 25
-
Báo cáo khoa học : KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHO THỊT CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE (NZW) VÀ CON LAI GIỮA ĐỰC NZW VÀ CÁI NỘI
5 p | 144 | 20
-
Báo cáo " Nghèo đói và sinh kế đằng sau 'cuộc sống thuần nông': Quan điểm Đông Nam Á "
17 p | 106 | 15
-
Báo cáo khoa học: " SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ PHI LÊ CỦA CON LAI GIỮA CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus ) VÀ BA SA (P. bocourti)"
6 p | 96 | 12
-
Báo cáo "Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Pietrain và Duroc (PIDU) "
7 p | 104 | 11
-
Khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái lai F1 (LandracexYorshire) , F1(YorshirexLandrace) phối với lợn đực Duroc và L19
7 p | 123 | 9
-
Báo cáo " Đánh giá sinh trưởng của bò cái Holstein Friesian (HF) và con lai F1, F2, F3 (HF x lai Sind) nuôi tại Lâm Đồng"
7 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ PHI LÊ CỦA CON LAI GIỮA CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus ) VÀ BA SA (P. bocourti)"
6 p | 98 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Mơ hồ sinh thái trong Cuộc đời củ Pi (Yann Martel)
98 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Chọn lọc nâng cao năng suất 2 dòng gà Lạc Thủy và khả năng cho thịt của con lai giữa gà Lạc Thủy với Lương Phượng
27 p | 32 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn