PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY<br />
<br />
TRƯỜNG TH PHÚ THỦY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
Họ và tên: Đặng Thị Thu Hồng<br />
<br />
Ngày tháng năm sinh: 10/4/1987<br />
<br />
Năm vào ngành giáo dục: 01/11/2014<br />
<br />
Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Âm nhạc<br />
<br />
Chức vụ: GV giảng dạy môn Âm nhạc Khối 15<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI:<br />
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC <br />
SINH TIỂU HỌC”<br />
Phần I Đặt vấn đề<br />
1. Cơ sở khoa học<br />
1.1. Cơ sở lí luận<br />
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm <br />
nhạc. Cuộc sống của các em không thể thiếu được loại nghệ thuật này. Môn <br />
Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành <br />
những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và <br />
bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.Trong chương trình Âm nhạc ở <br />
Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, <br />
đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba dạng bài <br />
là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.<br />
Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến <br />
lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc <br />
những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5, khả <br />
năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu <br />
hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt. Cũng có những học sinh <br />
có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ <br />
thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận <br />
động theo nhạc… Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác <br />
như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm <br />
nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc <br />
của các em cũng khác biệt.<br />
1.2. Cơ sở thực tiễn<br />
Sau 3 năm dạy học Âm nhạc, tôi đã thực hiện nhiều tiết dạy bài dân ca cho học <br />
sinh từ lớp 1 đến lớp 5 và thu được nhiều kinh nghiệm sư phạm cũng như <br />
những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm <br />
nên việc dạy hát dân ca cho các em ngày càng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả <br />
hơn.<br />
2. Mục tiêu<br />
Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy hát dân ca <br />
cho học sinh Tiểu học.<br />
Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những kĩ thuật dạy hát dân ca.<br />
Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu Trường. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các vấn đề về dạy hát dân ca cho học sinh.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Tham khảo một số tài liệu về giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông ở <br />
Việt Nam.<br />
Thực tiễn dạy học Âm nhạc trong một số trường Tiểu học ở Lệ ThủyQuảng <br />
Bình.<br />
5. Kế hoạch nghiên cứu<br />
Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.<br />
Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở <br />
trường.<br />
Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp <br />
với thực tế dạy học tại nhà trường.<br />
Viết báo cáo về kinh nghiệm dạy hát dân ca.<br />
Phần II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm<br />
Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó <br />
có 11 bài dân ca, đó là:<br />
Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)<br />
Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ)<br />
Xoè hoa (dân ca Thái)<br />
Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)<br />
Gà gáy (dân ca Cống)<br />
Ngày mùa vui (dân ca Thái)<br />
Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)<br />
Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)<br />
Chim sáo (dân ca Khmer)<br />
Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)<br />
Hát mừng (dân ca Hrê)<br />
Ngày mới vào nghề, tôi thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca <br />
cho học sinh, khó dạy hay được. Ví dụ: học sinh thường hát rất buồn, không <br />
biết hát những tiếng có luyến, hát sai giai điệu cả về cao độ và trường độ, các <br />
em chưa yêu thích bài dân ca… Trong quá trình dạy học, tôi đã suy nghĩ để tìm <br />
biện pháp khắc phục những hạn chế nào. Đến nay, việc dạy những bài này đã <br />
trở nên dễ dàng hơn, đó là nhờ việc áp dụng dạy bài hát dân ca với quy trình <br />
gồm 7 bước, kèm theo một số kĩ thuật cụ thể trong từng bước.<br />
Bước 1: Giới thiệu bài hát<br />
Bước 2: Nghe hát mẫu <br />
Bước 3: Đọc lời ca<br />
Bước 4: Khởi động giọng<br />
Bước 5: Tập hát từng câu<br />
Bước 6: Hát cả bài<br />
Bước 7: Củng cố, kiểm tra<br />
Tuy quy trình dạy học giống với việc dạy hát các bài hát thiếu nhi và <br />
nước ngoài, nhưng kĩ thuật dạy hát những bài hát dân ca có nhiều khác biệt. Sự <br />
khác biệt này mới tạo nên những phong cách, màu sắc khác nhau của mỗi bài <br />
hát.<br />
Về áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca, ở bước giới thiệu <br />
bài hát, tôi thường dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu vị trí địa lí và đời sống <br />
của đồng bào các dân tộc. Bước này rất hấp dẫn học sinh và mang lại cho các <br />
em nhiều kiến thức bổ ích.<br />
Trong bước nghe hát mẫu, tôi thường sưu tầm băng đĩa hình để cho học sinh <br />
xem bài hát trên băng đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát <br />
đặc trưng của từng vùng miền. Vì vậy, khi dạy các em trình bày bài hát kết hợp <br />
vận động, các em đã thể hiện được những động tác múa hát đặc trưng của mỗi <br />
dân tộc thêm tự nhiên và hiệu quả hơn.<br />
Trong bước đọc lời ca, tôi thường giải thích những từ khó trong bài hát, ví dụ từ <br />
Xoè hoa trong bài cùng tên có nghĩa là múa hoa. Bài Gà gáy, từ té le là một cách <br />
cảm nhận của đồng bào Cống về tiếng gáy te te của chú gà trống choai. Bài <br />
Bắc kim thang, từ kèo là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột nhà, làm khung đỡ trần <br />
nhà; té nghĩa là ngã; làm chi nghĩa là làm gì; le le nghĩa là con vịt trời; bìm bịp là <br />
một loài chim. Bài Cò lả, từ phủ là chỉ đơn vị hành chính ngày xưa, tương <br />
đương như quận huyện ngày nay. Việc hiểu ý nghĩa những từ đó giúp học sinh <br />
thấy gần gũi với bài hát hơn.<br />
Trong bước khởi động giọng, trước đây tôi thường sử dụng gam trưởng hoặc <br />
gam thứ của âm nhạc phương Tây cho học sinh khởi động giọng, ví dụ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên, mỗi bài dân ca của Việt Nam có màu sắc riêng, và thường viết bằng <br />
thang âm ngũ cung, như Pha Son La Đô Rê (Quê hương tươi đẹp), Đô Rê Mi <br />
Son La (Lí cây xanh)…, vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của phương Tây là <br />
không phù hợp. Tôi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu âm <br />
khởi động. Thậm chí có bài tôi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học <br />
sinh khởi động giọng, ví dụ bài Chim sáo tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu <br />
âm:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng <br />
của bài hát, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để học bài hát <br />
dễ dàng hơn.<br />
Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh <br />
hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng <br />
từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ nên cấu trúc không cân đối. <br />
Ví dụ bài Xoè hoa được chia thành 4 câu hát với độ dài ngắn không đều nhau:<br />
Bùng bong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.<br />
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.<br />
Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.<br />
Tay nắm tay ta cùng xoè hoa.<br />
Hoặc bài Cò lả cũng được chia thành 4 câu hát dài ngắn khác nhau.<br />
Con cò cò bay lả lả bay la,<br />
Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng.<br />
Tình tính tang tang tính tình ơi bạn rằng ơi bạn ơi,<br />
Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng.<br />
Tập hát từng câu là bước trọng tâm của việc dạy hát. Khi dạy các bài dân ca, tôi <br />
thường tăng cường hát mẫu để hướng dẫn học sinh hát đúng những tiếng có <br />
dấu luyến cũng như thể hiện được sắc thái của bài. Cũng vì có câu hát dài ngắn <br />
không đều, nên khi dạy từng câu, có những câu phải dạy khá kĩ các em mới hát <br />
đúng giai điệu, cũng như những tiếng hát luyến. Ví dụ bài Cò lả, câu hát Rằng <br />
có biết biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng là câu hát dài và có nhiều <br />
tiếng hát luyến nên tôi thường cho học sinh tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với <br />
3 câu khác. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi 2 lần, ở đầu câu <br />
và giữa câu hát.<br />
Trong quá trình áp dụng một số kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca cho học sinh <br />
từ lớp 1 đến lớp 5 tôi đã điều tra và lưu lại những kết quả thử nghiệm, nhằm <br />
so sánh về mức độ học sinh đạt được các yêu cầu về hát dân ca. Cụ thể là:<br />
<br />
Kết quả ở nhữngK<br />
ết quả ở những <br />
Các mức độ yêu cầu lớp không áp dụngl ớp có áp dụng kĩ <br />
kĩ thuật thuật<br />
<br />
Hát đúng giai điệu, lời ca khoảng 75% khoảng 90%<br />
<br />
Biết hát kết hợp với gõ đệm theo 3 <br />
khoảng 80% khoảng 95%<br />
cách (nhịp, phách, tiết tấu lời ca)<br />
<br />
Biết hát kết hợp với vận động theo khoảng 75% khoảng 90%<br />
nhạc<br />
<br />
Thuộc tên các bài dân ca đã học khoảng 60% khoảng 85%<br />
<br />
Yêu thích các bài dân ca khoảng 65% khoảng 90%<br />
<br />
Phần III Kết luận và kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm cá <br />
nhân, mà còn căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc dạy học Âm nhạc <br />
ở Tiểu học cũng như tham khảo một số tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh <br />
phổ thông.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày về phương pháp và một số kĩ thuật dạy <br />
hát dân ca cho học sinh Tiểu học nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúp các em <br />
hát đúng giai điệu, lời ca và thêm yêu thích các bài dân ca Việt Nam.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm đã được trao đổi giữa các giáo viên dạy Âm nhạc tại <br />
một số trường Tiểu học. Kết quả cho thấy, đó là những vấn đề có tính khả thi <br />
và phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay. Giáo viên có thể dễ dàng thực <br />
hiện, học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, hầu hết các em hoàn thành mục tiêu <br />
tiết học.<br />
2. Kiến nghị<br />
Để sáng kiến kinh nghiệm trên phát huy được hiệu quả cao hơn trong hoạt <br />
động dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học, chúng tôi đề nghị Ban giám hiệu <br />
trường Tiểu học Phú Thủy tiếp tục trang bị những phương tiện dạy học cần <br />
thiết như: tranh ảnh, đĩa hình về múa hát dân ca các dân tộc. Việc dạy hát dân <br />
ca có thể đạt hiệu quả cao hơn nếu được thực hiện trên giáo án điện tử, điều <br />
này giúp học sinh được học bằng đa giác quan: nghe, nhìn, cảm nhận, vận <br />
động…<br />
Dạy hát dân ca là góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hoá của dân <br />
tộc. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã suy nghĩ và có nhiều tìm tòi trong việc <br />
dạy hát dân ca cho học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi thu được trong <br />
quá trình dạy học, chúng hoàn toàn có tính khả thi, phù hợp với điều kiện dạy <br />
học thực tế. Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm dạy học của mình với đồng <br />
nghiệp, họ cũng áp dụng và thu được những kết quả tốt hơn trong dạy học. <br />
Nhờ thực hiện những kinh nghiệm này, học sinh đã biết trình bày những bài dân <br />
ca hay hơn và các em cũng ngày càng yêu thích các bài hát dân ca Việt Nam.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, 5. <br />
Sách Giáo viên Âm nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5. <br />
Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học. <br />
Phương pháp dạy học Âm nhạc.<br />
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Âm nhạc ở Tiểu học, Nhà xuất bản <br />
Giáo dục.<br />