intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP VIẾT HỒ SƠ XIN VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

576
lượt xem
165
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP VIẾT HỒ SƠ XIN VIỆC NHƯ THẾ NÀO? NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH 410 Chúc mừng bạn, ngày mong đợi nhất trong suốt những năm miệt mài trên giảng đường đã đến: bạn đã tốt nghiệp. Giờ đây, bạn có thể tự tin hơn với “tấm hộ chiếu vào đời” này. Tuy nhiên, đây cũng là lúc bạn phải tự thân vận động. Làm thế nào tìm được công việc mơ ước trong khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP VIẾT HỒ SƠ XIN VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

  1. SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP VIẾT HỒ SƠ XIN VIỆC NHƯ THẾ NÀO? NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH 410 Chúc mừng bạn, ngày mong đợi nhất trong suốt những năm miệt mài trên giảng đường đã đến: bạn đã tốt nghiệp. Giờ đây, bạn có thể tự tin hơn với “tấm hộ chiếu vào đời” này. Tuy nhiên, đây cũng là lúc bạn phải tự thân vận động. Làm thế nào tìm được công việc mơ ước trong khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc? Chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp thật tốt Mục tiêu nghề nghiệp là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở một ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu thật rõ ràng, chi tiết nhưng cũng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn. Vd: Là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; tôi muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing để có thể phát huy kiến thức, khả năng và sở trường của mình. Nêu bật thành tích học tập Là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc gì nổi bật.
  2. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng với thông tin về học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì tại sao bạn không nêu bật lợi thế của mình? Hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển. Kinh nghiệm làm việc Người ta nói “tốt khoe, xấu che”. Vì vậy, thay vì nói bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực sự, hãy trình bày bạn đã có những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực tập tại những công ty lớn hay đã làm việc bán thời gian trước đây. Hãy nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho công ty. Bạn cũng nên cho biết những thành tích bạn đã đóng góp ở các công ty trước.
  3. Kỹ năng Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Người tham khảo Đây là một phần khá quan trọng trong hồ sơ của bạn. Bạn có thể nhờ thầy cô ở trường Đại học hay sếp trực tiếp tại công ty bạn đã thực tập làm người tham khảo cho bạn. Được những người có uy tín đánh giá là “có tinh thần làm việc theo nhóm”, “cẩn thận” hay “có tư duy sáng tạo” bạn sẽ có trong tay bằng chứng xác thực nhất về khả năng của mình. Chuẩn bị sẵn nhiều hồ sơ cho nhiều ngành nghề bạn quan tâm Bạn nên chuẩn bị nhiều hơn một hồ sơ để nộp nếu bạn quan tâm tìm việc ở các ngành nghề khác nhau. Điều đó giúp bạn nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm nhất. 10 lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc Sau đây là 10 lỗi phổ biến khi viết hồ sơ. Mặc dù việc tránh các lỗi này không có nghĩa là bạn sẽ nhận được công việc, nhưng nó giúp bạn đi đúng hướng.
  4. Lỗi 1: Hồ sơ trông như một nhật ký công việc không hơn không kém Dĩ nhiên cần phải cho nhà tuyển dụng biết kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn. Nhưng thay vì chỉ liệt kê những trách nhiệm của các công việc trước, bạn hãy làm nổi bật những thành tích ấn tượng cùng với con số cụ thể minh họa. Chẳng hạn nói bạn đã giúp tăng 10% doanh thu sẽ gây ấn tượng đặc biệt hơn so với nói rằng bạn đã lãnh đạo đội ngũ kinh doanh. Lỗi 2: Dùng đại từ xưng hô Hồ sơ của bạn không phải là thư từ, vì thế không nên dùng các đại từ nhân xưng hay sở hữu ở ngôi thứ nhất như “Tôi” hay “của tôi”. Hãy để các đại từ trong thư xin việc.
  5. Lỗi 3: Đưa vào các thông tin cá nhân và không liên quan Bạn không có nhiều không gian trong hồ sơ, vì thế đừng để phí những khoảng trống quý giá đó cho những thông tin không liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển. Lỗi 4: Sử dụng từ bị động Hồ sơ của bạn phải sử dụng các câu từ mạnh mẽ, rõ ràng và cách tốt nhất để đạt hiệu quả đó là sử dụng các động từ để mô tả thành tích. Các động từ như “Điều phối”, “Đạt được”, “Quản lý” hay “Thực hiện” sẽ làm hồ sơ của bạn thêm hấp dẫn. Lỗi 5: Lặp lại từ ngữ Dù việc dùng các động từ rất quan trọng, bạn đừng quên sử dụng nhiều động từ khác nhau. Đừng tập trung sử dụng một hai từ nào đó trong suốt hồ sơ. Cố gắng tìm từ thay thế tương đương và nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý. Lỗi 6: Trình bày quá xấu hoặc quá khoa trương Mặc dù nội dung là điều then chốt trong hồ sơ, việc trình bày nó thế nào cũng rất quan trọng. Sử dụng các định dạng thống nhất, như dùng một font chữ, kích cỡ hay cùng một kiểu gạch đầu dòng. Không nên dùng các định dạng quá màu mè hoặc quá sáng tạo với các loại font khác truyền
  6. thống hay đồ họa trừ phi vị trí ứng tuyển đòi hỏi cực kỳ sáng tạo. Hãy để hồ sơ của bạn rõ ràng, đơn giản và chuyên nghiệp. Lỗi 7: Gửi hồ sơ mà không có thư xin việc đi kèm Một trong những điều tệ nhất là gửi đi một hồ sơ tuyệt đẹp nhưng lại không có thư giới thiệu về mình đến nhà tuyển dụng. Hồ sơ và thư xin việc là một cặp không thể tách rời. Thư xin việc là một cách để bạn khéo léo quảng bá về kỹ năng kinh nghiệm của mình. Lỗi 8: Gửi đi một hồ sơ chung chung hoặc đại trà Mặc dù kinh nghiệm làm việc của bạn không thay đổi, nhưng hồ sơ thì cần được điều chỉnh theo lĩnh vực bạn dự tuyển. Ví dụ nếu bạn tìm một công việc về bán hàng, hồ sơ của bạn phải gồm các thông tin khác với các thông tin đưa vào hồ sơ cho một công việc quản lý. Hãy viết hồ sơ hướng đến mục tiêu bạn tìm kiếm và giúp người đọc dễ dàng nhận ra vì sao bạn là ứng viên phù hợp. Lỗi 9: Lỗi đánh máy, chính tả hoặc ngữ pháp Trước khi gửi hồ sơ, hãy đọc kỹ và kiểm tra nhiều lần. Rất nhiều nhà tuyển dụng đã không ngần ngại cho các hồ sơ mắc những lỗi này vào thùng rác.
  7. Lỗi 10: Gửi hồ sơ tới một người không biết tên Chắc chắn là bạn không muốn hồ sơ của mình bị ném vào thùng rác, vậy hãy tránh gửi cho:”Giám đốc nhân sự” hay “Gửi người có liên quan”. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu tên người tuyển dụng bạn. Theo saga.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2