intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Bàn thêm về việc ra đề - chấm - trả bài tập làm văn

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài này là theo dõi sự tiến bộ của các em qua từng bài làm, khắc phục những hạn chế trong bài làm của các em để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh.Giúp học sinh học sinh đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay cái dở trong bài làm của mình, nêu phương hướng phấn đấu sửa chữa và vươn lên ở những bài sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Bàn thêm về việc ra đề - chấm - trả bài tập làm văn

  1. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   MỤC LỤC 1.PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 1.1 Lí do chọn đề tài Trang 2 1.2 Mục đích nghiên cứu Trang 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu Trang 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trang 3 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang 4 2.NỘI DUNG Trang 4 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề Trang 4 2.2 Thực trạng của vấn đề Trang 5 a.Thuận lợi và khó khăn Trang 5 b.Thành công và hạn chế Trang 6 c. Mặt mạnh,mặt yếu Trang 6 d. Các nguyên nhân và yếu tố tác động Trang 7 e. Phân tích và đánh giá thực trạng mà đề tài đã đặt ra Trang 8 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 9 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trang 9 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp,biện pháp Trang 10 c. Điều kiện thực hiện các giải pháp và biện pháp Trang 22 e.Kết quả khảo nghiệm và giá trị khoa học của vấn đề nghiên  Trang 22 cứu 2.4 Kết quả thu được Trang 22 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 23 3.1 Kết luận Trang 23 3.2 Kiến nghị Trang 24 1.MỞ ĐẦU:  1.1 Lý do chọn đề tài:                                                    Trang 1                     
  2. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                         Bộ GD­ ĐT đã từng nhận xét tình hình giảng dạy ở môn Tập làm văn như  sau: “Thiếu sót lớn nhất trong việc giảng dạy Tập làm văn hiện nay là việc  chấm bài.Bên cạnh một số đông tận tụ, có một số giáo viên vẫn chưa có đầy   đủ  tinh thần trách nhiệm trong việc chấm bài học sinh. Nhiều giáo viên chỉ  chấm bài qua loa, nhận xét chung chung, bỏ mặc nhiều lỗi của học sinh trong   bài làm. Thậm chí một số giáo viên chấm không đủ bài Tập làm văn theo quy   định.Hiện nay có quá nhiều học sinh viết văn kém.Tình trạng đó chính là hậu  quả của việc chấm bài chưa đầy đủ tinh thần trách nhiệm của giáo viên.     Đối với giáo viên chưa lo đến việc chấm bài thì phương pháp chấm cũng ít   tác dụng đối với học sinh. Giáo viên chưa yêu cầu học sinh tự chữa lỗi trong   bài làm văn của mình, chưa chú ý cân đối đến việc khích lệ những cố gắng và  chỉ rõ những sai sót về nội dung và hình thức diễn đạt trong bài làm của học   sinh. Giáo viên chưa thực hiện đúng yêu cầu quy định là cho học sinh làm bài  vào vở (hoặc làm vào giấy rời thì đính vào từng tập) để giáo viên có thể theo  dõi sát sự chuyển biến của học sinh qua từng bài làm”.      Theo công văn hướng dẫn dạy­ học môn Văn­ Tiếng Việt  đã nhấn mạnh:   “ Đối với phân môn Tập làm văn, giáo viên phải hình thành kĩ năng phân tích  đề, tìm ý, lập dàn ý và kĩ năng hành văn cho học sinh. Việc ra đề Tập làm văn  phải có đáp án, sát hợp với chương trình, làm sao đa số  học sinh có học lực   trung bình đều có thể  làm được bài. Việc chấm bài Tập làm văn phải được   tiến hành nghiêm túc, chú ý gạn đục, khơi trong, trân trọng những ý tưởng,   những phát hiện mới lạ của học sinh. Những bài làm hoàn chỉnh, hành văn lưu  loát đáp  ứng những yêu cầu của đề bài phải được cho điểm cao( thang điểm  9, 10) đề khuyến khích các em vươn lên trong học tập”.       Qua quá trình giảng dạy, đã tiến hành dự  giờ  và tham khảo giáo án các  đồng nghiệp tôi nhận thấy:                                                    Trang 2                     
  3. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                        ­ Về giáo án, một số giáo viên ra đề Tập làm văn cho học sinh đáp án biểu   điểm chấm hết sức tùy tiện, qua loa đại khái(hình thức đối phó gọi là “có”).  Từ đó dẫn đến việc chấm bài một cách cảm tính, thiếu chính xác.      ­ Về  chấm bài, nhận xét, cho điểm qua loa đại khái thiếu tinh thần trách  nhiệm : + Nhận xét chung chung không cụ  thể: không sữa lỗi hoặc bỏ  qua  nhiều lỗi trong bài làm của học sinh, viết tắt, cẩu thả trong phần “lời phê”. + Cho điểm: Chỉ tập trung điểm 4, 5, 6 ngại cho điểm 8 , 9, 10 làm cho  một số học sinh có bài làm tốt thiệt thòi trong quá trình làm văn, góp phần làm   cho tâm lí các em không thích học văn, vì cố  gắng cũng chẳng bao giờ  đạt  điểm cao.    ­ Về trả bài: Tôi thấy một số thầy cô giáo chưa có sự chuẩn bị chu đáo để  giờ  trả  bài thực sự  có hiệu quả: Giáo án tiết trả  bài sọan quá ngắn gọn với  những lời nhận xét chung chung, bài nào cũng như  bài nào, không có những   nhận xét cho những  bài làm cụ thể. Nên khi lên lớp giáo viên chưa có những  nhận xét xác đáng, trả bài thiếu tính hệ thống, không có phần sữa lỗi trong bài  làm của học sinh.    Do đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “ Bàn thêm về việc ra đề ­ chấm ­ trả  bài tập làm văn” để giáo viên  Ngữ Văn  cùng nhau bàn bạc thấu đáo để công  việc này thực sự có hiệu quả hơn.   1.2.Mục đích nghiên cứu: ­  Mục đích của đề  tài này là theo dõi sự  tiến bộ của các em qua từng   bài làm, khắc phục những hạn chế  trong bài làm của các em để  điều chỉnh   phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh.Giúp học sinh học sinh đúc  rút kinh nghiệm, phân tích cái hay cái dở trong bài làm của mình, nêu phương  hướng phấn đấu sửa chữa và vươn lên  ở  những bài sau.Từ  đó phát huy tính                                                     Trang 3                     
  4. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   tích cực chủ  động sáng tạo của các em góp phần nâng cao chất lượng dạy  học bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS.  1.3. Đối tượng nghiên cứu:    ­ Học sinh khối 6 đến khối 9 của Trường THCS Đăk Drô . 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ­ Nghiên cứu các tiết tập làm văn trong SGK, SGV, sách chuẩn kiến  thức kĩ năng môn Ngữ văn từ khối 6 đến khối 9.  Đọc, nghiên cứu tài liệu từ các nguồn: sách, báo, internet ­ Thu thập dẫn chứng qua tiết dạy của bản thân và đồng nghiệp. ­ Nghiên cứu và thực nghiệm việc ra đề, chấm , trả bài qua các tiết tập   làm văn cụ thể. 1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: ­ Về  môn Ngữ  văn có rất nhiều vấn đề  để  nghiên cứu song  ở  đây tôi  chỉ chọn nghiên cứu việc ra đề ­ chấm ­ trả bài Tập làm văn mà thôi. 2. NỘI DUNG: 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:      Làm văn là giờ  học mang tính thực hành tổng hợp  ở  trình độ  cao của ba   phân môn : Tiếng Việt­ Đọc văn  và làm văn.Đây là gờ học giờ học thể hiện   rõ nhất kết quả dạy và học môn ngữ văn của thầy và trò. Nó góp phần quan   trọng trong việc trực tiếp hình thành mục tiêu : Phát triển năng lực tạo lập  văn bản với yêu cầu không những đúng mà còn phải hay cho học sinh. Làm   văn không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, thực hành  và vận dụng những gì đã học trong giờ Ngữ văn  vào tạo lập một văn bản mà  còn chứa đựng trong nó cả nhận thức, tình cảm, cá tính, tâm hồn, năng lực tư  duy của các em . Mỗi bài Làm văn là  một sản phẩm tổng hợp về nhân cách  cá tính của mỗi học sinh. Do đó ra đề  ­ chấm ­ trả  bài Tập làm văn là khâu  quan trọng để đánh giá khách quan những sáng tạo nhỏ của các em học sinh,                                                      Trang 4                     
  5. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   đánh khả  năng tiếp thu bài học lý thuyết mà giáo viên truyền đạt cho để  áp  dụng vào thực hành. Đây cũng là  khâu quan trọng giúp cho học sinh nhận ra  những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm cho những  bài viết lần sau tốt hơn.      Tuy nhiên trên thực tế, một số giáo viên còn coi nhẹ công tác ra đề ­ chấm­   trả bài Tập làm văn. Giáo viên ra đề chưa sát với đối tượng học sinh ở vùng   miền mình giảng dạy, chấm bài qua loa đại khái thiếu tâm huyết, tiết trả bài   được thực hiên một cách đơn giản chưa có sự chuẩn bị chu đáo để giờ trả bài  thực sự  có hiệu quả. Giáo án tiết trả  bài sọan quá ngắn gọn với những lời  nhận xét chung chung, bài nào cũng như bài nào, không có những nhận xét cho  những  bài làm cụ thể. Do đó, khi lên lớp, giáo viên chưa có những nhận xét   xác đáng, trả bài thiếu tính hệ thống, không có phần sữa lỗi trong bài làm của  học sinh. Từ  đó, dẫn đến học sinh chưa ý thức đúng vai trò của tiết trả  bài.  Chỉ mong ngóng mình được bao nhiêu điểm để mà buồn mà vui thôi chứ chưa  có ý thức phát huy những mặt tốt và khắc phục những thiếu sót trong bài làm  của mình.    Từ những vấn đề trên, để khắc phục những hạn chế của việc ra đề, chấm,  trả bài Tập làm văn tôi mạnh dạn thực hiện đề tài  “ Bàn thêm về việc ra đề ­   chấm ­ trả bài Tập làm văn”. 2.2.Thực trạng của vấn đề:     Từ năm học 2008­2009, tôi được phân công về công tác tại  trường THCS  Đăk Drô – xã Đăk Drô – huyện Krông Nô. Từ  đó đến nay, tôi đã được giảng  dạy môn Ngữ  văn từ  khối 6 đến khối 9. Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy  thực trạng của  việc ra đề ­ chấm ­ trả bài Tập làm văn  như sau: a.Thuận lợi khó khăn:  a.1.Thuận lợi:                                                      Trang 5                     
  6. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                         Hiện nay, tất cả  bộ  môn nói chung và môn Ngữ  văn nói riêng  đang thực  hiện đổi mới một cách toàn diện trong đó có đổi mới phương pháp dạy học.  Phương pháp dạy học mới đòi hỏi: “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và   “phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học”. Để  thực hiện tốt   công tác đổi mới phương pháp dạy học trong môn Ngữ  văn, Phòng Giáo dục  huyện Krông Nô, trường THCS Đăk Drô thường xuyên tổ chức tập huấn, hội   thảo chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giáo viên. Qua   các buổi tập huấn này, tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ  ích phục vụ  cho   công tác giảng dạy môn Ngữ văn cũng như thực hiện việc ra đề ­ chấm ­ trả  bài Tập làm văn.. ­ Mặt khác, hiện nay công nghệ  thông tin phát triển mạnh mẽ,  đây  chính là mảnh đất màu mỡ để tôi tự học hỏi, nghiên cứu khi thực hiện đề tài   này. ­  Bên cạnh đó,ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan   tâm, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp, các em  học sinh  đã tạo động lực to lớn cho tôi thực hiện đề tài này a.2. Khó khăn: ­ Học sinh yêu môn văn, học giỏi môn văn ngày ngày càng ít, giáo viên  dạy văn không được học sinh hưởng ứng nhiều. Chất lượng của các bài viết   của học sinh chưa cao, chưa rèn luyện được kỹ năng hoàn thành một bài viết.  Bài viết của học sinh mắc nhiều lỗi chính tả, không xác định được yêu cầu   của đề  bài, không biết triển khai bài viết theo hướng nào, cách dùng từ, đặt  câu, dựng đoạn …thiếu trong sáng và không   hợp lí . Học sinh chưa thấy  được những điểm mạnh, điểm yếu trong bài làm của mình.  Điều đó đã ảnh  hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện đề tài. b.Thành công, hạn chế. b.1.Thành công:                                                     Trang 6                     
  7. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                      Đề  tài này đã gúp tôi theo dõi sát  sự  tiến bộ, những hạn chế  của các em   qua từng bài làm, để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học   sinh.  Đề tài đã giúp học sinh học sinh đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay  cái dở trong bài làm của mình, có phương hướng phấn đấu sửa chữa và vươn   lên ở những bài sau. Do đó chất lượng bài viết của học sinh được nâng cao rõ  rệt, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em  trong giờ học ,góp   phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS. b.2. Hạn chế:      Một số học sinh chưa ý thức hết tầm quan trọng của tiết trả bài nên chưa   có ý thức rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau của mình. Do đó trong các bài   làm vẫn còn mắc nhiều lỗi như  dùng từ, đặt câu, triển khai các ý lộn xộn ,   sắp xếp bố cục bài làm chưa khoa học… c. Mặt mạnh, mặt yếu. c.1. Mặt mạnh :     Là giáo viên  được trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn  ở  tất cả các khối   lớp của bậc THCS, tôi có điều kiện để  nắm rõ những mặt được và chưa   được trong bài làm của học sinh. Từ  đó tôi luôn luôn có ý thức học tập trau  dồi kiến thức, tìm hiểu nắm bắt đối tượng học sinh của mình để  thực hiện   công tác ra đề ­ chấm ­ trả bài Tập làm văn một cách tốt nhất.  c.2. Mặt yếu:    Tài liệu  tham khảo bồi dưỡng về công tác ra đề ­ chấm ­ trả bài Tập làm   văn còn rất ít. Công tác ra đề, chấm trả  bài Tập làm văn hầu như  không có   một tài liệu nào hướng dẫn cụ  thể mà hầu hết giáo viên tự  mày mò, tự  học  hỏi để thực hiện. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:      Theo tác giả  Lê Ngọc Trà, dạy văn tức là: “ khai trí, khai tâm”.Thật vậy,   văn có một tính chất đặc biệt, đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới,                                                      Trang 7                     
  8. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   nó có cả nhận thức về lí trí và tình cảm. Thực tế môn Ngữ  văn có một vị  trí  quan trọng trong nhà trường. Học văn không chỉ  học những tri thức về ngôn  ngữ, về  lí luận ,về  lịch sử  văn chương mà cốt lõi của việc học văn là bồi   dưỡng và phát huy năng lực của mỗi con người: năng lực tư  duy, năng lực  cảm xúc và năng lực cảm thụ.Tầm quan trọng đó ai cũng biết. Thế  nhưng  trên thực tế những năm gần đây, học sinh yêu môn văn ngày càng ít đi. Những   giờ dạy văn không còn được học sinh đón nhận một cách hứng thú say mê mà  cảm thấy chán nản, gò bó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do nhiều  nguyên nhân nhưng theo tôi chủ  yếu là bắt nguồn từ  giáo viên.Một số  giáo  viên chưa biết cách dẫn dắt, hướng dẫn học sinh cảm nhận một vấn đề  văn  chương hay có chăng cũng thực hiện một cách qua loa không đến nơi đến  chốn, không có sự  động viên, khích lệ  dù đó là sự  sáng tạo,cảm thụ  rất nhỏ  bé của các em.        Đặc biệt trong việc ra đề ­ chấm ­ trả bài Tập làm văn , một số giáo viên  chưa thực sự đầu tư  và quan tâm đúng mức. Hơn nữa, giáo viên không có tài  liệu soạn mẫu hay mô hình bài soạn để tham khảo, thậm chí ngay cả các đợt  tập huấn việc soạn giáo án tiết trả bài như thế nào cũng không thấy đề cập.  Chưa có sự thống nhất về cách soạn giảng và chưa coi trọng đến mục tiêu và  nhiệm vụ của công tác ra đề ­ chấm ­ trả bài Tập làm văn. Tiết trả bài ít khi  được dự  giờ,đánh giá.Tổ  chuyên môn chưa thực hiện đầy đủ  vai trò, chức   năng của mình. Mặt khác, học sinh có thói quen học vẹt bài văn mẫu mà   không có kĩ năng viết văn . Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, không xác định  được yêu cầu của đề bài , không biết triển khai bài viết  theo hướng nào, cách  dùng từ  , đặt câu,dựng đoạn …thiếu trong sáng và không  hợp lí . Học sinh   chưa thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong bài làm của mình.        Chính vì vậy công tác ra đề ­ chấm ­ trả bài Tập làm văn cần phải được   nhìn nhận đúng và thực hiện một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả tốt hơn.                                                    Trang 8                     
  9. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   e. Phân tích, đánh giá thực trạng:     Theo khảo sát Ngữ văn năm 1991­1992 của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội   cho thấy trong số 897 bài chỉ có 2% không có lỗi chính tả, 0,6% không có lỗi  về câu và chỉ có 4,5% viết sạch sẽ không tẩy xóa.      Còn bản thân tôi, khảo sát số học sinh trong hai năm học: 2011­2012, 2014­ 2015 thì: năm học 2011­2012:   Trong 78 học sinh chỉ  có 2,6% không có lỗi  chính tả, 0% không mắc lỗi về câu, 3,8% viết sạch đẹp không tẩy xóa. Năm   2014­2015: Trong 64 học sinh tôi khảo sát có 1,6% không có lỗi chính tả,1,6%  không mắc lỗi về câu, 3,1% viết sạch đẹp không tẩy xóa. Chất lượng của các  bài viết của học  sinh chưa cao, chưa rèn luyện được kỹ năng hoàn thành một  bài viết. Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, không xác định được yêu cầu của  đề bài, không biết triển khai bài viết theo hướng nào, cách dùng từ , đặt câu,   dựng đoạn …thiếu trong sáng và không hợp lí . Học sinh chưa thấy được  những điểm mạnh, điểm yếu trong bài làm của mình.      Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa thật sự đầu tư thời gian và tâm sức vào   việc ra đề, chấm và trả bài Tập làm văn .     Để đỡ mất thời gian, giáo viên thường lấy những đề có sẵn trong sách giáo  khoa, sách những bài văn mẫu và  ở  các tài liệu khác để  ra cho học sinh mà   không cần quan tâm đến đối tượng học sinh của mình. Đáp án, biểu điểm lập   ra rất sơ sài ,không khoa học mà để đối phó, để gọi là cho có.    Bên cạnh đó việc chấm bài,  giáo viên cũng thực hiện chấm qua loa và thiếu  chuẩn xác: ­ Chấm bài theo cảm tính, điểm  thiếu chính xác, do không có đáp án và   biểu điểm chấm bài cụ thể.   ­ Chấm bài thiếu chính xác do không đọc kỹ, thiếu tôn trọng kết quả,  công sức làm bài của học sinh . Có khi chỉ  đọc mở  bài, kết bài, liếc sơ  qua  phần thân bài rồi cho điểm.                                                    Trang 9                     
  10. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                     ­ Nhận xét bài làm của học sinh qua loa đại khái, đôi khi không nhận xét   chỉ cho điểm. Nhiều giáo viên còn viết tắt, viết láu trong phần lời phê và bỏ  qua phần gạch lỗi trong bài làm của học sinh ( Đến lỗi chính tả  cũng không  gạch chân…)         Giờ trả bài,so với các giờ khác, có lẽ giờ trả bài lại là giờ hiệu quả kém   nhất, giáo viên thực hiện tùy tiện nhất, học sinh làm việc uể  oải nhất. Hầu  như giáo viên trả bài không theo một hệ thống nào cả, trúng  bài nào nhận xét  bài đó, có giáo viên chỉ  tập trung cho học sinh lập dàn ý mà không nhận xét   một cách cụ  thể, không cho học sinh sửa lỗi, trong khi  đó lời phê lại rất   chung. Kết quả  là học sinh chẳng nắm được  ưu, khuyết điểm cụ  thể  trong  bài làm của mình là gì để  biết hướng sửa chữa và tiến bộ. Các em chỉ  ngồi  chờ  giáo viên phát bài, xem mình được điểm mấy để  mà buồn hoặc vui.Một  số giáo viên cho học sinh làm bài trên giấy không chịu đính lại thành tập . Còn   có tình trạng học sinh xé bài làm,vứt bài bị điểm xấu một cách vô thức. Phần   lớn là do giờ trả bài chưa làm trọn yêu cầu của nó.    Xuất phát từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn : Bàn thêm về việc ra đề ­ chấm   ­ trả bài Tập làm văn như sau. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:        ­  Mục tiêu của đề tài này  là theo dõi sự tiến bộ của các em qua từng bài  làm,   khắc   phục   những   hạn   chế   trong   bài   làm   của   các   em   để   điều   chỉnh  phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh.  Giúp học sinh học sinh  đúc rút kinh nghiêm, phân tích cái hay cái dở  trong bài làm của mình, nêu  phương hướng phấn đấu sửa chữa và vươn lên  ở  những bài sau.Từ  đó phát  huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em góp phần nâng cao chất lượng   dạy học bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS.           Để đạt được mục tiêu đó tôi đã thực hiện các giải pháp sau:                                                    Trang 10                     
  11. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: b.1.Ra đề:      Trước đây, tất cả các giáo viên Ngữ  văn đều phải ra đề, lập đáp án biểu  điểm chấm mới thấy được cái khó của việc ra đề  tập làm văn.Ra được một  đề văn không có gì sai sót là việc đã khó rồi, tự mình lập một đáp án chính xác  và lập biểu điểm chấm cho đúng với trình độ của học sinh mình lại càng khó  hơn. Đó là cái khó của một thời ít các loại sách dàn bài, sách những bài văn  mẫu, các bộ đề.      Ngày nay, các nhà sách bán nhan nhản các loại sách ra đề, có đáp án sẵn,   giáo viên chỉ cần dựa vào đề và đáp án có sẵn để ra đề và đánh giá học sinh.   Làm như vậy rất thuận tiện cho giáo viên và đỡ được bao nhiêu công sức của  giáo viên. Nhưng có lẽ  chúng ta cần xem xét lại vì tôi thiết nghĩ: Việc giáo  viên tự  ra đề  dựa trên thực tiễn học sinh của mình, dựa vào yêu cầu của   chương trình, hoàn cảnh dạy và học theo đúng hoàn cảnh vùng miền, từ  tình   hình chính trị, văn hóa xã hội… Để  ra một đề  văn rồi xây dựng đáp án biểu   điểm chấm thích hợp sẽ có tác dụng bổ ích về nhiều mặt cho  giáo viên học   sinh .     Ví dụ:Thay vì những có sẵn về văn thuyết minh như: “Cây lúa Việt Nam”,   “Chiếc nón lá việt Nam” , “Tà áo dài Việt Nam”… Giáo viên  huyện Krông   Nô có thể ra đề : “Cây cà phê trên quê hương Đăk Nông” thật gần gũi và bổ  ích cho cả giáo viên lẫn học sinh.     Tiếc rằng đến nay số giáo viên tự ra đề Tập làm văn không nhiều. Bởi hầu  hết chúng ta chỉ chú ý đến sự  tiện lợi, đỡ  mất thời gian trong khâu ra đề  mà  quên mất rằng : Ra đề  là một thước đo năng lực văn chương, năng lực sư  phạm và trình độ  nhiều mặt khác của người giáo viên Ngữ  văn” (Giáo sư  Phan Trọng Luận).                                                    Trang 11                     
  12. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                       Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trong hội nghị đổi mới phương pháp dạy   học văn và những vấn đề  bức thiết về  dạy Tập làm văn  ở  bậc Trung học:  “Đã đến lúc người giáo viên cần nhận thức rõ : “Ra đề cho học sinh làm bài là  một khâu hết sức quan trọng cần được tiến hành một cách nghiêm túc và có  tính toán kĩ”.     b.2. Yêu cầu của việc ra đề Tập làm văn:        “Cần đảm bảo tính tư  tưởng, tính khoa học, tính sư  phạm và vừa sức ,   xuất phát từ  kiến thức trung bình trong sách giáo khoa và trình độ  trung bình  của học sinh trong từng lớp.Tránh tình trạng ra đề mà nhiều học sinh bị điểm  dưới trung bình.”       ­ Ra đề Ngữ văn phải kiểm tra được học sinh về các kĩ năng sau:           + Kĩ năng sử  dụng ngôn từ: dùng từ, đặt câu, lựa chọn ngữ  liệu, sử  dụng dấu câu.         + KĨ năng văn học: Bài làm của học sinh là kết quả cụ thể của việc học   tập văn học ( các tiết văn bản) và ngôn ngữ ( các tiết tiếng Việt) của học sinh   cũng chính là kết quả  cuối cùng để  đánh giá kết quả  học tập môn Ngữ  văn.  Muốn vậy, đề phải đạt những yêu cầu sau: Thứ nhất: Đề Tập làm văn trước hết phải có tính tư tưởng:     Đề làm văn trước hết phải giáo dục cho  học sinh một điều gì đó trong cuộc   sống. Đối với văn miêu tả, kể chuyện vấn đề không chỉ là tả cái gì, kể cái gì?   Mà quan trọng hơn là tả nhằm mục đích gì? Kể nhằm mục đích gì? Mục đích   phải nằm ngay trong điều mà các em tả, trong câu chuyện mà các em  kể. Đối  với văn nghị luận cũng vậy:  Mục đích về tư tưởng phải nằm ngay trong vấn   đề ra cho các em nghị luận.     Muốn vậy cần ra những đề gắn liền với những sự việc, hiện tượng mà các   em gần gũi, những câu chuyện mà các em thấy và nghe được; những vấn đề                                                     Trang 12                     
  13. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   văn học, chính trị  , xã hội có tính giáo dục các em về  lòng yêu tổ  quốc, yêu  quê hương , yêu đồng bào, yêu bạn bè….     Lưu ý: Tính tư  tưởng của bài phải phù hợp với nội dung cần tả, cần kể  hoặc cần nghị luận, không có tính chất gò ép. ­ Tính tư tưởng cũng cần gắn với đời sống của các em trong hoàn cảnh  đất nước hiện nay.       Ví dụ: Ra đề  miêu tả, mục đích miêu tả  cần nằm ngay trong đối tượng  được lựa chọn miêu tả. Thường là cảnh, vật, con người… tươi vui, đẹp đẽ,  đáng yêu, đáng mến:            “Tả một người thầy(cô) giáo mà em yêu quý”.            “Tả một người thân yêu trong gia đình”.  “Tả cảnh ngôi trường em đang học”.             “Tả cảnh bình minh trên quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời”. Ra đề kể chuyện:         “Kể lại một việc làm tốt của em hoặc bạn em.”         “Kể lại một buổi sinh hoạt lớp đầy ý nghĩa”.         “Kể lại niềm vui của em trong ngày khai trường”. Kể cả những chuyện tưởng tượng cũng cần lưu ý dến tính tư tưởng :          “Cái bàn tự kể lại cuộc đời phục vụ các bạn học sinh học tập tốt”.          “Chiếc khăn quàng tự kể về cuộc đời mình”. Ra đề thuyết minh:  “Cây bút nhỏ bé mà thật tiện ích. Hãy thuyết minh về cây bút”.             “ Cây cà phê trên quê hương Đắk Nông”.  Ra đề nghị luận:         “ Hãy phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích”.                                                    Trang 13                     
  14. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                                    “ Một hiện tượng khá phổ  biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc   những nơi công cộng làm  ảnh hưởng tới môi trường. Em hãy đặt một nhan  đề cho hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình”. Thứ 2: Đề Tập làm văn phải có tính khoa học: * Về nội dung:       Vấn đề mà đề bài nêu ra phải cụ thể , phạm vi giới hạn vấn đề  phải rõ  ràng. Ngoài ra, vấn đề của đề bài còn phải phù hợp với thể loại văn. (Đối với  đề miêu tả cần phải nêu rõ tả cái gì? Ở đâu? Lúc nào? Đối với văn kể chuyện  phải nêu rõ kể việc gì? Của ai? Lúc nào? Ở  đâu?. Đối với văn thuyết minh :   thuyết minh đối tượng nào? Yêu cầu thuyết minh là gì? Đối với văn Nghị  luận phải nêu rõ: Nghị  luận vấn đề  gì? Phạm vi nghị  luận (Vấn đề  đưa ra  nghị luận của tác giả nào?Ở sách nào hay ở đâu? Vấn đề nghị luận thuộc lĩnh  vực nào trong đời sống?...) *Về hình thức:      Từ ngữ trong đề bài phải chọn lọc, trong sáng, dễ hiểu, tránh dùng những  từ  ngữ  chung chung mơ  hồ  làm học sinh dễ  bị  hiểu lầm. Kết cấu câu văn   phải rõ ràng, đúng ngữ pháp và không được sai chính tả. Nếu có xuất xứ (đối  với bài văn nghị  luận ) thì phải tra cứu cẩn thận, không được ghi vào đề  những điều mà giáo viên chỉ nhớ mang máng, thiếu xác thực. Thứ 3: Đề Tập làm văn phải có tính sư phạm và tính vừa sức:   Đầu tiên, đề Tập làm văn phải gây hứng thú cho học sinh. Điều đó thể hiện  trước hết trong nội dung đề  bài. Đó là nội dung vừa nâng cao vốn hiểu biết,   vốn sống cho học sinh, vừa phát triển tư duy, giáo dục thẩm mĩ, tư tưởng cho  các em.    Một đề  văn có tính sư  phạm cao còn thể  hiện  ở  chỗ  nó phù hợp với vốn   hiểu biết, vốn sống, vốn ngôn ngữ sẵn có của học sinh.Trước đề bài học sinh   tự thấy nếu mình cố gắng làm bài thì có thể làm được bài hay.                                                    Trang 14                     
  15. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                     Một đề  văn vừa sức cần thể  hiện: đúng trọng tâm chương trình, sát đối  tượng học sinh, vừa với mức độ  trung bình thực học của học sinh trong từng  lớp,  ở  từng thời gian cụ  thể: Kết hợp kiểm tra hiểu biết với khả năng vận   dụng kiến thức, gắn với đời sống xã hội và tâm lí lứa tuổi….              Một đề  văn vừa sức học sinh cũng là đề  văn được diễn đạt sáng rõ,  ngắn , không thừa ý, thừa lời, không tạo sự hiểu lầm làm học sinh xa đề, lạc  đề khi làm bài.       Một đề văn có tính sư phạm còn thể hiện ở chỗ nó tạo điều kiện cho học   sinh sáng tạo, thể hiện cá tính của mình chứ không phải chép nguyên văn bài  văn đã có sẵn.        Không ra những đề  quá tầm suy nghĩ của các em, khiến các em phải có  những suy nghĩ già trước tuổi ( nhất là văn nghị luận). b.3. Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu đề, tìm ý để định hướng cho học   sinh:          ­ Tìm hiểu đề: Trước hết phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể, loại   văn của đề. Thường thường, người ra đề  nêu yêu cầu về  loại, thể một cách   trực tiếp nhưng đôi khi người ra đề  yêu cầu một cách gián tiếp, học sinh sẽ  lúng túng nếu không được hướng dẫn.  Ví dụ: Với văn miêu tả không nhất thiết phải cứ nêu rõ: “Hãy tả lại..” mà “   Hãy ghi lại những điều quan sát của em về cảnh vật trên”, hoặc “ Cảnh vật  trên đã hấp dẫn em như thế nào?”        ­ Xác định nội dung cơ bản của đề: Đây là việc quan trọng nhất trong quá  trình tìm hiểu đề. Nội dung cơ bản của đề  thường thể  hiện trong một số  từ  ngữ quan trọng, cần được đặc biệt chú ý. Học sinh cần tự hỏi: Đề yêu cầu tả  cái gì? Kể  cái gì? Thuyết minh về cái gì? Nghị  luận vấn đề  gì? Từ  ngữ  nào  yêu cầu kể, tả, thuyết minh, nghị luận đó?  Ví dụ: Đề ra: “Hãy tả lại vườn cà phê vào mùa hoa nở rộ”                                                    Trang 15                     
  16. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                        Trong đề  văn này có hai ý: Đối tượng miêu tả( vườn cà phê), thời điểm  miêu tả (khi mùa hoa nở rộ).       ­ Xác định giới hạn đề: hiện nay, học sinh chưa có thói quen tìm hiểu đề  một cách tỉ mỉ.Trước một đề văn, các em thường có thái độ coi thường cho là   đề dễ, hoặc hoảng sợ cho là đề khó. Nhất là văn nghị luận, các em có thể tìm  được luận điểm chính song khi phân chia luận điểm thành các luận cứ  với  mối quan hệ giữa các luận cứ, các em lúng túng do không nắm chắc, giới hạn  phạm vi vấn đề.  Đề miêu tả thường giới hạn về mục đích miêu tả,phạm vi nội dung miêu tả,   về không gian và thời gian miêu tả….  Đề kể chuyện thường giới hạn nhân vật, tình tiết, mục đích…   Đề  thuyết   minh  thường  có  giới hạn  về  vấn  đề  thuyết  minh,  đối tượng  thuyết minh, mục đích thuyết minh…  Đề  Nghị  luận thường giới hạn vấn đề  nghị  luận, đối tượng nghị  luận, nội  dung nghị luận, mục đích nghị luận.  Nắm chắc phạm vi giới hạn của đề, học sinh sẽ  không bị  xa đề  một cách   đáng tiếc. ­ Tìm ý: Phương pháp tự  đặt câu hỏi và tự  trả  lời là phương pháp tìm ý tốt   nhất.      Ví dụ: Đối với văn miêu tả  : nên quan sát đối tượng miêu tả  theo trật tự  nào? ( Trên xuống? Dưới lên? Hay từ xa đến gần?)    Theo từng trật tự quan sát ta thấy có những chi tiết nào?  Chi tiết nào đáng  chú ý nhất?  Chi tiết có hình dáng , màu sắc , âm thanh gì? Nó diễn tả điều gì?   Dùng từ ngữ, cách so sánh nào để diễn tả chi tiết đó?.....      Đối với văn kể chuyện: Câu chuyện cần có sự việc gì? Có nhân vật nào?  Sự  việc, nhân vật chính nào? Cần sắp xếp theo thứ  tự sự việc của các nhân                                                      Trang 16                     
  17. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   vật như thế nào để câu chuyện hấp dẫn? Cần mở đầu và kết thúc câu chuyện  ra sao?...    Sau khi tìm ý xong giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý thành dàn ý,   để từ đó viết thành bài văn dựa trên dàn ý đã có. Đến đâ, điều chủ yếu là tập  cho học sinh viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu, dùng dấu câu cho đúng và  cho thích hợp với từng thể, loại văn. Trong khâu diễn đạt, cần luyện cho học sinh biết chấm xuống dòng, biết  dùng từ ngữ chuyển đoạn , biết sơ kết đoạn, ý. Đặc biệt đối với phần mở bài   và kết bài yêu cầu học sinh viết nháp thành văn trước khi viết vào bài)      Cuối cùng là hướng dẫn các em đọc, kiểm tra lại bài viết của mình. Yêu   cầu học sinh dành khoảng 10 phút để thực hiện khâu này. Đây là khoảng thời   gian cần thiết giúp các em  xem lại nội dung, chính tả, cách dùng từ, đặt câu  để  kịp thời chỉnh sửa, bổ  khuyết trước khi nộp bài. Rất nhiều học sinh coi   thường, bỏ  qua khâu này nên sau khi nộp bài, trong bài làm của các em vẫn   còn đầy rẫy lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dấu câu…          Lưu ý: Phần hướng dẫn học sinh làm bài giáo viên chỉ   nên làm trong  khoảng thời gian từ  5 đến 7 phút, còn lại dành thời gian cho học sinh chủ  động làm bài. b.4. Chấm bài:      Chấm bài là để  phát hiện những  ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm,  đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời vạch phương hướng   phấn đấu cho học sinh trong mỗi bài làm của các em.    Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa thật sự đầu tư thời gian và tâm sức vào   việc chấm bài, chấm qua loa và thiếu chuẩn xác:         ­ Chấm bài theo cảm tính, điểm  thiếu chính xác, do không có đáp án và  biểu điểm chấm bài cụ thể.                                                    Trang 17                     
  18. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                            ­ Chấm bài thiếu chính xác do không đọc kỹ, thiếu tôn trọng kết quả,   công sức làm bài của học sinh . Có khi chỉ  đọc mở  bài, kết bài, liếc sơ  qua  phần thân bài rồi cho điểm.         ­ Nhận xét bài làm của học sinh qua loa đại khái, đôi khi không nhận xét  chỉ cho điểm. Nhiều giáo viên còn viết tắt, viết láu trong phần lời phê và bỏ  qua phần gạch lỗi trong bài làm của học sinh( Đến lỗi chính tả  cũng không  gạch chân…)    Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của giáo sư  Phan Trọng Luận: “ Để  khắc  phục tình trạng chấm bài chưa tốt phải đi từ những vấn đề có ý nghĩa lí luận.   Trước hết phải bàn đến quan điểm, thái độ  ứng xử  của nhà giáo đối với bài  làm của học sinh. Thường thường giáo viên chỉ thấy bài làm như một kết quả  học tập của học sinh phải nộp cho giáo viên với nghĩa vụ là học trò . Và giáo  viên có nghĩa vụ  chấm bài đó. Trong khi đó bài làm của các em là một sản  phẩm lao động, một sản phẩm sáng tạo cực nhọc của các em. Tiếp xúc với  bài làm của các em là tiếp xúc với một tiếng nói, một con người, đằng sau các  dòng chữ các em đang hồi hộp chờ mong từng giâ, từng phút, từng giờ, thầy  cô giáo công bố  kết quả  lao động của mình. Với một cách nghĩ như  vậy về  học sinh,   giáo viên khi chấm bài sẽ  có được một thái độ   ứng xử  đẹp đẽ,   đúng đắn trước mọi điều hay dở  trong bài làm của học sinh. Nên trân trọng  tìm tòi, cảm thông từng sai sót, vừa nghiêm khắc vừa độ  lượng trước từng   khuyết điểm của học sinh….Thiếu cảm thông trân trọng là điều cần tránh,  đồng thời cần tránh thái độ  gò ép cách suy nghĩ của giáo viên cho học sinh.  Giáo viên phải đọc kỹ, lắng nghe, tìm từng chữ, từng lời, từng ý của học sinh   trên bài làm. Không nên lấy cách nghĩ của mình để gạt bỏ phê phán học sinh.  Cần trân trọng những ý nghĩ độc đáo của học sinh để  biểu dương , khuyến   khích… Tình trạng không hiểu học sinh, không thông cảm với học sinh, thiếu   trân trọng người làm bài văn nhiều khi đã tạo ra một thói quen quá khắt khe                                                     Trang 18                     
  19. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   trong đánh giá… Giáo viên thường lấy mình làm chuẩn để phán xét những bài   văn của học sinh, lấy tư duy mình để đánh giá cách suy nghĩ của học sinh, lấy  ngôn ngữ mình để đòi hỏi học sinh, khiến học sinh xa cách với giáo viên, ngại   công việc làm văn trong nhà trường”.  Do đó , khi chấm bài, giáo viên cần lưu ý một số việc như sau:        Thứ  nhất: Phải có thái độ  đúng đắn với bài làm học sinh. Phải coi bài  làm của học sinh dù là học sinh yếu cũng là kết quả lao động sáng tạo của các  em, trong đó thể  hiện những nét cá biệt về  tâm hồn,hiểu biết của từng em  học sinh. Sự đánh giá đúng sẽ làm cho các em phấn khởi tin tưởng ở việc học   của mình mà cố gắng vươn lên.       Thứ hai: Phải chuẩn bị tốt đáp án và biểu điểm ( tiêu chuẩn cho điểm).   Nếu giáo viên chuẩn bị  tốt tiêu chuẩn cho điểm thì việc chấm sẽ  nhanh và  chính xác . Tiêu chuẩn chấm Tập làm văn là phải căn cứ vào yêu cầu của đề  bài vào trình độ  của học sinh. Vì vậy trước khi làm biểu điểm chấm, giáo   viên cần nghiên cứu kỹ đề bài rồi đặt ra tiêu chí cho hai mặt của bài làm: Nội   dung của bài làm ( kiến thức cần đạt) hình thức bài làm của học sinh ( chính  tả, dùng từ, đặt câu, bố cục, trình bày..). Từ đó mới vạch ra yêu cầu của từng   thang điểm. Nếu giáo viên nào kỹ lưỡng  thì nên đọc lướt một số bài làm của   học sinh trước khi làm thang điểm chấm bài trong biểu điểm. Vì biểu điểm  càng sát với tình hình thực tế  bài làm của học sinh bao nhiêu càng dễ  chấm   bấy nhiêu.    *  Kỹ thuật chấm bài:  Biết chấm chưa đủ, còn phải biết chấm như thế nào?  Thứ  nhất: Phát hiện  ưu điểm và phát hiện lỗi trong bài làm của học  sinh.    Chấm văn thì không thể đọc lướt qua mà đọc kỹ  từ  đầu đến cuối bài văn.   Có thế, giáo viên mới phát hiện được từng lời hay, ý đẹp, từng cách trình bày                                                     Trang 19                     
  20. Sáng kiến kinh nghiệm:Bàn thêm về  việc ra đề  ­ chấm­ trả  bài Tập làm   văn                                   diễn đạt tốt cũng như  từng lỗi về nội dung kiến thức đến lỗi hình thức như  sai chính tả, dùng từ đặt câu…    Việc phát hiện để tuyên dương những ưu điểm trong bài làm của học sinh:   Các em có ý văn hay, nội dung sáng tạo hay cách dùng từ  đặt câu độc đáo,  cách lập luận sắc sảo, cách xây dựng hình  ảnh sinh động.. . cần được thể  hiện rõ trong bài chấm để  kịp thời động viên các em trong quá trình làm bài  tập làm văn.     Bên cạnh đó là việc chữa lỗi cho học sinh gồm các khâu: Phát hiện lỗi, nêu   tên lỗi, giúp học sinh chữa lỗi ( Trong tiết trả bài sau).     Cần chú ý là không nên sửa lỗi ngay trong bài làm của học sinh ngay cả với   lỗi chính tả.    Muốn làm tốt phần này, giáo viên cần có một hệ  thống ký hiệu chấm bài  ( Được quy  ước thống nhất giữa giáo viên với học sinh ngay từu đầu năm  học). Việc đặt ra kí hiệu chấm văn nhằm tiết kiệm thời gian cho giáo viên .  Mặt khác, ký hiệu còn gúp cho giáo viên tổng kết một cách nhanh chóng và   khoa học tình hình mắc lỗi của học sinh để đưa vào bài soạn của tiết trả bài.   Vì vậy kí hiệu cần có tính khoa học: gọn, giá trị biểu thị rõ.   Ví dụ: Gạch chân dưới chữ viết: Ký hiệu sai chính tả, gạch hai gạch dưới   từ dùng rồi ghi ngoài lề chữ  “dt”: Ký hiệu lỗi dùng từ, “dđ”: Ký hiệu lỗi diễn   đạt, gạch chéo trên chữ: Ký hiệu lỗi dư từ, khoanh tròn chữ cái : Ký hiệu lỗi   viết tắt, viết hoa sai quy định, đánh dấu ngoặc ngoài lề  rồi ghi “ý hay” hoặc  “đạt”: Ký hiệu nội dung viết  tốt hoặc diễn đạt hay đáng khen. * Lưu ý: Giáo viên chỉ  được dùng ký hiệu ( viết tắt ) trong quá trình chấm   trong bài làm của học sinh còn khi ghi lời phê không được viết tắt, không  được dùng kí hiệu.     Chấm bài chính là vấn đề  chuẩn bị  một cách khoa học cho việc soạn tiết   trả bài và tiến hành trả bài cho học sinh sau đó. Nếu không kết hợp một cách                                                      Trang 20                     
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2