intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Biện pháp tăng cường nguồn sách phục vụ bạn đọc

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

119
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Biện pháp tăng cường nguồn sách phục vụ bạn đọc” mong đem đến cho những người làm công tác thư viện có cách khắc phục và các bạn đọc giả thấy được tính ưu việc của công tác phục vụ bạn đọc… Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Biện pháp tăng cường nguồn sách phục vụ bạn đọc

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN SÁCH PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
  2. 2-ĐẶT VẤN ĐỀ a) Tầm quan trọng của vấn đề: Trường PTDT Nội Trú Hiệp Đức , là một trường chuyên biệt, mới được thành lập hơn 6 năm.Trong điều kiện còn khó khăn. Bởi vì trường PTDT Nội trú không chỉ dạy mà còn phải nuôi dưỡng các em, hỗ trợ về mặt tinh thần , thông tin đại chúng…Nhưng xét về mặt thực tế, trường mới tương đối đảm bảo về cơ sở vật chất, nơi ăn chốn ở cho các em. Còn lại các tiện nghi khác chưa bổ sung kịp thời, rất cần sự quan tâm của các tổ chức và sự nỗ lực hết mình của hội đồng sư phạm nhà trường . Ngoài sự dạy dỗ và nuôi dưỡng , thì tài liệu hỗ trợ cho bạn đọc là rất quan trọng .Người ta bảo : Thư viện là một kho tàng tri thức dành cho bạn đọc.Thế nhưng trong hiện tại , kho sách của thư viện còn quá nghèo nàn…Mặc dù trường đã có một cán bộ chuyên trách, tôt nghiệp Trung cấp , khả năng làm việc và thực hiện nghiệp vụ tốt , nhưng sách báo tài liệu quá thiếu. Chính vì vậy mà dẫn đến những khó khăn trong hoạt động thư viện… Đây là tiểu luận mang tính nghiên cứu thực hiện, chỉ mong trình bày một vấn đề cụ thể , “Là làm sao để bạn đọc đến thư viện ngày càng nhiều và thường xuyên” .Đặt biệt là làm thế nào cho thư viện có một kho sách đảm bảo chất lượng và luôn có sách mới , để Thầy cô giáo , anh chị em nhân viên cùng tất cả các em học sinh thường xuyên có sách để đọc. b) Thực trạng của trường: +Thuận lợi: -Trường có một cơ sở vật chất tương đối ổn định. Đội ngũ CBVC đông, học sinh phần lớn lưu trú tại trường. - Được sự quan tâm hỗ trợ của Lãnh đạo nhà trường. +Khó khăn: - Trường mới thành lập, đang dần củng cố và hoàn thiện. - Không thu được khoản hỗ trợ từ các em. - Phụ huynh học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế còn nghèo , cuộc sống du canh du cư vẫn còn tồn tại nhiều , thiếu tính ổn định. - Ý thức tự giác chưa cao. - Trường không có khoản thu nào trích % để hỗ trợ thư viện. - Kinh phí trên cấp về có giới hạn, phần lớn là hỗ trợ cho hoạt động chung của trường . - Hỗ trợ từ các tổ chức thì chờ đợi. - Nguồn quỹ tự quản của Thư viện chưa có.
  3. Cho nên mọi dự trù mua sắm bổ sung cho kho sách gần như bế tắc c) Lí do chọn đề tài: Qua tình hình thực tế của nhà trường như đã trình bày trên , thì thư viện đang gặp nhiều khó khăn ,thiều thốn nhiều chủng loại sách, tài liệu ,báo chí nên việc phục vụ bạn đọc còn gặp nhiều hạn chế.Chỉ có một số sách rất ít ,nếu bạn đọc xem đi xem lại thì sẽ gây sự nhàm chán trong độc giả ,nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, thì khả năng bạn đọc không tìm đến thư viện là có chắc.Cho nên mong muốn duy nhất của tôi là làm thế nào để cho bạn đọc yêu thích và luôn khát khao tìm đến thư viện….Chính vì lí do này mà tôi quyết định chọn đề tài :Biện pháp tăng cường nguồn sách phục vụ bạn đọc. Mong đem đến cho riêng cá nhân tôi và những người làm công tác thư viện có cách khắc phục và các bạn độc giả thấy được tính ưu việc của công tác phục vụ bạn đọc…… d) Giới hạn đề tài: Với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường học và một số thư viện nhỏ trong địa phương mình và các địa phương lân cận. Đặc biệt nhất là nghiên cứu thực hiện ngay tại trường PTDT Nội trú ,mà tôi đã tiến hành thử nghiệm trong thời gian qua gian qua .Mong rằng chút ý kiến nhỏ này, sẽ giúp cho giáo viên thư viện, những người làm công tác thư viện có cơ sở để nhìn nhận vấn đè một cách nghiêm túc , đáp ứng yêu cầu , mở rộng trong bạn đọc sự kích thích ham muốn tìm đến thư viện. 3-CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong công tác phục vụ bạn đọc, vai trò của nguời phụ trách thư viện cần nắm vững kho sách của mình có gì, hiểu về các loại sách mà bạn đọc yêu thích. Tổ chức đọc sách từ thấp đến cao, bảo quản sách tốt. Trong kho sách cần chọn lọc kĩ, phòng thư viện cần gọn gàng, sạch sẽ, trang trí đẹp, có màu sắc hấp dẫn, trang bị bên trong đầy đủ…Thực hiện đúng nghiệp vụ thư viện. Nhưng muốn thực hiện được những nhu cầu nói trên, đòi hỏi thư viện phải có một kho sách đầy đủ… Với biện pháp này, mục đích chính là tăng cường nguồn sách để phục vụ bạn đọc, nhằm giúp cho hoạt động phục vụ bạn đọc ngày càng tiến triển tốt và chính nó sẽ làm tiền đề cho quá trình phục vụ bạn đọc sau này ngày càng khởi sắc hơn.
  4. 4-CƠ SỞ THỰC TIỄN: Nhu cầu đọc sách báo của bạn đọc ở trong trường PTDT Nội trú rất cần thiết. Bởi trường có rất nhiều bộ phận muốn tìm hiểu thông tin, để áp dụng vào công việc thường ngày và đặc biệt là những kiến thức cần thiết cho Thầy Trò trong trường cũng như thông tin đại chúng trong bạn đọc. -Ban giám hiệu cần có những tư liệu về xây dựng tổ chức chung quan trọng là công tác nuôi dưỡng và quản lí học sinh,… -Thầy cô cần có sách để nâng cao tay nghề và chất lượng học tập cho học sinh. -Nhà bếp cũng cần sách để biết về thông tin vệ sinh hay chế biến món ăn ,… -Y tế, kế toán, thư viện, Công đoàn, Đội. -Quan trọng hơn là sách tham khảo các loại có tầm quan trọng giáo dục, học tập , noi gương,… -Các loại sách quan trọng dùng chung như từ điển, doanh nhân , tác phẩm lớn,… Nhưng thư viện trường chỉ dừng lại ở một số sách rất ít. Nguồn sách cũng như các chủng loại sách chưa đảm bảo theo nhu cầu thị hiếu của bạn đọc. Cho nên tôi đã mạnh dạn áp dụng ngay những nghiệm trình bày sau đây vào thực tế của trường. 5- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trước khi tiến hành thực nghiệm đề tài này .Tôi đã tìm hiểu rất kĩ nguyên nhân bạn đọc ngày càng ít đến thư viện ….Qua trao đổi với nhiều độc giả , không phải họ không muốn đến thư viện vì công việc quá bận hay thời gian quá ít , nhưng cái chính là thư viện không có đủ nguồn sách đáp ứng nhu cầu cần của bạn đọc. Khẳng định lại một lần nữa về nguyên nhân trên .Tôi cảm nhận , nếu tiếp tục như vậy và không có kế hoạnh khắc phục , củng cố, thì bạn đọc sẽ ngày càng xa dần thư viện ,vì đến thư viện mà không có sách , thì đến để làm gì ? · Cách khắc phục nguồn sách , để mời gọi bạn đọc đến với thư viện. ( Đây là cách làm duy nhất mà bản thân tôi đã thực hiện trong thời gian qua 2005-2007) +Kế hoạnh mượn và trao đổi sách Bước 1: Tôi đến các thư viện bạn , các cơ quan trong địa phương , trao đổi với họ theo ý kiến của mình, về việc cần thiết có nguồn sách phục vụ bạn đọc, bằng cách là mượn sách , trao đổi sách , để có thêm nguồn sách phục vụ bạn đọc và được sự ủng hộ cao. Bước 2 :
  5. Tham mưu trực tiếp với Ban Giám Hiệu .Đặt biệt là Hiệu trưởng nhà trường và hiệu phó phụ trách công tác thư viện , chỉ đạo cho phép Cán bộ chuyên trách thư viện trường , được phép thực hiện việc mượn và trao đổi sách trong trường bạn và các cơ quan lân cận, nhằm kịp thời có thêm nguồn sách phục vụ bạn đọc. Bước 3: CBTV trực tiếp gặp các vị lãnh đạo chủ chốt , xin phép được trình bày nguyện vọng của mình về công việc trao đổi mượn sách để phục vụ bạn đọc. Được sự thống nhất chung với các giao kèo ký kết mà cơ quan bạn đưa ra và uy tín chấp hành lề luật trong quá trình mượn hoặc trao đổi sách. Bước 4: CBTV lên kế hoạnh mượn sách trong thời gian nào? Số lượng sách mượn một lần là bao nhiêu? Thời gian trả bao lâu? Hư hỏng phải có biện pháp đền bù và trả lại hoàn thiện như khi mượn – trao đổi. Bước 5: Tham mưu Lãnh đạo trường cấp giấy giới thiệu đến cơ quan cần mượn hoặc trao đổi sách. Bước 6: Quá trình mượn sách có căn cứ theo bộ hồ sơ mượn , trả. Bên cho mượn sách hoặc trao đổi sách giữ bộ hồ sơ đó và lấy lại bộ hồ sơ khi đã hoàn trả đúng số lượng mượn ban đầu. + Kế hoạch của Thư viện sau khi mượn hoặc trao đổi sách Bước 1: Ghi thông báo lên bảng giới thiệu sách . Bước 2: Lên mục danh sách mới ( nếu không có số cá biệt đối với TV chưa xử lí sách), dán danh mục có sẵn của cơ quan Bạn Thư viện đã qua xử lý. Bước 3: Viết bài giới thiệu sách đối với những cuốn sách có nội dung hay ,hấp dẫn , dễ gây sự chú ý nhiều trong độc giả. Bước 4: Tiến hành cho mượn sách như sau: *Sách mượn về nhà: +Với CBCVC : Mượn theo sổ sách theo dõi thường ngày , thời gian qui định trả không quá 3 ngày và duy nhất mượn 1 quyển / 1 lần mượn. +Học sinh : Do sách mượn , trao đổi có thời hạn nhất định , nên để đảm bảo cho tất cả các em học sinh được đọc toàn bộ sách trên .CBTV cho học sinh mượn
  6. theo lớp , mỗi lần như vậy từ 5 đến 10 tên sách để các em chuyền nhau đọc , và CBTV tổng hợp lấy tỉ lệ học sinh đọc sách dưới sự theo dõi của GVCN và cán bộ lớp . Thời gian trả cũng qui định trong vòng 3 ngày. *Sách báo phục vụ tại chỗ : Phục vụ sách theo thẻ bạn đọc ( Truyện ngắn tranh, hình ).Đọc báo ,tạp chi, tại chỗ dưới sự theo dõi kiểm tra chặt chẽ của CBTV và mạng lưới cộng tác viên Thư viện. 6- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khi tiến hành giải pháp trên ,tôi nhận thấy ngay sự thay đổi : - Bạn đọc lần lượt đến thư viện ngày một đông hơn , mượn sách nhiều hơn. - Trong ngày cứ lúc nào thư viện có mở cửa phục vụ , thì bạn đọc thường xuyên đến đọc báo và tạp chí rất đông. - Công việc phục vụ bạn đọc của tôi có thể nói là rộn ràng và bận bịu hẳn lên * Kết quả khả quan ban đầu tôi có được là số bạn đọc (CBGV) đến thư viện từ 32 % của tháng 9 lên đến 96,42 % của tháng tư năm sau. * Số học sinh đọc báo hàng ngày tăng dần ( Trừ các ngày thứ bảy và thời gian học thêm hoặc lao động). 7- KẾT LUẬN Những ý tưởng tôi đưa ra áp dụng thực tế đối với trường PTDT Nội trú , nhằm thực hiện một cách có hiệu quả về vấn đề thu hút bạn đọc đến với thư viện. Sự áp dụng giải pháp này đã giúp tôi mời gọi bạn đọc trở về với Thư viện. Đối với tôi , những gì kinh qua và tiếp thu được là nguồn vốn cần thiết cho người làm công tác Thư viện. Nếu thiếu đi nội dung này , sẽ làm cho ta không còn đủ nghị lực để tiếp tục công tác này. Vì đối tượng của những người làm công tác Thư viện là bạn đọc. Không có bạn đọc thì tôi và các bạn sẽ không có việc làm ngoài vấn đề ôm giữ kho sách và tài sản của thư viện. 8-ĐỀ NGHỊ + Chính quyền các cấp ủng hộ tối đa tạo điều kiện cần thiết cho trường chuyên biệt này. + Cần hỗ trợ đóng góp của quí bậc phụ huynh. + Sự phối hợp của các bộ phận trong nhà trường về “ tinh thần hiến sách” của cán bộ viên chức và học sinh trong nhà trường . + Lãnh đạo nhà trường quan tâm tạo điều kiện có thể cho thư viện có đủ nguồn sách phục vụ.Và thời gian tới , sau khi thư viện đạt được thư viện tiên tiến ,CBTV dự kiến Xây dựng Thư viện xanh , Thư viện mùa đông và phục
  7. vụ nhu cầu nghe nhìn trong bạn đọc. Cũng như kế hoạch tạo nguồn quĩ tự quản của thư viện, nhằm phát triển kho sách ngày càng nhiều , tránh bị hao hụt. Mong sự quan tâm của ban Giám hiệu nhà trường hỗ trợ , để tôi có nhiều điều kiện phát huy thêm hoạt động phục vụ bạn đọc và có đủ nguồn sách để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. 9-PHẦN PHỤ LỤC * Chứng từ mượn sách : ( thời gian ) -16. 9 .2006 - Trường Nguyễn Bá Ngọc -12. 10 .2006 - Trường Nguyễn Bá Ngọc -16. 10. 2006 - Trạm Y tế Sông Trà -10. 11. 2006 - UBND xã Sông Trà -8. 1. 2007 - Bưu điện Sông Trà -11. 1. 2007 - Trường Lê Văn Tám -19. 3. 2007 - Trường Lê Văn Tám -15. 9. 2007 - Trường Lê Văn Tám - 06. 11. 2007 - Trường Lê Văn Tám * Bảng tổng hợp mượn sách của CBCC và học sinh. - Tháng 9 . 2006 đến tháng tư năm 2007 ( 1 tờ ) * Biểu mẫu theo dõi học sinh mượn sách. - Mẫu theo dõi 13 lớp mượn sách ( 9 tờ )
  8. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG GHI CHÚ 01 TÊN ĐỀ TÀI 01 02 ĐẶT VẤN ĐỀ 02-03 a-Tầm quan trọng của vấn đề 02 b-Thực trạng của trường 02 c-Lý do chọn đề tài 03 d-Giới hạn đề tài 03 03 CƠ SỞ LÝ LUẬN 04 04 CƠ SỞ THỰC TIỄN 04 05 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 05-07 +Cách khắc phục nguồn sách 05 -Kế hoạch mượn và trao đổi sách 05 -Kế hoach của Thư viếnau khi mượn và trao đổi sách 06 06 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 07 07 KẾT LUẬN 07 08 ĐỀ NGHỊ 07-08 09 PHỤ LỤC 09 Đính kèm *Chứng từ mượn sáchtừ 16.9.2006-06.11.2007 tài liệu đã *Bảng tổng hợp mượn sách(1 tờ) thực hiện *Biểu mẵu theo dõi học sinh mượn sách (9 tờ) 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 11 MỤC LỤC 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0