intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn giáo dục công dân 12

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

454
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chọn là khâu đột phá để giải quyết cơ bản các nhiệm vụ của năm học là đổi mới phương pháp dạy và học, thúc đẩy tính tích cực của người học theo phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Mời quý vị tham khảo bài SKKN Áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn giáo dục công dân 12.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn giáo dục công dân 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Người thực hiện: NGUYỄN HOÀNG KIÊN Tổ : Văn – Sử – GDCD. NĂM HỌC 2010 - 2011 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần mở đầu Phần nội dung I. Cơ sở thực tiễn 1. Định nghĩa Dạy học theo dự án 2. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học 3. Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. 4. Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung. 5. Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên 6. Dự án có liên hệ với thực tế 7. Công nghệ thông tin hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh 8. Thiết kế kế hoạch dạy học theo dự án. II. Cơ sở thực tiễn A. Bài soạn minh hoạ B. Hiệu quả đạt được khi áp dụng kinh nghiệm này với bản thân. Phần kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài. Năm học 2010 – 2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục”, cùng với các phong trào thực hiện Hai không với bốn nội dung, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, năm học diễn ra trong thời điểm đất nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế văn hoá xã hội trọng đại của đất nước đã đặt ra cho thầy và trò của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung không ít những thời cơ để phát triển cũng như thách thức. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chọn là khâu đột phá để giải quyết cơ bản các nhiệm vụ của năm học là đổi mới phương pháp dạy và học, thúc đẩy tính tích cực của người học theo phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Nhận thức sâu sắc được điều đó bản thân tôi trong những năm qua đã cố gắng bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là học hỏi để áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống. Trong đợt bồi dưỡng chuyên môn hè vừa qua chúng tôi được học tập nhiều kĩ thuật dạy học mới và đã thống nhất áp dụng cụ thể vào một số bài học trong năm nay để thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo. Một trong những kĩ thuật mới đó mà bản thân tôi đã áp dụng là kĩ thuật dạy học theo dự án, đây là một kĩ thuật dạy học tích cực, được đánh giá là hiệu quả, đã áp dụng phổ biến ở cấp THCS nhưng lại mới mẻ ở cấp THPT. Chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài “ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12” để làm đề tài kinh nghiệm cho mình, vừa là đánh giá lại kết quả thực tế, vừa muốn qua đây để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 2/ Tình hình nghiên cứu của đề tài. 3
  4. Trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay về kĩ thuật dạy học theo dự án thì chủ yếu chuyển tải phần lí thuyết đại cương nói chung dưới dạng các công trình nghiên cứu, được giới thiệu qua các lớp tập huấn hoặc trên các trang mạng mà chưa có một tài liệu chính thống mang tính pháp quy. Có chăng là một số bài soạn ở những môn tự nhiên được các nhà nghiên cứu dung để minh hoạ cho tài liệu của mình mà chưa có cụ thể về môn Giáo dục công dân cấp THPT. 3/ Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Đề tài nhằm tìm hiểu một cách hệ thống từ các lí thuyết của kĩ thuật dạy học theo dự án, hình dung cách thực hiện, áp dụng một cách sáng tỏ, thuần thục. áp dụng vào dạy học cụ thể ở môn Giáo dục công dân khối 12, từ đó đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo, cũng như làm tư liệu để trao đổi giữa các đồng nghiệp. 4/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là học sinh 4 lớp 12a3, 12a4, 12a5, 12a6 của trường THPT số 2 TP Lào Cai năm học 2010 – 2011. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là: logic lịch sử, quy nạp, diễn dịch... 5/ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đề tài sẽ góp phần nhất định trong việc phân tích, đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như hiệu quả vận dụng kĩ thuật dạy học theo dự án trong môn Giáo dục công dân lớp 12 trong thời gian qua. Đề xuất một số kinh nghiệm vận dụng. Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. 4
  5. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Định nghĩa Dạy học theo dự án Học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của họ. Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các thầy cô giáo và những thành viên trong lớp, trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Những đặc điểm của bài học được thiết kế theo dự án một cách hiệu quả Có rất nhiều kiểu dự án được tiến hành trong lớp học. Một dự án được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của học sinh với ý đồ thiết kế của giáo viên, chỉ rõ những công việc học sinh cần làm. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp nhận diện rõ thế nào là bài học theo dự án hiệu quả. 2. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học Bài học theo dự án được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn học sinh vào những nhiệm vụ mở và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định, niềm cảm hứng, say mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo 5
  6. ra sản phẩm cuối cùng. Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Giáo viên giữ vai trò người hỗ trợ hay hướng dẫn. Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau. 3. Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Những dự án tốt được phát triển dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình đáp ứng các chuẩn quốc gia và địa phương. Dự án có các mục tiêu rõ ràng gắn với các chuẩn và tập trung vào những hiểu biết của học sinh sau quá trình học. Từ việc định hướng vào mục tiêu, giáo viên sẽ chọn lựa hình thức dạy học phù hợp, lập kế hoạch đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của học sinh và quá trình thực hiện nhiệm vụ, ví dụ phần thuyết trình đầy thuyết phục hay ấn phẩm thông tin thể hiện sự lĩnh hội các chuẩn nội dung và mục tiêu dạy học. 4. Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung. Câu hỏi khung chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm. Học sinh được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở những ý tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Học sinh sẽ buộc phải tư duy sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng câu hỏi khung chương trình: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học và Câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn và các khái niệm xuyên suốt. Câu hỏi loại này thường mang tính liên môn, giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các môn học. Các câu hỏi bài học được gắn trực tiếp với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho Câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của học sinh. Các câu hỏi nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra. 5. Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên 6
  7. Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được rà soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá khác nhau. Học sinh sẽ được xem mẫu và hướng dẫn trước để thực hiện công việc có chất lượng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đợi ngay từ khi bắt đầu dự án. Cần phải tạo cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án. 6. Dự án có liên hệ với thực tế Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học sinh, có thể mời các chuyên gia ngoài cùng tham gia để tạo ra những tình huống dạy học. Học sinh có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại. Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện. Thông thường các dự án được kết thúc với việc học sinh thể hiện thành quả học tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mô hình dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng như một hội thảo giả. Những sản phẩm cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập. 7. Công nghệ thông tin hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh Học sinh được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển kỹ năng tư duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm cuối. Với sự trợ giúp của công nghệ, học sinh tự chủ hơn với kết quả cuối cùng, có cơ hội “cá nhân hoá sản phẩm”. Học sinh có thể vươn ra khỏi 4 bức tường lớp học bằng cách cộng tác với các lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày việc học của mình qua các chương trình đa phương tiện. Kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án. Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi khung chương trình sẽ kích thích học sinh tư 7
  8. duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng. Các chiến lược dạy học sẽ tạo ra một môi trường học tập đa dạng hơn, thúc đẩy tư duy bậc cao hơn. Những chiến lược dạy học sẽ giúp đảm bảo cho học sinh được tiếp cận với tòan bộ học liệu của chương trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi học sinh. Trong giảng dạy có thể kết hợp các kỹ thuật dạy học hợp tác, làm việc nhóm, phân nhánh tổ chức, nhận xét phản hồi từ giáo viên hoặc từ bạn học. 8. Thiết kế kế hoạch dạy học theo dự án. * Có nhiều tài liệu nghiên cứu đưa ra các mô hình thiết kế khác nhau về kĩ thuật dạy học theo dự án, qua nghiên cứu và học hỏi tôi thấy rằng mô hình thiết kế gồm 5 bước sau đây là đầy đủ và dễ dàng thực hiện hơn cả: Tên dự án I. Mục tiêu dự án 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Các bước tiến hành 1. Xác định chủ đề và mục đích dự án (từ dự án lớn có thể chia thành nhiều dự án nhỏ hơn) hoặc nghiên cứu cả dự án lớn 2. Xây dựng kế hoạch làm việc - Phác thảo đề cương - Bảng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm 3. Thực hiện HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch - Thu thập tài liệu - Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm - Viết báo cáo và chuẩn bị các tài liệu liên quan 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp - Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu. - Cả lớp thảo luận để xây dựng hoàn thiện. 8
  9. 5. Đánh giá. - Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau - GV tổng kết đánh giá. Rút kinh nghiệm. * Xác định chủ đề, mục đích của dự án Là bước đầu tiên quan trọng, GV cùng tất cả các thành viên trong nhóm (hoặc lớp) cùng tham gia xây dựng và xác định được: - Mục đích của dự án - Đề xuất ý tưởng dự án - Thảo luận về ý tưởng dự án - Quyết định chủ đề, mục đích dự án. Xác định chủ đề bằng cách đề ra ý tưởng hoặc chủ đề lớn ban đầu được phát triển thành nhiều chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề) bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Tiểu chủ đề chính là đối tượng nghiên cứu. Sử dụng sơ đồ tư duy để tập hợp ý kiến của các thành viên, kết hợp các ý tưởng, xây dựng cấu trúc kiến thức, xác định quy mô nghiên cứu, xác định các hoạt động học tập cần thực hiện. Cách lập sơ đồ tư duy: 9
  10. Tôn trọng ý kiến của người khác (Không phê phán) Để các ý tưởng phát triển tự do Lập sơ đồ tư duy Kết hợp các ý tưởng như thế nào? Khi không có thêm ý tưởng mới, bắt đầu lập sơ đồ tý duy Đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng Cử một thành viên ghi lại tất cả các ý tưởng Kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H, xây dựng ý tưởng mới như thế nào? 2. Cái gì 1. Ai 3. Ở đâu 5W1H 6. Như thế nào 4. Khi nào 5. Tại sao * Xây dựng kế hoạch Sau khi lựa chọn đựơc chủ đề nghiên cứu, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Cần xác định những công việc phải làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm… Một ví dụ về bảng phân công nhiệm vụ trong nhóm 10
  11. Tên thành Thời hạn Sản phẩm Nhiệm vụ Phương tiện viên hoàn thành dự kiến Phiếu trả lời Phiếu PV PV Mai Phỏng vấn Máy ảnh 1 tuần Ảnh chụp Máy ghi âm (Nếu có) …. * Tìm kiếm và thu thập dữ liệu: Sau khi có chủ đề dự án và xây dựng các tiểu chủ đề, bước tiếp theo là thu thập thông tin. Có thể bắt đầu thu thập thông tin bằng cách: Đọc báo, tìm trên Internet, tìm trong thư viện, thực nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn… Khi tìm thông tin qua báo chí, internet, thư viện, …có thể sử dụng phiếu ghi dữ liệu: Nhật ký Học theo Dự án (cá nhân/nhóm) Chủ đề: Lớp: HS/thành viên nhóm: Ngày Câu hỏi liên Ai có thể Thế nào … Tại sao …. Ở đâu, khi nào, bao quan hướng dẫn lâu, … tôi? Nguồn [Nguồn 1] Thông tin Thông tin Thông tin Thông tin [Nguồn 2] Thông tin Thông tin Thông tin Thông tin Bên cạnh đó để giúp HS ghi lại quá trình thực hiện các nhiệm vụ đa dạng trong dự án học tập, có thể lập “Sổ theo dõi dự án” để sự dụng. HS ghi lại thông tin đã thu thập và các kết quả thảo luận trong sổ theo dõi cho đến khi dự án kết thúc. GV có thể rà soát lại sổ theo dõi để kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của HS. * Làm thực nghiệm hoặc quan sát: Khi làm thực nghiệm hoặc quan sát, cần thiết kế trước các hoạt động. Thực nghiệm nhằm chứng minh hoặc phủ nhận một giả thuyết. Một thực nghiệm bao gồm: Mục tiêu, phương pháp, đo lường hoặc quan sát, kết quả và thảo luận, kết luận. 11
  12. * Điều tra hoặc phỏng vấn: Trước khi điều tra, phỏng vấn, cần thiết kế các câu hỏi. Ví dụ các câu hỏi điều tra: 1. Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mọi người. ( Trả lời bằng cách đánh dấu vào ô của một trong câu trả lời sau) hoàn toàn không đồng ý; không đồng ý; bình thường; đồng ý; hoàn toàn đồng ý. 2. Bạn có thường xuyên bỏ rác vào thùng rác không? Có Không 3. Trường hợp nào là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở địa phương của bạn: (Chọn phương án đúng) A. Khói nhà máy B. Rác thải y tế C. Rác thải sinh hoạt D. Phân bón, thuốc trừ sâu Ví dụ các câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng ta cần quan tâm đến vấn đề giáo dục môi trường? Bạn thường làm gì khi thấy người khác vứt rác bừa bãi? Bạn làm gì để tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người? * Thiết kế câu hỏi hiệu quả bằng cách nào: Mỗi câu hỏi CHỈ HỎI một nội dung, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, thử nghiệm câu hỏi với bạn bè để điều chỉnh nếu cần. Nếu việc điều tra, phỏng vấn trên đường phố khó thực hiện thì có thể tiến hành với các đối tượng sau: HS trong trường, các GV trong trường, Cha mẹ HS. * Phân tích và giải thích các kết luận: Sau khi thu thập dữ liệu, cần phân tích để thu được thông tin có giá trị, tin cậy và có ý nghĩa. Các kết luận rút ra sau khi phân tích đầy đủ các dữ liệu là minh chứng cho các phát hiện của dự án. Một số cách phân tích dữ liệu tiêu biểu là: Lập bảng, biểu đồ, so sánh và đối chiếu. Mục đích của việc lập bảng và biểu đồ: Mô tả mức độ lớn/ nhỏ của số liệu, biểu thị xu hướng của các số liệu. Công cụ phổ biến để lập bảng và biểu đồ là Microsoft Excel. 12
  13. Sau khi lập bảng và biểu đồ, cần giải thích các bảng biểu bằng cách: À Mô tả các dữ liệu lớn nhất/nhỏ nhất À Mô tả các dữ liệu nổi bật À So sánh dữ liệu À Giải thích các nguyên nhân * Tổng hợp thông tin: Các dữ liệu thô cần được tổng hợp lại để chỉ đưa vào báo cáo các kết luận có liên quan và đã được phân tích. Chú ý rằng chỉ liệt kê các ý chính, tóm tắt thông tin bằng MỘT hoặc HAI câu. * Xây dựng sản phẩm dự án: Sau khi thu thập được các thông tin qua hoạt động tìm kiếm, điều tra, phỏng vấn và phân tích, HS có thể tập hợp lại thành một sản phẩm của dự án. Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn (kịch, hát, múa, thơ, …), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, vật thật, báo tường, mô hình,…), powerpoint, … Báo cáo sản phẩm dự án thường bao gồm: Tên dự án • Lý do nghiên cứu • Mục tiêu dự án • Các hoạt động tìm hiểu • Dữ liệu và bàn luận • Kết luận • Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án * Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Có thể sử dụng phiếu đánh giá trong học theo dự án như sau: STT Nội dung Trên Đạt Dưới Nhận xét mức đạt (5-6 mức đạt ( 7-10 điểm) (
  14. 4 Trình bày, tổ chức 5 Hiểu 6 Tính sáng tạo 7 Tư duy tích cực 8 Làm việc nhóm 9 Ấn tượng chung 10 Tổng cộng II. CƠ SỞ THỰC TIỄN A. Bài soạn minh hoạ: Bài soạn minh hoạ cũng như mô tả lại quá trình thực hiện dự án của học sinh nhằm thể hiện việc đã áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án. Bài soạn này được sử dụng để dạy học môn Giáo dục công dân 12, bắt đầu thực hiện từ đầu năm học song song với quá trình dạy học và kết thúc để trình bày kết quả vào giờ ngoại khoá cuối của kì học, các hoạt động của học sinh, tìm hiểu, thực hiện dự án được thực hiện ngoài giờ lên lớp trong suốt một quá trình Tên dự án: Tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử tại địa phương nhằm góp phần xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. I. Mục tiêu dự án 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được lịch sử ra đời của khu di tích lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai, qua đó liên hệ với các kiến thức đã được học tập để hiểu thêm về lịch sử đấu tranh hào hùng của quê hương đất nước. Biết tham gia lao động nhằm trùng tu, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử. Từ đó có thể tuyên truyền với người khác về di tích này. 2. Kĩ năng: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin về lịch sử ra đời của khu di tích nói trên, tổ chức hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tham gia các hoạt động ngoại khoá bên ngoài nhà trường một cách an toàn, tích cực và hiệu quả. 14
  15. Biết lao động đúng cách để xây dựng và chăm sóc di tích. Viết được báo cáo, trình bày kết quả trước đám đông. Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ để thực hiện dự án 3. Thái độ: Tôn trọng và tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông, tin tưởng vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới của đất nước từ đó hăng hái tham gia học tập, lao động sản xuất. Tự giác tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phong trào của nhà trường và địa phương tổ chức. II. Các bước tiến hành 1. Xác định chủ đề và mục đích dự án : Chủ đề của dự án: Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương. (Tên di tích: Nơi thành lập Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai, địa điểm tại tổ 5 phường Bình Minh, TP Lào Cai, cách trường 3,5 km) Mục đích của dự án: Thu thập thông tin về lịch sử ra đời của khu di tích, tiến hành chăm sóc tôn tạo khu di tích lịch sử. Nâng cao hiểu biết về lịch sử và giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh. 2. Xây dựng kế hoạch làm việc. (Do các nhóm học sinh tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên) a - Đề cương của dự án: - Dự án chia thành hai gói nhỏ hơn: Tìm hiểu lịch sử của di tích và thực hiện chăm sóc, bảo vệ di tích. + Việc tìm hiểu lịch sử của di tích gồm những công việc sau: tra cứu trên mạng để tìm hiểu thông tin, vào thư viện của địa phương và của nhà trường để tìm tư liệu, tìm gặp thân nhân các nhân chứng lịch sử hoặc những người biết nhiều về khu di tích đó, ghi chép thông tin, chụp ảnh khu di tích và các nhân chứng lịch sử, biên tập lại các nội dung đã thu thập được thành bản báo cáo. Tuyên truyền lại cho các bạn cùng lớp về khu di tích này. 15
  16. + Công việc chăm sóc khu di tích gồm: Dọn cỏ, trồng cây xanh, quét dọn, quét vôi tường, củng cố lại hệ thống tường rào và cổng ra vào, chuẩn bị cây xanh, dụng cụ lao động, chụp hình ảnh một số hoạt động này. - Phương tiện đi lại của học sinh tự túc, khi tổ chức đi phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên, nhà trường sẽ phân công người phụ trách để quản lí, kinh phí cho hoạt động này sẽ trích từ quỹ lớp và sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh và các nguồn khác. b - Bảng phân công công việc cho các nhóm, các thành viên trong nhóm của lớp 12A3. (Các lớp khác cũng làm tương tự như vậy) - Nhóm 1, 2: Tìm hiểu lịch sử của di tích nơi thành lập Chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai. - Nhóm 3, 4: Tiến hành chăm sóc dọn trong khu di tích. Sau đây chỉ là dẫn chứng bảng phân công của nhóm 3, các nhóm khác tương tự: Tên thành Thời hạn Sản phẩm Nhiệm vụ Phương tiện viên hoàn thành dự kiến phân công nhiệm vụ và giám sát, Đến khi dự Nguyễn Huy đôn đốc hoạt Bản báo cáo động của nhóm, Sổ ghi chép, nhật kí án hoàn Hoàng kết quả, hình báo cáo thường học theo dự án, điện thành vào (Nhóm xuyên với giáo ảnh chụp các viên về tiến độ thoại cá nhân, cuối học kì, trưởng) hoạt động làm việc, trực tiếp trước tuần 14 tham gia các công việc của nhóm Mỗi tháng Hà, Nam, Phát dọn cỏ, làm Khu di tích Dao phát, chổi quét thực hiện sạch trong khu di Chính, Long chăm sóc 1 được sạch đẹp tích lần Việt, Huy, Cây xanh không cần Chuẩn bị 4 cây trong tháng Trồng và đảm Tuấn Anh, chậu, đảm bảo sống xanh để trồng 10 bảo cây sống Lê Hải được Các thành ….. ….. ….. ….. viên khác 16
  17. 3. Thực hiện HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch - Thu thập tài liệu - Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm - Viết báo cáo và chuẩn bị các tài liệu liên quan 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp - Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu. - Cả lớp thảo luận để xây dựng hoàn thiện. * Dẫn chứng về một đoạn dữ liệu về khu di tích nói trên: Làng Soi Lần cũng chính là nơi ra đời chi bộ xã Cam Đường, chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai tháng 10/1948. Đây là cái nôi cách mạng, các bến sông là điểm đưa đón cán bộ, trong đó có đồng chí Tô Vũ, Bí thư chi bộ nông thôn đầu tiên của Lào Cai về hoạt động, gây dựng phong trào. Nơi đây cũng đã từng in dấu chân Bác Hồ khi Người cùng phái đoàn của Trung ương Đảng và Chính phủ đi tầu hoả từ Hà Nội lên ga Làng Giàng và tiếp đó theo xe goòng trên đoạn đường sắt đang mở qua đất Cửa Ngòi, làng Chiềng... để vào thăm cán bộ, công nhân, nhân dân địa phương ở khu mỏ apatit Cam Đường ngày 23/9/1958. Chi bộ thời điểm đó có các đồng chí Hoàng Văn Phìn (Quyết Thắng), Mã Văn Sinh (Bình Tân), Phan Văn Quay, Trần Văn Sẩu, Hà Văn Thì, Hà Văn Hiền… Hiện nay hầu hết các đảng viên này đã qua đời, chỉ còn ông Mã Văn Sinh (Bình Tân), Trần Văn Sẩu là còn sống nhưng già yếu, các ông vẫn minh mẫn và rất vui vẻ khi được hỏi về quá khứ hào hùng của mình. 17
  18. * Giới thiệu một số hình ảnh đã chụp vể tìm hiểu và chăm sóc khu di tích: Ảnh 1: Quang cảnh khu di tích nơi thành lập chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai (10/10/1948). Ảnh 2: Cuộc gặp mặt các nhân chứng lịch sử của Chi bộ Cam Đường 18
  19. Ảnh 3: Hoạt động chăm sóc tại khu di tích Ảnh 4: Các nhóm học sinh nghe về lịch sử của di tích 5. Đánh giá. - Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau 19
  20. - GV tổng kết đánh giá. Rút kinh nghiệm. B. Hiệu quả đạt được khi áp dụng kinh nghiệm này với bản thân. Có rất nhiều phương pháp dạy học đưa lại hiệu quả cho môn học. Việc lựa chọn một hoặc một số phương pháp, kĩ thuật phù hợp cho nội dung bài học, môn học là rất cần thiết. Sau một thời gian giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 tôi nhận thấy việc áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án là rất cần thiết và phù hợp. Khi đưa kĩ thuật dạy học này vào bài học thì hiệu quả của liên hệ thực tiễn đã được phát huy tích cực. Học sinh học theo cách lồng ghép câu và tự giác, chủ động, các em sẽ cảm thấy hứng thú và tăng tính liên hệ thực tiễn. Hầu hết học sinh ở các lớp 12 đã cảm thấy hứng thú và thích học bộ môn vì nó giảm đi tính khô khan. Những tư liệu, công việc và con người có thật đã tạo cơ hội cho các em nắm bắt thực tế vào nội dung bài học dễ dàng hơn rất nhiều. Đa số học sinh chịu khó tìm tòi tư liệu, chuẩn bị tốt cho công việc của mình. Các em có cơ hội trao đổi với nhau về nội dung tư liệu mà giáo viên cung cấp hoặc mình tự tìm được. Thông qua việc trao đổi, bàn luận nhóm, lớp các em đã đưa ra những thắc mắc, câu hỏi với giáo viên hoặc bạn bè mình. Các em đã mở rộng tầm nhận thức là tự học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những công việc đó. Với 4/8 lớp 12 của trường do tôi giảng dạy nhiều năm qua đều thu được kết quả ít nhất là 96% tỉ lệ Khá Giỏi, trong đó Giỏi chiếm 45%, không có yếu kém. Đa số học sinh tỏ ra hứng thú và tích cực học tập trong giờ GDCD, chủ động tham gia, trao đổi và kể cho các bạn cùng lớp, cùng trường, phụ huynh và thầy cô giáo khác nghe về những việc mình đã được tham gia. PHẦN KẾT LUẬN Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Giáo dục công dân , bao gồm các phương pháp dạy học truyền thống (trực quan, giảng giải, vấn đáp...) và các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới (như đóng vai, liên hệ thực tiễn, dự 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2