Sinh viên với nhu cầu tìm việc làm thêm
lượt xem 6
download
Việc đi làm thêm của sinh viên nó cũng có thể được xem là con dao hai lưỡi bởi bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những mặt tiêu cực mà công việc làm thêm mang lại. Nhận thức được đều này nhóm chúng đã nghiên cứu phân tích về tìm việc làm của sinh viên nhằm giúp các bạn có thể giảm bớt những khó khăn trong vấn đề làm thêm. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sinh viên với nhu cầu tìm việc làm thêm
- SINH VIÊN VỚI NHU CẦU TÌM VIỆC LÀM THÊM Mai Thiện Hoài Nam, ưu Gia Linh, Nguyễn Thị Kim Khánh, Trần Thị Mỹ Dung Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tr n Nam Trung TÓM TẮT Việc làm thêm hay sinh viên thường gọi nó với cái tên là “part-time job”. Sinh viên với nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm là chuyện khá quen với thuộc với các bạn sinh viên của các trường đại học cao đẳng nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập và phụ giúp gia đình. Việc đi làm thêm của sinh viên nó cũng có thể được xem là con dao hai lưỡi bởi bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những mặt tiêu cực mà công việc làm thêm mang lại. Nhận thức được đều này nhóm chúng đã nghiên cứu phân tích về tìm việc làm của sinh viên nhằm giúp các bạn có thể giảm bớt những khó khăn trong vấn đề làm thêm. Từ khóa: Sinh viên, làm thêm, mục đích, tích cực, tiêu cực. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai. Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường. Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn… Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp. Vậy, vấn đề đặt ra là “Sinh viên làm thêm” liệu đó có phải là giải pháp tối ưu nhất và họ được gì mất gì khi phải vừa học vừa làm như vậy. Đây là câu hỏi cấp bách đặt ra cho những Sinh viên đi làm thêm hiện nay. Nhóm nghiên cứu đưa ra một số ý kiến nhận định của mình về vấn đề: “Sinh viên với nhu cầu tìm việc làm thêm”. 1128
- 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM THÊM HIỆN NAY Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội “Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát với thực tế cuộc sống…”. Theo anh Quách Minh Cường, Quản lý Nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc làm thêm theo quan điểm của tôi đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân”. Từ những quan niệm trên mà nhóm đã rút ra khái niệm chung về đi làm thêm của sinh viên, việc làm thêm đối với sinh viên là những công việc bán thời gian mà sinh viên có thể vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập, học hỏi kinh nghiệm trau dồi các kỹ năng ứng xử giao tiếp. Hiện tượng các sinh viên đua nhau đi làm thêm giờ đây không còn xa lạ hay hiếm thấy nữa. Làm thêm gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên. Có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: tiếp thị, bán hàng, gia sư,... Bình thường không phải tự nhiên sinh viên muốn đi làm thêm, lý do họ đi làm thêm là vô kể nhưng hầu hết lý do chính là để cải thiện tình hình tài chính, đỡ đần một phần nào cho gia đình. Ngoài ra không phải chỉ để kiếm tiền ăn học mà làm thêm còn là cơ hội đào luyện mình giữa thực tế. Từ chỗ được bao cấp toàn bộ, sinh viên thời nay buộc phải chạy đua để tự nuôi sống mình nếu không muốn làm kẻ tụt hậu. Đã qua cái thời Sinh viên đi học chỉ phải làm mỗi nhiệm vụ ngồi tụng bài mà coi việc nuôi mình ăn học là trách nhiệm đương nhiên của Nhà nước và gia đình. Thời bao cấp đã quax hội đã thay đổi kéo theo nó là hàng loạt những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống cách học và cách kiếm việc làm. Hàng ngày sinh viên phải đối mặt với vô số vấn đề nan giải, đó là nỗi lo về giá cả sinh hoạt đang ngày càng leo thang, nỗi lo tăng học phí, và vô vàn các khoản phát sinh không mang tên khác. Đã có một số lượng không ít các sinh viên mới chân ướt chân ráo vào trường đã phải hối hả lao ra ngoài kiếm việc để nuôi lấy “cái sự học” và vì thể tiềm ẩn trong Sinh viên nhất là đối với các Sinh viên ở tỉnh khác lên học ở các thành phố lớn một nỗi lo đó là nỗi “lo tăng giá”. Trong số hàng trăm nghìn tân sinh viên nhập học mỗi năm có hàng trăm sinh viên trúng tuyển nhưng không có tiền theo học hoặc đăng ký nhập học rồi lại xin rút hồ sơ vì không kham nổi tiền trường theo quy định, hoặc giả định là gia đình có xoay xở được học phí nhưng cuộc sống sinh viên dài đằng đẵng các sinh viên không thể trông đợi mãi vào sự trợ giúp của gia đình được thế là bắt đầu một cuộc trường trinh đi tìm việc làm, đó là giải pháp tất yếu để lấy ngắn nuôi dài. Nhưng sinh viên đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền ăn học mà đây còn là cơ hội cọ xát với cuộc sống với xã hội. Sẽ là hơi ngoa nếu cho rằng cái “định lý ngược” mà sinh viên vẫn truyền tụng “việc làm trước, học hành sau” đã trở thành một hiện tượng cực kỳ cấp thiết ở tất cả các trường đại học cao đẳng. Nhưng rõ ràng nhu cầu đi làm thêm của sinh viên không chỉ còn là làn sóng ngầm lẻ tẻ tự phát mà trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ năng động. Ngày nay không còn mối quan hệ “xin việc - cho làm” như trước mà thay vào đó là sự lựa chọn sòng phẳng giữa người lao động và nhà tuyển dụng. Nhưng muốn bình đẳng trong quan hệ ấy mỗi sinh viên phải tự khẳng định mình bằng cách dấn thân vào cuộc sống, chịu va đập ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường để có vốn sống, kinh nghiệm thực tế, để 1129
- nhanh chóng bắt kịp guồng quay đầy sức ép của công việc ngay khi tốt nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng lớn đều đòi hỏi các ứng cử viên phải có nhiều kinh nghiệm. Lý do rất đơn giản là những ai mạnh bạo ham xê dịch, sẵn sàng lăn lộn ở những vùng đất mới lạ sẽ là những người thích ứng với công việc nhanh nhất, phản ứng tốt nhất khi có nhiều thay đổi, tất nhiên không thể loại trừ yếu tố trình độ cơ bản. Mà những kinh nghiệm đó sinh viên chỉ có thể thu thập được khi va chạm với cuộc sống những lúc lặn ngụp làm việc part-time. Vì thế mà sinh viên không thể không đi làm thêm ngay cả những sinh viên xuất thân từ những gia đinh khá giả, điều này xuất phát từ quyền lợi của mỗi sinh viên sau này, gia đình không thể theo họ suốt cuộc đời họ phải tự đứng trên đôi chân của mình. Thực trạng hiện nay cho thấy, sinh viên có tham gia tìm kiếm và đi làm thêm là rất đông. Phần lớn các bạn đều các bạn cho rằng làm thêm là việc rất cần thiết đối với sinh viên nó chiếm tỷ lệ 96,9% vì từ việc làm thêm mà các bạn kiếm thêm thu nhập và học hỏi kinh nghiệm. Trong số sinh viên cho rằng, việc làm thêm là rất cần thiết thì có 78,8% các bạn hiện và đã đi làm, còn lại thì cho rằng, việc làm thêm rất cần thiết nhưng chưa thể đi làm. Nguyên nhân mà các bạn chưa đi làm có thể là do gia đình chiếm tỷ lệ khoảng 18,5%, các bạn sợ bị lừa đảo tỷ lệ 27,6%, không biết sinh việc ở đâu khoảng 13,8%, không có phương tiện đi lại thuận tiện cho đi làm khoảng 15,7% và sợ ảnh hưởng tới việc học của mình là 24%, còn lại là các yếu tố nhỏ nhặt khác nhưng chúng chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ ảnh hưởng tới việc mà sinh viên đi làm thêm. Qua khảo sát về loại công việc mà sinh viên lựa chọn thường là những công việc giản đơn không thông qua đào tạo chuyên sâu, không đòi hỏi kinh nghiệm và có thể chủ động thời gian tham gia như nhân viên phục vụ chiếm 39,4%, gia sư là 24,8%, bán hàng, nhân viên kinh doanh là 14,7%, phát tờ rơi chiếm 11%, tự kinh doanh trực tiếp hoặc online là 3,7%, còn lại 4,6% sinh viên được hỏi làm cộng tác viên cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp và 1,8% làm các công việc khác. Trong số các công việc được chọn để làm thêm chỉ có 22,9% số sinh viên được hỏi đồng ý rằng các công việc đang làm phù hợp với chuyên ngành kinh tế mà các bạn đang theo học tại trường đại học. Ngoài ra, khảo sát thực trạng tiền công và giờ làm thêm của sinh viên cho thấy tiền công của sinh viên được trả công từ người chủ là dao động từ 15000 đến cao nhất là 30000 đồng/giờ tùy nơi làm việc và mỗi ngày làm tối thiểu 1 ca 4 tiếng, tùy nơi làm và tùy công việc có nơi yêu cầu sinh viên phải làm mỗi ngày và có nhưng nơi cho sinh viên đăng ký lịch làm hàng tuần với mỗi tuần phải đăng ký làm ích nhất là từ 3-4 ngày, một ngày bạn có thể đăng ký nhiều ca theo thời gian rãnh của mình đây cũng là loại hình cách thức làm việc mà sinh viên rât thích. 3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TÌM VIỆC Ảnh hưởng từ gia đình Các bậc cha mẹ đều mong sao con mình có thể học tập tốt, không bị xao nhãng bởi việc khác, đồng thời lo lắng con mình bị lừa gạt. Do đó, hầu hết sinh viên làm thêm đều dấu gia đình và đều này làm cho các bạn khó sắp xếp được thời gian cho mình để đi làm hơn. 1130
- Ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học Một trong những hệ lụy đầu tiên của việc đi làm thêm là cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng nhiều đến việc học. Sinh viên năm nhất thường không quen với nhịp độ và cách thức học mới tại giảng đường đại học nên nếu đi làm thêm sẽ rất dễ bị sốc và gây ra cảm giác mệt mỏi, stress và gặp nhiều khó khăn trong việc học tập. Đều này sẽ làm cho kết quả học tập học bị xao nhãng nhiều sinh viên có kết quả giảm sút hẳn khi đi làm thêm. Đặc biệt, đối với những sinh viên năm cuối khi mà lượng kiến thức khá lớn phải hoàn thành bài luận văn, báo cáo tốt nghiệp,… thời gian biểu kín nhưng vẫn phải làm thêm để kiếm sống thì quả là rất vất vả. Gặp phải đa cấp lừa đảo Sinh viên khi đi làm thêm sợ nhất là gặp phải các công ty bán hàng đa cấp lừa đảo. Đặc biệt, các bạn sinh viên năm nhất vẫn còn non nớt kinh nghiệm có dễ dàng né tránh được những công ty này? Bằng những lời mời chào ngon ngọt “không cần bằng cấp”, “không cần kinh nghiệm” vẫn thành công khiến các bạn sinh viên thiếu kinh nghiệm nếu không nhận ra sẽ sập vào bẫy ngay. Từ các mối quan hệ thân thiết trở nên rạn nứt đến nợ nần chồng chất vì mức phí bỏ ra quá cao để “thành công” như lời mời chào của các tổ chức đa cấp lừa đảo. Một dạng lừa đảo khác Một hệ lụy nữa đó cũng chính là sự lừa đảo vì tâm lý ham đi làm thêm, muốn làm ít, lương cao, công việc ổn định, nhiều ca làm mà còn tương đối đơn giản. Các cơ sở lừa đảo này dùng fanpage tuyển dụng ảo rồi mượn tên các thương hiệu nổi tiếng như Ministop hay CGV,… để đăng tuyển thông tin việc làm nhiều ca, không giới hạn thời gian tuyển và lương cao khiến các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất thấy hấp dẫn. Thế nhưng, sự thật nằm đằng sau đó chính là những cơ sở môi giới việc làm bảo vệ. Các bạn sinh viên tới cơ sở này đăng ký thì bắt đóng một khoản tiền không quá lớn nhưng tương đối cao để thế chân đồng phục đi làm, và khi đến nhận việc làm thì lại gặp công ty tuyển bảo vệ. Không làm thì mất tiền vì đã thế chân, còn làm thì chả như ý gì, đã vậy còn ảnh hưởng việc học. Không có phương tiện đi lại Đây chính là một trong những khó khăn nan giải của sinh viên khi tìm việc làm thêm, đặc biệt là các bạn xuất thân từ những tỉnh lẻ, những vùng quê nghèo khó lên thành phố học. Thực tế thì nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi người làm phải chủ động về phương tiện đi lại và giờ giấc linh hoạt. Thậm chí, đối với những việc làm thêm sinh viên như: Shipper, chạy xe ôm, grab,… đòi hỏi phải có phương tiện thì sinh viên đành ngậm ngùi bó tay. Những sinh viên sử dụng xe buýt không đảm bảo được tính chính xác về thời gian của công việc, hạn chế về thời gian khi tăng ca, làm khuya sẽ không còn xe về,… Còn đối với trường hợp đi xe đạp, nếu khoảng cách địa lý quá xa thì đây lại là rào cản. Gặp phải ông chủ khó tính 1131
- Sinh viên đi làm thêm, ai cũng sẽ phải làm việc theo sự phân công của người chủ thuê bạn. Nhưng không phải ông chủ nào cũng dễ tính và thoải mái cả. Có những người khá khó tính, soi mói nhân viên từng chút một khiến cho bạn sẽ khá áp lực khi làm việc và thậm chí bạn còn bị mắng chửi nếu như bạn chưa hoàn thành kịp công việc. Hay việc những ông chủ này khá khó tính và luôn nghi ngờ bạn trong mọi việc và đôi khi bạn sẽ bị nghi ngờ oan nếu như họ bị mất đồ đạc gì đó lúc đó bạn rất ức chế nhưng lại không làm gì được bởi vì những sinh viên tìm việc đều là đi làm thuê cho người ta. Gặp khó khăn với khách hàng Sinh viên đi làm thêm cũng sẽ gặp phải những khó khăn với khách hàng như: Bạn có thể gặp những khách hàng khó tính, bạn tư vấn hay phục vụ rất nhiệt tình nhưng họ có thái độ không hài lòng. Hoặc những khách hàng cố tình đổ lỗi cho nhân viên để quỵt tiền… Khách hàng không phải người nào cũng tế nhị, cũng có những khách vô duyên, oái oăm vô cùng. Khiến bạn rất bực bội nhưng vẫn phải nhẫn nhịn vì khách hàng là thượng đế mà. Điều đó gây áp lực khá lớn làm các bạn căng thẳng và khó có thể hoàn thành tốt công việc của mình được. Những cơ hội và thuận lợi từ việc làm thêm mang lại Làm thêm để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm Đối với các bạn sinh viên năm nhất, khi mới “chân nước chân ráo” bước vào trường đại học, vẫn chưa được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm sống thì nên đi làm thêm. Đi làm thêm để có thêm được kinh nghiệm sống, có thêm kiến thức về công việc mình đang theo làm, có thể những kinh nghiệm của các bạn ở đây chưa phải là những kinh nghiệm về chuyên ngành mà các bạn đang theo học nhưng nó sẽ giúp ích cho công việc sau này hay việc học của các bạn. Rèn luyện ngoại ngữ Các bạn sinh viên có thể rèn luyện ngoại ngữ của đối với những nơi làm thường xuyên có khách nước ngoài ra vào các bạn có thể giao tiếp nghe cách phát âm của họ mà tự cải thiện cho bản thân. Làm thêm để có thu nhập Đối với sinh viên năm không phải ai cũng có điều kiện để đóng học phí hay ăn uống đầy đủ, ở những nơi đầy đủ tiện nghi phục vụ cho học tập, chính vì thế mà các bạn tìm việc làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Lúc này, việc làm thêm trở thành một điều bắt buộc các bạn sinh viên. Mở rộng mối quan hệ Khi mới bước vào cổng trường đại học, các bạn sinh viên năm nhất thường rất ít bạn bè và các mối quan hệ có ích. Chính vì vậy mà các bạn nên dành thời gian đi làm thêm, để mở rộng mối quan hệ của mình và học được nhiều điều từ chính các mối quan hệ bổ ích ấy. 1132
- Biết trân trọng và quản lý tiền của mình Trước khi đi làm các bạn nhận được sự chu cấp của cha mẹ và có tiền cứ thế mà tiêu sài hoang phí. Chính vì thế việc đi làm thêm giúp các bạn sinh viên nhận thức rõ sự khó khăn gian khổ để kiếm đồng tiền mà từ đó biết được sự vất vả của cha mẹ đồng thời làm cho các bạn biết trân trọng quản lý tiền không tiêu sài hoang phí. 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHI TÌM VIỆC LÀM THÊM VỚI SINH VIÊN Các bạn nên có kế hoạch có thể cân bằng giữa việc học và việc làm, để tránh trường hợp mãi chạy theo công việc mà xao nhãng viêc học. Tốt nhất là thời gian giành cho việc học là khoảng 65% còn 35% còn lại thì cho việc làm thêm. Tìm đến những trung tâm giới thiệu việc làm có uy tính để tránh trường hợp bị lừa gạt hoặc là các bạn có thể liên hệ với nhà trường, thầy cô để họ có thể định hướng và giới thiệu những chỗ làm phù hợp với mình nhất. Tìm và chọn lựa một công việc phù hợp cho bản thân đồng thời cũng thuận tiện cho việc đi làm, không nên ham những công viêc lương cao vì nó có thể cực kì vất vả và nơi làm thì rất xa mất khá nhiều thời gian cho việc đi rồi về. Giữ gìn sức khỏe cho bản thân ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc vì công việc nào cũng cần bạn có sức khỏe ngay cả trong viêc học cũng thế. Bạn không có sức khỏe tốt học tập không thể tập trung, kết quả học tập cũng sẽ không tốt còn đi làm bạn không có sức khỏe tốt thì không thể hoàn thành công việc của mình. Với việc vừa học vừa làm là chuyện không hề đơn giản nên nó đòi hỏi phải có ý chí và sức khỏe để thực hiện tốt cả hai nếu bạn không thể giữ gìn sức khỏe tốt thì đều tồi tệ sẽ xảy ra cơ thể bị suy nhược làm ảnh hưởng đến việc học và không thể tiếp tục được việc làm thêm. Hiện nay hầu hết sinh viên các trường đại học, cao đẳng đều có mong muốn tìm việc làm thêm dẫn tới nhu cầu làm thêm của sinh viên là khá lớn nhưng đáp ứng được nhu cầu đó thì rất ích. Phần lớn sinh viên vấp phải vấn đề gia đình cha mẹ không cho đi làm, sợ bị lừa đảo và sợ ảnh hưởng kết quả học tập,... Nhưng không phải vì vậy mà các bạn sinh viên không đi làm mặc dù cuộc sống sinh viên còn vô vàn vấn khó khăn nhưng nếu biết cách khéo léo, sắp xếp thời gian, cân bằng giữa việc học, giải trí và làm thêm bạn sẽ có quãng thời gian sinh viên đầy ắp những kỉ niệm đáng nhớ và có được những kinh nghiệm, kỹ nẵng giao tiếp và ứng xử có thể giúp cho việc làm sau khi tốt nghiệp, ra trường. Ngoài ra còn có thể giúp cha mẹ giảm bớt một phần gánh nặng về học phí và chi phí sinh hoạt cho bản thân mình. Phần lớn các bạn sinh viên đều nhằm vào các công việc như bảo vệ, nhân viên phục vụ tai các nhà hàng, nhân viên bán hàng và đi làm tại các quán trà sữa,… bởi các công việc này phù hợp và tiện lợi cho các bạn chọn ca làm mà không sợ trùng giờ học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://text.123doc.net/document/3833630-de-tai-nckh-ve-thuc-trang-lam-them-cua-sinh- vien-da-nang.htm 1133
- [2] https://xemtailieu.com/tai-lieu/van-de-viec-lam-them-doi-voi-sinh-vien-hien-nay- 897701.html [3] https://edu2review.com/news/viec-lam/nhung-loi-ich-va-he-luy-tu-viec-lam-them- 3890.html [4] https://blog.muaban.net/5-kho-khan-khi-kiem-viec-lam-them-tai-tp-hcm-ban-can-biet 1134
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhu cầu người học và nhu cầu xã hội trong đào tạo cử nhân biên - phiên dịch tiếng Anh
14 p | 169 | 14
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long sau khi ra trường
16 p | 57 | 11
-
Toeic – tiêu chuẩn đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của sinh viên tại trường đại học Văn Hiến
6 p | 104 | 7
-
Mô hình phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam
11 p | 63 | 6
-
Thực trạng động cơ học tập của sinh viên khối ngành xã hội, trường Đại học Công đoàn
5 p | 45 | 5
-
Hiểu biết của giảng viên về động cơ, thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
7 p | 54 | 5
-
Nhu cầu học ngoại ngữ: Nghiên cứu trường hợp nhu cầu học tiếng Nhật của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội
5 p | 69 | 4
-
Để học tập tốt (Bàn góp với thầy cô để giúp sinh viên học tập tốt)
12 p | 21 | 4
-
Dạy - học tiếng Anh chuyên ngành du lịch: định hướng nhu cầu người học
12 p | 130 | 4
-
Phương pháp tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo hiệu quả cho sinh viên
6 p | 14 | 3
-
Phân tích nhu cầu việc thực hiện học phần Tư duy sáng tạo và Khởi nghiệp dành cho sinh viên ngôn ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
19 p | 12 | 3
-
Ảnh hưởng của yếu tố nội sinh đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo trong trường đại học
12 p | 78 | 3
-
Tự chủ trong học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
12 p | 41 | 2
-
Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
6 p | 36 | 2
-
Nhận thức, thái độ và khó khăn của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng khi học trực tuyến
12 p | 9 | 2
-
Ảnh hưởng của giờ tự học ngoại khóa tới kết quả học tập môn thể dục aerobic của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây
4 p | 73 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long
6 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn